Tăng cường hỗ trợ đầu tư cho phát triển du lịch Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 53 - 54)

3. Giải pháp và chính sách phát triển du lịch Tây Nguyên đến

3.2. Tăng cường hỗ trợ đầu tư cho phát triển du lịch Tây Nguyên

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà Nước chiếm khoảng 20% nhu cầu vốn đầu tư vào du lịch, trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chiếm khoảng 40% – 50% tổng số nguồn vốn ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng của toàn ngành du lịch. Nguồn hỗ trợ tập trung vào các mặt sau: xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch tại các địa bàn trọng điểm.

- Thu hút đầu tư từ nước ngoài: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Cần có quy hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất 2 năm/lần, tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch vùng Tây Nguyên. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án và mức ưu đãi theo địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc biệt khó khăn, cả về thuế suất và thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ các nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch các quốc lộ trong Miền Trung -Tây Nguyên, trục giao thông dọc theo hành lang Đông – Tây, hệ thống đường, cấp điện, cấp nước vào các khu du lịch quốc gia và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

- Thu hút đầu tư các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh doanh khách sạn, lữ hành, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch phát triển du lịch của từng địa phương; các

doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ hay tham gia đầu tư, hình thành các cơ sở đạo tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch phù hợp với xu hướng xã hội hoá đào tạo của ngành du lịch.

- Phát hành trái phiếu công trình nhằm huy động nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch, cho vay kinh doanh để đầu tư cơ sở kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn và có lãi.

- Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch của địa phương, khuyến

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 53 - 54)