2. Thực trạng phát triển du lịch Tây Nguyên
2.2. Kết quả phát triển du lịch Tây Nguyên
2.2.1. Số lượng khách du lịch
Từ năm 2000 đến nay, khách du lịch quốc tế đến khu vực Tây Nguyên tăng rất nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 40%/năm, trong khi đó khách nội địa lại biến động liên tục và tăng rất thấp, trung bình khoảng 3%/năm. Tổng số khách đến khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008 dao động trong khoảng từ 8,1đến 8,9% tổng số khách du lịch của cả nước. Các tỉnh có đông khách du lịch đến nhất là Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai. Năm 2008 Lâm Đồng đón 1818,65 nghìn lượt khách (trong đó có 1340,4 nghìn lượt khách lưu trú), Đắk Lắk đón 329,732 nghìn lượt khách du lịch (trong đó có 298,294 nghìn lượt khách lưu trú), Gia Lai đón 453,558 nghìn lượt khách du lịch (trong đó có 430,926 nghìn lượt khách lưu trú).
Bảng 7: Số lượng khách du lịch của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị tính: Nghìn lượt
2006 39,878 355,179 1.315,73 208,402
2007 52,781 424,417 1.733,93 240,657
2008 60,559 453,558 1.818,65 329,732
2009 63,586 505,853 2.140,11 449,814
Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh và cả nước.
Trong bối cảnh Tây Nguyên chưa được đầu tư nhiều, khách du lịch đến các trung tâm du lịch phía Bắc và phía Nam thuận lợi hơn thì tỷ trọng khách du lịch đến Tây Nguyên là sự phản ánh sức hấp dẫn của du lịch vùng này so với cả nước. Khách du lịch quốc tế đến Tây Nguyên chủ yếu là Lâm Đồng, chiếm khoảng 98 - 99%. Thị trường khách du lịch quốc tế ngày càng đa dạng, hiện đang phát triển tập trung sang các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Úc, khối các nước ASEAN.
2.2.2. Doanh thu du lịch
Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên góp một phần lớn trong việc tạo doanh thu, gia tăng thu nhập cho dân cư. Doanh thu du lịch được tạo ra chủ yếu từ chi tiêu của khách du lịch cho việc ăn ở, đi lại, tiêu dùng khi đi thăm quan, nghỉ dưỡng... Bảng 8 thể hiện doanh thu từ hoạt động du lịch của các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2009.
Bảng 8:Doanh thu du lịch của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng (giá thực tế)
Năm Kon Tum Gia Lai Lâm Đồng Đắk Lắk
2007 22.182 88.409 200.346 125.173
2008 24.910 112.539 220.475 152.447
2009 29.130 125.098 258.179 167.688
Nguồn: Xử lý từ số liệu của Niên giám thống kê các tỉnh và cả nước.
Trong những năm vừa qua, nhờ vào nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật phục vụ du lịch, xây dựng và tìm tòi các hình thức du lịch đa dạng và đặc biệt chú trọng xúc tiến hoạt động quảng bá cho du lịch của vùng mà trong thời gian vừa qua lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Tây Nguyên gia tăng, từ đó làm gia tăng đáng kể doanh thu từ du lịch. Giai đoạn từ năm 2006 - 2009, ba tỉnh có doanh thu du lịch tăng cao trong vùng là Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai. Nổi bật là tỉnh Lâm Đồng, doanh thu từ du lịch đạt 162.930 triệu đồng năm 2006, tăng lên 200.346 triệu đồng năm 2007 và đạt 258.179 triệu đồng năm 2009. Năm 2009, tỉnh Đắk Lắk đạt 167.688 triệu đồng, tỉnh Gia Lai đạt 125.098 triệu đồng doanh thu du lịch.
2.2.3. Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch
Đầu tư nước ngoài (FDI) vào khu vực Tây Nguyên ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 11 - 2005, khu vực Tây Nguyên đã có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 800 triệu USD, trong đó dẫn đầu là Lâm Đồng, với một số dự án đầu tư kinh doanh khách sạn cao cấp, sân golf…
Ngoài ra, cùng với việc lượng khách đến khu vực gia tăng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư, trong vài năm gần đây, khu vực Tây Nguyên cũng bắt đầu thu hút thu hút lượng lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt tại các lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển khách... Trong đó, một số doanh nghiệp trong nước đã tham gia đầu tư một số khu du lịch trên địa bàn Tây Nguyên có quy mô lớn như khu du lịch xung quanh hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng), hoặc đang hình thành khu du lịch Măng Đen (Kon Tum)...