Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

3. Giải pháp và chính sách phát triển du lịch Tây Nguyên đến

3.10. Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hộ

Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là công việc được đặc biệt coi trọng trong chính sách phát triển du lịch. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ an ninh, quốc phòng với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hướng dẫn công ty kinh doanh lữ hành trong việc xây dựng các tour du lịch phải đảm bảo an ninh, quốc phòng an toàn xã hội, đặc biệt là là các vùng nhạy cảm về an ninh, an toàn quốc gia; hướng dẫn khách du lịch tôn trong pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam; quan tâm đến yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng trong việc quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch, các dự án đầu tư về du lịch.

4. Kiến nghị

Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Tây Nguyên, cần có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các bộ, ngành và địa phương.

- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai công tác lập, rà soát điều chỉnh, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn vùng Tây Nguyên, trong đó có quy hoạch phát triển ngành du lịch.

- Kiến nghị Nhà nước bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch cho các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

- Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cần có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động thực hiện các giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên.

- Kiến nghị các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây Nguyên cần có sự phối hợp trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch của vùng.

- Kiến nghị các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các thành phần kinh tế khác và cộng đồng cần có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện và phối hợp hoạt động, hỗ trợ các cơ quan Nhà nước thực hiện tốt các giải pháp chính sách phát triển du lịch Tây Nguyên.

- Kiến nghị các Hiệp hội, Chi hội du lịch Tây Nguyên được thành lập cần phát huy hơn nữa hoạt động của hội, phối hợp với các ngành, địa phương quảng bá, xúc tiến, nâng cao sức cạnh tranh để vươn ra thị trường nước ngoài, hội nhập du lịch quốc tế.

KẾT LUẬN

Con người có ba nhu cầu, bao gồm nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển. Ngày nay, cuộc sống đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn để hướng tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển. Du lịch là một loại nhu cầu hưởng thụ. Do đó, nền kinh tế phát triển, sức sản xuất của xã hội hiện đại phát triển nhanh chóng, thu nhập của người dân tăng lên thì hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Với những đóng góp mà ngành du lịch mang lại, ngành du lịch được xem là một trong những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Việt Nam đang trên đà phát triển, tiến trình hội nhập đem lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển của các vùng, lãnh thổ. Trong bối cảnh chung, vùng Tây Nguyên nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm khác của đất nước nói chung cần khai thác, tìm hiểu thế mạnh của mình, từ đó xây dựng các phương hướng, giải pháp phát triển trong tương lai để đưa thế mạnh đó thực sự phát huy hiệu quả. Đối với vùng đất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Tây Nguyên thì phát triển du lịch là giải pháp tốt để tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn nạn thất nghiệp, tăng thu nhập dân cư một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tây Nguyên cần xác định phương hướng chiến lược lâu dài để tận dụng tiềm năng sẵn có, kết hợp với sự đầu tư kịp thời và sự hỗ trợ quan tâm của Nhà nước tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển. Với những chính sách và giải pháp phù hợp, cùng với sự quyết tâm phối hợp hành động của Đảng, Nhà nước, cán bộ và đồng bào các tỉnh Tây Nguyên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, trong những năm tới du lịch Tây Nguyên sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w