3. Giải pháp và chính sách phát triển du lịch Tây Nguyên đến
3.8. Phát triển thị trường
- Quan tâm đặc biệt tới việc tổ chức các sự kiện trong nước như lễ hội hoa Đà Lạt, tuần lễ xanh Tây Nguyên… nhằm quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch trong cả nước tới tham dự. Tăng cường, xúc tiến khai thác thị trường khách du lịch quốc tế, đặc biệt là thì trường có đặc điểm, sở thích với vùng Tây Nguyên và thị trường truyền thống của vùng trong thời gian qua, bao gồm Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), Bắc Mỹ (Mỹ), Châu Á – Thái Bình Dương gồm các nước ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malayxia), Ôxtrâylia và khách du lịch nội địa. Từng bước khai thác các thị trường còn lại như Trung Quốc, Canada, New Zealand, Nga…
- Nhất quán trong tuyên truyền, quảng bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch của Miền Trung - Tây Nguyên như thành phố du lịch Đà Lạt, “Con đường xanh Tây nguyên”, “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh”. Xây dựng chương trình quảng cáo, website, đĩa CD... về du lịch Tây Nguyên như một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch có thương hiệu lớn của Việt Nam và các nước trong khu vực. Tham gia hoặc chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá hội trợ, triễn lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng, xây dựng được kênh thông tin cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, đồng thời đặt đầu mối giao lưu quốc tế như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, ÚC, Trung Quốc, Thái Lan.
- Đồng thời, với việc khai thác, phát triển thị trường khách du lịch cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Tây Nguyên bằng cạnh tranh về giá và nâng cao chất lượng dịch vụ, song song với việc phân đoạn thị trường nhằm thu hút đối với từng loại khách du lịch để có thể phục vụ được mọi tầng lớp dân cư, khách hàng có nhu cầu du lịch .