Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII ở châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, trong khi đó mọi người dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII ở châu Âu, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, trong khi đó mọi người dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu. Do đó mà rủi ro nhà bị bắt lửa là rất dễ xảy ra. Để đề phòng nguy cơ xảy ra rủi ro này thì vào ban đêm ở các thành phố thị trấn đều có đội tuần tra để nhắc nhở các nhà về nguy cơ cháy đồng thời nhà nào cũng dự trữ các xô chứa nước để kịp thời dập những đám cháy nhỏ. Còn khi có ngôi nhà nào đó bị cháy rụi thì tất cả các hàng xóm sẽ hợp sức với nhau để giúp xây dựng lại ngôi nhà. Hoạt động này chỉ mang tính chất tương hỗ, giúp đỡ nhau chứ không mang tính chất bảo hiểm. Năm 1591 hiệp hội bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức với tên gọi là FeuerCasse. Và sau một thời gian ngắn thì xuất hiện thêm một số tổ chức nhưng không để lại dấu ấn gì. Bảo hiểm cháy chỉ thực sự ra đời sau vụ cháy thảm khốc ở thủ đô Luân Đôn nước Anh vào 2/9/1666. Vụ cháy trong 4 ngày đã hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn 100 nhà thờ, cùng nhiều tài sản giá trị khác. Với sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được từ vụ cháy khiến các nhà kinh doanh của Anh phải nghĩ đến việc cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro trong hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như : “Fire Office” (năm 1667), “Friendly Society” (năm 1684), “Hand and Hand ” (năm 1696), “ Lom Bard House ” (năm 1704) . Lúc đó Công ty SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng hải. Mãi tới thế kỷ XX mới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội địa và tái bảo hiểm. Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn, nên năm 1786 công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên mới được thành lập đó là “Company L'assurance Centree L'incendi ” và “ Company Royade ” (năm 1788). Kể từ đó cho đến nay thì bảo hiểm hỏa hoạn đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Đây còn là nghiệp vụ truyền thống chiếm tỷ trọng doanh thu cao của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ở Việt Nam thì đây cũng là một nghiệp vụ được triển khai sớm vào cuối những năm 1989 sau khi có quyết định 06/ TCQĐ ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Sau một thời gian thực hiện để phù hợp hơn với thực tế Bộ Tài Chính đã ban hành thêm một số quyết định: quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới và quyết định số 212/TCQĐ ngày 12/4/1993 ban hành biều phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt với mức phí tối đa thay cho biểu phí cũ theo quyết định số 142/TCQĐ và mới nhất là quyết định 28/2007/QĐ- BTC ngày 24/04/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy bắt buộc. Với việc ban hành nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã làm cho thị trường bảo hiểm cháy trở nên là chiếc bánh hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Tính đến năm 1990 thì nước ta đã có khoảng 16 doanh nghiệp triển khai nghiệp vụ này với giá trị bảo hiểm lên tới 6200 tỷ đồng. Mặc dù đối tượng bảo hiểm chủ yếu của doanh nghiệp là các kho xăng dầu còn phần lớn các khách sạn, chợ, nhà máy … có giá trị lớn vẫn chưa được bảo hiểm xong năm 1994 thì loại hình này đã được triển khai ở hầu hết 53 tỉnh thành phố với tổng giá trị bảo hiểm 27000 tỷ đồng . Còn giai đoạn 1994-1995 thì có sự xuất SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền hiện của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh, Pjico, Bảo Long… đã hâm nóng thị trường bảo hiểm cháy. Từ đó cho đến nay thì chúng ta tiếp tục chứng kiến sự phát triển đa dạng và sôi động của thị trường bảo hiểm cháy với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như PTI, BIC, MIC, ABIC…Và từ ngày 01/01/2008 cuộc cạnh trạnh trong thị trường bảo hiểm cháy sẽ diễn ra khốc liệt hơn, khi Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình cam kết WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ được khai thác sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong đó có bảo hiểm cháy nổ. 1.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. 1.2.1. Sự cần thiết. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người đều thấy được tầm quan trọng của lửa, nó không chỉ giúp con người nấu chín thức ăn mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Nhưng lửa cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tổn thất to lớn về người và của. Ngày nay, nguy cơ cháy nổ gia tăng và kéo theo đó là những thiệt hại ngày càng nặng nề. Việc ngăn chặn hoả hoạn phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự phòng ngừa của từng hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và mỗi người dân . Trên thế giới hàng năm có trung bình khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la.Cháy không chỉ xảy ra ở các nước chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức…nơi mà khoa học công nghệ đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì cháy vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Ở Việt Nam trong vòng 30 năm (4/10/1961 - 4/10/1991) xảy ra 566036 vụ cháy làm chết 2574 người, bị thương 4479 người, thiệt hại ước tính 948 tỷ đồng. Con số thống kê giai đoạn 1996 - 2003 cả nước xảy ra 8.015 vụ cháy gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng trong đó cháy lớn chiếm 2.47%, thiệt hại lên tới 67.25% tổng thiệt hại. Cùng với quá trình phát triển, thực hiện công SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước những năm đổi mới, cơ sở vật chất của nền kinh tế được đầu tư lớn, số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, do đời sống được cải thiện, ngay các gia đình cũng trang bị nhiều tiện nghi hơn ., việc gia tăng sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, vật tư hàng hĩa dễ cháy làm cho nguy cơ cháy nổ cao gấp nhiều lần so với trước. Trong giai đoạn từ 2002 - 2006 cả nước đã xảy ra 11.795 vụ cháy gây thiệt hại 1.710 tỷ đồng. Những năm gần đây nước ta đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn như: Ngày 16/12/2006 cháy chợ lớn Quy Nhơn gây thiệt hại hơn 120 tỉ đồng. Gần 1.000 hộ tiểu thương lâm cảnh điêu đứng, gặp rất nhiều khó khăn khi tái lập hoạt động kinh doanh, buôn bán. Do không mua bảo hiểm hỏa hoạn, toàn bộ thiệt hại đều dồn lên các tiểu thương. Một số doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng sản xuất tại khu vực chợ đối mặt với nguy cơ phá sản. 19 giờ 30 ngày 21/12/2007 Toàn bộ nhà xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH Cheer Hope Việt Nam -thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) bị thiêu rụi, hàng nghìn công nhân nguy cơ thất nghiệp. Sau gần 10h tàn phá, đám cháy đã thiêu rụi và làm sập đổ toàn bộ nhà xưởng với diện tích khoảng 2.200m2. Thiệt hại tính 12 tỷ đồng. Lúc 4h ngày 18/1/2007, một trận hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chợ Di Linh (huyện Di Linh, Lâm Đồng), thiêu rụi gần 50 gian hàng, quầy sạp thuộc các ngành hàng điện máy, giày dép, vải sợi, tạp hóa, ước tính thiệt hại khoảng 5 tỉ đồng. Đây là lần thứ hai chợ Di Linh bị cháy chỉ trong vòng 13 tháng, lần trước vào ngày 28/12/2005. Lúc 11 giờ 35 ngày 11/7/2008, tại Công ty Thùy Dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng - Hà Tĩnh đã xảy ra một vụ hỏa hoạn dữ dội kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Toàn bộ khu chứa gỗ dăm khoảng 8000m3 sơ chế đã bị thiêu SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền cháy hoàn toàn cùng với máy móc thiết bị nhà xưởng, tính thiệt hại của vụ hỏa hoạn này trên 10 tỷ đồng. Lúc 14 giờ chiều nay 15/4/2008 cháy lớn đã xảy ra tại khu vực nhà xưởng của Cty liên doanh ASC Charwie (đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức). Đám cháy đã thiêu rụi hơn 10.000 m2 nhà xưởng, ước tính thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Năm 2008 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.993 vụ cháy, trong đó 1.734 vụ cháy ở các cơ sở, nhà dân và 259 vụ cháy rừng. “Hỏa tặc” đã cướp đi sinh mạng của 52 người, làm 200 người khác bị thương; thiệt hại về tài sản, trị giá 609,1 tỷ đồng và 1.500 héc-ta rừng. Cháy lớn xảy ra 27 vụ, chiếm 1,35% tổng số vụ cháy, gây thiệt hại 495,14 tỷ đồng, chiếm 81,3% tổng thiệt hại. Ngoài ra, trên địa bàn cả nước cũng đã xảy ra 30 vụ nổ làm chết 7 người, bị thương 34 người. Thiệt hại về tài sản từ các vụ nổ ước tính trị giá gần 625 triệu đồng. Hiện nay với lượng khí thải CO 2 rất lớn từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng đã làm khí hậu trái đất ngày càng nóng lên do đó mà rủi ro cháy tự nhiên là rất cao. Điều đó đã được chứng minh qua hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra ở Malaixia, Inđônêxia và cả Việt Nam là do hạn hán kéo dài. Những vụ cháy này đã thiêu trụi hàng vạn ha rừng thiệt hại lên tới hàng tỷ USD không chỉ vậy khói và bụi từ các vụ cháy còn bay sang các nước trong khu vực gây hiệu quả nặng nề về môi trường. Để đối phó với cháy con người đã sử dụng nhiều biện pháp như phòng cháy chữa cháy, nâng cao trình độ nhận thức, tuyên truyền … Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường các hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng… ngày một gia tăng, khối lượng hàng hóa vật tư tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng phong phú. Nên khi xảy ra cháy họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn thậm chí là phá sản. Vì vậy để khắc phục hậu quả của cháy thì bảo hiểm được coi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Khi tham gia bảo hiểm, SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền người tham gia còn nhận được các dịch vụ tư vấn để đề phòng hạn chế tổn thất từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. 1.2.2. Tác dụng. Khi tham gia bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm cháy nói riêng đều mang lại cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng những lợi ích kinh tế thiết thực: Thứ nhất góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc cá nhân khi gặp phải rủi ro. Cháy có thể xảy ra ở bất cứ đâu mà ta không thể lường trước vì nguyên nhân xảy ra cháy rất nhiều. Những tổn thất do cháy gây ra là rất lớn như đối với cá nhân, hộ gia đình là toàn bộ giá trị tài sản nằm trong ngôi nhà của họ. Còn với doanh nghiệp không những bị thiệt hại về tài sản, mà còn làm gián đoạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp. Nhưng khi tham gia bảo hiểm cháy thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường nhanh chóng kịp thời từ đó giảm gánh nặng về tài chính, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh. Từ đó họ khôi phục, phát triển kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường như vậy sẽ tạo ra ổn định chung cho xã hội. Thứ hai tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng nguy cơ hỏa hoạn giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn. Khi tham gia bảo hiểm cháy, người tham gia phải nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Phí này ngoài dùng để bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì nó còn được sử dụng trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Thông qua việc thông kê xác định nguyên nhân của các vụ cháy, khu vực thường xảy ra cháy, trang bị cho khách hàng những phương tiện phòng cháy chữa cháy…Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm còn phối hợp với nhà nước thực hiện công tác tuyền truyền phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho toàn dân, đầu tư trang SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền thiết bị phòng cháy chữa cháy…Những hoạt động này không chỉ có đối tượng tham gia bảo hiểm được lợi mà xã hội cũng trở nên an toàn hơn. Thứ ba bảo hiểm cháy là chỗ dựa tình thần cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ yên tâm trong cuộc sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với việc đóng một khoản phí với tỷ lệ nhỏ so với giá trị tài sản tham gia bảo hiểm thì các cá nhân, doanh nghiệp sẽ nhận được sự giúp đỡ từ công ty bảo hiểm để khắc phục hậu quả khôn lường. Hiện nay xu hướng tòan cầu hóa nên rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vì thế mà rất nhiều khu công nghiệp, công trình cao ốc mọc lên san sát với số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng mà nguy cơ cháy xảy ra ở đây là luôn thường trực. Vì thế bảo hiểm cháy sẽ giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hợp đồng bảo hiểm cháy còn là một bằng chứng của sự đảm bảo để doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng. Nếu rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp sẽ được bồi thường từ phía nhà bảo hiểm và sẽ đảm bảo khả năng trả nợ cao hơn các doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm. Thứ tư góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Nguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm là từ phí đóng của khách hàng. Đây là nguồn vốn rất lớn góp phần đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nộp thuế cho ngân sách Nhà nước để từ đó Nhà nước có điều kiện tái đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó thúc đẩy xã hội và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra bảo hiểm cháy còn góp phần tăng thu ngoại tệ thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Vì đây là một nghiệp vụ có giá trị lớn nên để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thì hoạt động tái bảo hiểm là đương nhiên và chủ yếu cho nhà tái nước ngoài. Thứ năm góp phần làm giảm nạn thất nghiệp - đây là vấn đề mà Chính phủ rất quan tâm và luôn tìm mọi cách để tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền Vì hiện nay bảo hiểm cháy ngày càng phát triển vì thế nghiệp vụ này luôn luôn đòi hỏi một lượng nhân viên lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT. 2.1. Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Hỏa hoạn là một trong những rủi ro mang lại hậu quả thiệt hại nặng nhất, khi cháy xảy ra có ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội của các quốc gia chính vì thế loại hình bảo hiểm này không chỉ ra đời sớm mà còn rất phát triển. Khi triển khai nghiệp vụ này ta cần phải tính đến các đặc điểm sau: Thứ nhất đối tượng tham gia bảo hiểm rất đa dạng, đó là tất cả tài sản trong nền kinh tế. Các loại tài sản trong nền kinh tế tham gia bảo hiểm gồm nhiều chủng loại khác nhau thì khả năng gặp rủi ro hỏa hoạn cũng khác nhau. Thậm chí ngay cùng một loại tài sản nhưng rủi ro liên quan đến từng bộ phận của tài sản cũng khác nhau. Chính sự phức tạp này đã làm cho việc đánh giá và quản lý rủi ro cũng như việc tính phí của nhân viên bảo hiểm gặp nhiều khó khăn. Nếu tính toán không chính xác, hợp lý thì một mặt sẽ ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để khắc phục sự khó khăn này doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng trong khâu đào tạo tuyển dụng để có được cán bộ chuyên môn giỏi trong khâu đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất. Thứ hai số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ này thường rất lớn nên khi triển khai nghiệp vụ này các doanh nghiệp nhất tính phải tính đến việc phân tán rủi ro như tái hay đồng bảo hiểm. Bởi đối tuợng tham gia bảo hiểm hỏa hoạn thường là các công trình kiến trúc, nhà máy xí nghiệp… có giá trị rất lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến tài chính của quỹ dự SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền phòng. Mặc dù có thể xác định khá chính xác phí bảo hiểm nhưng các vụ cháy xảy có biên độ dao động tổn thất là rất lớn và hậu quả khó lường. Vì thế việc đảm an toàn cho quỹ dự phòng là hết sức cần thiết. Và khi triển khai nghiệp vụ này nhà bảo hiểm nên phối hợp chặt chẽ với người tham gia bảo hiểm bằng một loạt các công tác nhằm đề phòng hạn chế tổn thất. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro hỏa hoạn sẽ được hạn chế, hậu quả thiệt hại chắc chắn sẽ giảm. Thứ ba phạm vi bảo hiểm cũng như các rủi ro của bảo hiểm là rất rộng và phong phú như: cháy, nổ, sét… các rủi ro này rất dễ xảy ra trong cuộc sống do những tác động của tự nhiên hoặc do sự cố ý của người tham gia bảo hiểm để mong kiếm được khoản bồi thường từ phía nhà bảo hiểm. Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm cần có quy định rõ ràng cụ thể về nghĩa vụ phải làm của khách hàng khi vụ chảy xảy ra để hạn chế gian lận của người tham gia bảo hiểm. Thứ tư hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn có tính chất tái tục. Cũng như hợp đồng bảo hiểm tài sản khác hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt có thời hạn bảo hiểm thường là một năm, khi hết hạn thì hợp đồng tái tục. Vì thế mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải đặc biệt quan tâm đến công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng cả trước, trong và sau khi bán sản phẩm thì mới tái tục thành công. Thứ năm các hoạt động trong nghiệp vụ hỏa hoạn đặc trưng mang tính kỹ thuật. Vì đối tượng là các máy móc kỹ thuật, công trình xây dựng… nên quá trình triển khai sẽ liên quan nhiều đến yếu tố kỹ thuật. Điều này được thể hiện rõ ở từng khâu: xác định giá trị bảo hiểm, phân chia đơn vị rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, xác định nguyên nhân cháy, giá trị thiệt hại. Bên cạnh đó bảo hiểm hỏa hoạn là nghiệp vụ có liên quan đến chuyên môn phòng cháy chữa cháy nên việc giám định và giải quyết bồi thường là hết sức SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Thị Lệ Huyền phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm. 2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. 2.2.1. Đối tượng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xác định chính xác đối tượng bảo hiểm để chuẩn bị phương án: đánh giá quản lý tốt rủi ro,tính phí đúng phù hợp và có kế hoạch kết hợp với chủ tài sản xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất. Đối tượng của bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các cá nhân đơn vị trong kinh tế. Đối tượng này tương đối rộng và được phân loại theo các nhóm sau: • Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng( trừ đất đai). • Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. • Sản xuất vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho. • Nguyên vật liệu sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây truyền sản xuất. • Các loại tài sản khác ( kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn). 2.2.2. Phạm vi bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong bảo hiểm cháy thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại sau: • Thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản. • Chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau cháy. • Chi phí dọn dẹp hiện trường. a. Rủi ro được bảo hiểm SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A 10