1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển

72 782 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 408,5 KB

Nội dung

Trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, con người mặc dù đã luôn đề phòng và ngăn ngừa nhưng vẫn có nguy cơ gặp phải rủi ro bất ngờ, gây ra sự bất ổn định trong cuộc sống cũng như kinh doanh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 2

I.Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 2

1 Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. 2

2.Tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 6

II Nội dung của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 9

1 Một số khái niệm 9

2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 11

2.1 Đối tượng, phạm vi bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 11

2.1.1 Đối tượng bảo hiểm 11

2.1.2 Phạm vi bảo hiểm 12

2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 18

2.2.1 Giá trị bảo hiểm 18

2.2.2 Số tiền bảo hiểm 18

2.3 Phí bảo hiểm 20

3 Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 23

4 Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 25

III Quy trình triển khai nghiệp vụ 27

1 Khai thác 27

2.Đề phòng và hạn chế tổn thất 27

3 Giám định và bồi thường 28

Trang 2

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 29

I Khái quát chung về công ty 29

1 Quá trình hình thành và phát triển 29

3 Cơ cấu tổ chức 33

3 Danh mục sản phẩm bảo hiểm 35

4 Kết quả kinh doanh bảo hiểm 37

4.1 Kết quả chung 37

4.2.Một số kết quả cụ thể: 39

4.3.Đánh giá chung 41

II Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 43

1 Những thuận lợi, khó khăn 43

1.1.Thuận lợi 43

1.2.Khó khăn 44

2 Công tác khai thác bảo hiểm 48

2.1 Quy trình khai thác bảo hiểm 48

2.1.1.Tiếp cận khách hàng 48

2.1.2 Đánh giá các yếu tố liên quan đến việc xác định phí 49

2.1.3 Chào phí bảo hiểm và hoàn thiện hồ sơ 53

2.1.4 Hồ sơ hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn 54

2.2.Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 56

2.2.1.Doanh thu, số tiền bảo hiểm, số lượng hợp đồng phát hành 56

Trang 3

2.2.2.Chi phí khai thác 57

2.2.3.Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 58

2.2.4.Công tác giám định bồi thường 59

2.2.5 Kết quả và hiệu quả kinh doanh 59

CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 61 I Định hướng phát triển 61

II Kiến nghị 62

1.Nâng cao chất lượng công tác khai thác 62

2 Đẩy mạnh công tác đề phòng hạn chế rủi ro và tổn thất 64

3.Giảm thiểu chi phí của nghiệp vụ 65

4.Thực hiện việc giữ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới 65

5.Mở rộng mạng lưới đại lý, cộng tác viên 66

6 Tuyên truyền, quảng bá về công ty, về nghiệp vụ 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, con ngườimặc dù đã luôn đề phòng và ngăn ngừa nhưng vẫn có nguy cơ gặp phải rủi robất ngờ, gây ra sự bất ổn định trong cuộc sống cũng như kinh doanh.Ngoàicác rủi ro thiên nhiên còn các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ của khoa học kỹthuật Khoa học kỹ thuật và nền kinh tế càng phát triển thì hậu quả của rủi ro

kỹ thuật càng nặng nề và khó lường trước được, trong đó có rủi ro hoả hoạn.Nguyên nhân gây ra hoả hoạn hết sức đa dạng, hậu quả để lại có thể là nhỏchỉ tác động đến một vài cá nhân, đôi khi có tính thảm hoạ, ảnh hưởng sâurộng đến toàn xã hội Để đối phó với hoả hoạn, con người đã sử dụng rấtnhiều biện pháp khác nhau như: các biện pháp phòng cháy chữa cháy, đào tạonâng cao trình độ kiến thức và ý thức, thông tin tuyên truyền về phòng cháychữa cháy.Tuy nhiên để đối phó với hậu quả do cháy gây ra thì bảo hiểm vẫnđược coi là biện pháp hữu hiệu nhất Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn ra đời vàphát triển đã mở rộng thành bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nhằmđáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng và ngày càng cao từ cac cá nhân và tổchức trong xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và cácrủi ro đặc biệt, trong thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư

và Phát Triển, em đã chọn đề tài: “Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi rođặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển” để nghiên cứu Trong thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Ngân hang Đầu Tư và PhátTriển, các anh chị tại phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ và tạomọi điều kiện cho em, cùng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo

TS Phạm Thị Định Do thời gian và mức độ hiểu biết có hạn bài viết chắcchắn còn nhiều thiếu xót Kính mong nhận được sự đánh giá và góp ý bổ sung

từ phía thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN

VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

I.Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

1 Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, loài người luôn phải đốimặt với biết bao rủi ro, tai ương như động đất núi lửa, bão, bạo loạn, chiếntranh, trong đó cháy được coi là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất

Từ thời các Hoàng đế La Mã trị vì đã biết sử dụng một hệ thống phòng cháyhữu hiệu mà đến thời Trung đại rồi Phục hưng ở Châu Âu hầu như vẫn sửdụng Ở các thành phố và thị trấn, nhà nào cũng phải dự trữ các xô đầy nước,vào ban đêm có đội tuần tra đi dọc các thành phố để nhắc nhở chủ nhà nếuthấy nhà nào có nguy cơ cháy Khi hoả hoạn xảy ra gây thiệt hại, người bị hạinếu là hội viên của phường hội thì sẽ được phường hội giúp đỡ Phường hộikiểu này do các nhà buôn thành phố Rowen(Pháp) thành lập năm 1374 trongnhà thờ Saint Patree Có thể coi đây là hình thức bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên,khoản trợ giúp này không phải là một khoản bồi hoàn thực sự, chỉ mang tínhchất tương trợ lẫn nhau

Đến năm 1591, ở Đức hiệp hội bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời có tên

là Feuer Casse Sau đó một thời gian, xuất hiện thêm vài tổ chức nữa.Năm

1666, ở thủ đô Lôn Đôn đã xảy ra vụ đám cháy khủng khiếp kéo dài 7 ngày 8đêm, thiêu cháy 13200 ngôi nhà, 87 nhà thờ và rất nhiều tài sản có giá trịkhác Xảy ra thảm hoạ này đã khiến các nhà kinh doanh ở Anh nghĩ đến việccộng đồng chia sẻ rủi ro Một người Anh tên là Nicolas Bavbon đã bắt đầunhận bảo hiểm hoả hoạn cho các ngôi nhà xây dựng lại Ban đầu công ty củaông hoạt động theo hình thức công ty tư nhân nhưng đến 1680, chuyển thành

Trang 6

công ty cổ phần và có tên gọi là The Fire office Tiếp theo đó một số công tycũng ra đời: Hand in hand năm 1696, Sun Fire office 1710, Union(1714) v…v.Từ đó dần dần lan rộng ra khắp Châu Âu.

Ở Mỹ, công ty bảo hiểm đầu tiên về hoả hoạn được thành lập có tên làThe Philadenphia Contribution ship Đây là công ty baỏ hiểm tương hỗchuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa do Benjamin Franklin và một số thànhviên khác sáng lập năm 1752

Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã đượctiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển

Ở Việt Nam, năm 1964 công ty bảo hiểm đầu tiên là Bảo Việt được thànhlập nhưng phải đến năm 1989, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn mới được triểnkhai theo quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ Tài Chính Thựchiện được một thời gian, để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, Bộtài chính đã có quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới, quyếtđịnh 212/TCQĐ ngày 12/04/1993 ban hành biểu phí hoả hoạn và các rủi rođặc biệt với mức phí tối đa thay cho biểu phí hoả hoạn theo quyết định số142/TCQĐ Có thể nói đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho Bảo Việt cũngnhư các công ty khác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và phát triểnnghiệp vụ rộng khắp

Năm 1990, đã có 16 công ty baỏ hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoảhoạn với giá trị bảo hiểm lên đến 6200 tỷ đồng Đến năm 1994, bảo hiểm hoảhoạn được tiến hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố với tổng giá trị tham giabảo hiểm lên tới 27000 tỷ đồng

Sau khi Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy năm 1989 đến năm1994-1995 nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng đã ra đời như Bảo Long,Bảo Minh, PJICO v v làm cho thị trường bảo hiểm của nước ta nói chung và thịtrường nghiệp vun bảo hiểm hoả hoạn nói riêng bắt đầu phát triển sôi động Đếnnăm 1998, nghiệp vụ đã được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu của toàn thị

Trang 7

trường bắt đầu tăng từ 11719000 USD lên đến 14266000 USD.

Có thể nói nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đã được triển khai ngày càngrộng khắp tới từng người dân và các doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu củanền kinh tế và xã hội, củng cố vững chắc vị trí quan trọng của mình trong cơcấu chung của ngành bảo hiểm Việt Nam

Hoả hoạn là rủi ro mang tính thảm hoạ mà hậu quả của nó gây ra rất nặng

nề, việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính khổng lồ Hàng nămtrên thế giới, theo số liệu thống kê được có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ,gây thiệt hại khoảng 600 triệu USD, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vàhoạt động sản xuất kinh doanh của con người Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy

ra nhiều, gây thiệt hại không nhỏ, đặc biệt tại các khu vực kinh tế phát triểnnhư Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v v

Trong vòng 30 năm , từ 4/10/1961 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắclệnh phòng cháy chữa cháy đến 4/10/1991 đã xảy ra 566.036 vụ cháy lớn nhỏgây thiệt hại về vật chất ước tính 948 tỷ đồng, làm chết 2574 người

Từ năm 1992-1993, cả nước có 1710 vụ cháy, làm chết 213 người, làm bịthương 348 người, ước tính thiệt hại 114,746 tỷ đồng

Giai đoạn 1996-2003, xảy ra 8015 vụ cháy, gây thiệt hại trên 1000 tỷđồng, tỷ lệ các vụ cháy lớn là 2,47%, thiệt hại lên tới 67,25% tổng thiệthại.Năm 1997, cả nước có khoảng 58 vụ cháy chợ, trong đó có 4 vụ cháy lớnxảy ra ở Hà Nội, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang

Trong những năm gần đây nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn đểlại hậu quả nặng nề:

- Ngày 4/7/1996 vụ cháy ở chợ Đồng Xuân, gây thiệt hại 140 tỷ đồng,

2364 hộ kinh doanh và hàng chục nghìn đại lý, khung chợ bị thiệt hại, cuộcsống lâm vào tình trạng khó khăn và bị xáo trộn

- Ngày 18/11/1996 công ty giày Thái Bình ở Sông Bé cháy, thiệt hạikhoảng 7 tỷ đồng

Trang 8

- Ngày 26/6/1996 xảy ra vụ cháy kinh hoàng do sét gây ra là vụ cháy xăngdầu ở 131- Thuỷ Nguyên- Hải Phòng, gây thiệt hại 31 tỷ đồng.

- Năm 2002, vụ cháy rừng UMinh kéo dài hàng tháng, đã gây thiệt hại rấtlớn về kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan toàn khu vực, vụ cháynhà máy toàn lực- Viễn Đông với số tiền bồi thường ước tính đến 28 tỷ đồng,

vụ cháy tại trung tâm thương mại quốc tế ITC ở thành phố Hồ Chí Minh ngày29/10/2002 với số tiền bồi thường khoảng 12,5 tỷ đồng

- Ngày 01/04/2003 xảy ra vụ cháy tại công ty Interfood, thiệt hại về vậtchất lên tới 70 tỷ đồng, số tiền bồi thường rất lớn khoảng 4,6 triệu USD

- Ngày 27/03/2004 vụ cháy công ty sản xuất giầy Khải Hoàn thiệt hại ướctính 50 tỷ đồng

- Ngày 21/2/2005 một vụ cháy lớn xảy ra tại dãy nhà ven kênh Tẻ đườngTrần Xuân Soạn, thành phố Hồ Chí Minh làm cho 16 căn nhà bị thiêu rụi vàđứt đường dây hạ điện thế, gây mất điện toàn khu vực

Như vậy, thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉđến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả một cộngđồng dân cư, môi trường, khí hậu Vì vậy cần phải có biện pháp hữu hiệu đểhạn chế thiệt hại

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng thì các phươngtiện và phòng cháy chữa cháy cũng được cải tiến và đổi mới.Tuy nhiên sựphát triển của khoa học công nghệ về an toàn thường chậm hơn so với kỹthuật công nghệ trong sản xuất và nguồn vốn đầu tư vào công tác đảm bảo antoàn thấp hơn so với đầu tư phát triển Vì thế, ngày càng có nhiều vụ hoảhoạn có thiệt hại hơn, nguyên nhân xảy ra hoả hoạn cũng khó lường hơntrước, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ mặt trái của công nghệ tiêntiến

Bên cạnh đó, trái đất đang ngày càng nóng lên do lượng chất thải vàobầu khí quyển lớn gây nên hiệu ứng nhà kính, từ đó gây nên sự biến đổi khí

Trang 9

hậu trên phạm vi toàn cầu, làm cho rủi ro hoả hoạn ngày càng cao Thực tếcho thấy xảy ra những vụ cháy rừng lớn trên diện rộng, gây tổn thất lớn ởInđônêxia, Malaixia và cả ở Việt Nam trong những năm gần đây mà nguyênnhân được xác định là do hạn hán.Có thể nói, hàng vạn ha rừng bị cháy gâythiệt hại về vật chất lên tới hàng tỷ USD, gây hậu quả nặng nề về môi trường Cùng với sự phát triển của xã hội, giá trị tài sản trong sản xuất và sinhhoạt càng lớn Nếu rủi ro xảy ra, các tổ chức, cá nhân phải đương đầu vớinhiều khó khăn về tài chính và có thể bị phá sản Khi họ tham gia bảo hiểmhoả hoạn, nếu rủi ro xảy ra họ có thể giảm thiểu được rủi ro , nhanh chóng ổnđịnh đời sống, sản xuất và hoạt động trở lại

Xuất phát từ nhu cầu thực tế là đảm bảo an toàn cho cuộc sống cũngnhư giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra thì bảo hiểm hoả hoạn và các rủi rođặc biệt thật sự cần thiết và đóng vai trò quan trọng

2.Tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm hoả hoạn là một loại hình bảo hiểm tài sản, trong đó đốitượng được bảo hiểm có giá trị bảo hiểm thường rất lớn.Từ khi ra đời cho đếnnay vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt(gọi tắt là bảo hiểmhoả hoạn) luôn được đề cao và có tác dụng rất lớn

Thứ nhất, đó là bảo hiểm hoả hoạn góp phần khắc phục tổn thất từ đógóp phần ổn định cuộc sống sản xuất và sinh hoạt của con người

Đối với các cá nhân, hộ gia đình giá trị tài sản đều nằm trong phạm vi ngôinhà của họ Tỷ lệ xảy ra hoả hoạn ở các hộ dân cư khá cao chiếm khoảng70,1% số vụ cháy, vì vậy khi hoả hoạn xảy ra thì họ sẽ gặp phải rất nhiều khókhăn trong cuộc sống

Ở các doanh nghiệp, quy mô sản xuất càng mở rộng, giá trị tài sản củadoanh nghiệp càng lớn Giá trị tài sản càng lớn thì khi rủi ro xảy ra họ phảiđương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, gián đoạn sản xuất kinh doanhtrong thời gian dài, trường hợp xấu nhất là phá sản, ảnh hưởng đến cả nhiều

Trang 10

doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan.

Việc tham gia bảo hiểm hoả hoạn cho những tài sản của mình với việcđóng góp một khoản phí có tỷ lệ nhỏ, các cá nhân và doanh nghiệp nhận đượccam kết bồi thường từ phía các công ty bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.Thôngqua việc bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời bảo hiểm sẽ giúp các cánhân và doanh nghiệp ổn định cuộc sống và tình hình sản xuất

Có thể nói bảo hiểm là lá chắn kinh tế hữu hiệu để đảm bảo vốn cho cácdoanh nghiệp khi không may xảy ra sự cố bảo hiểm, từ đó họ yên tâm tiếnhành sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế ,

xã hội

Bảo hiểm hoả hoạn chính là chỗ dựa tinh thần cho mọi người , mọi tổchức, giúp họ yên tâm trong cuộc sống và sản xuất, góp phần ổn định xã hội,làm cho xã hội tốt đẹp và yên bình hơn Hậu quả của rủi ro hoả hoạn sẽ gâykhó khăn về tài chính, kinh doanh bị gián đoạn, phá sản…dẫn đến tình trạngthất nghiệp gia tăng do nhà máy đóng cửa, đình công, bạo loạn gây mất ổnđịnh xã hội Do đó, nó đã và đang góp phần tạo thêm công ăn việc làm chongười lao động

Thứ hai, bảo hiểm hoả hoạn góp phần tích cực vào công tác đề phòng hạnchế tổn thất

Phòng cháy bao giờ cũng hơn là chữa cháy Tham gia bảo hiểm hoảhoạn cũng đồng thời thực hiện những biện pháp phòng cháy, chữa cháy hữuhiệu nhất Hoả hoạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, rất khó kiểmsoát, đặc biệt là nguyên nhân của hoả hoạn thì rất nhiều Trong quá trình bảohiểm, các công ty bảo hiểm rất quan tâm đến công tác quản trị rủi ro Cáccông ty phối hợp với khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chếtổn thất : Tổ chức tập huấn về phòng cháy, chữa cháy, hỗ trợ khách hàngtrang thiết bị phòng cháy, chữa cháy…Để làm tốt công tác này, công ty bảohiểm có những cán bộ chuyên môn giỏi về đánh giá và quản lí rủi ro và dành

Trang 11

cho công tác này một khoản kinh phí đáng kể

Bên cạnh đó, công ty cũng trích một phần phí thu được để thực hiện các biệnpháp đề phòng, hạn chế tổn thất có hiệu quả như: thường xuyên thống kê tìnhhình tai nạn hàng năm, xác định các nguyên nhân gây tổn thất, đề ra các biệnpháp đề phòng hạn chế tổn thất hữu hiệu nhất, đóng góp kinh phí cho hoạtđộng phòng cháy, chữa cháy của nhà nước

Thứ ba, bảo hiểm hoả hoạn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng

về công tác phòng cháy, chữa cháy và tham gia bảo hiểm

Khi triển khai các nghiệp vụ, công tác thống kê đóng vai trò rất quan trọng, vì

có làm tốt công tác này thì việc tính toán tỉ lệ phí, tỷ lệ tổn thất, tỷ lệ bồithường mới chính xác được Qua thống kê bảo hiểm, số liệu về các vụ cháytrong quá khứ cũng như xác xuất xảy ra cháy … được thu thập đầy đủ vàkhoa học.Những tài liệu này có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng caonhận thức của người dân về rủi ro này Bên cạnh đó, các hoạt động quảngcáo, truyền thông, phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy và sự nguyhiểm của loại rủi ro này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng

Thứ tư, bảo hiểm hoả hoạn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả doanhnghiệp bảo hiểm và nhà nước

Khi nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được thực hiện ngày càng mở rộng,khoản phí thu được từ khách hàng hình thành nên quỹ bảo hiểm hoả hoạnlớn.Các công ty bảo hiểm chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong nguồnquỹ này để đảm bảo khả năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tưsinh lợi Các công ty đầu tư vào nhiều hạng mục khác nhau như: bất độngsản, cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiền ngân hàng…và lợi nhuận đầu tư thu đượcrất lớn, đôi khi còn lớn hơn lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm manglại Khi mà nhận thức tham gia bảo hiểm cháy của người dân cang cao,nghiệp vụ này càng phát triển, góp phần tạo ra nguồn quỹ đầu tư dồi dào kíchthích thị trường vốn phát triển Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra bàn tay vô

Trang 12

hình thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hậu quả của hoả hoạn để lại thường rất nặng nề, số tiền để có thể khắcphục được hậu quả là rất lớn, không một tổ chức, cá nhân nào có khả nănggánh chịu mà phải viện tới sự trợ giúp từ ngân sách Nhà nước.Như vậy,bảohiểm hoả hoạn góp phần giảm bớt gánh nặng của ngân sách quốc gia trongviệc chi khắc phục hậu quả

Bảo hiểm hoả hoạn còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước.Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ mà đối tượng bảo hiểm có giá trịrất lớn và để đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường, các công ty bảo hiểmphải tiến hành tái bảo hiểm Như vậy, thị trường bảo hiểm hoả hoạn càng pháttriển, càng có nhiều đơn tái bảo hiểm, từ đó mang lại nguồn ngoại tệ lớn chođất nước

Ngày nay, nền kinh tế đang được mở cửa, nước ta đã và đang thu hútngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.Các nhà đầu tưnước ngoài sẽ rất an tâm khi đầu tư vào Việt Nam vì các công ty bảo hiểmtrong nước có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ để bảo hiểm đối với lĩnh vực

mà họ hoạt động Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình

mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại trong công cuộc xây dựng đất nước Như vậy, lợi ích cả về kinh tế và xã hội mà bảo hiểm cháy mang lại cho

xã hội là rất lớn và luôn được đánh giá cao Xuất phát từ tầm quan trọng củabảo hiểm hoả hoạn, chính phủ nhiều nước quy định đây là bảo hiểm bắt buộc

Ở Việt Nam, điều 8 của luật kinh doanh bảo hiểm và điều 9 của luật phòngcháy chữa cháy cũng đã quy định bắt buộc cho nghiệp vụ này

II Nội dung của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Trang 13

- Hoả hoạn: là cháy xảy ra không kiểm soát được, lửa không phải là lửachuyên dùng, gây thiệt hại cho tài sản và con người ở xung quanh.

- Sét : là tác động trực tiếp của tia chớp vào tài sản được bảo hiểm

- Nổ : là hiện tượng cháy với tốc độ nhanh, toả ra nhiều sức nóng, sinh ranhiều hơi, thường gây thiệt hại có tính cơ học cho môi trường xung quanhnhư phá huỷ, lật đổ, hay lan sang rất mạnh

- Đơn vị rủi ro: là một nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác vớikhoảng cách không cho phép lửa cháy lan từ nhóm này sang nhóm khác Đơn

vị rủi ro có thể là một hay một nhóm ngôi nhà, hoặc kho hàng ngoài trời, cáchnhau theo tiêu chuẩn:

+Giữa các ngôi nhà hoặc kho bãi ngoài trời bằng vật liệu không cháyphải đảm bảo cách nhau tối thiểu 10m

+Giữa các ngôi nhà hoặc kho bãi ngoài trời bằng vật liệu dễ cháy phảiđảm bảo tối thiểu 20m

Trên một tầng nhà, các phòng được ngăn chống cháy khi đảm bảo điều kiện: + Phòng đó có diện tích không lớn hơn 10% diện tích của cả tầng + Được ngăn cách với các bộ phận khác của tầng nhà bằng tường chốngcháy

+ Trần làm vật liệu không cháy

- Tường ngăn cháy : là cấu trúc xây dựng để phân chia ngôi nhà hoặc kho ngoàitrời thành nhiều đơn vị rủi ro khác nhau và để ngăn cho lửa không cháy lan giữacác đơn vị rủi ro Tường ngăn cháy phải đáp ứng các yếu tố kỹ thuật sau:

+ Có giới hạn chịu lửa ít nhất là 90 phút

+ Phải chịu được nhiệt độ lớn hơn 10000C

+ Nếu là nhà cao tầng thì phải được xây kín ở hết các tầng và khôngđược so le với nhau

+ Nếu mái nhà làm bằng vật liệu khó cháy thì phải được xây dựng đếnsát và khít với mái nhà Nếu mái nhà làm bằng loại dễ cháy thì phải được xây

Trang 14

vượt quá phần mái nhà ít nhất là 30 cm

+ Không được để vật liệu hay cấu kiện xây dựng dễ cháy vắt nganhqua tường ngăn cháy

+ Phải xây cách những lỗ hở trên mái ít nhất là 5m

- Bậc chịu lửa của công trình: Đặc trưng cho khả năng chịu lửa theo tínhchất của nhà và công trình, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kếtcấu xây dựng chính Các công trình có bậc chịu lửa khác nhau thì tỷ lệ phíbảo hiểm cũng khác nhau

- Giới hạn chịu lửa: là thời gian tính từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo mộttiêu chuẩn nhất định cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạncủa kết cấu

- Tổn thất toàn bộ: trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đượcphân thành 2 loại

+ Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hưhỏng hoàn toàn hoặc số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì

+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ đến mứcnếu sửa chữa bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm

Sau khi nhà bảo hiểm bồi thường cho tổn thất toàn bộ thì phần tài sản còn lại

sẽ thuộc quyền sở hữu và quản lý của nhà bảo hiểm

2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

2.1 Đối tượng, phạm vi bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

2.1.1 Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là tất cả cácloại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, tổ chức,

cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội Tuy nhiên để giúp choviệc tính phí bảo hiểm chính xác, giúp cho công tác giám định bồi thườngnhanh chóng đồng thời giúp cho người tham gia bảo hiểm nhận biết một cách

dễ dàng thực trạng tài sản tham gia, các công ty bảo hiểm chia đối tượng bảo

Trang 15

hiểm thành 5 nhóm cơ bản:

- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng ( trừ đất đai )

- Máy móc, thiết bị, phượng tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

- Sản xuất vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho

- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm đang trên dây truyềnsản xuất

- Các loại tài sản khác như: kho bãi, chợ, nhà hàng, khách sạn, cây xăng

Vì mỗi nhóm tài sản có đặc điểm riêng về lý học, hoá học, cơ học,môi trường xung quanh…nên khả năng xảy ra hoả hoạn và các rủi ro đặc biệtnhư giông bão, cháy ngầm, động đất…là hoàn toàn khác nhau, khi rủi ro xảy

ra thì mức độ thiệt hại cũng rất khác nhau Việc phân loại như trên giúp chocác công ty bảo hiểm đánh giá và quản lý chính xác hơn, tính phí phù hợphơn, đặc biệt giúp cho chủ tài sản và các công ty bảo hiểm xây dựng được cácphương án phòng cháy chữa cháy

Ngoài ra, khi hoả hoạn xảy ra có thể dẫn đến các tổn thất giántiếp(phi vật chất) Các tổn thất gây ra cho người thứ 3 v v thuộc về tráchnhiệm dân sự của người được bảo hiểm như: thiệt hại về kinh doanh, thiệt hạigây cho người hàng xóm, người thứ 3 v vv.Do đó, trong thực tế cùng với bảohiểm hoả hoạn, công ty bảo hiểm còn có thể bảo hiểm thêm: Bảo hiểm tráchnhiệm dân sự bảo hiểm thiệt hại kinh doanhv v, với điều kiện các thiệt hạinày do hậu quả của hoả hoạn và chỉ khi người được tham gia bảo hiểm hoảhoạn mới nhận được những rủi ro này

Như vậy, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có đốitượng bảo hiểm khá rộng và đa dạng Nếu quy định bắt buộc được thực hiệnnghiêm túc và triệt để thì đối tượng tham gia bảo hiểm cháy rất lớn

2.1.2 Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạntrách nhiệm của các công ty bảo hiểm Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro

Trang 16

đặc biệt, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bảo hiểm các thiệt hại và chi phí sau:

- Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản

- Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản đượcbảo hiểm trong và sau khi cháy

- Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy

Những rủi ro được bảo hiểm:

Thuật ngữ “THIỆT HẠI” được viết hoa là sự mất mát, phá huỷ hay hư hại củanhững tài sản được bảo hiểm tại địa điểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm

Rủi ro chính: Hoả hoạn (Rủi ro A )

Rủi ro này bao gồm : cháy, sét, và nổ

- Cháy : được coi là hoả hoạn và thuộc phạm vi bảo hiểm khi hội tụ đủ 3yếu tố:

+ Phải thực sự có phát lửa

+ Lửa đó không phải lửa chuyên dùng

+ Lửa đó bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra chứ không do hành động cố ýcủa người được bảo hiểm hay có sự đồng loã của họ Nhưng cháy do sự bấtcẩn của họ thì thuộc phạm vi bảo hiểm

Nhưng loại trừ đối với trường hợp:

 Động đất, núi lửa phun hay biến động khác của thiên nhiên

 THIỆT HẠI gây ra do:

 Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt

 Chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt

- Sét : Người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá huỷtrực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy Nếu sét đánh mà không phát lửahoặc không phá huỷ trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồithường Khi sét đánh phá huỷ trực tiếp các thiết bị điện tử thì được bồithường còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện

tử thì không được bồi thường

Trang 17

- Nổ: nổ trong rủi ro A, phạm vi bảo hiểm gồm:

+ Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt

+ Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng, hay sưởi ấm trong một ngôi nhàkhông phải nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt

+ Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn

+ Những thiệt hại do nổ mà không gây cháy thì không được bồi thườngtrừ trường hợp nổ nồi hơi, khí phục vụ sinh hoạt với điều kiện là sự nổ đókhông phải là do các nguyên nhân bị loại trừ Tổn thất hoặc thiệt hại do nổxuất phát từ cháy, thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường nhưng nhữngtổn thất do hậu quả của nổ thì không được bồi thường

+ THIỆT HẠI gây nên bởi hoặc do hoặc là hậu quả trực tiếp hay giántiếp của những hành động khủng bố

- Rủi ro C: Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các

thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào

- Rủi ro D: Gây rối, đình công, công nhân bế xưởng

Những THIỆT HẠI gây nên trực tiếp bởi:

+ Hành động của bất kỳ người nào cùng với những người khác thamgia vào công việc làm mất trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình công, bếxưởng bãi công hay không):

+ Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áphoặc cố gắng trấn áp các hành động gây rối hoặc trong việc hạn chế hậu quả

Trang 18

của những hành động gây rối đó;

+ Hành động cố ý của bất kỳ người đình công hay người bế xưởngbãi công nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc nhằm chống lại bế xưởng bãi công; + Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặnhoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả củanhững hành động đó

 Hành động ác ý xoá làm mất mát sai lệch hay làm hư hỏng thông tintrên hệ thống máy tính hay các hồ sơ chương trình phần mềm khác + THIỆT HẠI do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất

kỳ tổn thất nào mang tính chất hậu quả hay mang tính chất gián tiếp khácdưới bất kỳ phương tiện và hình thức nào;

+ THIỆT HẠI do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất kỳtổn thất nào mang tính chất hậu quả hay mang tính chất gián tiếp khác dướibất kỳ phương tiện và hình thức nào;

+ THIỆT HẠI do ngừng toàn bộ hay một phần công việc hoặc do chậmtrễ hoặc do gián đoạn bất kỳ một quy trình hay hoạt động nào

+ THIỆT HẠI do bị tước quyền sở hữư vĩnh viễn hay tạm thời bất kỳ ngôinhà nào do việc chiếm hữu bất hợp pháp các toà nhà đó của bất kỳ người nào

Trang 19

- Rủi ro E : Hành động ác ý

THIỆT HẠI xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm mà nguyên nhân trựctiếp là hành động ác ý của bất cứ người nào ( dù hành động này có xảy ratrong quá trình gây rối trật tự hay không ) nhưng loại trừ những THIỆT HẠI

do trộm cắp hay thực hiện mưu toan trộm cắp

- Rủi ro F : Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn

do hậu quả của động đất và núi lửa phun

- Rủi ro G : giông bão nhưng loại trừ THIỆT HẠI

+ Gây ra do :

 Nước thoát ra khỏi ranh giới bình thường của các nguồn nước tự nhiênhay nhân tạo, các kênh, hồ, đê, đập, các bể chứa nước, thiết bị chứanước hay đường ống dẫn;

 Nước tràn từ biển dù là do bão hay các nguyên nhân khác

+ Gây ra do sương muối, sụt lở, trượt đất

+ Đối với bạt mái hiên che nắng, mành che, bảng biển hoặc các trang thiết

bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động sản khác để ngoài trời + Đối với các công trình đang trong giai đoạn xây dựng, cải tạo hay sửachữa, trừ khi tất cả các cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ thông thoáng khác đãđược hoàn thành và được bảo vệ chống giông bão

+ Do nước hoặc mưa, ngoại trừ nước hoặc mưa tràn vào toà nhà thôngqua các cửa và lỗ thông thoáng do tác động trực tiếp của giông bão

- Rủi ro H : Nước thoát ra từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc

đường ống dẫn nước nhưng loại trừ

+ THIỆT HẠI do nước thoát ra, rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự độngSprinkler

+ THIỆT HẠI tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống hoặc không cóngười sử dụng

- Rủi ro I : Va chạm bởi xe cơ giới hay động vật, THIỆT HẠI trực tiếp

phát sinh từ việc va chạm với xe cơ giới hay động vật

Rủi ro loại trừ:

Trang 20

Trong bảo hiểm hoả hoạn, các rủi ro loại trừ được áp dụng như sau:

- Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của người được bảo hiểmgây ra

- Những tổn thất về:

+ Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó đượcxác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm, và ngườiđược bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định

+ Tiền bạc, kim loại của đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu,tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy vi tínhđiện tử, bản mẫu, văn bằng khuôn mẫu, bản vẽ tài liệu thiết kế trừ khinhững khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận làđược bảo hiểm

+ Chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu xăng dầu

+ Người, động vật và thực vật sống

+ Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theođơn bảo hiểm hoả hoạn, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồithường theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơnbảo hiểm hàng hải

+ Tài sản bị cướp hay bị mất cắp Trong trường hợp tài sản bị cướp,mất cắp trong khi xảy ra hoả hoạn mà người được bảo hiểm không chứngminh được là mất cắp thì vẫn được bồi thường

+ Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào trừthiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm

là được bảo hiểm

+ Những thiệt hại gây ra cho bên thứ 3

+ Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường

2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

2.2.1 Giá trị bảo hiểm

Trang 21

Gía trị bảo hiểm(GTBH) trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

là giá trị của tài sản được bảo hiểm hiểm.Giá trị này bảo gồm giá trị thực tế( giá ban đầu trừ đi phần khấu hao) hoặc giá mua mới của tài sản được bảohiểm.Nhưng do tài sản được bảo hiểm bị cháy thường có giá trị lớn vì vậy khixác định giá trị bảo hiểm người ta cũng chia ra các loại sau đây:

- Đối với nhà ở, xí nghiệp,văn phòng, nhà xưởng, GTBH được xác địnhtheo giá trị mới hoặc giá trị còn lại.Giá trị mới là giá trị mới xây của ngôi nhàbao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế.Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi haomòn do sử dụng theo thời gian

- Đối với máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác GTBH đượcxác định trên cơ sở giá mua mới(bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt nếucó) hoặc giá trị còn lại

- Đối với thành phẩm và bán thành phẩm GTBH được xác định trên cơ

2.2.2 Số tiền bảo hiểm

Trong bảo hiểm hoả hoạn thuật ngữ số tiền bảo hiểm được sử dụngphổ biến bởi vì có rất nhiều loại tài sản biến động liên tục thường xuyên chonên phải dùng thuật ngữ số tiền bảo hiểm mới thể hiện được

Số tiền bảo hiểm(STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của người bảohiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ Có nghĩa làtrong bất cứ trường hợp nào, STBH cao nhất của công ty bảo hiểm cho kháchhàng cũng chỉ bằng số tiền bảo hiểm Cơ sở để xác định STBH là GTBH.Căn cứ vào giá trị bảo hiểm được xác định, khách hàng có thể tham gia bảohiểm dưới giá trị, ngang giá trị, hay bảo hiểm trên giá trị.Số tiền baỏ hiểm

Trang 22

bằng bao nhiêu phần trăm giá trị bảo hiểm sẽ được ghi trong hợp đồng bảohiểm và giấy chứng nhận baỏ hiểm để khi tổn thất bộ phận xảy ra thì bồithường áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ.

STBH còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm, việc xác định chính xácSTBH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đối với các tài sản cố định STBHđược xác định căn cứ vào GTBH của tài sản, giá mua mới hoặc giá còn lại.Trong điều kiện kinh tế hiện nay, xu hướng chung là quy mô sản xuất kinhdoanh ngày càng được mở rộng, số lượng và giá trị bảo hiểm của các loại tàisản ngày càng tăng, đặc biệt là tài sản lưu động số lượng và giá trị biến độngthường xuyên Đối với một số loại tài sản thường xuyên biến động thì côngviệc xác định chính xác STBH khi đi khai thác và ký kết hợp đồng khôngphải là dễ dàng Chẳng hạn như các mặt hàng lưu kho, nhập xuất thườngxuyên như xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất…có số lượng và quy mô thayđổi liên tục trong ngày Vì vậy đối với loại tài sản lưu động, nhà bảo hiểm cóthể xác định STBH theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa

- Loại 1: Giá trị trung bình

Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm thông thườngphải ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị số hàng hoá trungbình có trong kho, trong cửa hàng, trong toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm.Giá trị trung bình này là STBH trong suốt thời hạn bảo hiểm Nếu tổn thấtxảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bồi thường với số tiềnkhông vượt quá giá trị trung bình này

- Loại 2: Giá trị tối đa

Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính vàthông báo cho công ty bảo hiểm biết số lượng và giá trị hàng hoá tối đa đạttại một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm Phí bảo hiểm được tínhtrên cơ sở giá trị tối đa này nhưng nhà bảo hiểm chỉ thu trước 75% mức phí.Tuy nhiên, hai bên thoả thuận với nhau cứ đầu tháng, đầu quý khách hàng

Trang 23

phải thông báo về số hàng và giá trị tối đa thực tế trong tháng Cuối thời hạnbảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo, công ty bảo hiểm tính giá trị

số hàng tối đa bình quân của cả thời gian bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm.Nếu phí bảo hiểm tính lại trên cơ sở giá trị tối đa nhiều hơn số phí đã nộp thìngười được bảo hiêm trả thêm cho công ty bảo hiểm số phí còn thiếu Nếunhỏ hơn thì hai bên thoả thuận và căn cứ vào những chi phí đã chi ra trongsuốt thời hạn bảo hiểm mà công ty bảo hiểm phải hoàn lại cho khách hànghay không

Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thườngthiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá tại tối đa đã khai báo Trong thờigian bảo hiểm, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được người bảo hiểm bồithường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí bảohiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã trả Trong trường hợp này sốtiền được bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm

Có thể nói cách xác định này rất phức tạp đòi hỏi người bảo hiểmphải biết giá trị hàng hoá được bảo hiểm, theo dõi chặt chẽ số hàng hoá

đó trong suốt thời gian bảo hiểm Những tài sản có giá trị lớn công ty bảohiểm khó có thể tái bảo hiểm vì tính phức tạp và khó khăn Cách xác địnhtheo giá trị trung bình đơn giản hơn, dễ theo dõi Với những hàng hoáđược bảo hiểm giá trị ít biến động trên thị trường thì áp dụng theophưong pháp này rất thuận tiện, tiết kiệm dược thời gian và tiền bạc chonhà bảo hiểm

2.3 Phí bảo hiểm.

Phí bảo hiểm hàng hoá thực chất là giả cả của dịch vụ bảo hiểm này.Tính toán mức giá vừa phải, phù hợp với yêu cầu của khách hàng đảm bảohoạt động kinh doanh không phải là đơn giản Bảo hiểm hoả hoạn có đốirượng là tài sản rất đa dạng về chủng loại, giá trị, và mức độ rủi ro khác nhau

do đó phí bảo hiểm cũng khác nhau

Trang 24

Phí bảo hiểm hoả hoạn được tính theo công thức:

Tỷ lệ phí bảo hiểm hoả hoạn của các đối tượng tham gia chia thành hai bộphận: tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ phí

- Phương pháp 1: xác định tỷ lệ phí thuần theo phân loại

Đây là cách kết hợp các đơn vị có thể so sánh được với nhau cùng 1loại, sau đó tính tỷ lệ mỗi loại, phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại

đó Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhaunhư: nhà ở của dân cư, các nhà thờ…Khi xác định phí bảo hiểm cho từng loại,nhà bảo hiểm cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí sau:

+ Vật liệu xây dựng của công trình

+ Khả năng phòng cháy chữa cháy của các cơ sở đó và của cộng đồng

Trang 25

xung quanh

+ Người sử dụng công trình đó( chủ nhà hay cho thuê)

+Những vật tài sản khác bố trí xung quanh bên ngoài

- Phương pháp 2: Xác định tỷ lệ phí thuần theo danh mục

Phương pháp này gồm 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Rà xét lại các danh mục tài sản tham gia bảo hiểm.Sau đó tiếnhành phân loại theo các danh mục khác nhau.(Bởi vì mỗi loại tài sản có khảnăng cháy nổ khác nhau)

Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn ra một tỷ

lệ phí thích hợp trong bảng tỷ lệ phí có sẵn

Bước 3: Điều chỉnh tỷ lệ phí theo các yếu tố tăng ( giảm) phí

Việc điều chỉnh này phải căn cứ vào vật liệu xây dựng, phòng cháy chữacháy… Các công ty bảo hiểm thường quy định như sau:

Loại này giảm tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí

- Loại N: gồm các công trình không đạt tiêu chuẩn như loại D nhưng các bộphận chịu lực và các cấu kiện khác cũng phải làm bằng vật liệu khó cháy.Loại này giữ nguyên tỷ lệ phí bảo hiểm

- Loại L: công trình này không đạt tiêu chuẩn như hai loại trên Loại nàytăng tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí

Công ty bảo hiểm cũng cần phải quan tâm đến các yếu tố làm mức độrủi ro vì những yếu tố này là cơ sở để làm giảm mức phí cơ bản Tuy nhiêntổng mức giảm phí về các thiết bị và phương tiện phòng cháy, chữa cháy của

Trang 26

mỗi đơn vị rủi ro không quá 45% Các yếu tố làm giảm rủi ro thường baogồm:

+ Thiết bị phòng cháy, chữa cháy như:

 Công trình có hệ thống phun nước

 Có hệ thống dập cháy bằng CO2

 Có hệ thống tự động dập tắt tia lửa điện

 Có ô tô chữa cháy và nhân viên chữa cháy

+ Việc trực kiểm tra,canh gác

+ Gần đội cứu hoả công cộng

Trong nghiệp vụ này, còn áp dụng các mức miễn thường Tuỳ theo từngloại tài sản được bảo hiểm mà mức miễn thường được quy định khác nhau.Thông thường trong bảo hiểm cháy áp dụng mức miễn thường có khấu trừ tốithiểu 2% số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 100USD trên mỗi vụ tổn thất vàtối đa không quá 2000 USD trên mỗi vụ tổn thất Đây là mức miễn thường bắtbuộc không được giảm phí Nếu người tham gia bảo hiểm muốn lựa chọnmức miễn thường cao hơn để được giảm phí thì sẽ có thoả thuận riêng về mứcmiễn thường và tỷ lệ giảm phí

Thời gian nộp phí tuỳ theo sự thoả thuận giữa công ty bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm có thể thực hiện các hình thức đóng phí bảo hiểm khác nhaunhư đóng một lần hoặc đóng nhiều lần Trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn,thường áp dụng hình thức đóng một lần

3 Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Bảo hiểm hoả hoạn thuộc loại hình bảo hiểm tài sản nên cũng mang đặcđiểm chung của nhóm như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợppháp…Rủi ro được bảo hiểm ở đây là hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nênnghiệp vụ vẫn có những đặc điểm riêng:

Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn thường là các công trình, xí nghiệp.Giá trị tài sản của các đối tượng này rất lớn, nên số tiền bảo hiểm thường rất

Trang 27

lớn, khi rủi ro bảo hiểm xảy ra tổn thất thường rất lớn đôi khi mang tính thảmhoạ Điều này đòi hỏi các công ty luôn thực hiện việc tái bảo hiểm như là mộtcách để phân tán rủi ro, và để đảm bảo cho quỹ tài chính của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, trong nghiệp vụ này, các công ty cũng phải đặc biệt quan tâmtới nguồn tài chính dự trữ dự phòng Tuy có thể xác định khá chính xác phíbảo hiểm nhưng do các vụ cháy xảy ra không mang tính quy luật nên biên độtổn thất dao động của nghiệp vụ là rất lớn, hậu quả không lường trướcđược.Do vậy, việc duy trì và đảm bảo an toàn cho quỹ dự phòng dao động lớn

là rất quan trọng

Trong hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn có mang tính chất kỹthuật rất phức tạp Vì đối tượng tham gia bảo hiểm thường là các tài sản như:máy móc, nguyên vật liệu, hàng hoá…và các công trình kiến trúc như nhàmáy, sân vận động, bệnh viện v v nên quy trình triển khai sẽ liên quan nhiềuđến các yếu tố kỹ thuật Đặc điểm này thể hiện rõ trong từng khâu của nghiệpvụ: xác định giá trị bảo hiểm, phân chia đơn vị rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro,

đề phòng và hạn chế tổn thất, xác định nguyên nhân cháy, xác định giá trịthiệt hại

Phí bảo hiểm hoả hoạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tăng giảm rủi ro Đây

là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản và rủi ro là rủi ro hoảhoạn và các rủi ro đặc biệt, do vậy các yếu tố như: kết cấu của loại tài sản nhưvật liệu xây dựng lắp đặt, vật liệu làm bao bì, chất lượng tài sản, cách thứckhu vực bố trí tài sản, các phương tiện phòng cháy chữa cháy v v ảnh hưởngrất lớn đến phí bảo hiểm Nếu khả năng xảy ra rủi ro càng ít thì cả người đượcbảo hiểm sẽ phải đóng phí thấp, các nhà bảo hiểm ít có khả năng phải bồithường

Khi tổn thất xảy ra khâu giám định của nghiệp vụ này cũng rất khó khăn

và phức tạp vì cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra Nếu công tácgiám định thực hiện không tốt thì không thể xác định chính xác số tiền bảo

Trang 28

hiểm phải bồi thường và dễ phát sinh kiện cáo, ảnh hưởng tới uy tín củadoanh nghiệp Vì vậy mà các giám định viên của công ty phải được đào tạobải bản và có nhiều kinh nghiệm

Như vậy, trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các doanh nghiệp bảo hiểmphải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm trên Nhà bảo hiểm phải thiết lập vàduy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, cảnh sát phòngcháy chữa cháy và các đơn vị khác để phối hợp thực hiện tốt công tác đềphòng hạn chế tổn thất, cũng như tiến hành giám định hiện trường chính xác,giải quyết nhanh chóng các khiếu nại đòi bồi thường Điều này mang lại lợiích cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đượcthời gian, tiền bạc cũng như công sức trong suốt quá trình bảo hiểm

4 Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn là một bản cam kết giữa người tham giabảo hiểm và công ty bảo hiểm thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bênđối với dịch vụ bảo hiểm hoả hoạn Một hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn baogồm những nội dung cơ bản sau:

- Tên và địa chỉ người yêu cầu

- Ngành nghề kinh doanh

- Những rủi ro yêu cầu bảo hiểm

- Địa điểm được bảo hiểm

- Tài sản được bảo hiểm ( làm theo danh mục tài sản)

- Tổng giá trị tài sản theo danh mục

- Số tiền bảo hiểm

Trang 29

- Mức miễn thường

- Thời hạn bảo hiểm

Trong bảo hiểm hoả hoạn có thể sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm thaycho hợp đồng bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng nhận về hợpđồng, là cơ sở đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho một hợp đồng bảo hiểm

có hiệu lực

Về thời hạn hợp đồng : thời hạn bảo hiểm thường là một năm, có thểngắn hơn hoặc dài hơn cũng có thể là một năm nhưng quy định đóng phínhiều lần nên hợp đồng chỉ có hiệu lực khi trong những giai đoạn đó phí bảohiểm được đóng Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm người tham gia bảohiểm có thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm và yêu cầu công ty bảo hiểm tiếnhành tái tục Trong thời hạn bảo hiểm, nếu tài sản được bảo hiểm bị dichuyển ra ngoài khu vực được bảo hiểm hoặc không còn thuộc quyền sở hữucủa người được bảo hiểm thi hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực

Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn sẽ bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:

- Một trong hai bên thông báo trước 30 ngày bằng văn bản cho bên kia vềviệc huỷ bỏ bảo hiểm

- Có những thay đổi làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm,trừ khi những thay đổi đó được công ty bảo hiểm chấp nhận bằng văn bản

- Thay đổi quyền sở hữu hay quyền quản lý đối với toàn bộ tài sản được bảohiểm

Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.Thường thì hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu khi người tham gia bảo hiểmnộp khoản phí lần đầu tiên và kết thúc vào 16 giờ ngày cuối cùng của thờihạn bảo hiểm Tuỳ theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm mà hợp đồng

có thể có thời hạn 1 năm hoặc ngắn hơn ( tháng, quý) phí đóng 1 lần hoặc

Trang 30

ro, sau đó đàm phán và chào phí Khi gửi bản chào phí cho khách hàng, cán

bộ khai thác cần liên hệ với khách hàng để biết tình trạng bản chao phí Ngaysau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm từ khách hàng, cán

bộ khai thác tiến hành cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

2.Đề phòng và hạn chế tổn thất.

Đề phòng và hạn chế tổn thất là các hoạt động được thực hiện vớimục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ragây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm Công tác này có vai trò quantrọng, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của công ty Vì nếu đượcthực hiện tốt sẽ giúp công ty giảm được tỷ lệ bồi thường, giảm xác suất rủi

ro, nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hoả hoạn là những tài sản có giátrị rất lớn, nhiều khi thiệt hại do hoả hoạn gây ra không chỉ trong phạm vi đốitượng được bảo hiểm mà còn cả cho nhiều đối tượng lân cận Người tham giabảo hiểm khi gặp phải rủi ro ngoài tổn thất về tài sản bị cháy họ còn phải chịutổn thất do bị gián đoạn kinh doanh Vì vậy ngăn ngừa rủi ro và tổn thất là rấtquan trọng

Trang 31

Để làm tốt công tác này cán bộ làm công tác nghiệp vụ bảo hiểm hoảhoạn phải nắm vững nghiệp vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt để có cácbiện pháp đề phòng hạn chế tổn thất ở mức độ tối thiểu trong trường hợp xảyra.

3 Giám định và bồi thường.

Khi đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro thì công ty bảo hiểm tiến hànhgiám định và bồi thường Đây là công tác đóng vai trò rất quan trọng trongquá trình bảo hiểm Vì nó giải quyết quyền lợi cho khách hàng trong kháchhàng khi có tổn thất xảy ra Công tác này làm tốt sẽ có tác dụng trong việcxây dựng hình ảnh của công ty, khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểmngày càng đông Do đó phải coi trọng công tác bồi thường cũng như khaithác

Trang 32

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN

VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

I Khái quát chung về công ty

1 Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC),

tiền thân là công ty liên doanh Bảo Hiểm Việt – Úc (là công ty liên doanh bảohiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty Bảo hiểmQuốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc) Việt - Úc được cấpgiấy phép thành lập theo giấy phép đầu tư số 2126/GP của Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư ngày 16 tháng 07 năm 1999

Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt –

Úc đổi tên thành công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namdựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộphần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn bảo hiểmQBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc

Theo giấy phép số 11GP/KDBH ngày 10 tháng 4 năm 2006 Công ty bảohiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức được cấp giấyphép thành lập và hoạt động Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,

có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu

tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập BIC chính thức hoạt

Trang 33

động từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 Thời hạn hoạt động là 89 năm, có têngọi chính thức là:

Tên Việt Nam: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamTên Tiếng Anh: BIDV Insurance Company

Tên viết tắt: BIC

Có trụ sở chính ở: Tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số

191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: (+84) 4 220082 và số Fax: (+84) 4 2200281

Hiện nay quyền giám đốc là: Ông Phạm Quang Tùng

BIC là công ty bảo hiểm phi nhân thọ, theo giấy phép đã cấp công ty hoạt động

ở các lĩnh vực sau: kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ; tái bảo hiểmphi nhân thọ trong và ngoài nước; hoạt động đầu tư tài chính, cụ thể như sau: + Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản vàbảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường

bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm tráchnhiệm chung; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy; Bảo hiểm tín dụng và rủi

ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm con người và các loạihình bảo hiểm phi nhân thọ khác

+ Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: BIC đã xây dựng được mối quan

hệ hợp tác kinh doanh với các công ty bảo hiểm có uy tín trên thế giới nhưSwiss Re, Labuan Re, B.E.S.T Re, Malaysian Re Berhad, Caisse Centrale DeReassurance và ở Việt nam như Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare.Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro, đảm bảo khả năngtài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phínhận tái bảo hiểm và hoa hồng từ nhượng tái bảo hiểm

Trang 34

+ Đầu tư tài chính: Công ty bảo hiểm BIDV sẽ thực hiện hoạt động đầu

tư tài chính theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng cao năng lực tài chínhcủa công ty, hỗ trợ hoạt động khai thác Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính

là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho công ty điều hoà nguồn vốn và sửdụng hợp lý tối đa nguồn vốn nhàn rỗi Với nhiệp vụ đầu tư tài chính chuyênnghiệp Công ty bảo hiểm BIDV sẽ có điều kiện thực hiện chiến lược mởrộng đầu tư, chiến lượcvào các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm cũngnhư lĩnh vực có nhiều tiềm năng

+ Các dịch vụ có liên quan: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổnthất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba

Công ty đã thành lập được các chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn quốc:

+Địa chỉ: Tầng 7, Trung tâm thương mại Sài Gòn, Số 37 Tôn Đức Thắng,Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

+Điện thoại: (+84) 8 9105869 – 9105 870

+Fax: (+84) 8 9105 868

+ Giám đốc chi nhánh: Ông Hoàng Văn Sơn

+Địa chỉ: tầng 4, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, Số 90Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Đà Nẵng

+Điện thoại: (+84) 511 865 803

- Fax: (+84) 511 865 804

+Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Báu

Trang 35

+ Địa chỉ: Số 20 Bến Bính, Thành phố Hải Phòng.

+Điện thoại: (+84) 31 747 373

+Fax: (+84)31 747 727

+ Giám đốc: Ông Nguyễn Thành Minh

+ Địa chỉ: Số 216, Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Nghệ An

+Điện thoại: (+84) 38 592 877

+Fax: (+84) 38 592 878

+Giám đốc: Ông Mai Nguyên Đông

+ Địa chỉ: Số 72 Lê Duẩn, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

+Địa chỉ: Số 41 Đường Nguyễn Tất Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột,tỉnh ĐakLak

+ Địa chỉ: Lô F, Khu phố 1, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà,tỉnh Đồng Nai

+Địa chỉ: Số 24 Trần Hưng Đạo, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu

+ Địa chỉ: Số 27-29 Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ

 Đại lý của BIC là tất cả các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.- Cơ cấu tổ chức

Trang 36

3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu, bộ máy tổ chức của BIC

Mô hình tổ chức của BIC gồm các cấp độ như sau:

 Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung toàn bộ hoạt động của BIC

và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội

sở chính của BIDV

 Các chi nhánh BIC tại các vùng trọng điểm: sẽ là đơn vị trực tiếpkinh doanh BIC sẽ giao địa bàn phụ trách cho từng chi nhánh củamình Các dịch vụ phát sinh từ chi nhánh BIDV sẽ được gửi/liên hệ

CN.HẢI PHÒNG

CN NGHỆ AN

CN TÂY

NGUYÊN

CN ĐỒNG NAI

CN VŨNG TÀU

CN BÌNH ĐỊNH

CN CẦN THƠ PHÓ GIÁM ĐỐC

Ngày đăng: 08/04/2013, 14:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Trang web của Công ty: http://www.bic.com.vn Link
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm Khác
2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm 3. Tạp chí bảo hiểm Khác
6. www.mangbaohiem.vn.net Khác
7. Bản tin số 4 năm 2005, Bản tin số 4 năm 2006 của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Doanh thu theo khu vực đến 31/12/2006 - Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Bảng 2 Doanh thu theo khu vực đến 31/12/2006 (Trang 42)
Bảng   3:   Phân   chia   phí   bảo   hiểm   theo   loại   hình   nghiệp   vụ   đến  31/12/2006 (chỉ tính phí bảo hiểm gốc). - Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
ng 3: Phân chia phí bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ đến 31/12/2006 (chỉ tính phí bảo hiểm gốc) (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w