Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước qua hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế, trong đó hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu, một trong những nguồn lực để thưc hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hội nhập kinh tế đang được coi là trào lưu mới thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường tiềm năng về tiền của, về công nghệ của các nước tiến nhằm đảm bảo mục tiêu cùng đạt tới lợi ích tối đa cho mỗi quốc gia, phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ diễn ra ở Việt Nam, châu Á mà còn ở khắp các châu lục và bao gồm cả các nước kém phát triển. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được bắt đầu từ hội nhập kinh tế với các tổ chức khu vực đến tổ chức toàn cầu. Nước ta đã trở thành viên chính thức của ASEAN, của Diễn đàn Châu á – Thái Bình Dương (APEC) và bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Mục tiêu của các tổ chức kinh tế là nhằm xây dựng một nền kinh tế đạt hiệu quả tối ưu về đầu tư, thương mại để tận dụng tối đa lợi thế so sánh của từng nước thành viên. Cơ hội có thể thu được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn. Song những thách thức trên con đường hội nhập sẽ không đơn giản. Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong 1 những vấn đề rất quan tâm của chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới. Để nhìn nhận rõ hơn về chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong thời kì gia nhập WTO, tôi đã chọn xăng dầu là mặt hàng để tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu từ đó tìm ra những bất ổn và các giải pháp để giải quyết những bất ổn đó. Đề án gồm 3 chương Chương 1: những lý luận cơ bản về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. Chương 2 : thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. Chương 3 : đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thuế xất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Văn Tuấn đã tạo điều kiên thuân lợi và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề án này. 2 CHƯƠNG 1- NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU. 1.1.Quan niệm về thuế xuất nhập khẩu. 1.1.1.Khái niệm thuế xuất nhập khẩu. Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hàng hóa thường được gọi chung là thuế quan, là loại thuế mà các nước dung để đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, do các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định của nhà nước. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại, gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia. Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa là loại thuế gián thu, chỉ thu vào hàng hóa xuất nhập khẩu, không thu vào hàng hóa sản xuất trong nước. Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa gắn chặt với hoạt động trao đổi thương mại quốc tế của mỗi nước trong từng thời kỳ. Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa do cơ quan hải quan quản lý thu, cơ quan thuế các cấp không thu, nhằm gắn công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 1.1.2.Đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu. Thứ nhất, thuế xuất nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Trong xã hội hiện nay, xuất hiện càng nhiều loại hàng hóa vô hình được chuyển vào hoặc ra khỏi biên giới một nước 3 nhưng không phải bằng phương thức thông thường mà cơ quan hải quan có thể kiểm soát được. Thứ hai, thuế xuất nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay gián thu,nghĩa là khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó chứ không bán ra bên ngoài thì khi đó khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu vì chính người nhập khẩu là người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Ngược lại khi nhà nhập khẩu đã nộp xong thuế nhập khẩu và bán lại hàng hóa đó cho người thì khác thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng chịu do đó khoản thuế nhập khẩu này có tính chất là khoản thuế gián thu bởi người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một. Thứ ba, thuế xuất nhập khẩu có đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Chức năng này thể hiện sự khác biệt căn bản giữa thuế xuất nhập khẩu và các thuế nội địa khác. Tuy nhiên, do súc ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chức năng bảo hộ thuế nền sản xuất trong nước của thuế xuất nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm cắt giảm dần các mức thuế suất nhằm đáp ứng nhu cầu tự do hóa thương mại quốc tế nên ranh giới phân biệt giữa thuế xuất nhập khẩu và thuế nội địa là rất mong manh thậm chí có thể bị xóa nhòa hoàn toàn khi mà tự do hóa thương mại trở thành xu hướng tất yếu và mang tính hiện thực trên toàn thế giới 1.1.3. Mục đích thuế xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu chủ yếu là để huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, sự phát triển thương mại quốc tế và quan điểm sử dụng mà thuế xuất nhập khẩu có vai trò khác nhau ở các quốc gia khác nhau trong việc tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 4 Thuế xuất nhập khẩu là công cụ của chính sách thương mại. Thuế xuất nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước khuyến khích xuất khẩu kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế. Thuế xuất nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia… Thuế nhập khẩu làm giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. Chống lại các hành vi bán phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình nhất là trong cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt. Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là hàng hóa xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa của dân tộc 1.1.4.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu. Giống như bất kỳ một loại thuế nào, thuế xuất nhập khẩu cũng thể hiện ba vai trò cơ bản: một là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thứ hai là điều tiết nền kinh tế, ba là hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu là đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và sau đó dược cấu thành trong giá cả của hàng hóa xuất nhập khẩu nên loại thuế này còn có một vai trò hết sức đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa 5 trong nước và hàng hóa ngoại nhập. Vai trò này của thuế xuất nhập khẩu được thể hiện trên hai khía cạnh chủ yếu: Một là, đối với hàng hóa nhập khẩu do bị đánh thuế nhập khẩu nên giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó các hàng hóa sản xuất trong nước, do không chịu thuế nhập khẩu hoặc chỉ phải chịu thuế cho phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu nên giá thành sản phẩm của loại hàng hóa này có xu hướng rẻ hơn và do đó có sức cạnh tranh lớn hơn đối với hàng ngoại nhập. điều này cho thấy việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước khi chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp trong nước. Hai là, đối với hàng xuất khẩu do bị dánh thuế xuất khẩu nên việc tiêu thụ các hàng hóa này ở thị trường nước ngoài trở nên khó nhăn hơn so với thị trường nội địa và khi đó các hàng hóa này có xu hướng sẽ được tiêu thụ trong nước. Bằng cách này, Nhà nước đã bảo hộ một cách hữu hiệu cho thị trường tiêu thụ trong nước. Mặt khác, khi Nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa do nước mình sản xuất khi chúng được tiêu thụ trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ được quy định giảm đi, thậm chí là bằng không. Việc nhà nước giảm thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn cho loại hàng hoá này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của những nước khác đang lưu thông trên thị trường 1.2.Tình hình xuất nhập khẩu chung của nước ta những tháng đầu năm 2010. 1.2.1.Đánh giá chung . Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý I/2010 là 32,3 tỷ USD tăng 19,8%so với cùng kỳ 6 năm trước, trong đó xuất khẩu là 14,46% tỷ USD tăng 1,6%và nhập khẩu là 17,86 tỷ USD tăng 40,2%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 3,4 tỷ USD, bằng 23,5% xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu nửa tháng đầu tháng 5/2010 đạt 6,26 tỷ USD, tăng 8,4% so với kỳ 2 tháng 4/2010.trong đó xuất khẩu đạt 2,89 tỷ USD tăng 6,8%và nhập khẩu 3,37 tỷ USD tăng 9,8% so với kỳ 2 tháng 4/2010.Như vậy tính từ đầu năm đến hết ngày 15/05/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 50,42 tỷ USD, tăng 7,3%so với cùng kỳ năm 2009.Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2010 vẫn tiếp tục ở trạng thái nhập siêu với mức thâm hụt là 486 triệu USD. Đến hết kỳ 1 tháng 5/2010 nhập siêu của cả nước là gần 5,1 tỷ USD bằng 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Diễn biến xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2010 1.2.2.Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu. Về xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2 ước đạt 3,9 tỷ USD, giản 23,2% so với tháng 2/2009 trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư 7 nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 1,85 tỷ USD, tắng 16,5%; doanh nghiệp trong nước đạt 1,74 tỷ USd, giảm 42,2%. Tính chung 2 tháng đạt 8,91 tỷ USD, tăng 0,1%so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 49,3%, doing nghiệp trong nước đạt 3,88 tỷ USD, giảm 24,3%. Tuy nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm có sự tăng trưởng nhẹ do giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện như than đá tăng 44,7%, dầu thô tăng 74,0% ./như vậy riêng yếu tố tăng giá các mặt hàng này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 604 triệu USD. Sự phục hồi của nền kinh tế một số nước trong khối EU chậm nên xuất khẩu tháng 2 vào một số thị trường chính giảm nhẹ 2,2% so với cung kỳ 2/2009. Tuy nhiên, với thị trường Châu Á tăng 4,6%; Hoa Kỳ tăng 23,8%; Trung Quốc tăng 26,3%. Tính chung 2 tháng , xuất khẩu vào một số thị trường chính so với cùng kỳ như sau: Châu Á tăng 31,9%; EU tăng 0,5%; Hoa Kỳ tăng 25,8%; Trung Quốc tăng 54,4%. Thị phần kim ngạch xuất khẩu 2 tháng của các khu vực như sau: Châu Á chiếm 48,7%; Châu Âu chiếm 19,0%; Châu Mỹ chiếm 23,5%; Châu Phi chiếm 1,3%; Châu Đại Dương chiếm 4,5%; thị trường khác chiếm 2,9%. Tháng 3/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 5,59 tỷ USD, tăng 49,5% so với tháng 2. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 2,58 tỷ USD, tăng 42,6% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong quý I/2010 lên 6,82 tỷ USD và chiếm 47,4% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đóng góp vào mức tăng kim ngạch của tháng 3 chủ yếu ở các mặt hàng như: dầu thô tăng 239 triệu USD, hàng dệt may tăng 214 triệu USD, gạo tăng 178 triệu USD, hàng thủy sản tăng 134 triệu USD, gỗ & sản phẩm gỗ tăng 8 107 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 86 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: tăng 82 triệu USD, cao su tăng 77 triệu USD… Kỳ 1 tháng 5/2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,89 tỷ USD, tăng 6.8% so với kỳ 2 tháng 4/2010, tăng 183 triệu USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,12 tỷ USD, giảm 11%. Nửa đầu tháng 5/2010 chỉ có 2 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu tăng khá so với kỳ 2 tháng 4 là tàu thuyền các loại tăng 93 triệu USD và dầu thô tăng 41 triệu USD. Trong khi đó, hầu hết các nhóm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại có kim ngạch giảm so với kỳ 2 tháng 4/2010. Cụ thể, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất do lượng xuất khẩu giảm tới 60%, tương ứng giảm 90 nghìn tấn về lượng và giảm 54 triệu USD về kim ngạch. Tiếp theo là các mặt hàng như: hàng thuỷ sản giảm 33,3 triệu USD, gạo giảm 32,7 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm 27,6 triệu USD và hàng giày dép giảm 25,4 triệu USD . Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 5/2010 là 22,66 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 2,32 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp FDI là 10,4 tỷ USD, tăng 42,7% (tăng 3,11 tỷ USD về số tuyệt đối). Theo số liệu tính toán từ đầu năm đến hết kỳ 1 tháng 5/2010 cho thấy nhiều nhóm hàng xuất khẩu có mức tăng kim ngạch khá cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: hàng dệt may tăng 483 triệu USD, gỗ & sản phẩm gỗ tăng 265 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 260 triệu USD, sắt thép tăng 256 triệu USD, cao su tăng 229 triệu USD, hàng thuỷ sản tăng 223 triệu USD . 9 Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 2 ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 21,1% so với tháng 1, trong đó, kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 20,7%, chiếm tỷ trọng 40,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu; doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 74,8%, chiếm tỷ trọng 59,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 2 tháng ước đạt 10,66 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ chủ yếu do nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 51,2%. Nhóm hàng cần thiết nhập khẩu 2 tháng ước đạt 8,56 tỷ USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần phải kiểm soát nhập khẩu ước đạt 0,72 tỷ USD, tăng 46,8%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 1,38 tỷ USD, tăng 70,5%. So với cùng kỳ, tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu 2 tháng như sau: xăng dầu giảm 19% về lượng và tăng 20% về kim ngạch; thép các loại tăng 39,8% về lượng và tăng 34,3% về kim ngạch; kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 14,5%…Cũng như xuất khẩu, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao: giá xăng dầu các loại tăng 48,2%; khí đốt tăng 44,8%; phôi thép tăng 18,9%; kim loại thường tăng 53,0%;… Như vậy, riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng này khiến kim ngạch nhập khẩu tăng 602 triệu USD. Tháng 2, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các thị trường chính so với cùng kỳ: Châu Á tăng 10,4%; Châu Âu tăng 1,6%; Châu Mỹ tăng 29,7%; Châu Đại Dương tăng 11,2%. Tính chung 2 tháng: Châu Á tăng 41%; Châu Âu tăng 29,3%; Châu Mỹ tăng 66,2%; Châu Đại Dương tăng 35,4%;… Thị phần kim ngạch nhập khẩu 2 tháng của một số thị trường so với 10 . thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. Chương 3 : đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thuế xất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. Tôi xin. CƠ BẢN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU. 1.1.Quan niệm về thuế xuất nhập khẩu. 1.1.1.Khái niệm thuế xuất nhập khẩu. Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hàng hóa