Giải pháp cho thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Kinh tế quốc tế Lời mở đầu Tôn Trung Sơn – người đặt viên gạch đầu tiên cho nền cộng hòa nước Trung Hoa đã từng nhận định : “Triều sóng phát triển của thế giới đang dâng lên cuồn cuộn, thuận dòng thì phát triển, ngược dòng thì nhất định bị diệt vong.” Nhận định đó đã giúp chúng ta hình thành nhận thức về chân lí đó là: Sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không thể tách rời sự phát triển của các dân tộc và các quốc gia khác trên thế giới.Để có sự phát triển, các quốc gia không có sự lựa chọn nào khác là hòa mình vào dòng chảy chung của nhân loại. Diễn biến kinh tế trong những năm gần đây đã cho thấy sự hình thành và phát triển của xu hướng toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra từng giây,từng phút ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một tất yếu không thể thiếu đó là sự ra đời của Thương mại quốc tế. Sự giao lưu buôn bán hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, phong phú cả về số lượng, hình thức và phạm vi hoạt động. Chính sách mở cửa tạo sự thông thoáng di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ,vốn và khoa học công nghệ. Chưa bao giờ các hoạt động xuất nhập khẩu lại diễn ra sôi động như hiện nay.Điều đó đưa các quốc gia đứng trước những cơ hội lớn để phát triển nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Làm thế nào để tận dụng được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để thu hút đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu? Làm thế nào để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước nếu không có những chính sách ,sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia? Bên cạnh việc đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu; sử dụng luật pháp và tiến hành hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu là những công cụ và biện pháp không thể thiếu để Nhà nước quản lí có hiệu quả hoạt động XNK. Đặc biệt, thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay có Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế vai trò rất quan trọng bởi nó là nhân tố quyết định xem 1 loại hành hóa nào đó có thể xuất( hoặc nhập) ra khỏi(hay vào) quốc gia đó không. Mục đích nghiên cứu bài viết này là nhằm nắm bắt được nội dung, bản chất, thực trạng, những bất cập còn tồn tại xung quanh thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam chúng ta.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục và định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Đối tượng nghiên cứu ở đây là các quy định của cơ quan có thẩm quyền; trách nhiệm và quyền hạn của bên chủ hàng (người đi làm các thủ tục xuất nhập khẩu) và nhân viên cơ quan nơi tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu. Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề có liên quan , nằm trong nội dung của quy trình tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu. Phương pháp nghiên cứu là khoa học nghiên cứu kinh tế vi mô và kinh tế học thực chứng. Kết cấu bài viết gồm 3 phần chính: - Chương 1. Những vấn đề tổng quan về thủ tục xuất nhập khẩu . - Chương 2. Thực trạng về thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam. - Chương 3. Giải pháp cho thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế Chương 1. Những vấn đề tổng quan về thủ tục xuất nhập khẩu (XNK) 1.1.Khái niệm về thủ tục XNK Thủ tục XNK là những giấy tờ mang tính pháp lí ,bắt buộc đối với việc XNK hàng hóa tại chỗ hay qua biên giới quốc gia mà các bên tham gia hoạt động này phải tiến hành. Nó là công cụ để quản lí hành vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước; để ngăn chặn XNK lậu qua biên giới; để thống kê số liệu về hàng XNK. 1.2.Nguyên tắc khi làm thủ tục XNK - Nhanh chóng. - Minh bạch,công bằng. - Tuân thủ luật quốc gia và quốc tế. - Bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. 1.3.Nội dung của thủ tục xuất nhập khẩu Trước khi nghiên cứu nội dung của thủ tục xuất nhập khẩu , chúng ta xem xét 2 quy trình sau: Quy trình thủ tục xuất khẩu: Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế Ký hợp đồng xuất khẩu. Chuẩn bị hàng hóa Xin giấy Kiểm Giải quyết khiếu nại Mua bảo hiểm Làm thủ tục thanh toán Thuê tàu hoặc lưu cước Kiểm nghiệm hàng hóa Giao hàng lên tàu Làm thủ tục hải quan Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế Quy trình thủ tục nhập khẩu: Làm thủ tục thanh toán Giao hàng cho đơn vị đặt hàng Kiểm tra hàng hóa Nhận hàng Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm hàng hóa Thuê tàu hoặc lưu cước Kí kết hợp đồng nhập khẩu Xin giấy phép nhập khẩu Mở L/C khi bên bán báo Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế Đôn đốc bên bán giao hàng Giải quyết khiếu nại về hàng hóa(nếu có) a. Khi nhà đầu tư xuất hàng hoá ra nước ngoài thì cần thực hiện các thủ tục hải quan như sau: *Chuẩn bị bộ chứng từ: - Bộ tờ khai hải quan. ( mua tại hải quan ) - 4 invoice ( bản chính). - 4 packing list (bản chính). - Hợp đồng (bản sao y). - L/C ( bản sao y ) nếu có. * Qui trình đăng ký tờ khai hải quan: - Ðem bộ chứng từ đến đăng ký tờ khai hải quan . Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế - Chờ hải quan phân công kiểm hóa. - Sau khi kiểm hóa xong thì kiểm hàng niêm phong đóng dấu. - Rút tờ khai và thanh lý. * Chú ý :Trong lúc đăng ký tờ khai và chờ phân công kiểm hóa, liên hệ với thương vụ cảng để đăng ký hạ container , tìm bốc xếp , bốc dỡ hàng. Nếu bộ chứng từ khách hàng yêu cầu phải có CH (chứng nhận vệ sinh) và inspection certificate( giấy kiểm định hàng hóa ) thì trước khi đăng ký tờ khai phải liên hệ với Nafipuacent (Chi nhánh kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản 4) để nộp. - Ðơn. - Kiểm mẩu. Nếu bộ chứng từ cần C/O thì phải liên hệ với phòng thương mại và công nghiệp để chuẩn bị hồ sơ làm C/O. Các nhà đầu tư có thể được hổ trợ làm thủ tục xuất nhập khẩu từ các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận. b. Các nhà đầu tư muốn nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, khi đến hải quan nhận hàng thì cần phải thực hiện các thủ tục như sau: * Chuẩn bị hồ sơ: - Bộ tờ khai hải quan.( mua tại hải quan ) - 4 invoice -Hóa đơn thương mại ( 1 bản chính ,3 bản sao y ). - 4 packing list - Bảng kê chi tiết ( 1 bản chính ,3 bản sao y ). - Hợp đồng (sao y ). - L/C - Thư tín dụng ( sao y, nếu có ). - C/O - Giấy chứng nhận xuất xứ ( bản chính). - Bảo hiểm (bản chính). - B/L - Vận tải đơn . Bản chính đối với thanh toán TT ( chuyển tiền bằng điện ), D/P (nhờ thu ) . Ðối với thanh toán L/C thì chỉ cần bản sao y. - Lệnh giao hàng ( của hãng tàu ) - Giấy giới thiệu ( của công ty ) Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế * Qui trình đăng ký tờ khai hải quan: - Cầm B/L bản chính và giấy giới thiệu đến hãng tàu lấy D/O - lệnh giao hàng (đối với thanh toán L/C phải sử dụng B/L có ký hậu). - Sau đó đem bộ chứng từ đến phòng đăng ký tờ khai hải quan đăng ký và chờ hải quan phân công kiểm hóa rồi tiến hành kiểm hàng, tính thuế - Sau khi nộp thuế xong thì rút tờ khai, nhận hàng , thanh lý rồi chở hàng về. * Chú ý :Trong lúc đăng ký tờ khai và chờ phân công kiểm hóa, liên hệ với thương vụ cảng để đăng ký hạ container tìm bốc xếp để bốc dỡ hàng ngay khi được nhận hàng. 1.3.1.Thủ tục xin giấy phép XNK Có thể mua đơn xin giấy phép XNK/ hạn ngạch XNK tại trung tâm dịch vụ xuất bản Chính phủ.Thủ tục được tiến hành thông qua các bước sau: Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế Nộp 2 bản đơn xin giấy phép XNK/Hạn ngạch XNK cùng các hồ sơ cần thiết khác (Hợp đồng nhập khẩu, Thư phê chuẩn của cục, bộ có liên quan,v.v… ) cho các cơ quan sau: Sau khi hồ sơ được xem xét, nếu đơn được chấp nhận, một bản của đơn xin Giấy phép XNK/Hạn ngạch XNK đã trình sẽ được đóng dấu và gửi cho người nộp đơn. Phòng cấp phép thương mại, Vụ kiểm soát thương mại, Cục hợp tác thương mại và kinh tế, Bộ kinh tế, thương 1.3.2.Giám định và kiểm tra chất lượng hàng hóa Giám định hàng hoá là hoạt động dịch vụ thương mại do tổ chức giám định thực hiện còn kiểm tra chất lượng hàng hoá là hoạt động quản lý của Nhà nước do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được chỉ định tiến hành. Giám định Kiểm tra - Mục đích Bảo vệ lợi ích của một bên hoặc các bên Bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và quyền lợi chính Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam Kinh tế quốc tế có liên quan đến hàng hoá cần giám định. đáng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Đối tượng Tất cả hàng hoá cần giám định. Hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ. - Nội dung Số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hoá, tổn thất, an toàn, vệ sinh. Các chỉ tiêu và yêu cầu liên quan đến chất lượng, an toàn, vệ sinh, môi trường và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. - Căn cứ Các quy định trong hợp đồng mua, bán giữa các bên. Tiêu chuẩn (TCVN, TCN) hoặc các quy định kỹ thuật. - Tổ chức thực hiện Tổ chức giám định được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá. Tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ, ngành được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện - Kết quả Kết quả được thể hiện trong chứng thư giám định làm căn cứ để các bên giải quyết. Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc không cho phép thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, cho phép hoặc không cho phép lưu thông trên thị trường đối với hàng hoá sản xuất trong nước. 1.3.3.Thuê tàu hoặc lưu cước Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam