Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng giá trị DNNN ở Việt Nam .

29 253 0
Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng giá trị DNNN ở Việt Nam .

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng phương pháp xây dựng giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam hiện nay

Mục lục A- Phần mở đầu B- Nội dung Chương I : Cơ sởlý luận của việc xác định giá trị doanh nghiệp 1.1.Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Doanh nghiệp và các đặc trưng của doanh nghiệp 1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.2 Các khái niệm cơ bản. 1.2.1 khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp 1.2 Các khái niệm cơ bản. 1.2.1 khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp 1.2.2 Đối tượng áp dụng 1.3 Vai trò của việc xác định giá trị doanh nghiệp Chương II: Thực trạng phương pháp xây dựng giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa Việt Nam hiện nay 2.1 Cơ sở pháp lý của việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. 2.2 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 2.2.1. Phương pháp tài sản 2.2.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 2.2.3 Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa hiện nay. 2.3 Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa hiện nay. Chương III: Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng giá trị DNNN Việt Nam . 3.1. Các giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 3.1.1- Kết hợp các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 1 3.1.2- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho thị trường xác định giá trị doanh nghiệp và tin học hóa quy trình xác định giá trị doanh nghiệp 3.1.3- Nâng cao hiệu quả phương pháp xác định gái trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng 3.1.4- Nâng cao hiệu quả áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền 3.2- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 3.2.1- Về xây dựng khung pháp lý cho hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp 3.2.2- Điều chỉnh chính sách hợp lý hơn khi xác định công nợ trong giá trị doanh nghiệp. 3.2.3- Cần quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. C- Kết luận D- Tài liệu tham khảo 2 A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của cả đất nước, song trong những năm gần đây phần lớn trong số đó hoạt động yếu kém, có dấu hiệu trì trệ và giảm sút. Để khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài của một số bộ phân doanh nghiệp nhà nước cần sắp xếp lại chúng để tạo tính chủ đạo cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp để kích thích nền kinh tế phát triển. Một trong những giải pháp đó là chuyển đổi một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và các biện pháp giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp đang được làm thí điểm đã ngày càng đem lại những hiệu quả rõ rệt. Cơ sở cho những hoạt động đó là xác định giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên do đặc tính của doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, cả những bộ phận hữu hình như tài sản vật tư, nhà xưởng…cả những bộ phận vô hình như công nghệ, uy tín, danh tiếng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối… điều này khiến việc xác định giá trị doanh nghiệp là một việc làm hết sức phức tạp. Tuy nhiên giá trị doanh nghiệp không được xác định đúng đắn sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường hoặc làm tổn thất tài sản của nhà nước. Điều này thật không hề đơn giản trong một nước mà thị trường Chứng khoán chưa phát triển toàn diện, các doanh nghiệp chưa có thói quen hoạt động theo nguyên tắc công khai mọi thông tin quản lý, tài chính. Vì vậy, việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng này luôn là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu, quản trị và thực hành. Đó là lý do mà em lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Việt nam hiện nay” với mong muốn sẽ góp phần nhỏ vào việc tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để 3 đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nước ta hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm rõ những vấn đề lý luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp - Phân tích thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đang sử dụng nước ta trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp xác định giá trị daonh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và trong khuôn khổ giới hạn của đề án em xin chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa. 4. Kết cấu của Đề án. Chương I: Cơ sở lý luận của phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Chương II: Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Việt nam hiện nay Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Việt Nam. 4 B- NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1.Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Doanh nghiệp và các đặc trưng của doanh nghiệp a, Khái niệm Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.( Luật Doanh Nghiệp 2005) b, Các đặc trưng của Doanh nghiệp Những điểm đặc trưng về mặt pháp lý để phân biệt doanh nghiệp là một “ tổ chức kinh tế” với hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là phân biệt với các tổ chức không phải là đơn vị kinh doanh như cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội đó là: Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên riêng của doanh nghiệp là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp trên thương trường. Nó còn là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng là cơ sở để phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng. Thứ hai, doanh nghiệp phải có tài sản. Mục đích chủ yếu và trước tiên của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh với những đặc trưng là đầu tư tài sản và để thu lợi về tài sản. Thứ ba, doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định. Bất cứ nhà đầu tư nào thành lập doanh nghiệp đều phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Trụ sở giao dịch chính tại Việt nam cũng là căn cứ chủ yếu để xác định quốc tịch Việt nam của doanh nghiệp. 5 Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật và mỗi doanh nghiệp, dù kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ít nhất một giây chứng nhận(Giấy đăng ký kinh doanh). Trong đó, Nhà nước ghi nhận những yếu tố chủ yếu cấu thành tư cách chủ thể của doanh nghiệp, phạm vi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp và chủ yếu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp trong quá trình hoạt đọng cóthể thực hiện những hoạt động nhằm các mục tiêu xã hội, không phải vì mục đích lợi nhuận nhưng đó là sự kết hợp và không phải là mục tiêu bản chất của doanh nghiệp. 1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. a. Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 1 Luật Doanh nghiêp nhà nước 2003) b. Công ty Cổ Phần: là doanh nghiệp, trong đó: + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần + Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; + Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; + Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ truờng hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của luật này (khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005) c. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên d. Doanh nghiệp Tư Nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ( khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005) e. Công ty Hợp Danh: là doanh nghiệp, trong đó: 6 + Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới cùng một tên chung( sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài ra các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. + Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. + Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. (khoản1 Điều 130 Luật DN 2005) 1.2 Các khái niệm cơ bản. 1.2.1 khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp: Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp. 1.2.2 Đối tượng áp dụng + Các công ty đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa + Các công ty dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh . + Các công ty chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng. + Các công ty đang trên đà phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3 Vai trò của việc xác định giá trị doanh nghiệp + Nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ sở hữu: - Cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. - Các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai. Đặc biệt là các khoản nợ ngoài dự kiến, ví dụ: các vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp. + Khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích và khớp lại các dữ liệu quá khứ và triển vọng phát triển trong tương lai của Doanh nghiệp trong một bản báo cáo chính xác và toàn diện. 7 + Bằng việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và giá trị cốt lõi của công ty, “ Xác định giá trị doanh nghiệp” trở thành một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiện thực hóa được các cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai. + Trong các trường hợp cần thiết sẽ vạch ra các kế hoạch và kiến nghị chuẩn bị cho các hoạt động tiền và hậu IPO. + Chỉ ra những thay đổi cần thiết về hệ thống tài chính, cơ cấu thành phần cổ đông hoặc cấu trúc doanh nghiệp bởi quy trình này sễ tạo ra một diễn đàn mở để công ty có thể thảo luận một cách sâu rộng và xem xét xem những cơ cấu này có đông nhất và có lợi cho tương lai của công ty hay không? + Hỗ trợ Hội đông quản trị và Ban Giám đốc đưa ra những quyết định khó khăn như các hoạt đông bán hàng hay loại bỏ các hoạt động làm ăn không có lãi hoặc không mang tính mấu chốt để tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao. + Đưa ra những phân tích về hệ thống quản trị và điều hành công ty đồng thời cung cấp những đánh giá về năng lực một số vị trí nhân lực chủ chốt + Một dự án “ Xác định giá trị Doanh nghiệp” toàn diện và thành công sẽ đem lại những hiệu quả tích cực do đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ phát hiện ra nững khu vực làm ăn hiệu quả đối với công ty, từ đó xẽ đưa ra nhũng giải pháp phát huy tối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY 8 2.1 Cơ sở pháp lý của việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Từ năm 1986 trở về trước, trong thời kì thực hiện cơ chế Kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh hầu như chưa có, các cơ quan Nhà nước và các Doanh nghiệp Quốc doanh không hề có nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp. Mọi hoạt động chuyển nhượng tài sản, bàn giao xí nghiệp, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp đều được thực hiện theo kế hoạch và thông qua hệ thống điều hòa vốn của các cơ quan chủ quản và tổ chức. Việc liên kết hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển của ngành và vùng lãnh thổ cũng chỉ là liên kết đơn giản giá trị tài sản các doanh nghiệp với nhau. Các yếu tố thực cấu thành giá trị doanh nghiệp cũng chỉ là các con số danh nghĩa do Nhà nước quy định và được ổn định trong thời gian dài. Chính vì vậy xác định giá trị doanh nghiệp không phải là nhu cầu và không được đề cập đến trong cơ chế quản lý kinh tế tổ chức kế hoạch hóa tập trung nước ta. Từ năm 1992 trở lại đây các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp đều tập trung chủ yếu vào xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa. Ngày 08/06/1992 thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 10, Quốc Hội khóa VIII, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định 202/CT về việc làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Theo quyết định này giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đựợc xác định bằng phương pháp giá trị tài sản thuần có điều chỉnh. Tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nứoc thành công ty cổ phần. Trong đó hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt ngày 19/06/2002 chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/ NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó giá trị doanh nghiệp được xác định là giá trị thực tế của doanh nghiệp. Và tùy theo đặc điểm của ngành nghề hoạt đọng sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, cho phép áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Sau đó Nghị định số 9 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần ngày 16 tháng 11 năm 2004. Trong đó quy định phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và một số phương pháp khác do Bộ tài chính hướng dẫn thi hành. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, kinh doanh theo những lĩnh vực ngành nghề nào mà quyết định lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Vẫn tồn tại quá nhiều bất cấp trong việc xác định giá trị doanh nghiệp nên ngày 26 tháng 6 năm 2007 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ra đời. Sự ra đời của Nghị định 109/2007/NĐ- CP là một tất yếu khách quan, phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006 2.2 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Theo quy định hiện hành có hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. 2.2.1. Phương pháp tài sản a, Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. b, Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu quy định tại điểm 2 phần B Mục III Thông tư này. c, Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán trừ (-) các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). d, Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Giá trị thực tế của doanh nghiệp không bao gồm: 10 . nay. Chương III: Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng giá trị DNNN ở Việt Nam . 3.1. Các giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.. trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ngày đăng: 07/08/2013, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan