Cần quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng giá trị DNNN ở Việt Nam . (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CỔ

3.2.3-Cần quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

sung các quy định cho xử lý tích cực hơn hoặc khoanh nợ giao cho công ty cổ phần theo dõi giữ hộ Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định( tức là loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp).

Yêu cầu buộc các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa phải chủ động xử lý các tồn tại về tài chính trước khi chuyển đổi sở hữu, không chờ đến thời điểm cổ phần hóa mới làm, đồng thời bổ sung quy định nâng cao trách nhiệm kế toán và giám đốc của doanh nghiệp trong việc xử lý những tồn tại này.

Các doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu sẽ được Nhà nước hỗ trợ xử llý nợ đọng ngân sách, nợ đọngvay ngân hàng, nợ đọng vay quỹ hỗ trợ phát triển. trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa xử lý hết nợ và tài sản tồn đọng thì được loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp và chuyển cho công ty mua bán nợ tồn đọng.

Trong xử lý công nợ điều làm các công ty định giá mất nhiều thời gian nhất là việc xác định các khoản công nợ. Do vậy Bộ tài chính cần có những ưu đãi đối với các doanh nghiệp định giá bằng cách yêu cầu các cơ quan thuế hay các ngân hàng, các đối tác hay các khách hàng của doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng cho các doanh nghiệp định giá để cổ phần hóa, giảm bớt các giấy tờ và thủ tục rườm rà trong quá trình xác nhận các khoản công nợ.

3.2.3- Cần quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp doanh nghiệp

Có thể khẳng định rằng thương hiệu là giá trị vô hình đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu, nó góp phần rất lớn trong việc tạo ra sức mua sản phẩm và sẽ tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên định giá thương hiệu như thế nào lại là vấn đề khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị phần của doanh nghiệp, sự bảo hộ của nhà

nước hoặc cơ quan chức năng, tính quốc tế của thương hiệu…Đến nay vẫn chưa có một phương pháp chính thống nào trong việc định giá thương hiệu mà giá trị thương hiệu phần lớn được định giá thông qua các mua bán và sát nhập thực tế. Tại Việt Nam, giá trị thương hiệu cùn với các lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định thông qua chỉ tiêu lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên lợi nhuận siêu ngạch lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và không phải doanh nghiệp nào cũng có lợi nhuận siêu ngạch dù giá trị thương hiệu vẫn tồn tại.

Giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của doanh nghiệp được coi như yếu tố để xem xét thị phần của thương hiệu. Doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì thương hiệu đó đã chiếm lĩnh được càng nhiều thị phần.

- Sự phát triển ổn định của doanh nghiệp: Tuổi thọ của thương hiệu phụ thuộc vào tuổi thọ của sản phẩm và hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi thọ của doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu duy trì được sự ưa chuộng và lòng trung thành của khách hàng trong một thời gian dài sẽ có giá trị hơn thương hiệu có nhiều biến động.

- Về thị trường: Cùng một thương hiệu nhưng ở các thị trườn khác nhau thì tạo ra các giá trị khác nhau.

- Tính quốc tế: Thương hiệu có mặt trên thị trường quốc tế sẽ có giá trị hơn thương hiệu chỉ bán tại thị trường nội địa hay khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng giá trị DNNN ở Việt Nam . (Trang 28 - 29)