Những bất cập trong xuất nhập khẩu xăng dầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. (Trang 28 - 32)

Việt Nam là một thị trường chủ yếu xuất khẩu dầu thô thuộc phân kỳ giá thấp, còn nhập khẩu nhiều hàng hóa xăng dầu thuộc phân kỳ giá cao. Nên dù giá thị trường biến động theo chiều nào đều gây ra những bất lợi cho thị trường.

Về xuất khẩu, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu dầu thô, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên trời cho này ngỡ như vô tận nay đang có dấu hiệu cạn kiệt do khai thác qua nhiều nhưng mà hàng năm Nhà nước vẫn cứ đặt ra chỉ tiêu khai thác để tiêu dùng và xuất khẩu cao. Do đó dẫn đến nguy cơ nguồn tài ngyên này sẽ dần dần cạn kiệt.

Sau khi gia nhập WTO, những vụ kiện áp dụng các biện pháp thương mại không giảm mà còn có xu hướng tăng lên, với 3 nét nổi bật: (1) Mỹ và EU - chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường - kiện nhiều nhất (2) Có đến 9 mặt hàng, trong đó đặc biệt là các ba sa, tôm sú, giày mũ da... tăng trưởng xuất khẩu nhanh vào các thị trường đó bị kiện nhiều nhất.(3) Kiện chống bán phá giá là chính, song nay lại phải đối mặt với kiện về chống trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa xách tay vào thị trường Mỹ. Do đó các nước áp dụng hàng rào thuế quan đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gây khó khăn cho việc xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài trong đó có mặt hàng dầu thô.

Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng buôn lậu xăng qua biên giới bằng đường bộ và đường biển, các cửa hàng xăng dầu gần biên giới hay các cá nhân vì lợi nhuận mà buôn bán lậu hàng xăng dầu qua biên giới.Điển hình là từ khu vực sông Mekong giữa Campuchia và Việt Nam tới vùng rừng núi giữa Thái Lan – Malaysia và vùng biển Indonesia, Trung Quốc – Hồng Kông..., những kẻ buôn lậu xăng dầu đang kiếm lợi bất hợp pháp hàng chục triệu USD. Giá dầu càng cao, nguồn lợi càng lớn. Xăng dầu buôn lậu dưới

mọi hình thức, quy mô lớn nhỏ tùy thuộc. Nhỏ là vài chục lít xăng đựng trong thùng được chở bằng xe đạp, xe máy hoặc giấu trong thuyền. Lớn là hàng trăm lít chất trong xe tải, tàu biển. Mỗi năm Campuchia chỉ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn xăng dầu, nhưng số xăng dầu tịch thu được từ những kẻ buôn lậu đã lên tới 2,5 triệu tấn tính từ năm 2004 đến nay.

Về hải qua, đã công khai các thủ tục hành chính và mỗi thủ tục được giản hoá. Song doanh nghiệp vẫn tốn kém tiền bạc, thời gian vào việc làm thủ tục xuất khẩu bởi đã có “luật bất thành văn”, bất cứ ai cũng phải chấp thuận khi qua cửa khẩu, hàng đến bến bãi hoặc bon bon trên đường. Nếu không nộp phí thì hàng hóa sẽ bị ứ đọng tại bến bãi đợi ngày xử lý, thế nên doanh nghiệp nộp phí để hàng hóa nhanh chóng được xuất khẩu. Việc này làm dần dần rồi cũng trở thành tiền lệ của các doanh nghiệp. . Cơ chế thì rành mạch, nhưng doanh nghiệp vẫn nơm nớp trước các mệnh lệnh hành chính như thể phanh gấp.

Về nhập khẩu xăng dầu xảy ra các hiện tượng như không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá đối với xăng dầu nhập khẩu . Hai là không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng xăng dầu nhập khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.Ba là đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.Bốn là không khai hoặc khai sai hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.Năm là khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.Sáu là nhập khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam.

2.2.3.Các hình thức gian lận thuế xuất nhập khẩu xăng dầu.

Một vấn đề nổi bật làm giảm đáng kể số thu ngân sách là việc trốn thuế qua giá, trong đó doanh nghiệp lợi dụng chính sách hàng chuyển cửa khẩu để trốn thuế.Về cơ bản hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định giá tính

thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. TCHQ lập kế hoạch chỉ đạo, phát hiện các trường hợp gian lận về trị giá khai báo hải quan theo GATT, các gian lận về giá khai báo đối với các mặt hàng như ô tô, xe máy, rượu, xăng dầu nhập khẩu.

Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và đa dạng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định khu vực khác biệt nên việc gian lận, trốn thuế là điều không thể tránh khỏi.

Bắt đầu bằng việc bãi bỏ bảng giá thuế tối thiểu, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) với những dòng thuế suất ưu đãi, thì bắt đầu có hiện tượng nhập hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng chứng nhận xuất xứ ASEAN (C/O form D), thậm chí xuất hiện cả C/O giả. Theo quy định, hàng hóa có C/O form D, tức trong sản phẩm phải có chứa trên 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN khi xuất khẩu vào các nước trong ASEAN sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% hoặc 10%, 15%..., thấp hơn nhiều so với hàng ngoài ASEAN.

Các trường hợp cố tình khai báo sai mã số thuế cũng rất đa dạng, lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan.

Ngoài ra còn xảy ra các hình thức gian lận thuế xuất nhập khẩu như: một là lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.Hai là lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hoá đơn, hợp đồng kinh tế và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.Ba là lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.Bốn là không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền

kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm.Năm là không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển sau 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, nhưng chưa ra quyết định xử phạt.Sáu là không kê khai hoặc kê khai không chính xác dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.Bẩy là sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm.Tám là lập hoá đơn bán hàng hoá sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế.Chín là sử dụng hàng hoá được giảm thuế, miễn thuế (bao gồm cả hàng hoá thuộc diện không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.

Bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng mua chuộc, hối lộ cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu để nhập lậu số lượng lớn hàng hóa vào nội địa hoặc để xuất hàng ra nước ngoài. Hàng hóa xuất nhập khẩu đều được đóng gói bao bọc kín, nhất là hiện nay việc giao hàng bằng container là phổ biến, hàng hóa được kiểm hóa tại doanh nghiệp, nhiều đối tượng đã đánh tráo hàng để nhập, xuất lậu các mặt hàng bị cấm hoặc bị đánh thuế cao.

Trên đường biển, các tàu biển nước ngoài vận chuyển hàng nội địa nhưng đưa lẫn nhiều hàng ngoại nhập lậu hoặc hàng khác chủng loại cho phép vào Việt Nam. Các đối tượng thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa để hưởng thuế suất thấp. Ngoài ra, là hành vi lập bộ hồ sơ khai báo Hải quan giả hoặc cố ý thiếu, sai lệch một số yếu tố, ghi chung chung, không rõ ràng.

Lợi dụng các chính sách pháp luật và ưu đãi về thuế của Nhà nước ta, nhiều đối tượng và doanh nghiệp đã tìm cách trốn thuế. Như lợi dụng ưu đãi về thời hạn nộp thuế, các cá nhân và tổ chức đã cố tình nợ đọng kéo dài, chây ì, chiếm dụng thuế rồi bỏ trốn hoặc chỉ thực hiện một vài hợp đồng nhập khẩu rồi giải thể doanh nghiệp hoặc chuyển sang lĩnh vực khác; Trốn thuế qua việc

khai sai xuất xứ hàng hóa, xuất trình giấy xuất xứ giả, không đúng xuất xứ hàng hóa để được áp mã số thuế thấp hơn để trốn thuế XNK; Trốn thuế qua chính sách hàng đổi hàng hoặc việc kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan...

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w