CHƯƠNG 3– ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. (Trang 32 - 34)

CƯỜNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM. 3.1 Phương hướng phát triển.

Nhà nước ta cần phải ngày càng tiến hành tăng cường công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời có các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế về chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh hoạt động thương mại, phát triển thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa giúp cho việc xuất khẩu trong nước thuận lợi hơn.

Việc tham gia vào các tổ chức thương mại giúp nước ta mở rộng quan hệ với các nước anh em, do đó thúc tiến hoạt động xuất khẩu. Việc mở rộng quan hệ giúp ta mở rộng thị trường đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, do đó giúp cho việc giao lưu buôn bán quốc tế trở nên thuận tiện hơn giúp ta xuất khẩu mặt hàng ra thị trường thế giới.

Nhà nước cũng cần tiến hành chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan rà soát lại những quy định hiện hành về xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để loại bỏ các quy định không phù hợp, bảo đảm đơn giản, thuận tiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp này.

Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại, nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế VAT, phí xăng, dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra.

Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp. Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ không khuyến khích nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được.

Do đó Nhà nước ta cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu; lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước. Giải pháp thực hiện là chuyển phần lớn thuế nhập khẩu và toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt sang thu ở khâu bán ra, cụ thể: Một là, thuế nhập khẩu: nên giữ ở tỷ lệ đủ để khuyến khích sản xuất đề nghị khung thuế nhập khẩu mới là 0% - 5% thay cho khung hiện nay 0% - 40%, phần còn lại (sau khi trừ 5%) thu ở khâu nhập khẩu, sẽ chuyển sang thu theo số tuyệt đối ở khâu bán ra và có thể gọi là “Thuế sử dụng xăng dầu”; Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt: đang áp dụng đối với mặt hàng xăng là 10% tính trên giá CIF có thuế nhập khẩu và cũng được thu ở khâu nhập khẩu. Thời gian tới đề nghị chuyển sang thu khâu bán ra, cũng thu theo số tuyệt đối; Ba là, phí xăng dầu không phân biệt từ nguồn sản xuất trong

nước hay từ nguồn nhập khẩu, thu 100% ở khâu bán ra như hiện nay; đối tượng kê khai và nộp phí xăng dầu là các doanh nghiệp đầu mối vừa bảo đảm tập trung, dễ kiểm soát, tránh gian lận.

Đồng thời, Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép...) có điều kiện áp dụng cơ chế “PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới.

Bên cạnh việc khuyến khích nhà máy lọc dầu trong nước, ta cấn tiến hành giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tìm các nguyên liệu thay thế xăng dầu để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Ngoài việc khuyến khích doanh nghiệp trong nước sản xuất và xuất khẩu, Nhà nước và cơ quan hải quan cũng cần có những biện pháp để tránh tình trạng nhập siêu. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan tháng 3/2010 đạt 566 triệu USD, tăng 37,2% so với tháng 2/2010và tăng 15,8% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan quý I/2010 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ, chiếm 8,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước quý I/2010.trong đó xăng dầu các loại là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan quý I/2010, đạt 194 triệu USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ, chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch. Do đó mà ta cần phải có những biện pháp hạn chế nhập siêu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w