Các giải pháp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. (Trang 34 - 39)

3.2.1.Các giải pháp để hạn chế những bất cập trong xuất nhập khẩu xăng dầu.

mặt hàng nào không chỉ có xăng dầu. Do đó cấp thiết lúc này là cần tìm ra các giải pháp để giải quyết bất cập đang xảy ra.

Trước hết chúng ta cần khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cơ quan hải quan cần tạo thuận lợi về thủ tục hải quan và thời gian thông quan, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử đối với xuất khẩu hàng hóa.

Tiến hành thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin có liên quan đến hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho công tác quản lý rủi ro; định kỳ đánh giá hiệu quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh tiêu chí rủi ro cho phù hợp.

Chúng ta cần đầu tư vào nghiên cứu sản xuất mặt hàng thay thế xăng dầu để tiêu thụ trong nước. Việc tìm ra nguyên liệu thay thế xăng dầu sẽ làm giảm nhu cầu sử dung xăng dầu đến một mức nào đó tránh tình trạng cạn kiệt tài nguyên dầu thô sẽ không dẫn đến nhập siêu xăng dầu.

Hiện nay ở nước ta, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu và các thành phẩm từ xăng dầu khá nhiều nên không tránh khỏi tình trạng nhập khẩu nhiều để dáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan tháng 3/2010, Xăng dầu các loại là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đài Loan quý I/2010, đạt 194 triệu USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ, chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch.

Do đó mà các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để tránh khỏi tình trạng nhập siêu. Như Nhà nước cần ban hành luật về hạn ngạch, thuế quan nhằm tránh tình trạng nhập khẩu tràn lan. Có hạn ngạch với thuế quan sẽ hạn chế được tình trạng nhập khẩu nhiều, các doanh nghiệp sẽ phải có cân nhắc để đưa ra lượng nhập khẩu trước khi tiến hành nhập khẩu.

nghiệp trước khi nhập khẩu phải có được giấy phép đồng ý cho nhập khẩu của nhà nước. Do đó mà Nhà nước nếu thấy lượng nhập khẩu quá nhiều có thể hạn chế lượng nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước có thể tiến hành tăng thuế nhập khẩu xăng dầu trực tiếp đánh vào hàng xăng dầu nhập khẩu nhiều để hạn chế nhập khẩu.

Còn đối với cơ quan hải quan cần tiến hành thắt chặt quy trình thông quan, theo dõi doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu để có những biện pháp thắt chặt tránh tình trạng nhập khẩu nhiều. Bên cạnh đó cơ quan hải quan cần tiến hành kiểm tra chất lượng hàng xăng dầu xuất nhập khẩu tránh tình trạng nhập khẩu xăng dầu kém chất lượng qua các cửa khẩu để thu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước.

Hải quan cần tiến hành kiểm tra xuất xứ hàng hóa tránh tình trạng khai báo sai xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp để đưa các loại xăng dầu không đủ tiêu chuẩn vào tiêu thụ trong nước gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước.

Việc thông quan hàng hóa nhập khẩu theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau: thực hiện theo khoản 3 Điều 11 Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 cửa Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 7/6/2010) và điểm b khoản 1 Điều 24 Thông tư số 79/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng giúp hạn chế được tình trạng nhập siêu.

Chúng ta cần tiến hành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, xây dựng phương án đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các tuyến biên giới đường biển, đường bộ, đường hàng không; trong công tác kiểm tra sau thông quan, chống gian lận thương mại, nghiên cứu xây dựng danh mục hàng hóa cần tăng cường kiểm tra thực tế, kiểm tra sau thông quan, chống gian lận thương mại về giá, thuế suất, chính sách mặt hàng theo các

tiêu chí như: tên hàng, mã số, xuất xứ,…

Theo Ban Chỉ đạo 127/TW, từ đầu năm 2008 đến nay do giá dầu thô thế giới liên tục tăng cao, giá xăng dầu của các nước láng giềng cũng tăng theo, trong khi giá xăng dầu của Việt Nam do thực hiện cơ chế bình ổn giá, ngân sách nhà nước đang cấp bù nên vẫn duy trì ở mức thấp, tạo ra chênh lệch khá cao so với các nước liền kề. Do vậy tình trạng xuất lậu xăng dầu lại gia tăng và diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới phía Tây Nam như: Kiên Giang, An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp và có khả năng lan rộng ra khu vực khác: biên giới phía Tây, biên giới phía Bắc

Trong tình hình đặc biệt như hiện nay, để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuất lậu xăng dầu, tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước, trong khi đang phải bù giá xăng dầu, chúng ta cần tiến hành yêu cầu các tỉnh có biên giới đường bộ và đường biển xây dựng kế hoạch và áp dụng ngay các biện pháp hành chính mạnh mẽ như chỉ đạo việc rà soát lại qui hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu ở khu vực biên giới: đóng cửa ngay và xử lý nghiêm vi phạm đối với các cây xăng (đại lý bán lẻ xăng dầu) không đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu vĩnh viễn và đóng cửa vĩnh viễn đối với các cây xăng biên giới vi phạm về xuất lậu xăng dầu hoặc xây dựng không trong qui hoạch hoặc trái với qui hoạch; không cho lập thêm các cây xăng ở khu vực biên giới, trường hợp cần mở thêm thì phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng.

Yêu cầu cây xăng ở khu vực biên giới phải ký lại hợp đồng đại lý trực tiếp với Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, không ký qua Tổng đại lý,chỉ có doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu mới được phép cung ứng xăng dầu cho các cây xăng ở khu vực biên giới.

Sở Công Thương phải cùng chính quyền cấp huyện, xã và các ngành có liên quan xem xét tính toán lại định lượng cung ứng đối với các cây xăng ở

khu vực biên giới tối đa không vượt quá mức tiêu thụ trung bình cùng kỳ năm trước của các cây xăng nội địa không thuộc khu vực biên giới và thông báo công khai cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu biết để cung ứng không vượt quá định lượng đã thông báo.

Việc bán lẻ xăng dầu và xuất xăng dầu ra khỏi biên giới phải theo đúng qui định: chỉ bán vào các phương tiện tiêu dùng trực tiếp, không bán vào các can nhựa và các dụng cụ chứa đựng khác; đối với các hộ sản xuất có nhu cầu lớn về xăng dầu phải ký hợp đồng mua bán và khi xuất bán phải viết hoá đơn; không bán xăng dầu theo giá bán qui định tại thị trường Việt Nam cho các phương tiện ôtô, tàu thuyền nước ngoài quá cảnh vào Việt Nam; không cho phép đưa xăng dầu ra khỏi biên giới phục vụ nội bộ đối với các doanh nghiệp đang đầu tư ở nước ngoài.

Lực lượng chức năng cần kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào biên giới, nhất là các đường mòn, lối mở. Qui định các cây xăng biên giới không được bán hàng trước 6 giờ sáng và sau 18 giờ chiều hàng ngày. Giám sát chặt chẽ các phương tiện vận tải chở xăng dầu cung ứng cho các cây xăng ở khu vực biên giới, yêu cầu tại thời điểm kiểm tra phải xuất trình hoá đơn chứng từ hợp pháp kèm theo, nếu vi phạm thì xử lý nghiêm, kể cả biện pháp xử lý tịch thu.

Xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm: trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động buôn lậu; dung túng cho người thân (vợ, con, anh chị em ruột, bố mẹ bên vợ, bên chồng) buôn lậu hoặc tiếp tay cho hoạt động xuất lậu xăng dầu qua biên giới.

Ngoài việc tăng cường các biện pháp hành chính nói trên, cần kết hợp các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, chỉ đạo cấp uỷ và chính quyền cấp cơ sở (xã, huyện biên giới) có các biện pháp thiết thực nhằm tổ chức tốt đời sống dân cư khu vực biên giới, tranh thủ sự đồng thuận của nhân

dân, không buôn lậu hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các lực lượng chức năng của các tỉnh biên giới tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc tại các địa bàn trọng điểm, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh đối với các cây xăng ở khu vực biên giới và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu trong việc thực hiện các qui định của pháp luật nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuất lậu xăng dầu.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm ký hợp đồng trực tiếp về cung ứng xăng dầu cho các cây xăng khu vực biên giới theo định lượng mà Sở Công Thương đã thông báo; thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm liên đới nếu để cửa hàng xăng dầu trực thuộc và các đại lý xăng dầu thuộc hệ thống của mình ở biên giới vi phạm về xuất lậu xăng dầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, biện pháp hữu hiệu nhất để chấm dứt nạn buôn lậu xăng dầu là các Chính phủ cần bãi bỏ ngay chính sách trợ giá khiến giá xăng giữa các nước chênh lệch. Khi giá dầu thô thế giới vượt qua ngưỡng 60 USD/thùng, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc... bắt đầu bãi bỏ dần chính sách trợ giá, nhưng giá xăng dầu ở đây vẫn cao hơn so với các nước khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w