Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay

48 604 1
Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay

Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay. NHÓM : SUNFLOWERS GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : THẠC SỸ NGUYỄN THỊ HOÀI DUNG Các thành viên của nhóm: 1. LUYỆN THỊ THẮM Quản trị nhân lực 49B (nhóm trưởng ) 2. NGUYỄN THỊ HOÀI THU Quản trị nhân lực 49B 3. NGUYỄN THỊ GẤM Quản trị nhân lực 49B 4. PHẠM THỊ KIM THOA Quản trị nhân lực 49A 5. NGUYỄN THỊ VÂN ANH Quản trị nhân lực 49B 6. NGUYỄN QUANG MINH Quản trị nhân lực 49B 7. NGUYỄN NGỌC VINH Quản trị nhân lực 49B 8. NGUYỄN THỊ THU HUYỀN Quản trị nhân lực 49B 9. NGUYỄN THỊ SƠN Quản trị nhân lực 49B 10.NGUYỄN XUÂN HOÀ Quản trị nhân lực 49B 11.NGUYỄN TUẤN HÙNG Bất động sản 49 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời nền kinh tế khủng hoảng hiện nay Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn như khủng hoảng tài chính, lạm phát, thiếu nhân lực có trình độ. Biểu hiện, năm 2008 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về tài chính - giá cả; Đầu năm một số mặt hàng thiết yếu và nguyên nhiên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất bông - xơ, cước phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng tăng cao, thêm vào đó tình hình lạm phát kéo dài và điện lưới quốc gia cung cấp cho sản xuất thiếu, bị cắt nhiều ngày trong quý II và III/2008; Đến giữa năm một số nền kinh tế lớn trên thế giới rơi vào suy thoái - khủng hoảng, giá dầu thô và bông - xơ lại giảm giá nhanh; sức mua trên thị trường giảm theo; gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung. Trong đó, dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Việt Nam hiện có hơn 2000 nhà máy dệt may, thu hút trên 2 triệu lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp.Việc tìm hiểu thực trạng nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới hay nền kinh tế Viêt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề gì ? Từ đó , đưa ra những giải pháp giảm thiểu nhưng khó khăn và ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới đến Việt Nam . Đặc biệt, ngành dệt may cần làm gì vượt qua khủng hoảng và tìm kiếm cơ hội phát triển? Vì những lý do trên mà chúng em quyết định sẽ chọn đề tài cho bài tập nhóm là : “Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay.” Với mong muốn sẽ có được một cái nhìn tổng quát về nền kinh tế trong nước cũng như của thế giới. Đặc biệt về ngành dệt may Viêt Nam 2 hiện nay. Từ đó sẽ có những cách phản ứng , các giải pháp và những định hướng thích hợp giúp khắc phục và tìm ra những hướng đi tích cực phát triển ngành dệt may. Do thời gian thực hiện, nguồn tài liệu nghiên cứu bị giới hạn, khả năng của các thành viên trong nhóm cũng còn nhiều hạn chế nên phần thực hiện của chúng em vẫn còn rất nhiều thiếu sót.Chúng em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy và tất cả các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! 3 NỘI DUNG A. BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ HIỆN NAY. I. BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY. 1. Mỹ đứng trước khó khăn khủng hoảng. Tốc độ tăng GDP trong 3 tháng cuối năm 2007 của Mỹ chỉ đạt 0,6%, so với mức dự báo vốn đã thấp 0,7% công bố trước đó; số nhà bị tịch thu do không thể trả nợ trong tháng 1/2008 tăng tới 57% so với cùng kỳ; chỉ số lòng tin của người tiêu dùng giảm mạnh . Đó là những minh chứng cho thấy kinh tế Mỹ đang có biểu hiện suy thoái. Rất nhiều ngân hàng của Mỹ sẽ bị vỡ nợ do cuộc khủng hoảng tín dụng, cùng với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đã làm cho cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt sụt giảm khá mạnh . Thêm vào đó giá nhiên liệu và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác tiếp tục leo thang . Suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã làm căng thẳng thị trường lao động. Trong tuần lễ kết thúc ngày 23/2/2007, số công nhân Mỹ nộp đơn xin bảo lãnh thất nghiệp tăng vọt lên 370.000 người so với mức dự kiến 350.000 người Đến ngày 16/2/2008 trên cả nước Mỹ có khoảng 2,81 triệu công nhân bị thất nghiệp. Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng của Mỹ trong quý 4/2007 cũng tăng tới 2,7% so với mức tăng 2% trong quý trước Hệ quả không thể tránh khỏi của tình trạng chung này là nan thất nghiệp tăng vọt, với tỷ lệ bị nhân lên gần gấp đôi từ 4,7% vọt lên 8,2%. 2. Châu Á bị tác động dữ dội nhất từ khủng hoảng toàn cầu. Theo ADB, các thị trường tài chính trong vùng đã phát triển nhanh hơn các khu vực khác trong thời gian qua. Theo một công trình nghiên cứu vừa được công bố, thì tỷ lệ trị giá tài sản trên các thị trường tài chính của khu vực Châu Á đang phát triển (tức là không kể đến Nhật Bản) so với 4 tổng trị giá GDP đã tăng từ 250% vào năm 2003, lên đến 370% vào năm 2007. Trong cùng thời điểm, tỷ lệ này tại vùng Châu Mỹ La Tinh chẳng hạn, chỉ tăng 30%. Do khủng hoảng tài chính, trị giá tài sản ''tài chính'' của châu Á đã bị mất đi 9.600 tỷ đô la, một khoảng tiền cao hơn một năm GDP của toàn Châu Á đang phát triển. Số tài sản bị thất thoát này tương đương với một phần năm tổng số tiền bị tan biến trên các thị trường tài chính toàn thế giới do cuộc khủng hoảng đang diễn ra. 3. Khủng hoảng kinh tế tại Đông Nam Á. Theo số liệu vừa được điều chỉnh của Cơ quan thẩm định kinh tế Anh Quốc Economist Intelligence Unit, các nước Đông Nam Á vẫn lún sâu thêm vào khủng hoảng. Năm 2009, tăng trưởng của Singapore thụt lùi xuống mức -7,5%, Thái Lan co thắt theo tỷ lệ -4,4%. Việt Nam vẫn tăng trường theo số dương, nhưng với vỏn vẹn 0,3% Vấn đề đối với khu vực Đông Nam Á, theo giới phân tích, là các nước trong vùng chưa thể chuyển đổi trong một sớm một chiều mô hình phát triển dựa trên xuất khẩu, do đó vẫn còn phải nhờ vào lãnh vực xuất khẩu để vươn lên trở lại, cho dù trước mắt các quốc gia đã bắt đầu tung ra một số kế hoạch kích cầu trong nội địa với hy vọng là hạn chế được tác hại của việc xuất khẩu tuột dốc. Vì vẫn phải nhờ vào xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế, cho nên chính quyền các nước Đông Nam Á, để tăng sức cạnh tranh, có thể bị biện pháp hạ giá đồng tiền bản xứ cám dỗ. Về trường hợp Việt Nam, nguyên nhân khiến cho tăng trưởng năm 2009 sẽ bị mất đi gần 6 điểm so với năm 2008 chủ yếu đến từ tình trạng xuất khẩu sụt giảm, mức tiêu thụ trong nước yếu kém và đầu tư trực tiếp ngoại quốc khan hiếm hẳn. Ông Justin Wood, giám đốc đặc trách Đông Nam Á của Economist Intelligence Unit đã giải thích rõ trong buổi họp báo hôm 16/03/2009 tại Hà Nội là trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009 sẽ mất đi 5 khoảng 31%, trong lúc đầu tư trực tiếp đến nước ngoài sẽ giảm 70% với vỏn vẹn 2,2 tỷ đô la dự kiến được giải ngân so với gần tám tỷ vào năm ngoái. Lượng kiều hối của người Việt hải ngoại giới về nước cũng sẽ giảm đáng kể do tình hình kinh tế khó khăn chung trên toàn thế giới. Theo ghi nhận của EIU, trong năm 2008, Việt Nam thu được khoảng 8 tỷ đô la kiều hối, tương đương với 9% GDP. II. BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNH NỀN KINH TẾVIỆT NAM HIỆN NAY. Năm 2008, Việt Nam bị tác động của hai cú sốc liên tiếp - có chuyên gia gọi là hai cuộc khủng hoảng. Cũng trong cùng một năm, Việt Nam đã phải hai lần chuyển đổi mục tiêu ưu tiên với các nhóm giải pháp phù hợp. Hai cú sốc lớn đưa đến chỗ Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát trì trệ Cuộc khủng hoảng thứ nhất: khủng hoảng nhiên liệu. Đó là cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu, giá lương thực, sắt thép . trên thế giới. Có người cho rằng, có dầu thô xuất khẩu, có lương thực xuất khẩu, thì Việt Nam sẽ có lợi trong cuộc khủng hoảng trên thế giới này, chứ đâu bị tác động tiêu cực? Đúng là Việt Nam xuất khẩu dầu thô, nhưng lại nhập khẩu xăng dầu với kim ngạch lớn hơn; còn giá lương thực thế giới tăng sẽ kéo giá lương thực ở trong nước lên theo. Điều quan trọng là mức lạm phát của Việt Nam cao hơn còn do những yếu tố ở trong nước cộng hưởng với cuộc khủng hoảng trên thế giới. Yếu tố ở trong nước xuất phát từ việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng cao (còn gọi là tăng trưởng nóng), kéo theo việc gia tăng tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tốc độ tăng dư nợ tín dụng, làm cho các tốc độ này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP. Chính những yếu tố đó ở trong nước, cộng hưởng với lạm phát thế giới đã làm cho lạm phát ở nước ta cao trong năm 2007 (cả năm là 12,63%- 6 tức là bình quân 1 tháng là 1%, riêng 2 tháng cuối năm lên tới 2,07%/tháng), đã bùng phát vào các tháng đầu năm 2008 (6 tháng đầu năm 2008 tăng tới 2,86%/tháng). Ảnh hưởng lạm phát và nhập siêu cao. Cùng một lúc với lạm phát, Việt Nam còn bị nhập siêu cao. Nhập siêu cao trong năm 2007 (cả năm nhập siêu 14,12 tỷ USD, bình quân 1 tháng là 1 tỷ USD, riêng 2 tháng cuối năm còn lớn hơn nhiều), bùng phát vào 5 tháng đầu năm 2008 (bình quân 2.695 triệu USD/tháng). Đứng trước tình hình trên, có tổ chức và chuyên gia quốc tế đã cảnh báo Việt Nam cả năm lạm phát có thể vượt qua mốc 30% và nhập siêu có thể vượt qua mốc 30 tỷ USD, từ đó khuyến cáo Việt Nam phá giá đồng nội tệ 20- 25% và cầu cứu IMF hỗ trợ. Nhưng thực tế đã không đến mức như vậy mà từ tháng 6, tháng 7, lạm phát và nhập siêu, hai vấn đề nóng nhất đã được hạ nhiệt. Lạm phát từ tháng 7 đến tháng 11 chỉ còn 0,38%/tháng, thấp hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm, thấp hơn cả tốc độ tăng bình quân 1 tháng của cùng kỳ năm trước (0,79%), thấp hơn lãi suất tiết kiệm (tức là lãi suất đã thực dương). Nhập siêu từ tháng 6 đến tháng 11 chỉ còn ở mức dưới 1 tỷ USD (bình quân 1 tháng còn 529 triệu USD). Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân quan trọng hàng đầu là Chính phủ đã chuyển đổi mục tiêu ưu tiên từ ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Có nguyên nhân do thực hiện 8 nhóm giải pháp, trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ . Hai vấn đề nóng nhất là lạm phát và nhập siêu vừa được hạ nhiệt, thì cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn ở Mỹ được “ủ bệnh” từ hơn một năm trước, bùng phát vào giữa tháng 9/2008, đã lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế, lao động việc làm và lan nhanh sang các khu vực, các nước. 7 Một nền kinh tế mà tăng trưởng dựa tới gần 60% vào vốn đầu tư, có định hướng xuất khẩu (xuất khẩu so với GDP lên tới 70%), vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được 2 năm, lại vừa trải qua lạm phát, nhập siêu cao ., nên cuộc khủng hoảng trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, tuy có chậm hơn một số nước (do độ mở cửa về tài chính chưa rộng, đồng tiền chưa chuyển đổi, do có sự chủ động ứng phó .), nhưng cũng rất lớn và khá rộng. Xuất khẩu có tình trạng tháng sau thấp hơn tháng trước. Tăng trưởng công nghiệp bị sụt giảm. Lượng khách quốc tế cũng tháng sau thấp hơn tháng trước và chi tiêu bình quân một lượt khách cũng có xu hướng ít đi. Vốn đầu tư gián tiếp đang ra nhiều hơn vào, chỉ số chứng khoán xuyên thủng hết đáy này sang đáy khác, trở về điểm xuất phát cách đây 3- 4 năm. Nguy cơ suy giảm kinh tế đã xuất hiện. Một lần nữa trong năm nay, Chính phủ phải chuyển đổi mục tiêu ưu tiên, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát, với giải pháp hàng đầu là thắt chặt tiền tệ, sang ưu tiên ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, với gói 5 giải pháp cấp bách, trong đó kích cầu ngày càng trở thành giải pháp nổi bật và gói giải pháp tài chính đang được bàn thảo nhiều nhất. Sự tác động của khủng hoảng tài chính Việt Nam cần làm rõ những tác động gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này để chỉ ra đâu là thách thức cần vượt qua. Thứ nhất, khả năng rút vốn của các nhà đầu tư gián tiếp. Đây là khả năng thực tế. Một số nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể sẽ rút vốn của họ khỏi Việt Nam để củng cố các hoạt động của họ ở thị trường truyền thống. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là những trường hợp bất dắc dĩ. Các nhà đầu tư gián tiếp sẽ không dễ dàng rút đi vì họ không thể không thấy cơ hội sinh lời trong tương lai ở thị trường chứng khoán Việt Nam cao hơn so với thị trường chứng khoán ở các nước khác. 8 Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp triển khai chậm. Một số nhà đầu tư trực tiếp có thể chậm đưa vốn vào các dự án đã cam kết với Việt Nam, tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với những nhà đầu tư quá phụ thuộc vào các công ty tài chính bị sụp đổ và họ chưa thấy cơ hội sinh lời đáng kể trong tương lai. Nếu Chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế rõ ràng và hấp dẫn, hướng tới sự phát triển bền vững thì sự giảm sút luồng vốn FDI sẽ không nhiều, và trong trường hợp như thế, vẫn có nhiều nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài khác sẵn sàng vào thay thế. Việc giải ngân hơn 60 tỉ USD vốn FDI đăng ký năm 2008 là điều rất quan trọng. Thứ ba, xuất khẩu có thể bị hạn chế. Điều này có thể xảy ra đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, hàng xuất khẩu của Việt Nam đa phần vẫn là các loại hàng hoá thiết yếu phục vụ trực tiếp cho đời sống và sản xuất của các nước nhập khẩu như: dầu thô, than đá; gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng thủy sản; hàng dệt, da, may mặc, giày dép . Mức độ giảm cầu đối với những hàng hoá này không lớn. Vì vậy, mức cung cũng chỉ bị tác động có mức độ. Thực tế cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đến đầu quý IV năm 2008 vẫn tiếp tục tăng mặc dù thị trường thế giới đã giảm đáng kể so với mấy năm trước. Sau một năm nhìn lại có thể thấy, tuy có bị lúng túng vào cuối tháng 3-2008, nhưng ngay sau đó, Chính phủ đã đưa ra những quyết sách phù hợp, nhất là 8 nhóm giải pháp quyết liệt chống lạm phát, trong đó coi trọng cả công cụ tiền tệcác công cụ khác là những hành động cụ thể đã đưa lại hiệu quả thiết thực. III. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI. 1.Sự mất cân bằng toàn cầu đã gây ra khủng hoảng kinh tế Thời gian gần đây, nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Paul Krugman, người đoạt giải 9 Nobel kinh tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times, và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson, cùng có quan điểm cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu - có thể được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng lồ của một số quốc gia như Trung Quốc, và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại không kém của một số nước khác như Mỹ - là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng tài chính. Một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khoán. Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra theo. 2. Sự buông lỏng quản lý đã gây ra khủng hoảng kinh tế. IMF cho rằng , "thủ phạm" chính gây ra khủng hoảng chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường. Do các tập đoàn tài chính không có khả năng sáng tạo quá cao trong việc phát triển những cơ cấu là công cụ mới để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao của giới đầu tư. Những công cụ này mang tính rủi ro cao hơn những gì người ta có thể hình dung về chúng. Quá lạc quan về sự gia tăng tiếp theo của giá tài sản, các nhà đầu tư không chịu nhìn gần vào bản chất của loại tài sản mà họ đã mua. Thay vào đó, họ dựa vào những phân tíchcác tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp. Trong khi đó, trong một số trường hợp, các tổ chức đánh giá này thậm chí còn bán lời khuyên về việc làm thế nào để có thể “bịt mắt” hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Cũng theo IMF, một vấn đề lớn nữa là hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế. Cơ quan này cho rằng, hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cực cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, 10 [...]... khủng hoảng kinh tế hiện nay không ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp may Việt Nam phục vụ cho nhu cầu trong nước Xong có một thực tế đang đặt ra đó là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mải chú trọng đến hàng xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa Hiện nay thị trường trong nước chỉ chiếm 20% năng lực trong nước của các doanh nghiệp may Việt Nam Hàng may mặc Việt Nam tiêu thụ trong nước đang bị các. .. đầu tiên là ngành dệt may 1 .Tác động của khủng hoảng kinh tế tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu Đặc biệt là đối với ngành dệt may thì xuất khẩu chiếm tới 65% tỉ trọng doanh thu Chính vì vậy khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ thì xuất khẩu dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề là điều không thể tránh khỏi Trước tác động của cuộc khủng hoảng, tháng 01/2009,... thụ các sản phẩm dệt may cũng sẽ chậm lại Hơn thế nữa,sự biến động về tỷ giá USD đang tác động rõ rệt tới hoạt động sản xuất ,kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, gây khó khăn cho doanh nghiệp ,khiến sản xuất bị ngừng trệ.Biểu đồ 2 thể hiện biến động về giá cả xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam sang thị trường Mỹ trong năm 2008 17 Biểu đồ 2:Biến động giá cả xuất khẩu dệt may Việt Nam. .. tiền của mình ra để mua hàng với số lượng lớn hơn, đó là một dấu hiệu tốtt cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường trong nước Và mong rằng các doanh nghiệp của chúng ta không bỏ đi một cơ hội tốt này C GIẢI PHÁP VỰƠT QUA KHỦNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam hiện có hơn 2000 nhà máy dệt may, thu hút trên 2 triệu lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. .. Mỹ, vì thế phát triển kinh tế của Việt Nam năm 1997 còn rất thấp Vì thấp như vậy nên ảnh hưởng của khủng hoảng cũng không quá nặng nề, hơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 chỉ ở trong khu vực ASEAN chứ không phải toàn thế giới Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập hơn rất nhiều cho nên khi thế giới bị khủng hoảng thì Việt Nam cũng bị khủng hoảng với qui mô tác động ngày càng lớn hơn,... với tác động của 24 khó khăn nền kinh tế nhu cầu mua sắm mặt hàng quần áo sẽ giảm trong 6 tháng tới đây III KHỦNG HOẢNG TÁC ĐỘNG TỚI NGÀNH DỆT MAY Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, bùng phát mạnh từ giữa năm 2008, đã khiến kinh tế Việt Nam thực sự bị ảnh hưởng chứ không chỉ hời hợt như thời kỳ suy thoái kinh tế khu vực năm 1997 Năm 1997 trên thực tế Việt Nam chưa thực sự hội nhập, chưa mở... là tích cực, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nên tận dụng tối đa những cơ hội đang đến Xuất khẩu dệt may sang Mỹ, EU sụt giảm làm các doanh nghiệp khó khăn nhưng trước mắt đã nổi lên một số thị trường mới đầy tiềm năng Và đẩy mạnh xúc tiến vào thị trường này để bù đắp cho những thiếu hụt của các thị trường xuất khẩu Mỹ và EU sẽ là một giải pháp hữu ích 2 Tác động của khủng hoảng kinh tế tới. .. khủng hoảng tài chính không được cải thiện, các ngân hàng Mỹ và châu Âu không mở L/C cho các nhà nhập khẩu hàng từ các nước, không loại trừ Việt Nam, thì đây có thể là yếu tố tác động xấu đến xuất khẩu thời gian tới Tuy nhiên khi nhìn nhận dưới một góc độ khác cuộc suy thoái kinh tế hiện nay cũng tạo ra những cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp dệt may Ví dụ như khi nhìn từ góc độ nhu cầu tiêu thụ, kinh. .. cho các ngân hàng đầu tư Các ngân hàng đầu tư sụp đổ khiến các khoản ủy thác đầu tư của công chúng bốc hơi và đẩy hàng trăm ngàn người vào cảnh khánh kiệt Bên cạnh đó các tổ chức kinh tế lớn phá sản sẽ khiến hàng triệu người khác lâm vào cảnh mất việc và đến 12 lượt họ lại cắt giảm chi tiêu tối đa hoặc không thanh toán được các khoản nợ của mình B KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÁC ĐỘNG TỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. .. hàng dệt may có ưu thế trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam và đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam Kỳ vọng của năm 2009 và thời gian sắp tới mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ có kim ngạch xuất khẩu cao hơn và đạt được một con ấn tượng 2 Biến động giá cả hàng dệt may xuất khẩu Trong giai đoạn 2007-2008 vừa qua , tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở nước . Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay. NHÓM : SUNFLOWERS GIẢNG. tài cho bài tập nhóm là : Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay. ” Với mong muốn sẽ có được

Ngày đăng: 18/07/2013, 09:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan