Những khó khăn cho các DN khi hội nhập:

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 43)

D. NGÀNH DỆT MAY CẦN LẬP MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH.

4. Những khó khăn cho các DN khi hội nhập:

- Chưa nhận thức hết những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án đối phó khi sản xuất kinh doanh khó khăn do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế NK dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 5-20%. Đặc biệt từ 1/1/2009 khi Việt nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn hơn.

- Do đầu tư nước ngoài tăng nhanh tại TPHCM và các khu công nghiệp dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lao động, nhất là lao động có kỹ năng tay nghề cao. Tại nhiều XN may tại TPHCM, tỷ lệ lao động biến động lên tới 25-30%, đặc biệt là sau tết Nguyên đán. Tình trạng chảy máu chất xám, " săn đầu người" diễn ra khá phổ biến và các DN đang rất lúng túng trong việc duy trì đội ngũ các quản lý, kỹ thuật giỏi của mình.

- Do khó khăn về đời sống và nhiều nguyên nhân khác, các cuộc đình công trong ngành dệt may đặc biệt là tại các khu CN tập trung và các thành phố lớn liên tục xảy ra, gây đảo lộn kế hoạch sản xuất giao hàng của nhiều DN, tạo ta hình ảnh xấu đối với các nhà đầu tư kinh doanh thế giới. Tình hình này nếu không được quan tâm giải quyết kịp thời và cải thiện thì dệt may khó có thể giữ được tăng trưởng về sản xuất và xuất khẩu trong những năm tới. Đây là nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành hiện nay.

- Khó khăn lớn nhất với các DN hiện nay là cơ chế của Hoa kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ VN và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Mặc dù Chính phủ, các bộ ngành và Hiệp hội đã kiên quyết đấu tranh chống lại cơ chế này và thường xuyên tiếp xúc, giải thích, vận động để các khách hàng Hoa kỳ yên tâm đặt hàng tại Việt nam nhưng Macy, Hagel vẫn rút toàn bộ đơn hàng tại VN để chuyển sang nước khác. Sức ép này còn làm cho nhiều công ty VN, công ty nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may nữa do sợ rủi ro. Ngoài ra, các DN trong ngành đã phải bỏ ra nhiều chi phí thuê vận động hành lang, thuê các công ty luật để đối phó với cơ chế chống bán phá giá của Hoa kỳ.

Mặc dù qua 2 lần công bố kết quả giám sát vào tháng 10/2007 và tháng 5/2008, phía Hoa kỳ phải thừa nhận không tìm thấy bằng chứng về việc Việt nam bán phá giá vào Hoa kỳ nhưng do sức ép, có khả năng cơ chế này tiếp tục được phía Hoa kỳ gia hạn thêm ít nhất 1 năm nữa, gây lo

ngại cho các nhà nhập khẩu bán lẻ Hoa kỳ cũng như các nhà sản xuất Việt nam do rủi ro cao.

- Nhiều DN trong ngành là các XN vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế. Ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển, 70% nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, nhiều DN chưa xây dựng được thương hiệu, hiệu quả sản xuất thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w