KHỦNG HOẢNG TÁC ĐỘNG TỚI NGÀNH DỆT MAY.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 30)

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, bùng phát mạnh từ giữa năm 2008, đã khiến kinh tế Việt Nam thực sự bị ảnh hưởng chứ không chỉ hời hợt như thời kỳ suy thoái kinh tế khu vực năm 1997. Năm 1997 trên thực tế Việt Nam chưa thực sự hội nhập, chưa mở cửa thị trường tài chính, chưa xuất khẩu được bao nhiêu, cũng chưa vào WTO, chưa ký hiệp định thương mại với Mỹ, vì thế phát triển kinh tế của Việt Nam năm 1997 còn rất thấp. Vì thấp như vậy nên ảnh hưởng của khủng hoảng cũng không quá nặng nề, hơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 chỉ ở trong khu vực ASEAN chứ không phải toàn thế giới. Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập hơn rất nhiều cho nên khi thế giới bị khủng hoảng thì Việt Nam cũng bị khủng hoảng với qui mô tác động ngày càng lớn hơn, sâu hơn. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên là ngành dệt may.

1.Tác động của khủng hoảng kinh tế tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Đặc biệt là đối với ngành dệt may thì xuất khẩu chiếm tới 65% tỉ trọng doanh thu. Chính vì vậy khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ thì xuất khẩu dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề là điều không thể tránh khỏi. Trước tác động của cuộc khủng hoảng, tháng 01/2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 550 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2008, giảm 24% so với tháng 12 /2008. Nửa đầu tháng 2, xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 248 triệu USD.Như vậy, 02 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu ước đạt 1,15 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Các đơn hàng cũng sẽ giảm 20% trong quý 1 và 15% trong quý 2. Theo các chuyên gia, ảnh hưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam chủ yếu là do nhu cầu thị trường giảm mạnh. Khủng hoảng

kinh tế diễn ra đã làm các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể là 2 thị trường chính là EU và Hoa Kỳ. Khủng hoảng xảy ra, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Chỉ riêng ở Mỹ, trong tháng 9/2008 đã có thêm 159 ngàn việc làm bị cắt giảm. Đây là con số lớn nhất trong 5 năm qua. Tại Châu Á và Châu Âu, con số này cũng đang gia tăng nhanh. Mất việc đồng nghĩa không có thu nhập để chi trả dịch vụ. Bên cạnh đó, những lo ngại về sự xấu đi của nền kinh tế và khả năng mất việc làm trong tương lại gần đã buộc người dân phải cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu mà trước hết là mặt hàng cao cấp. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm kéo theo nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn đều giảm mạnh.

+ Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của nhiều nước ở châu Á đang lâm vào một cuộc suy thoái trầm trọng. Vì vậy, kinh tế của các nước xuất khẩu vào Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Đối với Việt Nam, Mỹ là thị trường chủ chốt của dệt may nước ta, nơi đang chiếm 57% xuất khẩu dệt may, thì xuất khẩu vào thị trường này đã có nhiều tín hiệu chậm lại. Vào đầu quý 3-2008, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn lạc quan khi các doanh nghiệp khẳng định vẫn có cơ sở để đạt được mục tiêu 9,5 tỷ USD đưa ra. Nhưng đến cuối quý 3-2008, các nhà nhập khẩu giảm đơn hàng đã làm cho mục tiêu xuất khẩu của dệt may Việt Nam bị thay đổi. Và đến tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Mỹ đã giảm 23,67% so với tháng trước, đạt 300,4 triệu USD. Như vậy, hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 700,1 triệu USD.

+Do xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 2/2009, chỉ đạt 90,7 triệu USD, giảm 37% so với tháng trước, nên kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm của nước ta sang EU chỉ tăng 0,71% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 235 triệu USD.

Ngoài ra khủng hoảng kinh tế đã khiến Hoa Kỳ đang thắt chặt tín dụng nên nhà nhập khẩu phải bán xong mới trả tiền cho các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều đơn vị không có vốn để tiếp tục sản xuất. Không chỉ Hoa Kỳ, các thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, EU, ASEAN, châu Phi cũng đều bị thu hẹp. Khó khăn lớn nhất hiện nay đe dọa khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp được các chuyên gia chỉ ra là do các đối tác nước ngoài không thể mở L/C (tín dụng thư). Đơn giản vì các nước đang siết chặt tín dụng nên các ngân hàng sẽ ngừng cho vay khiến cho nhiều nhà nhập khẩu không mở được L/C, theo đó phía doanh nghiệp Việt Nam sẽ không giao được hàng. Hiện đã bắt đầu có những lô hàng bị tồn đọng ở cảng do các đối tác không mở được L/C. Nếu tình hình khủng hoảng tài chính không được cải thiện, các ngân hàng Mỹ và châu Âu không mở L/C cho các nhà nhập khẩu hàng từ các nước, không loại trừ Việt Nam, thì đây có thể là yếu tố tác động xấu đến xuất khẩu thời gian tới.

Tuy nhiên khi nhìn nhận dưới một góc độ khác cuộc suy thoái kinh tế hiện nay cũng tạo ra những cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp dệt may. Ví dụ như khi nhìn từ góc độ nhu cầu tiêu thụ, kinh tế suy thoái có thể làm gia tăng nhu cầu với nhóm hàng giá rẻ như sản phẩm thay thế. Mà phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam là hàng giá rẻ. Vì vậy cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp là vẫn còn nếu như có định hướng và chiến lược đúng đắn. Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn có các cơ hội khác như giành thị phần tại thị trường nội địa; một số doanh nghiệp có điều kiện, có thương hiệu và mối quan hệ truyền thống với các nhà nhập khẩu và bán lẻ trên thế giới, có năng lực trụ được trong cơn suy thoái… thì cũng có thể mua lại,chiếm thị phần của các doanh nghiệp bị phá sản; đặc biệt là chúng ta có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường khác mà chúng ta có ưu thế hơn, tiêu biểu là thị trường Nhật Bản. Ngày 25/12/2008 hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (gọi tắt là JVEPA) đã được ký kết giữa hai nước. Theo hiệp định này thuế suất

bình quân đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Nhật Bản cam kết sẽ giảm thuế suất cho 95% tổng số dòng thuế, trong đó khoảng vài ngàn dòng thuế xuống 0%. Như vậy kể từ năm 2009, ngành dệt may Việt Nam có thể đẩy mạnh khai thác thị trường Nhật Bản vì thuế suất nhập khẩu mặt hàng dệt may vào Nhật Bản chỉ còn 0%. Vì thế mặc dù kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn suy thoái nhưng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tăng khá. Tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật Bản tăng 3,2% so với tháng 1 và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Nhật tăng 26,8% so với 2 tháng năm 2008, đạt 138 triệu USD.

Như vậy khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động không nhỏ tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Mặc dù theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn là tích cực, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nên tận dụng tối đa những cơ hội đang đến. Xuất khẩu dệt may sang Mỹ, EU sụt giảm làm các doanh nghiệp khó khăn nhưng trước mắt đã nổi lên một số thị trường mới đầy tiềm năng. Và đẩy mạnh xúc tiến vào thị trường này để bù đắp cho những thiếu hụt của các thị trường xuất khẩu Mỹ và EU sẽ là một giải pháp hữu ích.

2. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới thị trường nội địa.

Ta có thể nói rằng khủng hoảng kinh tế hiện nay không ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp may Việt Nam phục vụ cho nhu cầu trong nước. Xong có một thực tế đang đặt ra đó là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mải chú trọng đến hàng xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa. Hiện nay thị trường trong nước chỉ chiếm 20% năng lực trong nước của các doanh nghiệp may Việt Nam. Hàng may mặc Việt Nam tiêu thụ trong nước đang bị các nước khác chiếm lĩnh, đặc biệt là Trung Quốc. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), mỗi năm thị trường may nội địa chỉ tăng 15%, trong khi trên 86 triệu dân và mức tăng trưởng thu nhập quốc dân đứng thứ 2

Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Đây là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, khi bỏ qua thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam đã tự bỏ đi một cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển. Khi thị trường trong nước bị bỏ ngỏ thì các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào một cách dễ dàng mà không gặp phải sự cản trở nào từ phía các doanh nghiệp trong nước. Ở hàng dệt may cao cấp có các hãng như Mango, Bossini, Gordaro… xâm lấn. Còn hàng dệt may ở thị trường giá rẻ thì hàng Trung Quốc, hàng nhái tràn ngập thị trường Việt Nam. Tạo sự cạnh tranh không lành mạnh và gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước phát triển thị trường nội địa. Ta có thể bắt gặp ở một chợ đầu mối tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã trữ đầy quần áo để vận chuyển ra các tỉnh Đông Nam Bộ, một số tỉnh Miền Trung và các nước lân cận như Campuchia, Lào… thì có đến 70% là hàng Trung Quốc. Mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt và giá lại rất rẻ. Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu sót đó là kiếu dáng của hàng Việt Nam không đa dạng, giá cả đắt đỏ do phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phải nhập 70% nguyên liệu nhập ngoại. Điều này cũng làm giảm tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, đặc biệt là thị trường trong nước.Khi khủng hoảng xảy ra, tâm lý chung của tất cả mọi người đó là thắt chặt hầu bao. Một mặt chi tiêu ít đi do trong nền kinh tế khủng hoảng việc kiếm tiền rất khó khăn, lực lượng lao động thất nghiệp nhiều nên tiêu dùng giảm. Mặt khác kết hợp với lạm phát tăng cao trong nước trong thời kỳ cuối năm 2008 làm cho nhu cầu của người dân giảm xuống. Hiện nay giá cả của hàng hóa tăng chóng mặt ít thì 50%, nhiều thì 100%. Một chiếc áo khoác 200.000 đồng chỉ sau một năm tăng lên 350.000 đồng, thậm chí lên đến 400.000 đồng. Hay như một bộ áo vest dành cho quy ông tăng từ 2.000.000 đồng lên 3.500.000 đồng.

Mặt khác khủng hoảng cũng gây nên một thực trạng đáng buồn khác. Hiê ̣p hô ̣i Dê ̣t may Viê ̣t Nam (Vitas) dự báo có tới hai triê ̣u công nhân trong

ngành này có thể đối diê ̣n nguy cơ mất viê ̣c hoă ̣c giảm giờ làm trong năm 2009.

Giá cả hàng hóa cũng giảm do các nhà sản xuất buô ̣c phải ca ̣nh tranh giữ khách.

Trả lời BBC Việt Ngữ sáng 12/03/08, ông Đinh Công Hùng, Tổng giám đốc Công ty Dệt may Thành Công (TP HCM), cho rằng khủng hoảng kinh tế khiến sức mua giảm, nhất là các mặt hàng không thiết yếu như quần áo. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta cũng đang có một xu hướng mới cho tiêu dùng may mặc ở Việt Nam, vẫn với số tiền của mình, người dân chấp nhận mua hàng với giá cao mà chất lượng tốt thay vì việc chia nhỏ số tiền của mình ra để mua hàng với số lượng lớn hơn, đó là một dấu hiệu tốtt cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường trong nước. Và mong rằng các doanh nghiệp của chúng ta không bỏ đi một cơ hội tốt này.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động của các doanh nghiệp May Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 30)