D. NGÀNH DỆT MAY CẦN LẬP MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH.
5. Giải pháp và kiến nghị :
5.1 Giải pháp :
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật công nghệ, thiết kế thời trang…; Mở rộng hợp tác với nước ngoài, nâng cấp các trường dạy nghề, cải tiến phương pháp đào tạo cho sát thực tế.
- Xây dựng quan hệ lao động hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động. Chăm lo và cải thiện đời sống cho người lao động, có chính sách thoả đáng để bồi dưỡng và thu hút nhân tài làm việc cho các DN.
- Khuyến nghị các DN tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất may mặc về các thị tứ, vùng nông thôn nhằm giải quyết được bài toán lao động, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm vào các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải; xúc tiến kêu gọi các DN nước ngoài đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu. Ra sức tiết giảm chi phí nhằm duy trì khả năng cạnh tranh, thu hút đơn hàng.
- Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, các DN; các hiệp hội, các nhà nhập khẩu, bán lẻ, các đối tác Hoa kỳ kiên quyết đấu tranh chống lại cơ chế giám sát nhập khẩu và chống bán phá giá của Hoa kỳ hoặc giảm thiểu tác động của cơ chế này đối với ngành. Đồng thời tăng cường vận động để Hoa kỳ không áp dụng các chính sách gây phương hại đến xuất khẩu dệt may VN vào Hoa kỳ.
- Tạo điều kiện tiếp nhận làn sóng chuyển dịch SX từ các nước phát triển và công nghiệp mới. Hết sức chú ý xây dựng và tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới, từng bước tham gia vào chuỗi liên kết của họ. Liên kết với các sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
5.2 Kiến nghị :
- Có các giải pháp ổn định và cải thiện kinh tế vĩ mô ( hạ tầng cảng biển, tín dụng, lãi suất ngân hàng, xử lý nước thải…nhằm tiết giảm chi phí cho các DN.
- Chỉ đạo và hỗ trợ ngành nhằm tạo ra bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề lao động, từng bước xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà nhằm ổn định lâu dài nguồn lao động cho ngành.
- Xem xét và giải quyết giảm thuế nhập khẩu xơ sợi, máy móc thiết bị…
D. K ẾT LUẬN.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã được 2 năm. Dệt may là một trong những ngành được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau sự kiện này. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008, đầu năm 2009, dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những khó khăn, thách thức mà nếu không có những hướng giải quyết kịp thời thì những hệ lụy của nó là không thể lường trước.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến cuối năm 2007, ngành dệt may Việt Nam xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới. Tuy đã hội nhập được gần 2 năm nhưng chúng ta vẫn chưa nhận thức hết những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án đối phó khi sản xuất kinh doanh khó khăn do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 20%. Đặc biệt ngày 1.1.2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ lớn hơn.Trong khi, nhiều doanh nghiệp trong ngành là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế. Trong khi đó, ngành phụ trợ lại kém phát triển, 70% nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, hiệu quả sản xuất thấp. Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhấn mạnh: Khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp hiện nay là cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Các doanh nghiệp nên có những biện pháp cải tiến chất lượng, nâng cao năng suất và tăng lương cho người lao động.
Nhà nước cũng đã có hỗ trợ theo những chiến lược phát triển ngành dệt may mà cụ thể là Chính phủ đã phê duyệt chiến lược ngành dệt may
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với việc tập trung vào ba lĩnh vực chính: Nguyên phụ liệu, thiết kế và phát triển thị trường. Vấn đề giải quyết trong thời điểm hiện tại là các doanh nghiệp phải tự tranh bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ lưỡng luật pháp Hoa Kỳ để tránh được những vụ kiện có thể xảy .Chúng ta cần tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật công nghệ, thiết kế thời trang. Bên cạnh đó cần phải xây dựng quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động với người lao động. Chăm lo cải thiện đời sống cho người lao động. Và cái quan trọng nhất là cần phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà nhập khẩu, bán lẻ, các đối tác Hoa Kỳ kiên quyết đấu tranh chống lại cơ chế giám sát nhập khẩu và chống bán phá giá của Hoa Kỳ hoặc giảm thiểu tác động của cơ chế này đối với ngành. Đồng thời cũng tăng cường vận động để Hoa Kỳ không áp dụng các chính sách gây phương hại đến xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lưu Thị Hương - PGS.TS Vũ Huy Hào - Giáo trình Quản trị chiến lược - NXB Tài chính 1/2006
2. Các trang Web:
http: //www.dantri.com
http: //www.nhandan.org.vn/Báo nhân dân
http: //www.vnagency.com.vn/Thông tấn xã Việt Nam http: //www.vneconomy.com.vn/Thời báo kinh tế Việt Nam http: //www.laodong.com.vn/Báo lao động
http: //www.vitranet.com.vn/Mạng thông tin thương mại thị trường Việt Nam
MỤC LỤC