VIỆT NAM HIỆN NAY.
Việt Nam hiện có hơn 2000 nhà máy dệt may, thu hút trên 2 triệu lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Và mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho nước ta.Tuy nhiên, ngành này còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới sa sút, xuất khẩu tăng chậm lại, ngành dệt may Việt Nam lâm vào khó khăn.Thời kỳ khủng hoảng khó người khó ta nhưng chúng ta cũng cần đi theo những con đường của riêng mình và có chiến lược lâu dài.
Vậy thoát khỏi khăn ta cần làm gì?
Sau đây là một số giải pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu +Hỗ trợ tài chính
Ngoài kế hoạch giảm 15% thuế VAT, chính phủ còn đưa ra các gói hỗ trợ đảm bảo tín dụng cho các công ty may mặc, với sự tập trung vào các
1.Trước tiên phải có sự giúp đỡ của nhà nước: công ty nhỏ và vừa.
2.Tập trung khai thác thị trường nội địa.
+Một thị trường gần 86 triệu dân lại rất có tiềm năng nhưng đã bị nhiều công ty lãng quên và để cho các công ty nước ngoài xâm nhập vào điển hình như Trung Quốc. Đặc biệt hơn nữa là kết cấu dân số trẻ chiếm 60% tổng dân số Viêt Nam, lứa tuổi này nhu cầu ăn mặc và làm đẹp cao. Tại sao ta không đầu tư vào các hạng mục quần áo thời trang.
+Nhịp nhàng phân phối
Hệ thống phân phối - cầu nối đưa nhà sản xuất đến với người tiêu dùng - có lẽ là vấn đề gay go nhất, không chỉ của các doanh nghiệp dệt may.
Vì vậy, một giải pháp được cho là hiệu quả trong bối cảnh khó khăn hiện nay là liên kết với những doanh nghiệp sẵn có tiềm lực về hệ thống phân phối. Ví dụ như công ty may tư nhân Hải Phòng hay Công ty Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam với hệ thống Vinatex Mart được xem là một ví dụ thành công về việc phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm dệt may trong nước. Đến nay hệ thống đã phát triển được 52 cửa hàng, siêu thị và trung tâm thương mại tại 22 tỉnh thành, chuyên kinh doanh hàng dệt may 100% sản xuất trong nước, mỗi năm tiêu thụ 3,2 vạn mã hàng và hơn 11 triệu sản phẩm.
+ Không quên thị trường nông thôn
Theo khảo sát của BSA, mặc dù thị trường nông thôn tiêu thụ khoảng 70% lượng hàng hóa nhưng hệ thống cửa hàng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa phủ kín và hiệu quả. Ông Cao Lương Tài, nguyên Giám đốc bán hàng của Unilever Việt Nam, cho biết, tại Việt Nam cách đây 11 năm, tập đoàn này đã thực hiện chiến lược “tiến về nông thôn, bán hàng trực tiếp đến hộ gia đình” và nhờ “quả đấm” này nhiều sản phẩm nội địa của họ đã chiếm lĩnh thị trường nông thôn.
Theo điều tra của Vinatex, năm 2009, tiêu dùng thời trang trong nước sẽ đạt khoảng 5 tỷ đô la Mỹ và có thể tăng lên 5,6 - 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010, tăng từ 18 - 20%/năm.
3.Mở rộng thị trường.
Không nên xem nhẹ thị trường châu Á.
Theo thống kê của thế giới, các sản phẩm dệt may của VN vào Mỹ đang bán với giá bình quân 3,8 USD/m2 (giá bình quân của các nước bán vào Mỹ là 1,7 USD/m2), như vậy sản phẩm dệt may của Việt Nam không lo về quy định chống bán phá giá. Tuy nhiên, cái khó hiện nay của ngành dệt may trong nước là phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường như Mỹ (chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu), EU (19%), Nhật (9%)... nên dễ bị tác động khi các thị trường trên gặp sự cố trên
+ Những giải pháp đặt ra để tháo gỡ khó khăn trong tình hình hiện nay là việc tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường mới. Trong đó, ngoài các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật, thị trường Nga đã được các doanh nghiệp dệt may TP.HCM đánh giá là thị trường tiềm năng của hàng dệt may Việt Nam. Công ty Cổ phần May Hòa Bình xuất khẩu 45% lượng hàng sang Nga và đang có nhiều đơn hàng mới. Ông chủ của công ty này cho rằng Nga là thị trường tốt để doanh nghiệp dệt May TP.HCM chuyển hướng vì hiện nay các nhà nhập khẩu Nga chỉ mua hàng FOB, không thực hiện hợp đồng gia công. Hơn nữa hệ thống thanh toán quốc tế qua các ngân hàng tại Nga vài năm trở lại đây đã được cải thiện nên đã thuận lợi và an toàn hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Một điểm chung mà các doanh nghiệp đang thực hiện trong tình hình hiện nay là thực hiện cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí để vượt qua khó khăn. Ông Trần Minh Chính, Tổng giám đốc Công ty CP May XK Phương Nam, cho biết, công ty đã tiến hành sắp xếp lại hoạt động của doanh nghiệp. Các xí nghiệp sản xuất, lao động được bố trí lại cho hợp lý, cải tiến
khâu phục vụ sản xuất, áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, rải chuyền hợp lý do đó năng suất lao động đã tăng lên 30% so với trước.
Một giải pháp quan trọng khác mà các doanh nghiệp hướng tới là chăm lo tốt đời sống công nhân, chia sẻ với khó khăn của người lao động. Tại Công ty CP may Nhà Bè công nhân được bố trí nhà ở với giá thấp do công ty xây dựng, tăng tiền ăn trưa, cho công nhân vay tiền giải quyết khó khăn gia đình và nhiều biện pháp hỗ trợ khác nên tỉ lệ biến động lao động tại công ty thấp, duy trì sản xuất ổn định.
Về thị trường các doanh nghiệp cho rằng ngoài tập trung xuất khẩu cũng chú trọng xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu dùng nội địa. Đơn cử, về làm áo sơ mi xuất khẩu và bán nội địa, nếu các doanh nghiệp trong nước đầu tư mạnh hơn vào sáng tạo, thiết kế, phân phối sản phẩm sẽ thu lại hiệu quả cao gấp hàng chục lần so với làm gia công. Thị trường nội địa còn khá rộng, hiện tiêu thụ sản phẩm nội địa mới chiếm chưa đến 20% doanh số bán hàng của các doanh nghiệp. Công ty Việt Tiến tuy đứng đầu về doanh thu nội địa với doanh thu nội địa chiếm 25% tổng doanh thu. Công ty May Phương Đông với thương hiệu F-House cũng nhắm vào thị trường thời trang trong nước, đặc biệt là trang phục dành cho giới trẻ.
Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới khó khăn nhưng việc áp dụng các biện pháp và đặc biệt các thị trường suy thoái cũng đang thay đổi thói quen tiêu dùng nên ngành dệt may cũng đang đứng trước cơ hội: lựa chọn sản phẩm trung bình thay thế hàng thương hiệu
4.Thay đổi con đường mình đã đi lâu năm nay: Từ gia công sang thời trang hóa
Bên cạnh việc chủ động sản xuất nguồn nguyên phụ liệu, ngành dệt may VN phải áp dụng cả thiết kế và thời trang của chính người VN vào từng sản phẩm; có như thế mới dịch chuyển từ sản xuất gia công sang thời trang hóa ngành dệt may.
Cuộc “Bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam” do Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt may và Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức từ tháng 7 đến tháng 8-2008, một trong những tiêu chí được đánh giá cao là doanh nghiệp phát triển mặt hàng có tính năng khác biệt cao và doanh nghiệp sản xuất nhiều vải xuất khẩu. Những doanh nghiệp đoạt giải sẽ là “mô hình mẫu” cho các doanh nhiệp khác học tập để có thể đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt
5. Hợp tác cùng phát triển
Cần thiết của việc thiết lập chuỗi doanh nghiệp trong ngành dệt may bắt nguồn từ thời kỳ cạnh tranh phi quota rất khốc liệt đang diễn ra trên toàn cầu. Chuỗi doanh nghiệp dệt may được thành lập sẽ liên kết được sức mạnh của từng doanh nghiệp với nhau, tạo điều kiện để cả doanh nghiệp lớn lẫn nhỏ phát huy được thế mạnh và tạo sự vững vàng trong cạnh tranh. Giải pháp chuỗi được đưa ra của liên ngành Thương mại - Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may bao gồm các thành viên có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và phải tự nguyện tham gia liên kết trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm. Tất nhiên, doanh nghiệp chỉ được tự nguyện tham gia vào một chuỗi để cùng với những doanh nghiệp khác dồn sức cho sự phát triển của chuỗi doanh nghiệp đó.
Chuỗi liên kết không nên chỉ có toàn doanh nghiệp nhỏ hoặc toàn doanh nghiệp lớn, mà phải đa dạng hóa thành phần tham gia mới có sự hỗ trợ nhất định giữa doanh nghiệp mạnh và doanh nghiệp yếu, tạo ra một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với những thách thức mới
6.Nên cơ cấu lại thi trường
Tình trạng khủng hoảng đơn hàng giảm có thể kéo dài đến tận tháng 6-2009, do lượng đặt hàng tại VN bao gồm quần jean, áo sơmi, áo thun cotton, quần Âu... hiện giảm 25% cho đơn hàng xuân, hè.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, cái mà nhà nhập khẩu cần nhất chính là thời gian giao hàng đúng hẹn và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm.
Đồng ý với quan điểm này, ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc Tổng công ty may Việt Tiến, cho rằng các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần chấp nhận thực tế: nếu việc giảm đơn hàng, kéo theo đó là giá đơn hàng cũng giảm, các doanh nghiệp phải tìm cách sống chung với tình cảnh khó khăn này, trong đó nhất thiết phải cơ cấu thật chi tiết thị trường chủ lực để cân đối lại sản phẩm chủ lực. Bản thân Việt Tiến cũng cân đối lại ngay lập tức khi chỉ cho thị trường Mỹ chiếm không quá 25% năng lực sản xuất của mình, nâng tỉ trọng ở thị trường EU lên 35% và Nhật 20% để
7. Tập trung phân bổ các nhà máy về các vùng nông thôn vàvùng có nguồn nguyên liệu dồi dào như Tây nguyên và Nam Trung Bộ. vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào như Tây nguyên và Nam Trung Bộ.
+Cắt giảm chi phí vận chuyển tận dụng được tối đa nguôn nguyên liệu giảm dược chi phí thu mua nguyên liệu đẫn đến giá thành rẻ đủ để cạnh tranh với sản phẩm dệt may nước ngoài.
+Tận dụng được nguồn nhân công nông thôn rẻ và dư thừa.
8. Đào tạo cán bộ quản lí và tay nghề công nhân.
Các nhà thiêt kế cần đươc sự khuyến khích và phát triển tay nghề.Cần có sự kết hợp đào tạo với các trường kinh tế và kỹ thuật. Để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ quản lý.
9. Cần xây dựng thương hiệu quốc tế và những sản phẩm cóchất lượng cao để vững chân vận nhập sâu hơn vào những thị trường chất lượng cao để vững chân vận nhập sâu hơn vào những thị trường khó tính.