D. NGÀNH DỆT MAY CẦN LẬP MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH.
3. Chiến lược phát triển ngàn h:
3.1 Quan điểm chiến lược :
- Dệt may là ngành CN xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển theo hướng chuyên
môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời với việc phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng cho ngành.
- Phát triển dệt may phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập QT, tiếp nhận làn sóng chuyển dịch SX từ các nước phát triển và công nghiệp mới. Hết sức chú ý xây dựng và tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới, từng bước tham gia vào chuỗi liên kết của họ. Liên kết với các sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Những diễn biến không thuận trên thị trường thế giới đã tác động trực tiếp tới các DN dệt may vốn có đặc thù sử dụng nhiều lao động. Trong năm 2009, ngành dệt may phải đóng vai trò trọng tâm về giải quyết việc làm, giảm thiểu tối đa tình trạng thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội...
Tuy nhiên, để hoàn thành trọng trách này là điều hoàn toàn không đơn giản, đòi hỏi sự liên kết mạnh mẽ giữa các DN trong ngành. Bởi vậy, để duy trì hoạt động của các DN trong giai đoạn này, Vinatex khuyến cáo các DN, trong ngắn hạn chấp nhận làm đơn hàng gia công, hạn chế làm hàng theo phương thức FOB để bảo toàn DN.
“Trong hình thức gia công thì bản thân khách hàng nước ngoài bỏ vốn vào để mua nguyên phụ liệu, DN Việt Nam chỉ làm gia công, vừa tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Cũng bằng cách tính toán này mà trong khi các quốc gia xuất khẩu dệt may trong năm 2008 đều tăng trưởng âm, thì ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 17%”.
- Phát triển theo hướng đa dạng hoá sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát
triển. Chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
- Phát triển theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá. Đầu tư ngay vào công nghệ mới hiện đại, tiết kiệm năng lượng thân thiện môi trường, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, các sản phẩm thời trang, phát triển thương hiệu. Chú trọng đúng mức đến việc di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi thành phố để đưa vào các khu CN tập trung với việc chuyển dịch sản xuất may mặc về các vùng nông tôn, thị tứ nhằm giải bài toán về thiếu hụt lao động hiện nay.
- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật công nghệ, marketing, thiết kế thờitrang nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
3.2 Mục tiêu chung : Phát triển ngành dệt may trở thành 1 trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
3.3 Chỉ tiêu cụ thể: 2010 2015 2020
- Doanh thu 13-15 tỷ $ 18-21 tỷ $ 27-30 tỷ $ - KNXK 10-12 tỷ $ 14-16 tỷ $ 20-22 tỷ $ - Sử dụng LĐ 2,5 tr người 3,5 tr 4,5 tr