1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

88 541 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 797 KB

Nội dung

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy công tác này hiện nay vân đang diễn ra với tốc độ khá chậm do có nhiều vướng mắc trong công tác định giá. Một trong những vướng mắc đó là việc lựa chọn các phương pháp định giá doanh nghiệp sao cho phù hợp đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa. Nhà nước ta đã có nhiều động thái tích cực trong việc thay đổi trong hệ thống pháp lý nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành công tác cổ phần hóa. Đặc biệt là sự ra đời của nghị đinh 187 đã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Thông tư 126 đã hướng dẫn và quy định cụ thể về việc lựa chọn các phương pháp định giá, trong đó khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp tính giá thích hợp với doanh nghiệp và nêu ra hai phương pháp điển hình là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Bên cạnh những thành tựu bước đầu đáng khen ngợi đó, hệ thống pháp lý cũng như công tác định giá con tồn tại nhiều vướng mắc. Đặc biệt là về phương pháp định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó để hoàn thiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc, doanh cần thiết phải nghin cứu và hoàn thiện bộ máy pháp lý và các văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn nữa, hạn chế việc thất thu vốn của nhà nước. Xuất phát từ những thục tế và nhận định trên, em đã chọn đề tài :”Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam” để nghin cứu. Kết cấu của chuyên đè gồm phần mở đầu, kết luận và nội dung được thể hiện ở 3 chương : Chương 1: Tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương 1 Tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam 3 1.1. Doanh nghiệp và nhu cầu định giá doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp .3 1.1.2. Nhu cầu định giá doanh nghiệp .4 1.1.3. Mục tiêu và yêu cầu của hoạt động định giá doanh nghiệp 7 1.2. Lý luận lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp .8 1.2.1. Các yếu tố tác động tới giá trị của doanh nghiệp 8 1.2.2. Các phương pháp định giá doanh nghiệp, ưu và nhược điểm của từng phương pháp 13 1.2.2.1. Phương pháp giá trị tài sản thuần .13 1.2.2.2. Phương pháp định lượng Goodwill .20 1.2.2.3. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính trong tương lai .26 1.2.2.3.1. Phương pháp định giá chứng khoán .27 1.2.2.3.2. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận .33 1.3. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 36 Chương 2 Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay .39 2.1. Tiến trình cổ phần hoá tại Việt Nam .39 2.1.1. Những kết quả đã đạt được .39 2.1.2. Những hạn chế cần khắc phục .40 Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.2. Thực trạng áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong định giá tại Việt Nam .41 2.2.1. Thực trạng chung của công tác định giá doanh nghiệp .41 2.2.1.1. Phương pháp định giá .41 2.2.1.2. Năng lực định giá 43 2.2.1.3. Xử lý tồn tại tài chính 44 2.2.2. Thực tế tại các doanh nghiệp việt nam đã thực hiện quá trình định giá doanh nghiệp .45 2.3. Ứng dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) trong định giá công ty Hóa chất 52 2.3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần hoá chất .52 2.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 52 2.3.1.2. Ngành nghề kinh doanh 53 2.3.2. Phân tích thị trường và phân tích ngành 55 2.3.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô 55 2.3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 55 2.3.2.1.2. Tỷ lệ lãi suất 55 2.3.2.1.3. Tỷ lệ lạm phát .56 2.3.2.2. Thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam .56 2.3.2.3. Nhu cầu cung cầu trên thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam 57 2.3.2.4. Phân tích cạnh tranh .59 2.3.3. Phân tích môi trường nội bộ công ty .60 2.3.4. Định giá Công ty Cổ phần Hoá chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 60 2.3.4.1. Phân tích số liệu tài chính trong quá khứ .61 2.3.4.2. Dự đoán báo cáo tài chính 66 Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.3.4.3. Tính giá trị doanh nghiệp 71 2.4. Đánh giá tổng quan về hoạt động định giá Doanh nghiệp tại Việt Nam .73 2.4.1. Những mặt đã làm được 73 2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục .74 2.4.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động định giá tại Việt Nam .75 2.4.4. So sánh hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới .76 Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu .76 3.1 Định hướng cổ phần hoá và công tác định giá DNNN CPH .77 3.1.1 Mục tiêu và định hướng tiến trình CPH doanh nghiệp NN 77 3.1.2 Yêu cầu và định hướng công tác định giá doanh nghiệp NN CPH. .78 3.1.2.1 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm và loại hình doanh nghiệp 78 3.1.2.2 Đảm bảo tính chính xác, trung thực và đáng tin cậy cho giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa 78 3.1.2.3. Giá trị doanh nghiệp không bị chi phối bởi chính sách bán cổ phần, làm thất thoát tài sàn Nhà nước .79 3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá ở Việt Nam hiện nay .80 3.2.1 Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh nghiệp .80 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống 80 Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 3.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp .81 3.2.4 Phát triển thị trường chứng khoán .82 3.2.5 Sử dụng kết hợp với các phương pháp định giá doanh nghiệp khác. .82 Kết Luận . 84 Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Lời mở đầu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy công tác này hiện nay vân đang diễn ra với tốc độ khá chậm do có nhiều vướng mắc trong công tác định giá. Một trong những vướng mắc đó là việc lựa chọn các phương pháp định giá doanh nghiệp sao cho phù hợp đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa. Nhà nước ta đã có nhiều động thái tích cực trong việc thay đổi trong hệ thống pháp lý nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành công tác cổ phần hóa. Đặc biệt là sự ra đời của nghị đinh 187 đã giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình định giá và cổ phần hóa doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Thông tư 126 đã hướng dẫn và quy định cụ thể về việc lựa chọn các phương pháp định giá, trong đó khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp tính giá thích hợp với doanh nghiệp và nêu ra hai phương pháp điển hình là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Bên cạnh những thành tựu bước đầu đáng khen ngợi đó, hệ thống pháp lý cũng như công tác định giá con tồn tại nhiều vướng mắc. Đặc biệt là về phương pháp định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó để hoàn thiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc, doanh cần thiết phải nghin cứu và hoàn thiện bộ máy pháp lý và các văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn nữa, hạn chế việc thất thu vốn của nhà nước. Xuất phát từ những thục tế và nhận định trên, em đã chọn đề tài :”Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam” để nghin cứu. Kết cấu của chuyên đè gồm phần mở đầu, kết luận và nội dung được thể hiện ở 3 chương : Chương 1: Tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Chương 2: Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Em xin chân thành cám ơn thầy giáo – TS . Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập. Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Chương 1 Tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam 1.1. Doanh nghiệp và nhu cầu định giá doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm định giá doanh nghiệpViệt Nam, theo luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiên một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệpViệt Nam mang các đặc điểm: • Doanh nghiệpmột loại hàng hoá đặc biệt, nó chịu sự chi phối của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, là đối tượng của các giao dịch mua bán, sát nhập… • Các doanh nghiệp có môi trường hoạt động, ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô khác nhau … nên giá trị của các doanh nghiệp là khác nhau. • Doanh nghiệpmột chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, là một tổ chức kinh tế đang hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hưu. • Người sở hữu doanh nghiệp là người sở hữu tư liệu sản xuất và phương tiện sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệpmột loại hàng hoá đặc biệt. Doanh nghiệp có thể được sát nhập, mua bán , trao đổi. Do đó viêc xác định giá trị của daonh nghiệp là rất cần thiết. Hiện tại có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá giá trị của doanh nghiệp, tuy nhiên một cách chung nhất có thể hiểu việc định giá doanh nghiệp là: Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Định giá doanh nghiệp là xác định giá trị của một doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá doanh nghiệp là xác định cho doanh nghiệp một giá trị thực nội tại khi doanh nghiệp này còn đang là một thực thể hoạt động và đang là mối quan tâm của việc quản lý và đổi mới doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là sụ biểu hiện bằng tiền và được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc lượng hoá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở cho hoạt động mua bán, trao đổi, và các giao dịch khác liên quan đến doanh nghiệp trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp tồn tại ngay cả khi hoạt động mua bán doanh nghiệp không xảy ra. Đây chỉ là một tiêu chí đánh giá khả năng sản xuất cũng như các khoản lợi nhận ma doanh nghiệp có thể đem lai. Giá trị của doanh nghiệp rất khó định lượng do có nhiều yếu tố đánh giá mang tính chủ quan, và có nhiều yếu tố biến động theo giá thị trường. 1.1.2. Nhu cầu định giá doanh nghiệp Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tao ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch liên quan đến doanh nghiệp trên thị trường. Việc xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm các công đoạn : Điều tra chi tiết tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng kinh doanh của công ty. Thông qua giá trị của tài sản hưu hình, tài sản vô hình, giá trị quyền sử dụng đất, đồng thời xác định giá trị của các tài sản phi kinh tế như: địa điểm kinh doanh, bộ máy quản lý, thương hiệu, uy tín kinh doanh của công ty… qua đó đánh giá được giá trị của doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh Đánh giá các hoạt động của công ty: Thông qua các tỷ số tài chính, nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động, nhóm tỷ số về khả năng Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 cân đối vốn, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời, người ta có thể xác định giá trị hiện hữu của doanh nghiệp cưng như tiềm năng của doanh nghiệp. Việc xác định giá doanh nghiệp ngày naymột nhu cầu không thể thiếu do các cá nhân và các tổ chức có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp tới các doanh nghiệp luôn cần thông tin về doanh nghiệp để quyết định đàu tư hoặc thu hồi vốn và giá trị của doanh nghiệpmột chỉ số tốt để đưa ra quyết định. Mặt khác bộ máy điều hành doanh gnhiệp cung cần nắm được giá trị của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn. Trong những năm ngần đây, việc các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cô phần hoá nhằm mục đích tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi những doanh nghiệp nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Mặt khác các hoạt động chuyển đổi sở hữu hoặc thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liên quan đòi hỏi nguồn thông tin về doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin đặc biệt nó bao hàm giá trị thực của doanh nghiệp cũng như phản ánh giá trị tương lai mà doanh nghiệp có thể đem lại. Đứng dưới góc độ của nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ thông tin về doanh nghiệp là hết sức quan trọng nó quyết định khả năng đầu tư và khả năng thu hồi vôn đầu tư. Thông qua thông tin giá trị doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp: hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời, uy tín, khả năng tài chính, và vị thế tín dụng. Đứng dưới góc độ của nhà quản lý Giá trị doanh nghiệp là laọi thông tin quan trọng, nó giúp người quản lý phân tích, đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, tái đầu tư cũng như các hoạt động tài chính liên quan đến doanh nghiệp. Giúp nhà quản lý đi đúng hướng là hoạt động nhằm mục đích tăng giá trị của chủ sở hữu. Kết quả của hoạt động định giá doanh nghiệp cung cấp thông tin về sức cạnh tranh, khả năng hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự so sánh với các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cũng như của doanh nghiệp trong quá khứ. Giá trị doanh nghiệp là cơ sở để người quản lý điều hành công ty, đưa Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 ra các quyết định kinh doanh, đầu tư mới từ đó nhằm mục đích hoàn thiện chiến lược kinh doanh và cải thiện tình hình hoạt động của công ty. Hiện tại, các công ty cổ phần đang từng bước thực hiện hoạt động IPO đưa doanh nghiệp cổ phần thành doanh nghiêp đại chúng. Việc định giá doanh nghiệp giúp các nhà hoạch định chính sách, quản lý thị trường chứng khoán , hiệp hội kinh doanh chứng khoán đưa ra các chính sách thích hợp để bình ổn thị trường cung như nâng cao hiệu quả của thị trường chứng khoán. Giá chứng khoán luôn vận động tăng giảm xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp do đó nghin cứu giá trị của doanh nghiệp cho nhà đầu tư cũng như người làm công tác quản lý biết được khi nào giá chứng khoán không phản ánh giá trị thực của công ty và từ đó tìm ra nguyên nhân của hiện tượng, đưa ra các biện pháp kích cầu, cảnh báo những biến cố có thể xảy ra… Việt Nam đang trên đà phát triên với sự tham gia của nhiều tổ chức trong và ngoài nước do vậy các hoạt động mua bán, sát nhập, hợp nhất và chia nhỏ doanh nhgiệp đang diễn ra ngày càng nhiều. Để thực hiên những giao dịch mua bán và sát nhập đó các bên liên quan đều muốn nắm bắt được thông tin về đối tác một cách toàn diện. Việc nắm bắt thông tin về đối tác giúp cho việc thương thuyết mua bán cũng như quyết định sát nhập và hợp nhất. Để giải quyết yêu cầu đó định giá doanh nghiệpmột giải pháp toàn diện nhất. Định giá doanh nghiệp cung cấp thông tin về doanh nghiệp một cách chi tiết về cơ cấu vốn, khả năng hoạt động, nguồn lợi nhuận tương lai mà doanh nghiệp có thể mang lại… Nước ta đang dần dần tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, việc định giá doanh nghiêp là bước đi không thể thiếu, nó cung cấp thông tin chi tiết về các doanh nghiệp trực thuộc của nhà nước, tầm quan trọng của các công ty đối với nền kinh tế từ đó quyết định tới phần vốn nhà nước nắm giữ tại các công ty sau cổ phần hoá, giúp cho vai trò chỉ đạo nền kinh tế của nhà nước không bị mất đi. Mặt khácthông qua giá trị doanh nghiệp xác định được quy mô vốn điều lệ, cơ cấu số Đặng Tuấn Nam Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A

Ngày đăng: 22/08/2013, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phương pháp định giá chứng khoán là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán - Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
h ương pháp định giá chứng khoán là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán (Trang 36)
Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2003-2007 - Một số giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Bảng c ân đối kế toán giai đoạn 2003-2007 (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w