MỤC LỤC
Khi định giá doanh nghiệp, xem xét vấn đề uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng nhà định giá thường căn cứ vào các yếu tố: Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm và sự trung thành của khách hàng đối với nhà sản xuất, số lượng khách hàng, số lượng người biết đến tên tuổi của nhà sản xuất, mối quan hệ của doanh nghiệp với địa phương nơi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh….đánh giá quan trọng nhất quyết định mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng thể hiện ở thị phần hiện tại, kế hoạch phát triển thị phần tương lai, doanh số bán hàng và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu qua các giai đoạn kinh doanh khác nhau. Phương pháp định lượng Goodwill là một phương pháp định giá doanh nghiệp hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhiều đói tượng, nó đáp ứng được nhu cầu thông tin đối với người mua, nhà đầu tư khi họ yêu cầu tìm kiếm thông tin về tỷ suất sinh lời, vấn đề siêu lợi nhuận….đồng thời đáp ứng được thông tin yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp khi họ muốn tim kiếm thông tin về giá trị thực tế của doanh nghiệp để đưa ra mức giá chính xác khi thực hiên giao dịch mua bán doanh nghiệp cũng như thực hiện điều chỉnh cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra phương án kinh doanh hợp lý trong thời gian tới….
Đối với nhà đầu tư đa số, việc bỏ tiền ra mua Doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại không phải là để mong chờ vào các khoản lợi tức mà Doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai, mà để đổi lấy một cơ hội, nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm soát có thể điều khiển Doanh nghiệp hoạt động theo tính toán của mình để mang lại lợi nhuận lớn nhất. Do vậy giá trị hiện tại của dòng tiền thuần mà việc đầu tư vào Doanh nghiệp cả ở thời điểm hiện tại và tương lai đem lại cho nhà đầu tư đa số, được coi là tiêu chuẩn thích hợp để xác định giá trị Doanh nghiệp. Đây là phương pháp điển hình mà nó được xem xét trong một trạng thái động vì công thức tổng quát xây dựng được đòi hỏi phải đề cập và lượng hóa toàn bộ yếu tổ tác động tới giá trị Doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, thuế thu nhập, vốn đầu tư, tỷ suất chiết khấu dòng tiền.
Kết quả này có được là do các doanh nghiệp có trong diện cổ phần hoá phải chủ động xử lý tồn tại trong quản lý tài chính trước khi cổ phần hoá, việc xác định giá trị của doanh nghiệp, bán cổ phần thông qua các định chế tài chinh trung gian hiệu quả và chính xác hơn. Nghị định 187 ra đời tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh tình hình sáp xếp, cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời hoàn thiện và phát triển các yếu tố thị trường đặc biệt như thị trường vốn, thị trương chứng khoán có cơ sở hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đi vào hoạt động và phát triển ổn định hơn. Đối tượng cổ phần hoá còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng các công ty, tổng công ty nhà nước nếu căn cứ theo tiêu chí phân loại không thuộc diện nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu không thực hiện cổ phần hoá mà chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, công ty TNHH nhà nước một thành viên.
Tại thời điểm định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, các khoản nợ đó vẫn không có khả năng thu hồi vẫn không được loại trừ khỏi giá trị tài sản của doanh nghiệp, khoản dự phòng đã trích lập cho khoản nợ này sau khi sử dụng để bù đắp tổn thất cho khoản nợ không có khả năng thu hồi, nếu còn, doanh nghiệp hoàn nhập vào kết quả kinh doanh. Tỷ lệ % còn lại: được xác định căn cứ theo Thông tư số 13/LB-TT ngày 18/08/1994 của liên Bộ Xây Dựng - Tài Chính - Vật giá Chính phủ hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; và kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng thực tế nhà cửa, vật kiến trúc của chuyên viên các bộ phận chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp và tổ chức định giá. Tỷ lệ % còn lại: được xác định dựa trên thời gian đã sử dụng, thời gian còn tiếp tục sử dụng và niên hạn sử dụng của các TSCĐ, căn cứ trên cơ sở mức thời gian khấu hao trung bình theo khung thời gian khấu hao được quy định tại “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và căn cứ theo kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng thực tế tài sản của chuyên viên các bộ phận chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp và tổ chức định giá.
Công ty hóa chất chuyên kinh doanh các mạt hang hóa chất, xuất nhập khẩu trên 200 mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về hóa chất cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nước, góp phần ổn định thị trường và tạo ra lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phần lớn các hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam là nguyên liệu đầu vào, việc tăng giá của hàng hóa và nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân chính cho sự tăng giá của hàng hóa trong nước, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm thuỷ sản giá thành thấp, không thể cân đối được với giá trị nhập khẩu khiến cho tỷ lệ lạm phát năm 2005 là 8.3%. Trên toàn miền bắc hiện đang có khoảng 20 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh hoá chất với các mặt hàng chủ yếu là sơn và chất dẻo, quặng nguyên liệu, khí công nghiệp và que hàn…chính từ những nguyên nhân đó việc cạnh tranh trên thị trường trong ngành hoá chất là rất gay gắt.
Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các dự án, khu công nghiệp không ngừng phát triển, số lượng các công ty nước ngoài, liên doanh liên kết tăng nhanh với nhu cầu nguyên liêu đầu vào chất lượng cao trong khi thị trường trong nước không đáp ứng được. Theo tổng công ty hoá chất Việt Nam, do điều kiên cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém không đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá hạng nặng đồng thời do đặc điểm phân bố các khu công nghiệp không tập trung nên việc cung ứng các mặt hàng hoá chất từ khai thác đến nơi sản xuất là không đạt yêu cầu.
Việc hình thành và hoạt động hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam đã góp phần hoàn thiện quá trình định giá doanh nghiệp, giá của chứng khoán phản ánh giá trị của doanh nghiệp, là thị trường huy động, lưu thông, thu hút vốn cho doanh nghiệp. Do là một hoạt động mới nên việc lựa chọn phương pháp định giá trong doanh nghiệp còn chưa chính xác, chưa phù hợp với từng doanh nghiệp khác nhau vì các doanh nghiệp khác nhau có loại hình kinh doanh khác nhau, cơ cấu tài sản khác nhau…… Hiện nay có hai phương pháp chính được thực hiện chủ yếu ở Việt Nam đó là: Phương pháp tài sản và Phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc mua bán doanh nghiệp trên thế giới thường diễn ra dưới hai hình thức chính: Công ty A sáp nhập với công ty B hay A nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát trong B .Về bản chất, định giá là phương tiện, còn mua bán mới là mục đích của các nhà đầu tư.
Như vậy, để đáp ứng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho tiến trình Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động định giá doanh nghiệp cũng cần có những nỗ lực nhất định để đóng góp tích cực vào những hoạch định nói trên. Bởi như ta đã biết mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng về ngành nghề kinh doanh, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, cấu trúc,… Vì thế năng lực của nhà định giá sẽ là rất quan trọng, đóng vai trò quyết định phương pháp nào được lựa chọn để phản ánh chính xác nhất giá trị của doanh nghiệp cần định giá. Bên cạnh đó người làm định giá phải có một cái nhìn tổng quan và hiểu biết khái quát về doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, thị trường, thực trạng tài chính, tiềm năng… để xác định những yếu tố nào sẽ cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp và loại bỏ những yếu tố không liên quan.
Cỏc cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ phần hóa và định giá cần luôn luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người thực hiện để từ đó có những điều chỉnh kịp thời và tiến hành sửa đổi cho phù hợp và thích nghi với thực tiễn. Quy định rừ chế tài xử lý cả về hành chớnh và hỡnh sự giữa bờn giao (DN CPH) và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản. Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị,… là khác nhau.