1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS lớp 5

21 2,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Hình thành và rènluyện kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học.Các kỹ năng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.Các kỹ năng này đượ

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1- Lí do chọn đề tài:

Ở bậc Tiểu học, “ Tập đọc” là một phân môn có mục đích hình thành và pháttriển năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham đọc sách và làm giàu kiếnthức về ngôn ngữ đời sống, kiến thức văn học cho các em Hình thành và rènluyện kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học.Các kỹ năng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.Các kỹ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc chủ yếu là đọc thànhtiếng và đọc hiểu Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tíchcực đến kỹ năng khác Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như thông hiểunội dung văn bản Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thểđọc nhanh và đọc diễn cảm được

Nhiều tiết tập đọc, không phải học sinh nào cũng có thể hiểu được toàn bộnội dung văn bản, hiểu điều mình đang đọc Có những em trong tiết tập đọc hầunhư toàn bộ sự chú ý tập trung vào việc nhận ra mặt chữ để phát âm, còn nghĩathì chưa hiểu Nhiều giáo viên khi dạy tập đọc chỉ chú trọng vào rèn kỹ năng đọcđúng cho các em, phần lớn thời gian của tiết học là dành cho luyện đọc chứ chưaquan tâm nhiều đến việc các em có hiểu nội dung bài đọc hay không Khi dự giờđồng nghiệp có những tiết dạy, học sinh đọc bài rất to, rõ ràng, phát âm rất chuẩnnhưng khi đưa ra câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc thì các em còn lúng túngkhông trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô Có những em thì trả lời bằng cáchđọc lại cả một đoạn văn bản rất dài không trọng tâm Vậy làm thế nào để các emvừa đọc tốt vừa hiểu được văn bản, làm thế nào để phối hợp tốt đọc thành tiếng

và đọc hiểu, làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống củacác em Đó chính là những băn khoăn suy nghĩ của tôi

Từ những vấn đề trình bày ở trên, qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi vớirất nhiều đối tượng học sinh trong và ngoài nhà trường, tiếp xúc, trao đổi, họchỏi các giáo viên có nhiều kinh nghiệm Thêm nữa là tôi đã từng dạy lớp 5 nhiềunăm nên có điều kiện tìm hiểu, thử nghiệm, tìm mọi cách để nâng cao chấtlượng giờ dạy giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học và bước đầu đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể Từ lý do trên tôi đã chọn và nghiên cứu về nội dung:

“ Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5”

2- Mục đích nghiên cứu:

Để tiết tập đọc đạt hiệu quả thì mỗi học sinh không phải chỉ đọc đúng là

được mà các em cần phải thông hiểu nội dung của bài đọc Tôi đã đưa ra mục

Trang 2

- Tìm ra được một số biện pháp để giải quyết những khó khăn mà học sinh vàgiáo viên còn chưa thực hiện tốt trong các giờ tập đọc Qua đó, dần nâng caohiệu quả của việc đọc hiểu trong giờ tập đọc nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc.

3- Đối tượng nghiên cứu:

Để thực hiện thực nghiệm, tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là chương trình

nội dung phân môn tập đọc lớp 5

4- Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi đã thực hiện một số biện pháp nghiên

B NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Tập đọc là một phân môn có vị trí hàng đầu trong môn Tiếng Việt ở bậcTiểu học Mục Tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc chohọc sinh - Là bước đầu cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữnghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ Đọc trở thành một đòi hỏi

cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đócác em phải đọc để học Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùngtrong giao tiếp và học tập Đọc không chỉ là sự “đánh vần” theo đúng kí hiệu cácchữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năngthông hiểu những gì được đọc Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo cácvăn bản được đọc thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức,

Trang 3

tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnhhội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường Mặt khác, chính biếtcách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tựbồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việcđọc sách, với việc tự học thường xuyên

Quả đúng như vậy đọc và hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọcluôn song hành và không tách rời nhau Chúng luôn tác động và hỗ trợ qua lạilẫn nhau, có đọc tốt thì mới hiểu đúng và có hiểu đúng thì mới đọc tốt Kĩ năngđọc cần đạt là: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm Đọc một cách

có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của ngườiđọc Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cáithiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tưduy có hình ảnh Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáodục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh

II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Trong những năm gần đây với sự đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là

việc thay sách bậc Tiểu học năm 2000, ta cũng thấy được bộ môn Tiếng Việt nóichung, phân môn Tập đọc lớp 5 nói riêng đã có nhiều thay đổi căn bản về nộidung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học Chính vì vậy màchất lượng đã được nâng lên rõ rệt Các hình thức tổ chức tiết dạy Tập đọc đổimới đã giúp cho tất cả học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng đọc Các emđược đọc cho bạn, nhóm nghe, được cùng nhau rèn luyện đọc và cùng nhau thảoluận tìm hiểu bài Vậy là về căn bản phương pháp dạy học Tập đọc đã đổi mới Song thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy môn Tập đọc ở trường Tiểu họcđang còn nhiều bất cập

+ Về phía học sinh:

Trong quá trình dạy học nhiều năm lớp 5, tôi thấy kết quả học tập phần đọchiểu của các em qua các kì thi còn thấp, vậy nguyên nhân từ đâu? Vì sao lại nhưvậy?

- Như chúng ta đã biết một số học sinh chưa yêu thích học môn Tiếng Việt nóichung và phân môn Tập đọc nói riêng, về nhà hoặc ở lớp các em chỉ thích

làm Toán, ít chú ý đến luyện đọc

Trang 4

- Việc chuẩn bị bài trước ở nhà là rất hạn chế, các em chỉ đọc qua loa chiếu lệ,dẫn đến học sinh đọc ngắt nghỉ câu chưa đúng kể cả đọc tiết tấu và ngữ điệu của câu

- Khi trả lời câu hỏi các em phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa (đọc cả câu,đoạn) chứ không chọn lọc ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu văn

- Với một số câu hỏi không có nội dung trả lời bày sẵn trong sách giáo khoa

mà yêu cầu học sinh phải động não, phải suy nghĩ từ nội dung bài đọc để tìm racâu trả lời thì hầu hết các em còn lúng túng, không nghĩ ra câu trả lời phù hợp

- Các em tiếp thu bài không đầy đủ, hiểu bài hời hợt; chưa cảm nhận đượccái hay cái đẹp của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống

+ Về phía giáo viên.

Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên chưa tốt, còn lúng túng khi dạyTập đọc đó là: Các bước lên lớp của giáo viên còn công thức, đọc mẫu chưa tốt,

hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài còn đơn điệu, máy móc, chưa làm chủ được nộidung bài dạy Một số giáo viên coi nhiệm vụ giờ Tập đọc chỉ là luyện đọc đúng

và lưu loát, chưa chú trọng đúng mức việc dạy đọc hiểu cho học sinh

III - GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Từ thực trạng và kết quả khảo sát trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biệnpháp rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh như sau:

1 – Luyện đọc cá nhân :

Đây là khâu quan trọng nhất vì học sinh phải được tiếp xúc trực tiếp với bàiđọc nhiều lượt để từ đó rèn kỹ năng đọc hiểu và cảm nhận tốt hơn về bài đọc Đọc cá nhân có hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm

* Cách thực hiện:

+ Đối với đọc thành tiếng: Học sinh đọc trước lớp, đọc trong nhóm, tổ (có traođổi về cách đọc cá nhân), đọc theo cặp ( 1HS đọc, 1 HS nghe và góp ý), tự đọc

Trang 5

một mình để học thuộc lòng.

+ Đối với đọc thầm: Đọc thầm nhằm củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc nhanhđồng thời rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản Giáo viên kiểm tra kỹ năng đọc thầmcủa học sinh bằng nhiều cách như: Trả lời câu hỏi, tập đặt câu hỏi để tìm hiểuvăn bản, tóm tắt ý chính, tìm từ ngữ, hình ảnh nổi bật, đặt tên cho bài văn, đoạnvăn

- Kích thích hứng thú đọc của học sinh thông qua các trò chơi luyện đọc, thi đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc nhớ Giáo viên lắng nghe, sửa, hướngdẫn và đọc mẫu cho học sinh

- Phần này cần khích lệ học sinh tự phân tích nội dung bài đọc, cảm nhận bàiđọc và hiểu kỹ nội dung bài đọc nói về vấn đề gì

2– Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc:

Mục tiêu của tiết học tập đọc là học sinh hiểu và đọc diễn cảm bài tập đọc Dovậy không nhất thiết cứ theo quy trình: tìm hiểu bài rồi mới luyện đọc diễn cảm.Tùy thuộc cấu trúc của mỗi bài để giáo viên có thể kết hợp song song cả hai yêucầu này nhằm vừa củng cố vừa nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh

Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm và rèn kỹ năng đọcdiễn cảm ở lớp 5, tôi thực hiện như sau:

* Đọc thành tiếng :

- Đọc thành tiếng để củng cố kỹ năng đọc đúng: Giáo viên nghe học sinh đọcsau đó nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi, tốc độđọc, giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn

- Đọc thành tiếng để luyện đọc hay ( Đọc diễn cảm) : Giáo viên căn cứ vàonội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở cho học sinh tìm ra cách đọc,tập thể hiện bằng giọng đọc của mình, bước đầu ý thức được cách đọc nhằm diễn

tả nội dung một cách tốt nhất

Cụ thể:

+ Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảmthông qua việc dẫn dắt, gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọngđọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, sự việc, tính cách nhân vậttrong bài văn, vở kịch, ( Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc sao cho đúng

về ngữ điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dungđọc) Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào cảm nhân riêng của từng cá nhân, giáoviên cần khuyến khích học sinh đọc sáng tạo, tránh áp đặt một cách đọc khuônmẫu

Trang 6

+ Đối với các loại văn bản khác giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữđiệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo ( Làm rõ những thông tin cơbản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng, nổi bật trong vănbản; Khắc phục những cách đọc thiên về hình thức, “ đọc diễn cảm” tùy tiện.

- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh luyện đọc thành tiếng theo các hìnhthức: Đọc cá nhân ( riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn) , đọc đồng thanh( nhóm, tổ,lớp) khi cần thiết ( trong trường hợp cần khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu củađoạn văn, bài thơ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc, có thểthay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học, đọc theo vai ( phối hợpnhiều học sinh đọc cá nhân)

* Đọc thầm :

Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao nhằm nắm bắt đúng và đủ thôngtin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạtđộng đọc nói chung Giáo viên căn cứ vào nội dung rèn luyện kỹ năng đọc hiểu

ở lớp 5 để hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ tập đọc

- Đọc thầm để hiểu bài theo yêu cầu đề ra ( Trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bàitập ngắn trong SGK): giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằmđịnh hướng rõ việc đọc – hiểu ( Đoạn văn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu,nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì? ) ; từng bước hình thành cho học sinhthói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để nhập tâm, vàcảm thụ văn bản nghệ thuật

- Đọc thầm (đọc lướt) để nắm bắt nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý: Giáo viêncần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để học sinh quen dầnvới cách đọc thầm nhanh( Đọc lướt câu, đoạn văn, cả bài)

Ví dụ : Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiềulần trong đoạn văn; đọc thầm một đến hai lượt và cho biết bài thơ bộc lộ tìnhcảm gì của tác giả ( hoặc cho biết ý chính của từng đoạn trong bài văn) ? Đọclướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách nhân vật

3 – Thực hiện các bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu:

Đây là khâu không thể bỏ qua vì khi thực hiện các bài tập về kỹ năng đọchiểu có nghĩa là học sinh phải tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ,tiếp theo là cảm nhận hình ảnh có trong bài, biết khai thác hàm ý lời nói, biếtnhận xét về nhân vật, biện pháp nghệ thuật và cuối cùng là nhận biết tư tưởng,tình cảm của tác giả

Cách thực hiện các nội dung vừa nêu như sau:

a - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài văn, bài thơ:

Trang 7

Hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản là yêu cầu đầu tiên đối với người đọctác phẩm văn học Có thể nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc tìm hiểu từ, nhưngnhư thế không có nghĩa là để hiểu nghĩa văn bản, chúng ta phải lần lượt giả thíchnghĩa của tất cả các từ Học sinh phải có kỹ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu Từmới là những yếu tố của thông tin mới trong văn bản, nhận ra từ khó hiểu tức làngười đọc đã chú ý đến thông tin mới trong văn bản vì vậy xác định các từ khóhiểu để tìm hiểu nghĩa của chúng là kỹ năng đầu tiên ta cần dạy học sinh.

Để tìm từ mới, trong giờ học giáo viên phải đặt vấn đề “ hãy chỉ ra những từ

em chưa hiểu nghĩa” Câu trả lời chính là việc chọn lựa từ nào để giải thích, giáo

viên phải có hiểu biết về địa phương cũng như vốn từ của mẹ đẻ vùng mình dạyhọc để chọn từ thích hợp Giáo viên phải nghiên cứu kĩ càng bài dạy, chuẩn bịkiến thức về các từ ngữ và sẵn sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài

mà các em cần Tuy nhiên không phải là các từ khó hiểu đó đều có vai trò quantrọng như nhau Trong văn bản có một số từ quan trọng nếu không hiểu chúngthì học sinh khó lòng hiểu đúng văn bản do đó chúng ta cần sàng lọc để giữ lại

những từ “ chìa khóa” những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản giúp ta hiểu được

nội dung của bài

Ví dụ: ở bài tập đọc hạt gạo làng ta ( Tiếng Việt 5 – tập 1) học sinh phải

hiểu từ “ hạt vàng” và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?

Với câu hỏi này giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những điều tác giảmuốn nói trong từng khổ thơ ( hạt gạo kết đọng bao hương vị tinh túy của đấttrời, hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của bao người, hạt gạo góp phầnlàm nên chiến thắng chung của dân tộc trong công cuộc kháng chiễn chống Mĩ

cứu nước của dân tộc, từ đó các em phát biểu cách hiểu của mình về hạt gạo hạt vàng Giúp học sinh trả lời những câu hỏi như vậy chính là bước đầu luyện

-kỹ năng đọc hiểu ngôn từ trong tác phẩm văn học

Ở nhiều bài tập đọc nhà văn dùng từ rất tinh tế, sáng tạo, học sinh khó có thể

tự hiểu được Trong trường hợp đó, giáo viên phải có biện pháp giúp các em huyđộng vốn hiểu biết của mình để phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới Chẳng hạn

ở bài: “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”(Tiếng Việt 5 – tập 1) có rất nhiều từ chỉ màu vàng: Màu lúa chín vàng xuộm, nắng vàng hoe, chùm quả xoan vàng

lịm, lá mít vàng ối, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi, buồng chuối đốm quả chín vàng, những tàu lá chuối vàng ối, bụi mía vàng xọng, rơm và rạ vàng giòn Hiểu và phân biệt nghĩa của tất cả các từ chỉ màu vàng trong bài là

khó đối với học sinh, do vậy để học sinh trả lời được câu hỏi: “ Chọn một từ chỉmàu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?” Giáo viên cần

Trang 8

cho học sinh một “ điểm tựa” Bằng việc nghiên cứu kĩ từ mẫu mà SGK đưa ra:

Vàng xọng- màu vàng gợi cảm giác như có nước Nếu giáo viên chỉ cho học sinh

đọc mẫu mà không phân tích, giảng giải gì thêm, các em sẽ cảm giác mình phải

bắt buộc thừa nhận và sẽ ghi nhớ máy móc nghĩa của từ “ Vàng xọng” để tránh

được điều này, giáo viên nên giải thích để học sinh hiểu đây là màu vàng của bụimía, nếu em nào từng được quan sát bụi mía sẽ thấy khi đến độ được thu hoạch,

thân cây mía có màu vàng bóng Tiếng xọng trong từ vàng xọng gợi nhớ đến những từ như mọng, đọng, gợi ấn tượng thân cây mía căng tròn có nhiều nước ngọt thơm Từ đó giáo viên có thể gợi ý về một cách hiểu nghĩa của từ: Muốn

hiểu nghĩa của một từ chỉ màu vàng trong bài, cần xem từ đó diễn tả đặc điểm của sự vật nào sau đó các em sẽ huy động vốn sống, vốn hiểu biết sẳn có của mình về sự vật để nhận biết được nghĩa của từ Với cách hướng dẫn như bài học

này sẽ để lại trong học sinh ấn tượng về nghệ thuật dùng từ độc đáo của nhà văn

từ đó biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản nghệthuật cũng như sự sáng tạo của nhà văn

b- Cảm nhận hình ảnh:

Một trong những đặc điểm của văn bản của nghệ thuật là giàu hình ảnh.Qua khâu tìm hiểu bài, học sinh biết cảm nhận hình ảnh trong tác phẩm văn họcnhưng không yêu cầu các em phải phát biểu thế nào là hình ảnh Để hướng dẫnhọc sinh cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ ngôn từ nghệ thuật, giáo viêncần có biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh trả lời đúng các câu hỏi yêucầu chỉ ra hình ảnh, chi tiết tạo ra hình ảnh

Ví dụ : Để giúp học sinh trả lời câu hỏi: “ Những chi tiết nào trong bài thơ

gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?” (tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà - Tiếng Việt 5 tập 1, tôi đã

tách nhỏ câu hỏi để học sinh dễ trả lời

Chẳng hạn: “ Trong bài thơ, những chi tiết nào giúp chúng ta nhận biết vẻ

tĩnh mịch của không gian?” Câu hỏi này giúp học sinh nhận ra vẻ “ tĩnh mịch”

của công trường: Cả công trường với những xe ủi, xe ben, tháp khoan, cần trục

đã thôi hoạt động Tất cả như đang chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lao độngvất vả Trong không gian ấy chỉ có một âm thanh duy nhất vang lên (tiếng đàn

Ba – la – lai- ca) Âm thanh tiếng đàn vang xa giữa không gian bao la càngchứng tỏ cảnh đêm tĩnh mịch Sau đó tôi tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh nhận

biết vẻ sinh động của công trường: “ Những chi tiết nào của bài thơ đã giúp ta

nhận thấy cảnh đêm trăng sông Đà tĩnh mịch nhưng rất sinh động?” Học sinh

có thể trao đổi nhóm, sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp Giáo

Trang 9

viên cùng cả lớp nhận xét và khẳng định ý kiến thuyết phục nhất Các em cầnnêu được : Công trường trong đêm trăng tĩnh mịch vẫn sống động bởi mọi vậtđược tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa “ công trường say ngủ ”; Thápkhoan đang bận “ngẫm nghĩ”; xe ủi, xe ben sóng vai nhau “ nằm nghỉ” Sau khihọc sinh đã trả lời được hai câu hỏi, tôi có thể yêu cầu: “ Em hãy tả lại hình ảnhđên trăng trên công trường sông Đà? ”.

Với cách làm nêu trên, qua nhiều bài tập đọc, học sinh dần dần tự nhận biếtđược thế nào là hình ảnh và xác định được những hình ảnh gợi ra trong đoạnvăn, đoạn thơ Thông qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ phát huy, khả năngcảm thụ hình tượng văn học dần hình thành và phát triển

Bên cạnh đó, để giúp học sinh thực hiện yêu cầu tái hiện lại hình ảnh, cảnh

vật mà các em hình dung và cảm nhận được từ ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc,

giàu nhạc điệu, giàu cảm xúc của tác phẩm văn học Lời miêu tả của các em cómang bóng dáng hình ảnh, cảnh vật trong tác phẩm của nhà văn, nhà thơ haykhông, phụ thuộc vào năng lực cảm nhận của các em tinh tế đến đâu

Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu này, giáo viên cần chuẩn bị một sốcâu hỏi dẫn dắt, gợi mở, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu hình ảnh, cảnh vậtđược miêu tả trong bài văn, bài thơ sau đó hướng dẫn các em miêu tả lại bằng lờicủa mình

Chẳng hạn, với yêu cầu: Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên

trong bài thơ ( Bài Trước cổng trời, Tiếng Việt 5, tập 1) Để giúp học sinh thực

hiện yêu cầu này, giáo viên nói với học sinh: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơgồm nhiều cảnh vật Muốn tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, chúng ta phải

cả nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh, từng cảnh vật sau đó giáo viên có thể hướngdẫn học sinh thực hiện các bước sau:

- Bước 1:Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài.

- Bước 2: Tập tả lại một hình ảnh thiên nhiên( giáo viên đưa ra mẫu hoặc học

sinh khá giỏi làm mẫu)

Ví dụ:

Cảnh trong bài thơ Tả lại

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy giếng

Một dòng thác trắng xóa đổ xuống từ triền núi cao, tiếngvang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời

Bên dòng suối mát trong xanh uốn lượn dưới chân núi,đàn dê thong dong, soi mình xuống đáy nước, giếngnước trong vắt

Trang 10

- Bước 3: Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ ( giáo viên

nên gợi ý học sinh đóng vai người quan sát, ngắm toàn cảnh để miêu tả vẻ đẹpcủa cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ, có thể miêu tả theo trình tự khác với bàithơ Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm để nhiều em được thực hành tả lạibức tranh thiên nhiên mà các em cảm nhận được từ bài thơ)

Tái hiện lại hình ảnh, cảnh vật mà các em hình dung và cảm nhận được khiđọc bài văn, bài thơ là cách thức kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bảnnghệ thuật, khả năng truyền đạt lại những điều đã đọc, đã hiểu của học sinhđồng thời đó cũng là một cách để rèn cho các em kĩ năng diễn đạt, kỹ năng xắpxếp ý cho bài viết hiệu quả

3 - Khai thác hàm ý lời nói:

Tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng ý nghĩa Việc đọc hiểuvăn bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý sâu trong câu chữ,hình ảnh, hình tượng của tác phẩm Đối với học sinh yêu cầu này tương đối khó,

vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp hướng dẫn học sinh khai tháchàm ý của lời nói một cách hợp lí, đảm bảo tính vừa sức

Ví dụ:

Câu hỏi: Em hiểu hai câu thơ cuối khổ thơ 2 nói gì? ( Bài ca về trái đất,

Tiếng Việt 5 – tập 1) Giáo viên cần yêu cầu các em đọc kỹ đoạn thơ và sẽ nhận

thấy hai câu: Vàng, trắng, đen dù da khác màu/ Ta là nụ, là hoa của đất chính

là căn cứ để các em suy ra điều mà hai câu thơ cuối khổ thơ muốn nói

4 - Phát biểu nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật

Việc luyện cho học sinh biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệthuật, là rất cần thiết bởi nó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học nói riêng và trong học tập nóichung Thông qua đó, học sinh biết bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của mình trướcnhững vấn đề của cuộc sống Giáo viên cần khuyến khích các em phát biểu nhậnxét riêng của mình về nhân vật (cử chỉ, hành động, lời nói, tính tình, phẩmchất, )về những chi tiết, biện pháp nghệ thuật góp phần làm nên cái hay, cái đẹpcho tác phẩm

VD: Bài “ Chuỗi ngọc lam” – Tiếng Việt 5 –tập 1

Giáo viên nêu câu hỏi: + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện

này? Học sinh nêu được tính tình, phẩm chất của từng nhân vật trong câu

chuyện Thông qua đó, học sinh sẽ hiểu được cách sống của mọi người là: “quantâm và đem lại hạnh phúc người khác khác”

5- Nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả:

Ngày đăng: 14/10/2017, 09:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w