Xuất phát từ mục tiêu và thực trạng nêu trên, để học sinh có thể làm tốt câuhỏi đọc hiểu trong đề thi THPTQG và có kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học thànhthạo trong giờ đọc văn nên trong
Trang 1SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
***
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Giang
2 Ngày tháng năm sinh: Ngày 11 tháng 05 năm 1979
8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn/ Giáo viên chủ nhiệm
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn
- Số năm kinh nghiệm: 14 năm
Trang 2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO HỌC SINH THPT
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông làtập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện giáo dục dựa vào hoạt động tíchcực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên Tuy nhiên,với đa số học sinh ở các cấp học, đặc biệt là học sinh THPT, việc đọc – hiểu vănbản các em vẫn coi như là một loại lao động học tập khó khăn và cực nhọc Từnăm học 2014 - 2015 , Bộ Giáo dục có nhiều thay đổi tích cực trong việc sáp nhậphai kì thi Tốt nghiệp và Đại học – CĐ thành một, kéo theo việc thay đổi cách thi,cách ra đề, cách chấm điểm…Cách ra đề hiện nay lại đánh vào khả năng vận dụngkiến thức chứ không phải là tái hiện kiến thức giúp học sinh hình thành và pháttriển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn như năng lực sử dụng tiếng Việt(thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản: Đọc, viết, nghe, nói), năng lực tiếp nhận văn học,cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành, ứng dụng
Ngày 01/04/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi công văn số1656/BGDĐT – KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi Tốt nghiệp Trunghọc phổ thông năm 2014, trong đó có nội dung “Đề thi môn ngữ văn có hai phần:đọc hiểu và làm văn”
Là một giáo viện dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy học văn phải đọc văn,thời nào cũng thế, vì văn học là nghệ thuật của ngôn từ Đã có rất nhiều bài viết đềcập đến tầm quan trọng của đọc văn, không chỉ quan trọng trong môn ngữ văn,còn quan trọng trong đời sống xã hội Đọc hiểu như một khâu đột phá trong việcđổi mới học và thi môn ngữ văn là một yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạonguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiến tiến góp phần khắc phụclối học cũ: thầy đọc trò chép rồi thi theo trí nhớ của học sinh về các bài đã thuộc ,góp phần khắc phục tệ nạn sao chép trong các kỳ thi Vì vậy, trong kì thi THPT
Trang 3Quốc gia năm học 2015 – 2016 đề thi đã tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọngcủa học sinh: Kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản
Nhưng thực trạng việc học môn ngữ văn hiện nay học sinh rất thụ động, họcsinh có tâm lí ngán, ngại, không thích học môn ngữ văn bởi lí do là văn viết dài,khó học, khó thuộc Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫntới tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật Có những bài thơ khihọc xong học sinh không nắm được nội dung, nghệ thuật cơ bản Những lý do trênkhiến tâm lí học sinh ngại và chán học môn Văn, đặc biệt là giờ đọc văn Vì vậy
kĩ năng đọc hiểu văn bản của các em còn yếu Đa số học sinh chưa nắm vững cácbước tiến hành đọc hiểu Ngay cả văn bản đã học, học sinh cũng chưa hiểu rõ Dokhông chú tâm vào học nên tiếp thu bài không đầy đủ, chưa cảm nhận được cáihay, cái đẹp của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống Khi dùng mộtvăn bản chưa được học vào bài tập vận dụng thì đa số học sinh không biết cáchđọc hiểu, không nắm được kiến thức, phương pháp đọc hiểu văn bản dẫn đến hiểuchưa đủ, chưa đúng, thậm chí là hiểu sai Khi tiếp xúc với văn bản mới, dù loạivăn bản đó đã được hướng dẫn đọc – hiểu rồi thì học sinh vẫn lúng túng khôngbiết khai thác văn bản để hiểu văn bản một cách trọn vẹn Vậy làm thế nào để tiếtdạy học môn Ngữ văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?
Xuất phát từ mục tiêu và thực trạng nêu trên, để học sinh có thể làm tốt câuhỏi đọc hiểu trong đề thi THPTQG và có kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học thànhthạo trong giờ đọc văn nên trong quá trình giảng dạy, tôi đã có sự tìm tòi, học hỏi
và vận dụng một số giải pháp để nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh tronggiờ dạy ngữ văn, nhất là trong các giờ đọc văn Những giải pháp này đã đạt hiệuquả đáng khích lệ Từ đó, tôi rút ra một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học
môn ngữ văn và lựa chọn vấn đề “Rèn kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh THPT”
làm đề tài nghiên cứu
Tuy đã cố gắng trình bày vấn đề, nhưng đề tài chắc nhắn sẽ không tránhkhỏi những hạn chế Xin chân thành kính mong và tiếp thu những ý kiến đóng gópcủa quý thấy cô
Trang 4
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi đọc hiểu là năng lựcchung, cốt lõi cần trang bị cho học sinh phổ thông Đó là một trong những nănglực cần có của người công dân để tồn tại và phát triển trong xã hội Vì thế, đọchiểu đã trở thành một nội dung trọng tâm của chương trình môn Ngữ văn ở trườngphổ thông của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó đọc hiểu được coi là một
kĩ năng then chốt trong nội dung chương trình môn học
Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ, áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc…Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan.
Nếu như nói, viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ thì nghe,đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin cần được rènluyện và phát triển trong nhà trường
Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn học sinh chủđộng khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương thì học sinh phải đọc – hiểu vănbản để còn tiếp nhận được giá trị tư tưởng, đặc sắc về nghệ thuật, đối thoại vớingười đọc khác, bày tỏ sự tán thành hay phản đối với văn bản đó…cao hơn nữa,học sinh biết thưởng thức, thụ hưởng các giá trị của văn bản nghệ thuật vănchương Vì vậy, học sinh phải hình thành kĩ năng đọc, cố gắng tạo cho mình thóiquen đọc sách nhất là đọc nhiều tác phẩm văn học, tập cách tra cứu từ điển để hiểu
từ ngữ, khái niệm…Điều đó giúp nhiều cho việc phân tích và thưởng thức vănhọc Vì thế, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản là rất quan trọng trong quá trình dạy họcvăn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữvăn Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tốt sẽ giúp người học có năng lực cảm thụ tácphẩm văn chương có khả năng phân tích các vấn đề trong đời sống xã hội
Trang 5
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong thực tiễn giảng dạy ở trường, đa số học sinh chưa có kĩ năng tự đọchiểu văn bản, thậm chí có em còn không đọc văn, không tự mình hiểu văn Hơnnữa với thời gian ít ỏi (45phút) của một tiết học, chương trình nhiều, bài họcthường dài (so với nhiều môn học khác) nên không có đủ thời gian cho các em đọcvăn bản trên lớp Vì vậy, quan trọng là các em phải hình thành được thói quen tựđọc, tự tìm hiểu văn bản ở nhà Thế nhưng, chỉ có một số em tự giác, chăm chỉ đọcvăn bản còn lại đa số học sinh còn thụ động, ỷ lại, lười đọc
Một thực tế cho thấy, một số giáo viên có thói quen tóm tắt sách giáo khoa
và ghi lên bảng cho học sinh chép vì thế học sinh đã không tự mình đọc sách giáokhoa nên dần mất đi việc tự giác đọc, tìm hiểu văn bản Do không có năng lực đọchiểu cho nên nếu cho một văn bản chưa học cùng loại với văn bản đã học trongsách giáo khoa chắc chắn là đại đa số học sinh sẽ khó khăn và nói chung là khôngđọc hiểu được
Đọc hiểu văn bản là học sinh phải hoạt động, phải làm việc với những conchữ, với câu văn…để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó Thế nhưng nhiều học sinhcoi đọc văn bản là việc đối phó với giáo viên, đọc mà như không đọc, lơ mơ,không nắm vững được nội dung văn bản chứ chưa nói đến việc hiểu được ý nghĩahay tư tưởng, quan điểm của tác giả trong văn bản đó
Với những nội dung đã nêu ở trên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việcgiúp học sinh tiếp nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học Từ đó dặt ra vấn đềgiáo viên phải tạo cho học sinh tính tự giác, chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn
kĩ năng đọc hiểu góp phần nâng cao chất lượng môn học, đồng thời thực hiệnthành công mục tiêu dạy học môn ngữ văn
Để tạo động lực, niềm tin giúp học sinh có hứng thú với bộ môn Ngữ văn,trước hết, mỗi thầy cô giáo phải tìm ra những biện pháp tối ưu để nâng cao nănglực đọc hiểu ở từng học sinh, để các em khi tiếp cận văn bản văn học hiểu đúng,cao hơn nữa là việc biết tự khám phá, cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương từ
đó biết vận dụng kiến thức vào cuôc sống
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt, giáo viên vừa giúp các em rènluyện tính tự giác, kiên nhẫn, chủ động vừa giúp các em trau dồi vốn tiếng Việt tốt
Trang 6hơn, khả năng phân tích các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời cũng là biện phápkhắc phục những khó khăn thực trạng mà chúng ta đang quan tâm Từ đó, nângcao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, đáp ứng việc đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại.
Trang 7III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
- Bản chất đọc – hiểu là tìm hiểu, phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằngnhiều phương pháp và hình thức dạy học văn, trong đó phương pháp dạy học vănbằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình thức đối thoại sẽ
là hình thức và phương pháp chủ đạo Khả năng đọc – hiểu một tác phẩm vănchương lệ thuộc không ít vào việc học sinh có thể trả lời được hay không nhữngcâu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng nhữngthông tin có ngay trong văn bản Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụngnhững thông tin trong bài, cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa nhữngcái mà học sinh đã đọc với thế giới bên ngoài Khám phá văn bản theo hướng ấythì học sinh không chỉ hứng thú hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ được một cáchsinh động tự nhiên với những vấn đề trong cuộc sống Như vậy, “đọc – hiểu vănbản” đòi hỏi người đọc phải có thái độ chủ động tích cực và sáng tạo trong đọcvăn
Trong quá trình rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản các biệnpháp không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không chỉ ở một số tiết, một số giaiđoạn Nó phải có tính hệ thống, cả một quá trình dài, liên tục Bởi vậy, cũng không
có một mô hình chính thức cho việc phát triển, giáo dục kĩ năng này mà đòi hỏingười giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trước mỗi một bài dạy.Các giải pháp tôi đưa ra đề tài này chỉ là những giải pháp trong tình huống cụ thể
1 GIẢI PHÁP 1: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn
a Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Trong mỗi giờ đọc văn giáo viên phải xây dựng, thiết kế một giờ dạy hứngthú với học sinh, từ đó các em mới tự giác mày mò tìm hiểu văn bản Trong tiếthọc, giáo viên luôn tạo cơ hội cho học sinh trình bày quan điểm cá nhân của mìnhkhi tiếp cận một văn bản văn học, không áp đặt máy móc, không mặc định mộtcách rập khuôn, giáo viên hãy cùng học sinh đối thoại thậm chí tranh luận để cùnghướng đến một cách hiểu đúng, hiểu sâu về văn bản Thầy cô nên tôn trọng ý kiếncủa các em đưa ra, khuyến khích các em bộc lộ suy nghĩ theo cách hiểu của mình
Là một giáo viên dạy ngữ văn, bản thân tôi khi đảm nhận công việc này, tôiluôn chú trọng trong việc giúp học sinh có hứng thú trong giờ học văn bằng cách
Trang 8luôn khen, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của các em trong học tập Sử dụngcác đoạn clip, tranh ảnh trực quan, sinh động hoặc đóng vai, kể chuyện vui cười
để thu hút sự tập trung của học sinh (những câu chuyện có tác dụng giáo dục nhẹnhàng) Nêu những tấm gương trong khối xã hội thành công trong sự nghiệp nhờkhả năng giao tiếp
Tùy thuộc vào từng bài, từng đơn vị kiến thức, học sinh diễn đạt ý nghĩ củabản thân bằng nhiều hình thức khác nhau Từ đó, giúp học sinh có cái nhìn đúngđắn về vai trò, vị trí của môn học, giáo viên chỉ cho các em biết cách vận dụngkiến thức đã học vào đời sống
Với hình thức trên tôi thấy học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả khicác em hứng thú với việc học Vì vây, việc gây hứng thú để học sinh thích họcmôn văn là một vấn đề quan trọng và cần thiết, đó cũng là một giải pháp trongviệc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh bởi có yêu thích, có hứng thú các em mới
tự giác nghiên cứu tác phẩm, đọc kĩ để hiểu được ý tưởng mà nhà văn muốntruyền đạt
b Quá trình thực nghiệm
Sau đây là một số bài dạy có thực hiện giải pháp trên cho học sinh khối 12trường THPT Lê Hồng Phong
Khi dạy văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12 – tập
một) tại lớp 12A12, tôi đã trình chiếu trước học sinh đoạn băng với hình ảnh tưliệu về cuộc Cách mạng tháng Tám, hình ảnh Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lậpvào sáng ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945 để các em cảm nhận được khí thế hàohùng, niềm vui, niềm tự hào khi đất nước giành độc lập Các hình ảnh về tội áccủa thực dân Pháp trên đất nước ta khi chúng cai trị để các em hiểu về ý nghĩa củacuộc Cách mạng tháng Tám
Hay khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12 – Tập một) tại lớp
12A5, tôi đã cho các em một số câu hỏi nhỏ về nhà tìm hiểu, cho các em vẽ lạibức tranh thiên nhiên, hình ảnh người lính qua các câu thơ rồi thuyết trình dựa trênviệc đọc hiểu văn bản theo cách hiểu của bản thân
c Kết quả của giải pháp
Từ việc tạo hứng thú cho học sinh bằng các hình ảnh, các đoạn băng ghihình…học sinh các lớp tôi dạy đều rất hào hứng trong giờ học, em nào cũng cố
Trang 9gắng đọc hiểu kĩ văn bản để có thể diễn tả đúng nội dung của văn bản đó qua tranh
vẽ Sức mạnh đoàn kết tập thể phát huy tối đa tác dụng khi trong tổ các em phốihợp, hỗ trợ nhau trong quá trình đọc hiểu văn bản Một giờ học văn trôi qua nhẹnhàng và nhiều dư âm, không còn cảnh học sinh ngán ngẩm, uể oải chán học mônvăn Bằng cách làm trên tôi vừa tạo được hứng thú niềm vui cho các em trong giờhọc, vừa rèn luyện cho các em tính tích cực, chủ động, tự giác cao, đồng thời giúphọc sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản ngày một tốt hơn
2 GIẢI PHÁP 2: GIÚP HỌC SINH NẮM CHẮC KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Muốn hiểu được đúng, chính xác về văn bản đòi hỏi học sinh phải nắm chắckiến thức đọc hiểu văn bản Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trình tự các bướctiến hành đọc hiểu đối với từng loại văn bản, cho học sinh vận dụng từng bước rồitiến hành tìm hiểu một số thể loại văn bản thông thường
b Quá trình thực nghiệm
Trong hai năm học 2014-2015, 2015-2016 tôi đã áp dụng giải pháp trên khidạy giờ đọc hiểu văn bản văn học và ôn luyện kiểm tra tập trung và ôn thiTHPTQG ở các lớp 12A1, 12A10, 12A11, 12A13 tại trường THPT Lê HồngPhong Cụ thể khi dạy đọc văn ở một số văn bản sau:
Dạy thể loại thơ, văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 (Ngữ văn 12 – Tập một,tập hai) tại các lớp tôi cho các em nắm vững các trình tự đọc hiểu văn bản thơ, vănxuôi, từ đó cung cấp cho các em hệ thống câu hỏi theo trình tự đó để các em chuẩn
bị bài, đọc hiểu trước ở nhà
* Các bước đọc hiểu văn bản dùng cho các tiết đọc văn hàng ngày:
Bước 1: Đọc hiểu khái quát về tác giả (Tiểu sử, phong cách, thời đại…)
Đọc hiểu khái quát về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh xã hội…)Bước 2: Đọc - hiểu văn bản
- Hình thành kĩ năng: Phân tích vấn đề, tổng hợp, khái quát vấn đề
- Đọc đúng (ngắt nhịp phù hợp→hiểu đúng)
- Hiểu nghĩa của các từ, các ngữ, các biện pháp tu từ
- Hiểu các câu
- Hiểu các đoạn
Trang 10- Chỉ ra được mối quan hệ giữa các nội dung trong văn bản
- Hiểu ý nghĩa văn bản, đưa ra những kết luận về văn bản từ các thông tin, quanđiểm của người viết
Giáo viên cần tích cực và phối hợp các phương pháp dạy học một cách hiệu quảnhất (phù hợp với từng đối tượng học sinh) Khi xây dựng câu hệ thống câu hỏitìm hiểu bài giáo viên cần quan tâm loại câu hỏi tư duy, phát hiện, vận dụng kiếnthức của cá nhân học sinh
* Các bước đọc hiểu văn bản dùng cho thực tế học sinh khi làm bài kiểm tra
và bài thi THPTQG
Để đánh giá đúng năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh, cần xây dựng hệthống câu hỏi liên quan đến những văn bản mới nhưng có cùng đề tài, chủ đề hoặcthể loại với các văn bản học sinh đã học trong chương trình sách giáo khoa Khirèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản vận dụng vào làm bài kiểm tratập trung hay bài thi THPTQG, giáo viên trong quá trình ôn luyện nên sử dụng hệthống câu hỏi tập trung vào các vấn đề sau:
- Nội dung của văn bản: Chủ đề, ý chính của văn bản/ đoạn/ câu
- Hình thức của văn bản: Thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt, phong cách ngônngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh, sự kiện, thông tin…
Các câu hỏi bài tập đọc hiểu chia làm 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vậndụng thấp/ cao với những định hướng cơ bản sau:
- Nhận biết:
+ Đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu
từ, chi tiết, hình ảnh, sự kiện, thông tin…
+ Nhận biết các thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản
+ Diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình
- Thông hiểu
+ Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản
+ Sắp xếp, phân loại được thông tin trong văn bản
+ Kết nối, đối chiếu, lí giải mối quan hệ của các thông tin để lí giải nội dung củavăn bản
Trang 11+ Cắt nghĩa, lí giải nội dung, ý nghĩa của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện,thông tin …có trong văn bản.
+ Dựa vào nội dung văn bản để lí giải hoặc giải quyết các tình huống/ vấn đềtương tự tình huống/ vấn đề trong văn bản
- Vận dụng
+ Đánh giá nội dung và hình thức của văn bản (bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độcủa bản thân trên cơ sở kết nối giữa nội dung, ý nghĩa của văn bản với thực tiễncuộc sống, với những quan niệm, hiểu biết về thế giới xung quanh)
+ Vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề củathực tiễn (học tập và đời sống), thể hiện được trải nghiệm của bản thân
Khi trả lới câu hỏi, bài tập đọc hiểu, học sinh cần viết ngắn gọn, rõ ràng,đầy đủ các thông tin mà câu hỏi, bài tập yêu cầu Không viết quá dài, không cầnviết thành đoạn hoặc bài văn Tùy theo yêu cầu của câu hỏi mà giáo viên đánh giá
câu trả lời của học sinh theo hai hoặc ba mức: Mức đầy đủ (trả lời đúng, đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi, bài tập); mức chưa đầy đủ (trả lời đúng một phần yêu cầu
của câu hỏi, bài tập; trả lời đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi nhưng nội dung câu trả
lời còn chung chung, sơ sài hoặc diễn đạt chưa rõ ý); không đạt (trả lời sai hoặc
không trả lời)
c Kết quả của giải pháp
Trong quá trình giảng dạy một số tiết Ngữ văn đặc biệt là các tiết đọc vănlớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong, khi giáo viên giúp các em có một hệ thốngkiến thức hiểu biết về đọc hiểu văn bản, học sinh đã cơ bản nắm vững thông tin từvăn bản, biết giải thích, cắt nghĩa, so sánh, kết nối… thông tin để tạo nên hiểu biếtchung về văn bản Từng bước biết vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọcvào việc đọc các loại văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đờisống Khi nắm vững kiến thức đọc hiểu, học sinh dễ dàng đạt điểm cao trong cácbài kiểm tra hoặc thi học kì, thi THPTQG, góp phần nâng cao chất lượng mônhọc
3 GIẢI PHÁP 3: TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIỜ ĐỌC VĂN
a Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
- Thảo luận nhóm cũng là một cách rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Đây làmột trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinhtrong học tập Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc,chia sẻ ý kiến, cắt nghĩa về một từ ngữ, hình ảnh, cùng đọc- hiểu để có cách hiểuđúng về vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm
- Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính chất dân chủ, trong đó mỗihọc sinh được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón
Trang 12nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện
kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn
- Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiềucách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú với học sinh, đồng thời tạo cơ hội chocác em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp
- Giáo viên chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm: Những câu hỏi, bài tập ngắn gắnvới nội dung bài học cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ của nhiều học sinh để tìm
ra các giải pháp và phương án giải quyết
- Cuối cùng, nhóm cử một đại diện trình bày những hiểu biết của nhóm qua quátrình đọc hiểu, từ đó giáo viên chỉnh sửa, bổ sung, giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu
về văn bản đó
b Quá trình thực nghiệm
* Đối với tiết đọc hiểu một tác phẩm văn học trong chương trình
- Trong quá trình giảng dạy, tùy từng bài, từng thời gian của bài đọc hiểu mà giáoviên sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm Với môn Ngữ văn lớp 12, cáctác phẩm thơ giai đoạn 1945 – 1975 thường rất dài nên giáo viên vận dụng phươngpháp này là hợp lí
- Chia nhóm thảo luận: Khi dạy bài Việt Bắc của Tố Hữu (tiết 1 - tác phẩm) ở lớp
12A2, tôi chia nhóm theo số điểm danh thành 3 nhóm, các học sinh nhóm 1 (từ số1-13), nhóm 2 (từ số 14-26) và nhóm 3 (từ số 27-39)
- Giáo viên nêu vấn đề thảo luận cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Vấn đề: Những hiểu biết của em về căn cứ Việt Bắc, về hoàn cảnh ra
đời của bài thơ?
+ Nhóm 2: Vấn đề: Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người qua 8 câu thơ
đầu?
+ Nhóm 3: Vấn đề: Những kỉ niệm về Việt Bắc trong hoài niệm của người ở lại
qua đoạn thơ “Mình đi có nhớ những ngày…….Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”?
Mỗi nhóm sẽ có cách đọc hiểu văn bản khác nhau, từng cá nhân học sinh của mỗinhóm sẽ có những ý kiến đóng góp để tìm ra nội dung từ đó hiểu được ý nghĩa củavăn bản, sau đó ghi lại các ý chính vào bảng phụ Thời gian thảo luận là 10 phút.Trong quá trình thảo luận, GV quan sát, có thể điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay
hỗ trợ khi nhóm nào cần
VD: Ở nhóm 2, học sinh sẽ phải tìm hiểu hai đại từ Mình –Ta chỉ đối tượng cụ thể
nào, số từ 15 năm, hay các từ láy biểu cảm… các em mới hiểu được đó là lời của
ai, từ đó hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình muốn bộc lộ qua đoạn thơ (GV
cung cấp thêm cho các em một số câu ca dao có xuất hiện hai đại từ Mình -Ta )
Trang 13Khi thảo luận xong, mỗi nhóm cử một học sinh đại diện trình bày vấn đề củanhóm mình, các thành viên trong nhóm bổ sung, các nhóm khác lắng nghe, hỏithêm, nhận xét Cuối cùng, giáo viên chỉnh sửa, đúc kết, nhấn mạnh nội dung quantrọng, đánh giá kết quả của từng nhóm Nhóm nào làm tốt, đúng, sáng tạo, hiểunội dung, ý nghĩa vấn đề giáo viên cho điểm khuyến khích động viên tinh thần cácem.
VD: Nhóm 3 cử đại diện trình bày (Khuyến khích nhiều hình thức trình bày khácnhau: vẽ tranh, sơ đồ tư duy…) Từ việc đọc hiểu qua các từ ngữ, hình ảnh trongđoạn thơ thấy được những kỉ niệm gắn bó giữa người Việt Bắc và người cán bộcách mạng
* Đối với một giờ thực hành về bài tập đọc hiểu giáo viên có thể áp dụng cách làmnày Thầy cô đưa ra một số bài tập cho từng nhóm, các em sẽ làm việc theo nhóm
để giải quyết bài tập đó Trong quá trình đọc hiểu văn bản, các em sẽ bổ trợ kiếnthức, phân tích giảng giải để đi đến một cách hiểu đúng
c Kết quả giải pháp
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng: Việc áp dụng hình thức thảoluận nhóm trong giờ học văn tạo nên một sự hứng thú rất lớn cho học sinh Bởimỗi một học sinh trong nhóm thông qua hình thức này đều rèn luyện tốt về kĩnăng đọc hiểu, đều được tham gia bàn luận, lắng nghe thậm chí tranh cãi căngthẳng để đi đến thống nhất một cách hiểu đúng, mọi học sinh đều rất tích cực làmviệc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự các em bổ sung kiến thức cho nhau, từ
đó nâng cao năng lực đọc hiểu khi các em tiếp cận với những văn bản khác ngoàichương trình, phát huy khả năng biết phân tích một sự việc, vấn đề trong cuộcsống hàng ngày
4 GIẢI PHÁP 4: KĨ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU
a Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Để giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu về nội dung, ý nghĩa của bài học đòihỏi giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp Trong quá trình soạn mộtbài đọc hiểu văn bản, tôi luôn ý thức việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi để các emchuẩn bị bài ở nhà hay vấn đề đặt ra cho các em thảo luận nhóm trên lớp là rấtquan trong Các câu hỏi giáo viên đưa ra như một phương tiện để tổ chức, hướngdẫn quá trình nhận thức của học sinh Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính chínhxác của nội dung bài học, phát huy tính chủ động tích cực, rèn kĩ năng đọc hiểuvăn bản cho học sinh Những câu hỏi giáo viên đưa ra phải kích thích việc tìm tòi,khả năng sáng tạo của học sinh, hình thức ra câu hỏi phải phong phú, tránh nhữngcâu hỏi nhàm chán, hoặc các câu hỏi đã thấy sẵn câu trả lời, những câu hỏi quáhóc búa Qúa trình học sinh trả lời phải có sự chỉnh sửa, định hướng của thầy cô
để giúp các em có kiến thức, hiểu đúng về văn bản đọc hiểu, tránh hiểu sai lệch vềvăn bản
Trang 14- Khi đặt câu hỏi cho học sinh, giáo viên cần lưu ý: Các câu hỏi phảo nhằm làm rõđược mục tiêu bài học, với hình thức ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu đặc biệt phải phùhợp với từng đối tượng và trình độ của học sinh trường mình dạy Khuyến khíchnhững câu hỏi kích thích suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, những câu hỏi liên quanmật thiết đến việc giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế đời sống Giáo viênnên tránh việc gộp ghép nhiều câu hỏi, vấn đề cùng một lúc hay các câu hỏi mócxích không rõ ràng.
b Quá trình thực nghiệm
Trong những năm học 2014-2015 và 2015 -2016 tôi đã áp dụng giải pháptrên khi dạy giờ Ngữ văn ở các lớp 12A1, 12A5, 12A10, 12A12 tại trường THPT
Lê Hồng Phong Cụ thể khi dạy đọc hiểu một số văn bản sau:
- Dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12- Tập I), tại lớp 12A10 tôi cho
các em một số câu hỏi trước để các em chuẩn bị bài ở nhà như sau:
1 Vài nét về hoàn cảnh lịch sử năm 1946 - 1947?
2 Em hiểu gì về đơn vị Tây Tiến?
3 Cảm xúc xuyên suốt bài thơ?
4 Bài thơ có mấy nội dung chính cần làm rõ?
5 Tìm những câu thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc?
6 Thiên nhiên miền tây có đặc điểm gì?
7 Hãy làm rõ vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, mĩ lệ, trữ tình của thiên nhiên miền tâyqua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ?
8 Hãy làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên miền tây quacác từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ.?
9 Em đã học những bài thơ nào viết về người lính?
10 Tìm những câu thơ viết về người lính trong bài Tây Tiến?
11 Em có nhận xét gì về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp quanỗi nhớ của Quang Dũng?
12 Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy những người lính Tây Tiến luôn trẻ trung, lạcquan, hào hoa, lãng mạn?
13 Vẻ đẹp đậm chất bi tráng của người chiến binh Tây Tiến được miêu tả quanhững câu thơ nào?
14 Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? Hãy nêu và phân tích tác dụng của haibiện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung?
Vấn đề thảo luận:
Qua bài thơ này em hiểu thêm được điều gì về vẻ đẹp hình tượng người lính cụ
Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp Từ đó, hãy nêu vai trò, trách nhiệmcủa thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước?
- Hay khi dạy đoạn trích Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, tiết 1- Ngữ văn 12, tập I) tại lớp 12A1, tôi đã nêu vấn đề để
các em thảo luận như sau: (đọc hiểu 9 câu thơ đầu)
Trang 15Nhóm 1: Đất nước có từ khi nào?
Nhóm 2: Đất nước bắt đầu từ đâu?
Nhóm 3: Quá trình lớn lên của Đất nước?
Nhóm 4: Những cảm nhận mới mẻ của NKĐ về đất nước (so với các nhà thơkhác)?
Qua việc đặt câu hỏi như trên kết hợp với việc đọc hiểu văn bản, việc soạn bài ítnhiều học sinh đã nắm được nội dung bài học cùng với sự giúp đỡ của giáo viêncác em đã tiếp thu bài học tốt hơn Vậy nên việc đặt câu hỏi cho các em chuẩn bịbài giúp các em đọc hiểu tốt cũng là một khâu quan trọng trong việc dạy đọc hiểu
ở môn Ngữ văn
c Kết quả giải pháp
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy với một hệ thống câu hỏigợi mở giáo viên đặt ra nếu phù hợp với việc khai thác, đọc hiểu một văn bản họcsinh dễ dàng trong việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm ngay từ ở nhà
- Giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thôngtin, kiến thức, kỹ năng mới từ đó có những đánh giá chính xác về năng lực, kếtquả học tập của từng học sinh và cũng từ câu hỏi giáo viên đặt ra học sinh có thểđặt câu hỏi ngược lại với giáo viên hoặc các học sinh khác trong lớp về những nộidung bài học chưa sáng tỏ
- Việc sử dụng hệ thống câu hỏi có hiệu quả mang lại sự hiểu biết lẫn nhau giữahọc sinh - giáo viên, giữa học sinh – học sinh, các em tham gia học tập một cáchtích cực, sôi nổi, hào hứng kích thích các em khám phá tri thức mới Đây cũng làmột giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh
5 GIẢI PHÁP 5: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN QUA TRANH VẼ
a Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Để tạo hứng thú với học sinh, kích thích sự say mê tìm tòi nghiên cứu củacác em không chỉ đọc hiểu văn bản bằng ngôn ngữ mà giáo viên cho các em đọchiểu văn bản bằng tranh vẽ (biểu tượng)
- Giáo viên cho các em tự phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo qua việcđọc hiểu văn bản, giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cho từng cá nhân hoặc từng nhóm.Mỗi thành viên hoặc nhóm từ vấn đề giáo viên nêu phác họa những ý tưởng vềcách giải quyết, trình bày bằng các hình ảnh trong tranh vẽ, sau đó học sinh khác
bổ sung để phù hợp với vấn đề giáo viên đã nêu
b Quá trình thực nghiệm
Khi dạy đoạn trích Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 12, tập I), tiết 1, tôi cho các em chọn các hình ảnh
tiêu biểu vẽ lại như: miếng trầu, Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân, hạt gạo…sau
đó cho các em tự thuyết trình ý tưởng của mình qua tranh vẽ Giáo viên nhận xét,hỏi học sinh : “Từ những hình ảnh đó, e hãy nêu cách cảm nhận về Đất nước của
Trang 16nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, so sánh với cách cảm nhận của các nhà thơ kháctrước đó”?, cuối cùng, GV định hướng, cùng học sinh rút ra nội dung của bài học.
Hoặc khi dạy bài Việt Bắc của Tố Hữu, để làm rõ vẻ đẹp bức tranh thiên
nhiên, con người Việt Bắc trong bốn mùa, giáo viên cho các em vẽ lại vẻ đẹp củatừng mùa theo lời thơ, học sinh thực hiện tốt việc thuyết trình nội dung bài họctheo tranh vẽ, từ đó hiểu được nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc trong từngmùa và vì sao người cán bộ cách mạng lại lưu luyến không muốn chia tay ViệtBắc
c Kết quả giải pháp
Với cách dạy đọc hiểu qua tranh vẽ tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú vớitiết học, cũng từ đó rèn luyện cho các em khả năng phân tích vấn đề, sự tự tin khitrình bày vấn đề và đặc biệt là việc chuyển tải ngôn ngữ qua hình ảnh, bởi có hiểunội dung qua việc đọc học sinh mới thể hiện được nội dung bài học qua tranh vẽ
Đó cũng là một cách rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh
6 GIẢI PHÁP 6: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN QUA VIỆC TỔ CHỨC MỘT CUỘC THI
a Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
- Để phát huy khả năng tư duy, kích thích trí tưởng tượng của học sinh, giáo viênhướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản qua việc tổ chức một cuộc thi giống như mộtgame show truyền hình với các vòng thi khác nhau
- Vòng 1: Giáo viên định hướng các nội dung trọng tâm của văn bản, sau đó chomột thành viên đại diện mỗi tổ bốc thăm Nội dung đó được thể hiện qua hình ảnh(tranh vẽ) hoặc clip trình chiếu trên tivi Giáo viên sẽ lựa chọn, chấm điểm với 4bức tranh (clip) hay nhất, đẹp nhất vào vòng 2
- Vòng 2: Thi thuyết trình qua tranh vẽ
Ban giám khảo cuộc thi (Các cán bộ lớp – gồm 4 thành viên)
4 tác giả của các bức tranh lọt vào vòng 2 sẽ thi thuyết trình về nội dung, ý nghĩacác bức tranh Các giám khảo chấm điểm Chọn ra 2 hs có số điểm cao nhất
- Vòng 3: Hai bạn có điểm cao nhất ở vòng 2 sẽ thi tiếp vòng 3: Ứng xử
Hai học sinh lọt vào vòng 3 sẽ trả lời các câu hỏi của ban tổ chức đưa ra xoayquanh nội dung, ý nghĩa văn bản và kết hợp với các vấn đề xã hội Giáo viên chấmđiểm câu trả lời đúng, nhanh, sâu sắc nhất Giáo viên trao giải cho học sinh có sốđiểm cao nhất
- Cuối cùng: Giáo viên chốt lại bài học bằng sơ đồ tư duy, hướng dẫn học sinh lựachọn dẫn chứng để phục vụ làm văn
b Quá trình thực nghiệm
- Khi dạy bài “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài (Sgk Ngữ văn 12 – tập hai) tôi cho các
em học sinh lựa chọn một nội dung trong tác phẩm và thể hiện qua tranh vẽ (clip)
- Giáo viên chọn 4 bức tranh đẹp nhất, có nội dung, ý nghĩa sâu sắc vào vòng 2 thithuyết trình
Trang 17- Cán bộ lớp là các thành viên ban giám khảo cùng với giáo viên chấm điểm bàithuyết trình của 4 bức tranh chọn ra 2 bài có số điểm cao nhất vào vòng 3 thi ứngxử
- Hai học sinh sẽ trả lời các câu hỏi của giáo viên xoay quanh nội dung, ý nghĩabài học trong 3 phút VD: 1 Số phận tủi nhục của người dân lao động nghèo miềnnúi qua hai nhân vật Mị và A phủ thể hiện rõ ở những chi tiết nào?
2 Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tác phẩm
3 Qua số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ tác giảphản ánh điều gì?
Chọn ra một hs đạt giải nhất cuộc thi Các hs còn lại tham gia vẽ tranh, tìm hiểubài học, đặt câu hỏi hay sẽ được cộng điểm
- Cuối cùng, giáo viên vẽ sơ đồ tư duy các nội dung chính của bài học, học sinhghi nhanh vào vở Từ đó, nắm vững được các kiến thức cơ bản cùng những dẫnchứng cần thiết phục vụ cho làm văn
c Kết quả giải pháp
Với cách dạy đọc hiểu qua việc tổ chức như một cuộc thi, tôi nhận thấy họcsinh rất hào hứng tham gia nhiệt tình, chịu khó mày mò tìm hiểu tác phẩm, sángtạo trong cách thể hiện, vui vẻ năng động, không còn cảnh gượng ép, uể oải tronggiờ đọc văn Và không chỉ nắm vững nội dung, ý nghĩa tác phẩm mà các em cònđặt ra các câu hỏi kết hợp với các vấn đề xã hội hiện nay Đó là thành công của tiếtđọc hiểu văn bản khi tôi áp dụng giải pháp này trong năm học vừa qua (2016 –2017) Đây cũng là một cách rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI