SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt của BanGiám hiệu Trường Tiểu học Khương Thượng đối với tôi trong quá trình giảngdạy, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trongtrường
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 6
I CƠ SỞ LÍ LUẬN: 6
II THỰC TRẠNG 8
III GIẢI PHÁP: 11
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18
PHỤ LỤC 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặcbiệt quan trọng Như chúng ta biết, đọc hiểu là bộ phận của nội dung dạy TiếngViệt - với tư cách là một môn học tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học Dạy họcđọc hiểu ở trường tiểu học nhằm dạy cho học sinh các hành động học để lĩnh hộicác văn bản thuộc một số kiểu văn bản phổ biến, thường gặp trong đời sống, dạycho các em sử dụng những điều lĩnh hội được từ các văn bản (nội dung văn bản,đích của văn bản) để làm giàu vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình Khôngnhững thế thông qua việc dạy cách lĩnh hội văn bản, tập cho học sinh từng bướcthành thạo các thao tác tư duy, từ đó cùng với môn học khác góp phần dần hìnhthành năng lực giải quyết vấn đề ở các em Mặt khác, dạy học đọc hiểu cònnhằm cung cấp cho học sinh một công cụ - công cụ đọc hiểu và tập cho các emdùng công cụ này để học tập có hiệu quả các môn học khác trong nhà trường
Vì khả năng đọc của học sinh lớp 1còn hạn chế, các em ít vốn sống nêntrong khi tìm nội dung bài đọc các em thường lúng túng khi tìm câu trả lời Một
số học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe Một số
em hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu Điều nàykhiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bài Và lâudài sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của các em
Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Tập đọc lớp 1 nên trong suốt nhiềunăm liên tục là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tôi luôn băn khoăn, trăn trở về những
vấn đề trên Bởi vậy, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu các biện pháp “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập đọc”.
Trang 42 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 1Trường Tiểu học Khương Thượng
3 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Khương Thượng
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Những biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong giờ Tập đọc
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề dạy học Tập đọcđến lớp 1
- Nghiên cứu thực trạng học môn Tập đọc của học sinh trong nhữngnăm gần đây
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát thực trạng ban đầu
- Đề ra giải pháp
- Ứng dụng tại lớp mình dạy và lớp khác
- Thu thập kết quả sau khi ứng dụng
7 PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Tôi tiến hành thực hiện những biện pháp, những kinh nghiệm từ đầunăm học, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm Quá trình thực hiện các biệnpháp là quá trình lâu dài trong năm học và có sự điều chỉnh nếu các biện pháp
đó còn bất hợp lý đối với đối tượng học sinh
Tôi dự kiến sẽ tiến hành khảo sát chất lượng vào dịp cuối học kì II để cócăn cứ đánh giá hiệu quả của kinh nghiệm sau khi thực hiện từ đầu năm học
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Từ những đổi mới của chương trình Tiểu học, đòi hỏi phải đổi mớichương trình môn Tiếng Việt Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộvề:
- Mục tiêu giáo dục
- Nội dung và phương pháp dạy học
- Cách thức đánh giá học tập của học sinh
Xuất phát từ quan điểm: Chương trình học tập nói chung và học đọc nóiriêng phải vừa tạo khả năng để học sinh tiếp tục học lên, vừa tạo cơ hội để họcsinh có thể sử dụng những kiến thức, kĩ năng học được ở trường Tiểu học vàoviệc học, việc sinh hoạt hàng ngày nên mục tiêu của việc dạy học ở trường Tiểuhọc là cho học sinh làm quen với các loại hình văn bản phổ biến của đời sống,làm quen với cấu trúc ngôn ngữ ở từng loại văn bản Dạy học sinh cách nắm nộidung văn bản, đích của tác giả Mặt khác, phát triển tư duy của học sinh, đặcbiệt là tư duy phê phán, làm giàu vốn kiến thức và kinh nghiệm của học sinh
Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và pháttriển kĩ năng: Nghe - nói – đọc - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giátrị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnhkiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân
Mặt khác, như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học cónhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạtđộng ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc – nói - viết Tập đọc
là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Đây là phân môn có
vị trí đặt biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và
Trang 6Cũng như các lớp 2, 3, 4, 5 không có bài dạy đọc hiểu riêng Nội dungđọc hiểu là một bộ phận của nội dung bài Tập đọc Việc dạy đọc hiểu diễn ra sauviệc dạy đọc thành tiếng, từ, câu, không đọc thừa hoặc thiếu chữ, thiếu từ, thiếudòng thì các em mới có điều kiện để hiểu được nội dung bài Có thể nói, bảnchất của “đọc hiểu” là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đãđược viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành
vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình (người đọc) Như vậyđọc hiểu chỉ đơn thuần là hoạt động lĩnh hội Để lĩnh hội nội dung và đích củavăn bản người đọc phải thực hiện phân tích văn bản trên nhiều bình diện: Bìnhdiện cú pháp, bình diện thông tin, bình diện phát ngôn … Chính vì vậy mà đọchiểu là cách đọc phân tích
Thật vậy, Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện đểhọc sinh tiếp nhận tri thức loài người Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay,cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các emhọc được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, gópphần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinhvốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú Từ đó các em sẽ học tốt các môn học khácbởi đọc đúng, hiểu được chính xác nội dung một vấn đề nào đó Từ đó, các em
sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng…
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọchiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho họcsinh Những bài Tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới là nhữngbài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài Chính vìthế mà các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn Bên cạnh đó,
có các bài tập đọc còn cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú, thuộc nhiềuchủ đề để sử dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ … và đặc biệt làviệc viết các bài Tập làm văn của các lớp 2, 3, 4, 5, sử dụng vào việc giao tiếp,ứng xử hàng ngày Mặt khác các bài Tập đọc còn là bức tranh muôn hình, muôn
vẻ về đề tài thiên nhiên, xã hội phong phú, về phong tục tập quán, lối sống và
Trang 7kinh nghiệm sống Cho nên việc đọc hiểu giúp các em càng thêm hiểu biết vềcon người, về đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai.
Khi học phân môn Tập đọc, đặt biệt là phần đọc hiểu giúp trí tuệ của các
em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trongcuộc sống Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 1 nói riêng thì việc đọchiểu sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu ngônngữ, khả năng suy nghĩ logic và tổng hợp
Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáoviên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vaitrò chủ đạo trong quá trình học tập,tự tìm tòi để hiều nội dung, phát triển kiếnthức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy Với những yêu cầu quan trọngnhư vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt, chuẩn bị được nhiều tìnhhuống phong phú cho học sinh Tránh nhồi nhét vào đầu các em những kiếnthức mà chính các em không hiểu gì cả
Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc
kĩ càng và được sắp xếp theo từng chủ đề Nội dung các bài tập đọc cung cấp,bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao động,yêu người thân… ở xung quanh các em
Vì thế, việc đọc hiểu từng bài tập đọc nhằm trau dồi lòng hướng thiệnđạo lí, truyền thống dân tộc …
Trang 8II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HỌC MÔN TẬP ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP
1 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG THƯỢNG TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2014
1 Thực trạng về dạy học:
Chương trình Tiếng Việt lớp 1 là một bộ phận của chương trình mônTiếng Việt ở tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu vềdạy học Tiếng Việt lớp 1 ở nước ta Thực hiện những đổi mới về giáo dục TiếngViệt, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nước ta đang trong thời kìđổi mới
Sách Tiếng Việt 1 tập 2 - phần luyện tập tổng hợp gồm: 13 tuần tiếp tụcphát triển các kĩ năng nghe - đọc – nói - viết cho học sinh thông qua các bài tậpđọc
Về nội dung: Hầu hết các chủ điểm tập đọc lớp 1 đều được lặp lại theologic sau:
- Chủ điểm : Nhà trường
- Chủ điểm : Gia đình
- Chủ điểm : Thiên nhiên đất nước
Trong đó, văn bản đọc hiểu ở lớp 1 gồm những loại sau:
- Văn bản nghệ thuật (hoặc được viết theo phong cách nghệ thuật) chiếm
tỷ lệ khoảng 70% nhằm đảm bào mục đích dạy tiếng đồng thời với dạy văn, pháttriển khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm
- Văn bản khoa học (hoặc được viết theo phong cách khoa học)
- Văn bản nhật dụng (bao gồm một số giấy tờ đơn giản, ấn phẩm đơngiản dùng trong đời sống và gần gũi với học sinh lớp 1)
Độ dài của văn bản: Văn bản nghệ thuật là văn xuôi và văn bản khoahọc khoảng 50 đến 80 chữ Văn bản truyền thông và văn bản nhật dụng khoảng
30 chữ
Độ dài của câu trong văn bản khoảng từ 8 đến 10 từ Các câu được dùngvới nghĩa hiển ngôn
Trang 9 Ưu điểm:
- Với nội dung cấu trúc xen kẽ các chủ điểm, cứ sau 3 tuần sẽ kết thúcmột vòng chủ điểm Tiếp đó, các chủ điểm lần lượt được nhắc lại tâm lý lứa tuổihọc sinh lớp 1 là khả năng chú ý của các em chưa cao nên cần thay đổi luôn chủđiểm để hấp dẫn các em song cũng cần lặp lại liên tục để củng cố
- Các văn bản đọc được tuyển chọn phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinhlớp 1: thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tưới tắn của trẻ Cótác dụng giúp trẻ nhờ tiếp xúc với một thế giới mới qua sách mà có thêm hiểubiết, nâng cao hơn về tình cảm, đáng yêu, cởi mở, thông minh và tự tin hơn
- Ngôn ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng, hiện đại và thích hợpvới trẻ em, 6, 7 tuổi
Nhược điểm:
- Dạy học phần đọc hiểu còn chưa sâu, mới chỉ đưa ra hình thức giáoviên hỏi để học sinh trả lời câu hỏi Do đó, đa số giáo viên sử dụng phương phápgiảng giải là chủ yếu Giáo viên tập trung vào giảng từ, giảng nội dung câu.Điều đó khiến cho học sinh dễ bị thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức của bải.Hơn nữa, cách giải nghĩa từ, giảng nội dung từng câu hay đoạn, bài còn mangtính gò bó, mang tính khuôn mẫu Vì thế làm hạn chế óc tưởng tượng phong phúcủa các em
- Chất lượng đọc hiểu chưa cao, chỉ mới dừng lại ở mức độ đọc đúng
Kỹ năng đọc hiểu cũng chưa cao dẫn đến kết quả đọc chưa đáp ứng được yêucầu của việc hình thành kỹ năng cơ bản quan trọng
- Trong tiết học, học sinh chưa có thói quen, ý thức tự tìm tòi khám phácái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ
- Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng việc đổi mới các hình thức học tậpcho học sinh
Trang 10 Nguyên nhân:
- Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1thường tri giác trên tổng thể, những hình ảnh, hiện tượng cụ thể dễ nhớ hơn cáccâu chữ
- Các em còn nhỏ chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đọc hiểu
III GIẢI PHÁP:
Từ những cơ sở lý luận trên tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năngđọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 1 như sau:
Biện pháp 1: Tạo hứng thú trong giờ học:
Trong hai tiếp Tập đọc, để giúp các em hiểu sâu vấn đề nên tạo hứng thútrong giờ học bằng cách giáo viên nên cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc
tự kiểm tra bạn, hoặc kiểm tra chính mình Như phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1,giáo viên nên cho học sinh đọc một đoạn văn hoặc khổ thơ mà các em yêu thích
và nên hỏi lý do tại sao em lại thích đoạn văn hay khổ thơ đó Tổ chức cho các
em kiểm tra lẫn nhau theo nhóm nhỏ (nhóm 2) quay vào nhau để bàn bạc, thảo
Trang 11luận về việc đọc bài và trả lời câu hỏi có trong bài Như thế sẽ tạo hứng thú chohọc sinh ngay từ đầu tiết học.
Phần kiểm tra bài cũ cũng có thể tồ chức cho học sinh đọc thầm mộtđoạn văn, một khổ thơ, biết tìm và đặt câu hỏi trong bài để cho bạn mình trả lời
Ví dụ: Khi dạy bài: Mưu chú sẻ - Tiếng Việt 1 - tập 2 Giáo viên yêu cần học
sinh đọc thầm đoạn: “Nghe vậy, Mèo … đã muộn mất rồi” Rồi tự nêu câu hỏi
để tìm hiểu sự thông minh nhanh trí của Sẻ Học sinh sẽ tự đọc, tự tìm hiểu vànêu một câu hỏi để tìm hiểu đoạn văn Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn:
- Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- Mèo vừa đặt Sẻ xuống đất, Sẻ làm gì?
- Tại sao Sẻ lại thoát khỏi miệng Mèo?
Từ những ý kiến mà học sinh đã đưa ra, giáo viên phải tổ chức để họcsinh trả lời, đồng thời kiểm tra hiểu bài của từng cá nhân học sinh
Hình thức thứ hai có thể chuyển những hoạt động bằng lời của học sinhthành các bài tập thông qua việc sử dụng phiếu học tập hay bảng phụ
Ví dụ: Khi dạy bài: Chuyện ở lớp - Tiếng Việt 1 - tập 2 (tiết 2)
Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh đọc 2 khổ thơ đầu, cả lớp đọc thầm đểtìm hiểu bài qua câu hỏi:
- Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
Hãy ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lới đúng
Bạn Hoa không học bài
Bạn Hà được cô khen
Bạn Mai tay đầy mực
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm để tìm hiểubài:
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ? Hãy nối ô chữ ở cột A với 1 ô chữ ở cột B saocho đúng ý trong bài
Trang 12Cột A Cột B
Cùng với phần kiểm tra bài cũ ở tiết 1 và phần tìm hiểu bài ở tiết 2 thìphần củng cố bài cũng là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến việc đánh giámức độ hiểu bài của từng học sinh Tôi đã tiến hành như sau: khi dạy xong bài:Mưu chú Sẻ - Tiếng Việt 1 - tập 2, tôi đặt câu hỏi: Em hãy đặt tên khác cho bàitập đọc này? Nhiều học sinh đã đặt tên cho bài tập đọc là “Chú Sẻ thông minh”,
“Mèo và Sẻ” Hay củng cố bài: “Đầm sen” – giáo viên yêu cầu học sinh:
- Đọc câu văn tả hoa sen khi nở?
- Đọc câu văn tả hương sen?
Hầu hết học sinh đều nắm được bài và đọc được diễn cảm những câuvăn đó
Mặt khác, để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học sôi nổi hơn,giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc:
“Học mà chơi, chơi mà học” Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động vuichơi, học sinh vừa được vui chơi vừa được củng cố các kiến thức đã học, tạođiều kiện cho học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe - nói Từ
đó kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh Giáo dục tư tưởng lànhmạnh, tình cảm tốt đẹp cho học sinh (qua các tổ chức mang tính tập thể)
Một số trò chơi đa dạng về hình thức như: Thi đọc tiếp sức, thả thơ, đọcbài truyền điện, đọc đúng đọc hay, đọc hiểu, giải ô chữ… Tùy từng bài mà giáo
Mẹ chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã được mấy điểm?
Con đã ngoan thế nào?
Con được khen không
nào?
Trang 13Ngoài ra, có thể tổ chức các hình thức ngoại khóa Tiếng Việt như:Nhóm Tiếng Việt, góc Tiếng Việt, trò chơi ngôn ngữ… để phục vụ cho bài đọcmột cách tốt nhất.
Biện pháp 2 : Tổ chức lớp học để học sinh tự phát hiện ý của bài.
Kỹ năng đọc hiểu là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài.Trong những năm đầu tiểu học, đặc biệt là lớp 1, quá trình đọc ngày càng nângcao Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật Vì thế,cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản
Phát hiện ý của bài: Bao gồm phát hiện tình cảm chứa đựng trong bàithực hiện việc phản ánh đời sống qua đoạn văn, khổ thơ, bài văn, bài thơ
Phát hiện tính cách nhân vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tỏ thái
độ yêu hay không yêu đối với các nhân vật trong bài Qua đó giáo dục tình cảm,thái độ cho học sinh
Qua việc phát hiện về ý và phát hiện nghệ thuật, học sinh sẽ cảm nhận