Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
80 KB
Nội dung
I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP TÍCH CỰC RÈN KỸ NĂNG SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO HỌC SINH LỚP MỘT II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một nhiều năm, tôi thấy chương trình “Toán Tiểu học” là một bước đột phá mới cả về nội dung lẫn hình thức dạy – học. Nó được kế thừa và phát huy những thành tựu về dạy học Toán lớp Một chương trình cải cách giáo dục. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học trong từng tiết học đã làm cho các em học sinh lớp Một học tập hứng thú hơn; các em nắm bắt kiến thức một cách nhanh nhạy, tự nhiên hơn và đặc biệt các em đã biết áp dụng kiến thức đã học vào thực hành luyện tập một cách thành thạo, vững chắc ở tất cả các môn học, nhất là môn Toán. Ở lớp Một, ngoài việc giáo viên dạy cho các em nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt; dạy các em nắm được các kiến thức tự nhiên cơ bản ban đầu của các môn học, chúng ta còn phải dạy các em học Toán và biết làm Toán. Như vậy, môn Toán cũng là một môn học hết sức quan trọng đối với học sinh lớp Một. Qua việc học tập môn Toán, các em học sinh sẽ biết đọc, viết các số có đến hai chữ số; các em nắm được một số kiến thức cơ bản, đơn giản về phép đếm, nắm được thứ tự các số và cấu tạo của các số trong phạm vi 100 (cộng trừ không nhớ); biết giải Toán có lời văn; nắm được các kiến thức ban đầu về đo độ dài, hình học… và đặc biệt là các em có kỹ năng so sanh số có hai chữ số. Trong bài viết này, tôi xin trình bày “Một vài biện pháp tích cực rèn kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một”. 1 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở lớp Một, việc so sánh đúng các số có hai chữ số là một vấn đề tương đối khó. Các em mới chỉ từ mầm non lên, tư duy của các em còn non nớt; các em chưa có kỹ năng so sánh các số có hai chữ số. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh và các ban ngành khác, kinh tế của địa phương ngày càng được đổi mới và nâng cao, đời sống nhân dân trong xã hội được cải thiện, trường được công nhận là “Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1” và tiếp tục phấn đấu đạt “ Trường chuẩn Quốc gia mức độ 2”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Phòng Giáo dục – Đào tạo và Nhà nước đề ra, tập thể giáo viên và học sinh tổ Một càng quyết tâm đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt – học tốt” bằng việc xây dựng chuyên đề các môn học, tổ chức sinh hoạt chuyên môn đầy đủ và chất lượng… để tìm ra những biện pháp tích cực và những hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp các em học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và tự tin hơn; nâng cao chất lượng học sinh về mọi mặt, đảm bảo chất lượng giáo dục của năm học mà vẫn không mắc bệnh thành tích. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp Một, với sự tận tâm dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô bằng phương pháp mới, kết hợp với sự quan tâm của gia đình và Hội cha mẹ học sinh của trường; học sinh Trường Tiểu học Trịnh Thị Liền đã tiến bộ một cách rõ rệt. Tuy nhiên, với học sinh lớp Một khi học về “ So sánh các số có hai chữ số” thì vẫn còn một số em làm bài chưa được tốt. Có em chỉ so sánh các chữ số hàng đơn vị thôi đã kết luận số lớn, số bé; lại có em chưa tính kết quả các vế của phép tính, chưa có cơ sở thực tế đã so sánh và kết luận…Sở dĩ còn có em sai như vậy là vì các em chưa có “ Kĩ năng so sánh các số có hai chữ số”. 2 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Hiểu được vấn đề trên, khi dạy về “ So sánh các số có hai chữ số ở lớp Một” tôi yêu cầu học sinh phải làm đúng theo các bước sau: 1. So sánh các chữ số hàng chục trước. Nếu số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn. 2. Nếu các số có hai chữ số đều có các chữ số hàng chục bằng nhau thì ta so sánh tiếp các chữ số hàng đơn vị: nếu số nào có các chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn. 3. Nếu cả chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của số đó bằng nhau, thì các số đó bằng nhau. Khi so sánh các số có hai chữ số, học sinh thực hiện theo các bước trên là các em đã có kỹ năng “So sánh các số có hai chữ số” ở lớp Một. Tuy nhiên, ở mỗi bước trên, giáo viên phải có các biện pháp cụ thể và có những câu hỏi gợi mở cùng với các phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em so sánh đúng các số có hai chữ số một cách tích cực và sáng tạo. Cụ thể như sau: Ở trong bài “So sánh các số có hai chữ số”, sách giáo khoa và sách giáo viên lớp Một tiến hành như sau: PHẦN I: So sánh chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng đơn vị. Cụ thể là so sánh số 62 với số 65. Để giúp học sinh so sánh được hai số này, trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh số que tính rồi từ đó dẫn đến so sánh hai số. Cụ thể: - 62 que tính gồm 6 thẻ chục que tính và 2 que tính rời. - 65 que tính gồm 6 thẻ chục que tính và 5 que tính rời. - Vì 6 thẻ chục que tính bằng 6 thẻ chục que tính nên ta so sánh số que tính rời. - Ta thấy: 2 que tính ít hơn 5 que tính nên 62 que tính ít hơn 65 que tính. Do đó 62 < 65 hay 65 > 62. Sau đó, giáo viên đưa ra các ví dụ để học sinh so sánh: - So sánh số 53 với số 59. + Ta thấy 5 chục = 5 chục. + 3 đơn vị bé hơn 9 đơn vị. Nên 53 < 59 hay 59 > 53. - So sánh số 75 với số 72. + Ta thấy 7 chục = 7 chục. + 5 đơn vị lớn hơn 2 đơn vị. Nên 75 > 72 hay 72 < 75. Qua những ví dụ trên, giáo viên giúp học sinh thấy được: trong các số có hai chữ số, nếu chữ số hàng chục của chúng bằng nhau thì số nào có chữ 3 số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn. PHẦN II: So sánh chữ số hàng chục với chữ số hàng chục. Cụ thể là so sánh số 63 với 58. Để học sinh so sánh được hai số này, giáo viên cũng yêu cầu học sinh thực hành que tính trước và nhận xét: + 63 que tính gồm 6 thẻ chục que tính và 3 que tính rời. + 58 que tính gồm 5 thẻ chục que tính và 8 que tính rời. Vì 6 chục que tính nhiều hơn 5 chục que tính nên 63 que tính nhiều hơn 58 que tính. Do đó 63 > 58 hay 58 < 63. Cho học sinh nhận xét: - 63 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? ( 6chục, 3 đơn vị) - 58 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? ( 5 chục, 8 đơn vị) - Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn ? ( số 63) - Số nào có chữ số hàng chục bé hơn ? ( số 58) * Kết luận: Vì 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58 hay 58 < 63. Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các cặp số: - So sánh số 31 với số 25 ( học sinh tự nêu được) + Ta thấy 3 chục lớn hơn 2 chục. + Nên 31 > 25 hay 25 < 31. - So sánh số 78 với số 87 ( học sinh tự nêu được) + Ta thấy 7 chục bé hơn 8 chục. + Nên 78 < 87 hay 87 > 78. * Qua ví dụ trên, giáo viên cũng giúp học sinh nhận ra được: Trong các số có hai chữ số, số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn. Với trình tự bài dạy như trên của Sách giáo khoa và Sách giáo viên Toán lớp Một, tôi thấy sau khi học xong bài “ So sánh các số có hai chữ số”, học sinh áp dụng kiến thức đã học để làm bài khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số em làm bài chưa đúng vì các em này thường so sánh các chữ số hàng đơn vị trước. Nếu thấy số nào có chữ số hàng đơn vị lớn ( hay bé) hơn thì các em kết luận luôn là số đó lớn ( hay bé) hơn. Để giúp các em khắc phục điểm yếu trên, khi dạy bài “ So sánh các số có hai chữ số” ở Sách Toán 1- trang 142 tôi đã đưa phần II: So sánh chữ số hàng chục với chữ số hàng chục lên trước. Cụ thể là so sánh 63 với 58 để rút ra kết luận 1: Trong các số có 2 chữ số, số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn. Còn phần I: So sánh chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng đơn vị, tôi đưa xuống dạy sau.Cụ thể là so sánh số 62 với số 65 để đưa ra kết luận 2: Trong các số có hai chữ số, có chữ số hàng chục bằng nhau, số nào có chữ số hàng 4 đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn. Sau khi dạy xong hai phần lí thuyết trên như ở SGK, tôi lại cho học sinh làm thêm một ví dụ: - So sánh số 24 với số 24 ? Giáo viên giúp học sinh nhận thấy: + Số 24 có 2 chục và 4 đơn vị. + Số 24 cũng có 2chục và 4 đơn vị. => Số chục và số đơn vị của hai số này đều bằng nhau nên 24 = 24 - Cho học sinh so sánh thêm 40 = 40 ; 78 = 78 sau đó đưa ra kết luận 3: Nếu cả hai chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của các số có hai chữ số bằng nhau thì các số đó bằng nhau. Nhờ cách dạy trên của tôi mà các em học sinh đã có kĩ năng so sánh các số có hai chữ số: - So sánh chữ só hàng chục trước. - Nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì so sánh tiếp chữ số hàng đơn vị. - Nếu cả chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của các số đó đều bằng nhau thì các số đó bằng nhau. Cùng một bài học về “so sánh các số có hai chữ số” ở lớp Một nhưng tôi chỉ thay đổi một chút cách dạy như đã trình bày ở trên thì tôi thấy 100% học sinh lớp tôi so sánh rất đúng các số có hai chữ số và các em làm bài rất nhanh, rất tự tin. Tuy nhiên đó cũng là phần lí thuyết giúp các em học sinh so sánh tốt các số có hai chữ số một cách trực tiếp. Còn phần thực hành, Sách giáo khoa Toán 1 đã đưa ra các dạng bài so sánh các số có hai chữ số một cách gián tiếp như: khoanh vào số lớn nhất (bé nhất); sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần, bé dần hay điền dấu >, <, = vào ô trống… Nhưng dù bài tập ở dạng nào thì các em cũng có thể chuyển về dạng so sánh trực tiếp các số có hai chữ số như ở trên (tính kết quả của phép tính rồi so sánh các số). Ngoài ra các em có thể dựa vào tính chất của các phép tính hay dựa vào cấu tạo số để làm bài mà không cần tính kết quả trước về dạng so sánh trực tiếp các số có hai chữ số. Vì vậy ở mỗi dạng bài tập khác nhau, giáo viên cũng cần có những biện pháp tích cực khác nhau và phương pháp dạy học phù hợp để các em làm bài đúng, tự tin và có cơ sở khoa học. Ví dụ: 1. Bài 2 (SGK Toán 1 – trang 143) Khoanh vào số lớn nhất: a) 72, 68, 80 b) 97, 94, 92 c) 91, 87, 69 d) 45, 40, 38 Sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên cần có một số câu hỏi để củng cố kiến thức của các em: 5 Phần a: Tại sao em khoanh vào số 80 ? (Vì trong các số 72, 68, 80 có chữ số hàng chục là 7, 6, 8 mà 8 > 7 > 6 nên 80 > 72 > 68, em khoanh số 80 là số lớn nhất). Phần b: Tại sao em khoanh vào số 97 ? (Vì các số 97, 94, 92 có chữ số hàng chục bằng nhau; chữ số hàng đơn vị là 7, 4, 2 mà 7 > 4 > 2. Nên 97 > 94 > 92, số 97 lớn nhất). - Vậy muốn so sánh các số có hai chữ số, ta so sánh chữ số hàng nào trước ? (Hàng chục). Bài tập này nhằm củng cố phần lí thuyết. Sau khi chữa bài xong, giáo viên cần cho học sinh nêu lại cách “so sánh các số có hai chữ số”. Làm như vậy các em sẽ hình thành được kĩ năng: khi so sánh các số có hai chữ số bắt buộc ta phải so sánh chữ số hàng chục trước. 2. Bài 4 (trang 143 – SGK Toán 1) Viết các số 72, 38, 64: a) Theo thứ tự từ lớn đến bé; b) Theo thứ tự từ bé đến lớn. * => Với dạng bài tập này, giáo viên cần cho học sinh thấy được: muốn viết được các số theo thứ tự lớn dần hay bé dần thì các em phải so sánh các số đó với nhau trước. Sau khi so sánh các em nhận ra được số lớn nhất, số bé nhất để thực hiện viết lại theo yêu cầu của bài tập. Cụ thể, giáo viên phải giúp học sinh nhận ra được: Phần a: + Các số có chữ số hàng chục lần lượt là 7, 3, 6. + Ta thấy 7 > 6 > 3. Nến 72 > 64 > 38. -> Thứ tự các số từ lớn đến bé là 72, 64, 38. Phần b: Cách làm tương tự phần a: + Ta thấy: 3 < 6 < 7. Nên 38 < 64 < 72. -> Thứ tự các số từ bé đến lớn là 38, 64, 72. * => Với dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh thấy: muốn viết được các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn thì bắt buộc các em phải so sánh các số đó với nhau trước. Sau đó mới dựa vào kết quả so sánh để thực hiện viết các số theo thứ tự lớn dần hay bé dần. 3. Bài 3 – phần c (trang 147 – SGK Toán 1) >; <; = ? c) 15 … 10 + 4 16 … 10 + 6 18 … 15 + 3 Với dạng bài này, giáo viên cần cho học sinh thấy được: ta phải so sánh số có hai chữ số với kết quả của một phép tính rồi cho các em tự làm. Khi học sinh làm xong, giáo viên chữa bài và yêu cầu học sinh giải thích cách làm bằng các câu hỏi: + Vì sao 16 = 10 + 6 ? Học sinh 1 sẽ giải thích được: 6 Vì 10 + 6 = 16 mà 16 với 16 có: 1 chục bằng 1 chục; 6 đơn vị bằng 6 đơn vị. Nên 16 = 16, do đó 16 = 10 + 6. -> Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt: bạn làm và giải thích như vậy là đúng, bạn đã tính kết quả phép tính trước, sau đó mới so sánh hai số 16 với nhau. + Ai có cách làm khác ? Học sinh 2 giải thích: Vì 16 = 10 + 6 => 10 + 6 = 10 + 6. Do đó 16 = 10 + 6. -> Giáo viên cũng cho học sinh nhận xét sau đó cũng kết luận cách làm này là đúng, bạn đã phân tích số 16 thành 10 + 6 để so sánh. * Với phép tính 15 … 10 + 4, học sinh cũng đưa ra được hai cách làm như trên để có được 15 > 10 + 4. => Như vậy, với dạng bài tập này, giáo viên cũng cần có những câu hỏi gợi mở để học sinh đưa ra được hai cách làm: - Cách 1: Tính kết quả phép tính trước rồi đưa về dạng so sánh các số có hai chữ số. - Cách 2: Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị để so sánh. 4. Với dạng bài tập như bài 3 (trang 160 – SGK Toán 1) >; <; = ? 35 – 5 … 35 – 4 43 + 3 … 43 – 3 30 – 20 … 40 – 30 31 + 42 … 41 + 32 Ở bài tập này, sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên cũng cần có các câu hỏi để yêu cầu các em giải thích cách làm. - Vì sao: 35 – 5 < 35 – 4 ? Học sinh 1: Vì 35 – 5 = 30. 35 – 4 = 31. Mà 30 < 31. Nên 35 – 5 < 35 – 4. Giáo viên cho học sinh nhận xét và kết luận: cách làm trên là đúng: tính kết quả trước rồi so sánh hai số một cách trực tiếp rồi điền dấu <. - Ai có cách làm khác ? Học sinh 2: Vì đều là số 35 trừ đi một số khác là 5 và 4. Mà 5 > 4. Nên 35 – 5 < 35 – 4. => Giáo viên chốt: cách làm đó cũng đúng và nhanh hơn nhưng lưu ý phải là cùng một số trừ đi các số khác. - Ngoài cách làm là tính kết quả trước rồi mới so sánh và điền dấu, với phép tính: 43 + 3 … 43 – 3, ai có cách làm khác ? Học sinh nhận xét: vì hai bên đều có số 43, một bên cộng thêm 3, kết quả sẽ tăng lên; một bên trừ đi 3, kết quả sẽ nhỏ đi. Nên 43 + 3 > 43 – 3. 7 => Giáo viên chốt: dựa vào sự thêm vào 3 và bớt đi 3 của số 43, ta có thể so sánh và điền luôn dấu mà không cần tính kết quả của phép tính -> Cách làm này cũng đúng và nhanh. - Ngoài các cách làm đối với hai phép tính trên, ở phép tính 31 + 42 … 41 + 32 con còn có cách làm nào đặc biệt ? Học sinh nêu: con thấy 31 + 42 và 41 + 32 đều có 1 đơn vị cộng với 2 đơn vị; 3 chục cộng với 4 chục nên kết quả sẽ bằng nhau. Do đó 31 + 42 = 41 + 32. => Giáo viên cho học sinh nhận xét sau đó cũng kết luận cách làm trên là đúng, bạn đã dựa vào tính chất của phép cộng để so sánh và điền dấu mà không cần tính kết quả trước. => Như vậy với dạng bài tập như bài 3 (trang 160 – SGK Toán 1), ta có nhiều cách so sánh gián tiếp các số có hai chữ số mà không cần tính kết quả trước để đưa về dạng so sánh trực tiếp như phần lí thuyết đã học. Tuy nhiên với mỗi cách làm, học sinh phải có cơ sở khoa học và cách giải thích cho phù hợp và giáo viên cũng cần có các biện pháp tích cực giúp các em lựa chọn xem cách nào là đúng nhất, nhanh nhất và khoa học nhất. Với biện pháp này, giáo viên còn phát hiện được học sinh có năng khiếu về Toán và tìm ra hướng bồi dưỡng cho các em ngay từ lớp Một. 8 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bằng “Biện pháp tích cực rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một” như trên, tôi thấy giờ dạy Toán của tôi không những có hiệu quả cao mà tôi còn phát hiện ra những học sinh có năng khiếu về Toán. Sau khi học xong về “So sánh các số có hai chữ số”, 100% học sinh lớp tôi đã so sánh rất đúng các số có hai chữ số và làm bài tập rất nhanh, rất tự tin. Với biện pháp này, tôi đã áp dụng cách dạy “So sánh các số có hai chữ số” cho học sinh lớp 1A, ở trường tôi, tôi thấy giờ dạy của tôi có hiệu quả rõ rệt. Học sinh ở lớp này cũng so sánh các số có hai chữ số rất tốt ở các dạng bài khác nhau. Qua kết quả chứng minh trên, tôi thấy “Một số biện pháp tích cực rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một” trong bài này đã góp phần làm cho hiệu quả của giờ dạy Toán đạt chất lượng cao hơn. Đây chính là các kĩ năng tiền đề để các em học sinh lớp Một học tốt cách so sánh số ở các lớp cao hơn. 9 VII. KẾT LUẬN Trên đây, tôi đã trình bày “Một số biện pháp tích cực rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một – trường Tiểu học Trịnh Thị Liền. Qua thực tế giảng dạy như trên tôi đã rút ra bài học là: khi “so sánh các số có hai chữ số” bắt buộc các em học sinh lớp Một phải làm theo các bước sau: 1. So sánh các chữ số hàng chục trước: nếu số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn. 2. Nếu hai số có chữ số hàng chục bằng nhau thì: số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn. 3. Nếu cả chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của các số đó bằng nhau thì các số đó bằng nhau. Ngoài ra, ở mỗi dạng bài tập “So sánh các số có hai chữ số” khác nhau thì các em cũng có cách làm khác nhau nhưng các em phải lựa chọn xem cách làm nào là khoa học nhất, nhanh nhất, chính xác nhất. Thông qua “Một số biện pháp tích cực rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một” như trên, tôi thấy 100% học sinh lớp tôi so sánh đúng các số có hai chữ số ở các dạng bài khác nhau một cách khoa học và rất tự tin. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp thực hiện biện pháp rèn kĩ năng “So sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một” như tôi, và tôi cũng mong các bậc phụ huynh quan tâm để dạy dỗ con em mình học ở nhà theo biện pháp này. Kính mong Ban giám hiệu trường Tiểu học Trịnh Thị Liền, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Đại Lộc xem xét cách dạy này của tôi và cho tôi những đóng góp quí báu, giúp tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn. Đại Quang, ngày 30 tháng 12 năm 2009 Người viết Phan Thị Thu 10 [...].. .11 VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Toán 1 2 Sách giáo viên Toán 1 3 Tạp chí tiểu học 12 IX MỤC LỤC Nội dung 1 Tên đề tài 2 Đặt vấn đề 3 Cơ sở lí luận 4 Cơ sở thực tiễn 5 Nội dung nghiên cứu 6 Kết quả nghiên cứu 7 Kết luận 8 Tài liệu tham khảo 9 Mục lục Trang 1 1 2 2 38 9 10 11 12 . sinh ở lớp này cũng so sánh các số có hai chữ số rất tốt ở các dạng bài khác nhau. Qua kết quả chứng minh trên, tôi thấy Một số biện pháp tích cực rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số cho. chục và chữ số hàng đơn vị của các số có hai chữ số bằng nhau thì các số đó bằng nhau. Nhờ cách dạy trên của tôi mà các em học sinh đã có kĩ năng so sánh các số có hai chữ số: - So sánh chữ só. pháp tích cực rèn kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một . 1 III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở lớp Một, việc so sánh đúng các số có hai chữ số là một vấn đề tương đối khó. Các em mới chỉ