Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
215,5 KB
Nội dung
* SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * MỤC LỤC Trang I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1. Đặt vấn đề 2. Mục đích đề tài 3. Lịch sử đề tài 4. Phạm vi đề tài II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 5 1. Thực trạng đề tài 2. Nội dung cần giải quyết 3. Biệnpháp giải quyết 4. Kết quả chuyển biến III/. KẾT LUẬN 17 1. Tóm lược giải pháp 2. Phạm vi áp dụng 3. Kiến nghị Nguyễn Đại Hoàng Trang 1 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1) Đặt vấn đề Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, … Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,… Những năm gần đây, các dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Con người cần phải bảo vệ môi trường sống của mình, không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau. Việc giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Giáo dục môi trường sẽ mang lại cho tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ, có ý thức trách nhiệm với môi trường. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền. Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với con người, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường. Vì Nguyễn Đại Hoàng Trang 2 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong mơn GDCD7 * vậy, lồng ghép giáo dục mơi trường vào các bài giảng mơn GDCD ở các trường THCS là rất quan trọng. Để thực hiện nội dung tíchhợp giáo dục bảo vệ mơi trường (GDBVMT) vào mơn học, đặc biệt là mơn Giáo dục cơng dân (GDCD) có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận thức tốt vấn đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan toả. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hố, gia đình, tơn giáo . Ở tuổi 12-15, học sinh trải qua giai đoạn phát triển tâm sinh lý rất lớn. Chúng ta khơng chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thơng tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học có tíchhợp nội dung GDBVMT, học sinh nhận thức được vai trò của mơi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới mơi trường. Chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với mơi trường. Đó cũng chính là lý do tơi chọn đề tài “Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong mơn GDCD 7” 2) Mục đích của đề tài Giúp giáo viên (GV) có mộtvàibiệnpháp khoa học trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục mơi trường vào một số bài học GDCD 7, nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi khi học tập cho học sinh (HS). Từ đó, góp phần giúp HS nâng cao kiến thức hiểu biết về mơi trường, có ý thức và hành động bảo vệ mơi trường tích cực, hiệu quả và đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ mơn hơn. 3) Lịch sử đề tài Cách đây 20 năm, Hội nghò Liên hợp quốc họptại Stốc-khôm (Thụy Điển) ngày 5 tháng 6 năm 1972 đã nhất trí nhận đònh việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại. Cũng vì thế, ngày 5 tháng 6 hằøng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”. Sau hội nghò Stốc-khôm ở nhiều nước giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình dạy học ở các trường. Đến năm 1973 người ta đã thấy có khoảng 1000 chương trình được giảng dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau. Ở nước ta, vấn đề giáo dục môi trường đã được đặt ra và bắt đầu tiến hành từ thập kỉ 80 . Chương trình giáo dục ở các trường phổ thông có lồng ghép GDBVMT chủ yếu là trong 2 môn Sinh vật và Đòa lí. Và hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng cường thực hiện lồng ghép GDBVBM vào 6 mơn học nữa: Vật lí, Hố học, Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục cơng dân, Cơng nghệ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm về nội dung, phương pháp, phương tiện và các hoạt động thích hợp về giáo dục môi trường một cách đồng bộ ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành. Nguyễn Đại Hồng Trang 3 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * Qua mộtvài năm dạy môn GDCD nói chung và ở lớp 7 nói riêng, bản thân tôi nhận thấy còn một số HS chưa quan tâm nhiều đến môi trường, ý thức về sự hữu ích của môi trường chưa cao, hành động bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; GV còn hạn chế trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường vào mỗi bài học (không biết tíchhợp ở đâu, lồng ghép vào chỗ nào, sử dụng phương pháp nào thì phù hợp, hiệu quả nhất?, .) Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2009 – 2010, tôi đã quyết định chọn “Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7” làm đề tài nghiên cứu. 4) Phạm vi đề tài Đề tài này dùng để nghiên cứu và áp dụng mộtvàibiệnpháptíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường vào một số bài ở môn GDCD7 và với đối tượng HS lớp 7 2 trong năm học 2009 – 2010 ở trường THCS Bình Tân. Nguyễn Đại Hoàng Trang 4 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1) Thực trạng đề tài a/. Thuận lợi: - Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biệnpháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. - Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. - Các sách hướng dẫn tham khảo, phương tiện thông tin đại chúng cung cấp nhiều thông tin về môi trường. - GV được dự khoá tập huấn về việc lồng ghép GDBVMT vào môn học theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. b/. Khó khăn: - Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số chưa đảm bảo sự cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường nước ta đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đã đến mức báo động. - Giáo cụ trực quan để giảng dạy về môi trường còn hạn chế. - GV tuy có dự khoá tập huấn về việc lồng ghép GDBVMT vào môn học theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng thời gian quá ngắn, nội dung tập huấn chưa sâu sát… cho nên GV còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép GDMT vào mỗi bài học (nội dung tíchhợp còn ít, trùng lặp, khô khan, nhàm chán, thực hiện cứng nhắc…). - HS chưa có môn học GDBVMT riêng. Điều kiện kinh tế của người dân ở xã Bình Tân còn nhiều khó khăn (do đây là vùng biên giới) nên HS ít có điều kiện đi tham quan danh lam thắng cảnh để hiểu biết về những lợi ích của nó và thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ những danh lam thắng cảnh đó. - Thông tin, tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm và những biệnpháp bảo vệ môi trường đến với các em còn hạn chế. - Còn một số HS chưa quan tâm, chưa ý thức sâu về sự hữu ích của môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường; ý thức, hành vi bảo vệ môi trường còn kém… c/. Tiến hành khảo sát thực tế : Trong năm học 2008 – 2009, trong một số tiết dạy có lồng ghép GDBVMT (đặc biệt là ở Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên), tôi nhận thấy còn một số HS chưa ý thức sâu về sự hữu ích của môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường; ý thức, hành vi bảo vệ môi trường còn kém… Và trong năm học 2009 – 2010, ngay từ tuần đầu tiên, tôi đã chú ý quan sát, theo dõi tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của HS (trong đó có HS lớp 7 2 ), thông qua hoạt động vệ sinh trường, lớp. Tôi nhận thấy HS còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ở sân trường, ở hành lang trường, trong lớp học (không bỏ rác vào sọt rác); còn ngắt hoa, bẻ cành cây kiểng trồng ở sân trường, thậm chí còn vẽ bậy lên tường… Nguyễn Đại Hoàng Trang 5 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * Bảng điều tra mức độ nhận biết về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của HS (Tuần 1 của năm học 2009 – 2010) như sau: Năm học Lớp Sĩ số Chưa nhận biết Nhận biết Có ý thức Ý thức tốt 2009 - 2010 7A 2 27 3 (11.1%) 12 (44.4%) 7 (25.9%) 5 (18.6%) Nguyên nhân : - HS có quan niệm trách nhiệm bảo vệ môi trường là của Nhà nước, của người lớn, chứ không phải của HS ; - HS cho rằng giờ học GDCD có lồng ghép GDBVMT còn nặng về lí thuyết, nội dung còn trùng lặp, rất dễ nhàm chán, tẻ nhạt,… ; - GV lồng ghép GDBVMT vào tiết dạy GDCD còn cứng nhắc, chưa có biệnpháp phù hợp khi giảng dạy, phương tiện trực quan, thông tin bổ trợ cho nội dung liên quan đến kiến thức GDBVMT còn ít, thiếu tính sáng tạo,… - GV còn thiên về kiến thức lí thuyết, ít đề ra nhiệm vụ cụ thể cho HS thực hành công việc góp phần giữ gìn bảo vệ môi trường. - GV bộ môn chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác (Ban Giám hiệu, GV Tổng phụ trách Đội, GV chủ nhiệm,…) để có nhiều biện pháp, hành động thiết thực trong việc bảo vệ môi trường. 2) Nội dung cần giải quyết Do thực trạng trên, muốn cho các em có niềm say mê, hứng thú học tập ; phát huy được tính tích cực, tự giác, kích thích óc sáng tạo,… khi tìm hiểu những kiến thức về vai trò, tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống con người, cũng như thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và bảo vệ bằng những biệnpháp cụ thể, hữu hiệu… thông qua những giờ học trong các tiết học môn GDCD – khối 7 thì GV phải nắm vững kiến thức về môi trường cũng như chương trình, phương pháp dạy môn GDCD – khối 7. Từ đó, GV mới đề ra những biệnpháp thích hợp để tạo hứng thú cho HS khi tìm hiểu và thực hành bảo vệ môi trường trong giờ học môn GDCD – khối 7một cách khả thi nhất. Cụ thể: - GV phải xây dựng kế hoạch xác định địa chỉ tíchhợp và nội dung cần GDBVMT cụ thể; - Đưa ra tình huống liên quan đến môi trường cho HS giải quyết; - Yêu cầu HS thảo luận để đưa ra biệnpháp bảo vệ môi trường; - Yêu cầu HS vận dụng kiến thức lí thuyết về môi trường để thực hành công tác bảo vệ môi trường cụ thể; - Tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường; - GV phải chuẩn bị kĩ về tư liệu, tài liệu, phương tiện dạy học để phục vụ cho nội dung tíchhợp GDBVMT. 3) Biệnpháp thực hiện Để việc tích hợp, lồng ghép GDBVMT mang lại hiệu quả thì đòi hỏi GV cần phải có nhận thức đầy đủ về môi trường và tầm quan trọng của giáo dục môi trường, phải có phương pháp khoa học trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường vào mỗi bài học nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi khi học Nguyễn Đại Hoàng Trang 6 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * tập “từ nhận thức đến hành động” cho HS, từ đó góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết về môi trường, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường tích cực, hiệu quả và đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn hơn. Trong điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ xin được trình bày mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMT cho HS trong môn GDCD7 như sau: a/ Xây dựng kế hoạch xác định địa chỉ tíchhợp và nội dung cần GDBVMT cụ thể: Tíchhợp GDBVMT vào bài dạy môn GDCD là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tíchhợp được. Với những bài cần thiết tíchhợp thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Trong chương trình GDCD lớp 7, theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần tíchhợp GDBVMT vào các bài sau: Xây đựng gia đình văn hoá, Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Bảo vệ di sản văn hoá. Ngoài ra, còn một số bài có thể tíchhợp được GDBVMT như: Trung thực, Tự trọng, Đạo đức và kỉ luật,… Chính vì thế, ngày từ đầu năm học, khi được phân công giảng dạy môn GDCD 7, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch xác định địa chỉ tíchhợp và nội dung cần GDBVMT cụ thể ở các bài như sau: Tên bài Địa chỉ Nội dung giáo dục môi trường Bài 2: Trung thực Tíchhợp vào mục a: Khái niệm về tính trung thực HS biết giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác, đổ các chất thải bừa bãi… Bài 3: Tự trọng Tíchhợp vào mục b: Ý nghĩa của tự trọng HS biết yêu quý cây xanh, bảo vệ cây xanh là góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên… Bài 4: Đạo đức và kỉ luật Tíchhợp vào mục d: Cách rèn luyện đạo đức và kỉ luật HS biết chấp hành nội quy của nhà trường là nghiêm cấm những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong khuôn viên trường học… Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (2 tiết) Tíchhợp vào mục d: Trách nhiệm của HS trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở khu dân cư… Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (2 tiết) Tíchhợp toàn bài - Khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người. - Tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên hiện nay và nguyên nhân: + Môi trường bị ô nhiễm, bị huỷ hoại; tài nguyên bị cạn kiệt. + Nguyên nhân: do những tác động Nguyễn Đại Hoàng Trang 7 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * xấu của con người, thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo vệ môi trường và tài nguyên nhiên thiên. + Hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm những việc gì. + Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên nhiên thiên. Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (2 tiết) - Tíchhợp vào mục b: Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá. - - Tíchhợp vào mục c: Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. - Di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh,…) là một bộ phận của môi trường. Bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường. - Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Kết luận: Khi có địa chỉ và nội dung tíchhợp GDBVMT cụ thể , GV sẽ tự tin không còn lúng túng khi thiết kế giáo án cho những tiết dạy có lồng ghép GDBVMT, và dĩ nhiên, hiệu quả đem lại cho tiết dạy sẽ khả quan hơn. b/ Xây dựng tình huống liên quan đến môi trường cho HS giải quyết Lồng ghép GDBVMT vào mỗi bài học GDCD chủ yếu là giáo viên (GV) xây dựng các tình huống gắn với nội dung bài học, trong đó có nội dung GDBVMT để học sinh (HS) tự đánh giá, xử lý các tình huống. Sau đó GV đưa ra kết luận để giáo dục HS các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi trường. Lưu ý: GDBVMT ở đây chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian dành cho việc lồng ghép không kéo dài. Tình huống mà GV đưa ra để GDBVMT phải gắn liền với nội dung kiến thức bài học. • Ví dụ: Bài 2: TRUNG THỰC (Lồng ghép vào sau phần khái niệm) Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về tính trung thực xong, GV treo bảng phụ nội dung tình huống sau đây cho HS suy nghĩ, trao đổi, giải quyết (Thảo luận cặp đôi khoảng 2 phút và trình bày): • Tình huống: Sau tiết thực hành mổ con ếch – môn Sinh học, Quang được phân công dọn dẹp vệ sinh và rửa các đồ dùng thực hành. Vào phòng vệ sinh, Quang đổ Nguyễn Đại Hoàng Trang 8 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * hết tất cả các chất thải khi thực hành mổ con ếch ra nền nhà rồi đi ra ngoài. Chú bảo vệ phát hiện, gọi Quang quay trở lại. Quang vẫn không nghe và chối không nhận hành vi sai trái của mình. Em có nhận xét gì về hành vi của Quang ? Trả lời: - Việc Quang không nhận hành vi sai trái của mình chứng tỏ Quang không có tính trung thực. - Quang đổ các chất thải ra nền là làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. • Kết luận: Học sinh cần phải rèn luyện tính trung thực trong mọi lúc, mọi nơi, phải biết dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Các chất thải sau khi thực hành mổ xẻ con vật là những chất rất nguy hại đến sức khoẻ con người, tuyệt đối không được đổ bừa bãi. Bài 3: TỰ TRỌNG (Lồng ghép vào sau phần ý nghĩa) Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu xong ý nghĩa của tính tự trọng, GV treo bảng phụ nội dung tình huống sau đây cho HS suy nghĩ, trao đổi, giải quyết (Thảo luận cặp đôi khoảng 2 phút và trình bày): • Tình huống: Trên đường đi học về, Sơn thường có thói quen dùng que quất vào những cây xanh mới trồng hai bên đường. Mặc dù đã được các bạn nhắc nhở nhưng Sơn vẫn không nghe, vẫn chứng nào tật ấy. Việc làm của Sơn chứng tỏ điều gì? Có tác hại ra sao? Trả lời: Được các bạn nhắc nhở mà Sơn vẫn chứng nào tật ấy, chứng tỏ Sơn không có tính tự trọng. Dùng que quất vào cây xanh hai bên đường là hành vi phá hoại môi trường. • Kết luận: Cây xanh có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Trồng cây xanh vừa mang lại vẻ đẹp, vừa để giữ không khí trong lành, tránh ô nhiễm do bụi và thiếu ô-xi, thừa cac-bo-nic và các chất khí độc hại khác, giảm tiếng ồn . Vì vậy chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ nó. Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT (Lồng ghép vào phần cách rèn luyện) * GV treo bảng phụ nội dung tình huống sau đây cho HS suy nghĩ, trao đổi, giải quyết (Thảo luận cặp đôi khoảng 2 phút và trình bày): • Tình huống: Giờ ra chơi, Thanh đem quà vào lớp ăn rồi châm lửa đốt túi ni- lông. Khói bay mù mịt trong lớp học. Nhiều bạn không chịu được ho sặc sụa. Em có nhận xét gì về hành vi của Thanh ? Trả lời: Nội qui của nhà trường là cấm học sinh mang quà lên lớp ăn, cấm xả rác, đốt rảc trong lớp học. Như vậy, hành vi của Thanh chứng tỏ Thanh là người không vâng lời (thiếu đạo đức) và thiếu tính kỉ luật; ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường. • Kết luận: Bao bì ni-lông bị đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, đặc biệt là chất đi-ô- xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các di tật Nguyễn Đại Hoàng Trang 9 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm tuyên truyền cho những người xung quanh ta hiểu được tác hại của bao bì ni lông, hạn chế sử dụng nó và đặc biệc không được đốt bao ni-lông một cách tuỳ tiện. Học sinh cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức và kỉ luật. * GV đọc nội dung Điều 9, Luật Bảo vệ môi trường năm 1997 cho HS nghe: Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường. Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ (Lồng ghép vào phần trách nhiệm của HS trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa) • Tình huống: Cô giáo hỏi Hòa: - Em có dự định gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ? Hòa trả lời : - Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt, biết kính trọng và giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không xả rác, đổ nước thải hoặc vứt xác động vật chết ra đường, luôn giữ gìn nhà cửa, đường phố sạch đẹp, trồng cây xanh, tham gia các hoạt bảo vệ môi trường ở khu dân cư, . Em có nhận xét gì về dự định của Hòa? Trả lời: Những dự định của Hòa đều góp phần xây dựng gia đình văn hoá, đồng thời cũng thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. • Kết luận: Học sinh có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá bằng cách chăm ngoan học giỏi, biết kính trên nhường dưới, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, phải có ý thức bảo vệ môi trường gia đình cũng như ở khu phố, lối xóm. • Tóm lại: Thông qua các tình huống gắn với nội dung bài học, trong đó có nội dung GDBVMT, GV đã tạo cho HS sự tích cực suy nghĩ, lựa chọn cách giải quyết vấn đề nêu ra liên quan đến nội kiến thức bài học; đồng thời giúp HS có nhận thức sâu sắc về môi trường qua việc xử lí các tình huống đã đặt ra. c/ Khâu chuẩn bị của GV và HS Như tôi đã đặt vấn đề, trong bất cứ tình huống nào, bất cứ một vấn đề nào nếu có đủ thông tin cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ quyết định đúng đắn, chính xác hơn, tác dụng giáo dục sẽ hiệu quả hơn. Cho nên phải chuẩn bị tốt các yêu cầu cần thiết, từ thiết kế bài dạy, tư liệu cho đến sử dụng công nghệ thông tin (CNTT). Như thường lệ, để thiết kế bài giảng tốt, tôi có kế hoạch chuẩn bị, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. • Ví dụ: Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (2 TIẾT) (Tích hợp GDBVMT: toàn bài) • Chuẩn bị của học sinh: Việc chuẩn bị của HS là một hình thức nghiên cứu trước bài mới, từ đó các em sẽ nắm bài mới có chất lượng. Để học tốt bài này, HS cần chuẩn bị trước ở nhà những yêu cầu sau: Nguyễn Đại Hoàng Trang 10 [...]... công cộng, ) 2) Phạm vi áp dụng - Biệnpháp giáo dục theo đề tài này được áp dụng cho HS lớp 7 2 trong chương trình GDCD lớp 7 ở trường THCS Bình Tân - Biệnpháp này cũng có thể áp dụng có hiệu quả cho GV và HS toàn khối 7, ở các khối lớp khác (6, 8, 9) trong chương trình GDCD Nguyễn Đại Hoàng Trang 17 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * 3) Kiến nghị - Ngành giáo dục... học số biết tốt 2009 - 7A2 27 0 5 (18.6%) 12 (44.4%) 10 ( 37% ) 2010 Nguyễn Đại Hoàng Trang 16 * SKKN : Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * III/ KẾT LUẬN 1) Tóm lược giải pháp Trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ chúng ta Chính vì vậy mà việc lồng ghép GDBVMT trong các bài học GDCD là vô cùng quan... với các trường hợp mà HS nêu ra; biểu lộ thái độ trước các biểu hiện đó Nguyễn Đại Hoàng Trang 12 * SKKN : Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * Kết luận: GV gợi ý HS nêu ra kết luận về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên (ý c - nội dung bài học – SGK / tr.45) • Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về những biệnpháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên... 2001 và trả lời câu hỏi: Vì sao Nhà nước ban hành Luật di sản văn hoá? Nguyễn Đại Hoàng Trang 14 * SKKN : Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * • Chuẩn bị của GV: - Tìm tư liệu, hình ảnh về những nội dung như đã giao cho HS Sau đó chọn lọc một số hình ảnh vừa đủ, phù hợp với nội dung bài dạy: chọn 4, 5 hình ảnh về di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể bị ô nhiễm... gì, tài nguyên thiên nhiên là gì ? * GV kết luận: Môi trường là tất cả các điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người ; còn tài nguyên thiên nhiên là những sản phẩm do thên nhiên tạo ra (ý a, b - nội dung bài học – SGK / tr.45) Nguyễn Đại Hoàng Trang 11 * SKKN : Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * • Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề về môi trường và tài. .. Kết luận: GV chốt lại những biện pháp, hành động cần thiết của mỗi người và nhấn mạnh sự cần thiết phải có biệnpháp của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Biện pháp, hành động của mọi người: giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đúng quy định,… - Biệnpháp của Nhà nước: Ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; tuyên... những tiết học có nội dung tíchhợp GDBVMT, GV chỉ mới trang bị cho HS những hiểu biết về môi trường chủ yếu là nhận thức lý thuyết Cho nên, GV phải tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho HS thực hành làm những công việc cụ thể để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường Chẳng hạn như: Nguyễn Đại Hoàng Trang 15 * SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * - Tổ chức cho HS hoạt...* SKKN : Mộtvàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * - Sưu tầm tranh ảnh, truyện đọc, thông tin, số liệu nói về việc bảo vệ hoặc phá hoại môi trường; tình trạng phá rừng hiện nay; hiện trạng suy thoái môi trường hiện nay trên thế giới và nước ta,…... các câu hỏi sau: Nguyễn Đại Hoàng Trang 13 * SKKN : Một vàibiệnpháptíchhợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD7 * - Em hãy nhận xét hành vi nêu trên - Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì? * HS thảo luận nhóm ( 4 nhóm/ 3 phút), HS tranh luận về cách đánh giá hành vi, về cách ứng xử có thể có và lựa chọn cách ứng xử tối ưu trong từng trường hợp cụ thể • Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố... có một môi trường trong sạch, lành mạnh Ở đó, con người không chỉ sống khỏe, sống có ích mà còn có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho đất nước giàu mạnh Cho nên, để việc lồng ghép GDBVMT vào bài giảng GDCD có hiệu quả, cần có những yêu cầu sau: - Tíchhợp GDBVMT vào bài dạy môn GDCD là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tíchhợp được Với những bài cần thiết tích . đề tài Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong mơn GDCD 7 2) Mục đích của đề tài Giúp giáo viên (GV) có một vài biện pháp khoa học trong việc tích. Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 làm đề tài nghiên cứu. 4) Phạm vi đề tài Đề tài này dùng để nghiên cứu và áp dụng một vài biện