1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ

7 33K 187
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT QUA THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC * Môn ngữ văn : * Mục tiêu : Sau khi học xong chủ đề này học sinh đã nắm đ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

QUA THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

* Môn ngữ văn :

* Mục tiêu :

Sau khi học xong chủ đề này học sinh đã nắm được một số kiến thức cơ bản sau :

- Hệ thống hóa các biện pháp tu từ tiếng việt đã học, hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ Tiếng Việt thông dụng khác chưa có trong chương trình

- Nâng cao kỹ năng phân tích vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ thường gặp trong tác phẩm văn học

* Thời gian : 06 tiết

* Tài liệu tham khảo bài đọc

- Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ Tiếng việt trong tác phẩm văn học

* Các bài tập :

- Các bài về các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6, 7, 8

* Gợi ý thực hiện :

Bước 1 : Học sinh nhớ lại một số biện pháp tu từ tiếng việt bằng cách trả lời các câu hỏi

sau :

- Em đã được học các biện pháp tu từ nào ?

- Hãy nêu định nghĩa của các biện pháp tư từ đã học ?

* Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nào ?

Chọn phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của một số biện pháp tu từ em thích nhất trong đọan văn :

“Sài Gòn vẫn trẻ Tôi thì đương già, ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nước thì cái đo thì này còn xuân chán Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương nõn nà, trêm đà thay

da đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này

Tôi yêu Sài Gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ Tôi yêu thời tiết chứng với trời đang ui

ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”

(Minh Hương – Sài Gòn tôi yêu, ngữ văn 7 tập I) Bước 2 : Học sinh đọc bài vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng việt trong tác

phẩm văn học

1/ Trong những biện pháp tu từ mà bài học nêu lên có những biện pháp nào mà em chưa học ?

2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật ?

3/ Khi phân tích một văn bản nghệ thuật có sử dụng nhiều biện pháp tu từ cần lưu ý điều gì ?

Bước 3 : Học sinh làm các bài tập sau :

Bài tập 1 : Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau :

a) Sầu gì bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò b) Đôi ta là bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng

Trang 2

c) Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nở bay qua vườn hồng d) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng e) Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay f) Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Buồn chông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

Bài tập 2 :

Hình ảnh ào sau đây trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa không phải là hình ảnh

nhân hóa

a Cây dừa sải tay bơi

b Cỏ gà rung tai

c Bố em đi cày về

d Kiến hành quân đầy đường

- Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào ?

Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đó ai mà quản công

A Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

B Dùng từ gọi người để gọi vật

C Trò chuyện với vật như người

D Dùng từ chỉ tâm tư của người để chỉ vật

Bài tập 3 : Trong văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng, có hai hình ảnh so sánh :

“Như một pho tượng đồng đúc”, “Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” cho chúng ta

thấy được Dượng Hương Thư là một người như thế nào ?

A Khỏe mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng

B Mạnh mẽ không sợ khó khăn gian khổ

C Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác

D Chậm chạp nhưng mạnh khỏe khó ai địch được

Bài tập 4 : Tìm những từ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong câu ca dao sau :

Cổ tay em trắng ………

Đôi mắt em liếc ……… dao cau Miệng cười ……… hoa ngâu Cái khăn đội đầu ……… Hoa sen

Bài tập 5 : Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu ca dao dưới đây :

Gặp em anh nắm cổ tay

Trang 3

Khi xưa em trắng sao rày em đen

Bài tập 6 : Cho các câu sau

Ở đó, tụ tập không biết cơ quan nào là Bọ mắt, đen như hạt vừng chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ

Trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc

Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ

a Các so sánh trong câu trên có cùng loại không ?

A/ Có

B/ Không

A So sánh ngang bằng

B So sánh hơn

C So sánh kém

c/ Tác dụng của phép so sánh trong các câu văn trên là gì ?

A Gợi hình ảnh, gợi cảm, miêu tả tự sự, sự việc cụ thể sinh động

B Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả

C Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy

D Không có tác dụng cảm xúc

Bài tập 7: Học sinh làm bài tập sau :

Miêu tả sắc, tài của chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du viết :

Vân xem tran trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngoài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So về tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém x anh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai

a/ Trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã dùng biện pháp tu từ nào là chủ yếu ?

b/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh có tác dụng gì ?

c/ Tại sao khi nói đến tài sắc của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dẫn ra những từ ngữ chỉ

vẻ đẹp của tự nhiên Làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa thắm, liễu xanh, khuôn trăng ?

d/ Những từ ngữ này có vai trò như thế nào trong việc miêu tả tài, sắc của chị em Thúy Kiều

?

Bài tập 8 : Đọc các câu thơ sau rồi trả lời câu hỏi :

Chàng cóc ơi, chàng cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi ! Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

Trang 4

(Hồ Xuân Hương)

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi cao.

(Ca dao)

a/ Các câu thơ trên có điểm nào giống nhau trong việc sử dụng ngôn từ ?

b/ Chỉ ra các biện pháp tu từ mà các câu thơ đó sử dụng ?

c/ Phân tích nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở bài thơ của Hồ Xuân Hương ? Bước 4 :Cho học sinh làm phần luyện tập

Học sinh tự làm chuẩn bị trước ở nhà và đến lớp thuyết trình, có sự nhận xét đánh giá của tập thể

1/ Tìm hai lời bình hay về việc sử dụng biện pháp tu từ của một đoạn thơ văn nào đó ? 2/ Viết lời bình 10 câu văn có sử dụng biện pháp tu từ cho một đoạn thơ, đoạn văn mà em thích ?

3/ Hãy tìm 3 ví dụ về phép nhân hóa trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa và nêu rõ các

nhân hóa được tạo ra bằng cách nào ?

4/ Hãy viết ba câu văn có sử dụng phép nhân hóa theo ba cách sau :

a Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

b Dùng từ gọi người để gọi vật

c Trò chuyện với vật như với người

5/ Hãy phân tích để thấy được vẽ đẹp của các đoạn thơ sau :

Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

(Đoàn Thị Điểm, Chinh Phụ Ngâm khúc)

* Bài đọc :

VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ

TIẾNG VIỆT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ … so với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm

Trong tiếng việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó Điều này góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ

Trong chương trình tiếng việt ở tiểu học và lớp 6, 7, 8 Trung học cơ sở, các em đã được làm quen với các biện pháp tư từ thông dụng như : So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, liệt kê … Biện pháp so sánh, ẩn dụ và nhân hóa là những biện pháp tu từ ngữ nghĩa gần nhau Ẩn dụ là một biến thể của so sánh hay còn gọi là so sánh ngầm Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ nhằm làm cho đối tượng được nói đến (là vật) trở nên dễ hiểu, gần gũi với con người hơn

Trang 5

Nếu như so sánh có tác dụng tạo ra những hình ảnh cụ thế, sinh động, gợi cảm thì ẩn dụ lại làm cho

ý nghĩa của từ ngữ trở nên trừu tượng hơn, sâu xa hơn và dễ làm rung động lòng người Trong cách

nói hằng ngày người Việt Nam thường dùng so sánh ví von : Đẹp như tiên giáng trần, hôi như cú, vui như tết, xấu như ma … Khiến lời nói vừa có hình ảnh vừa thấm thía Còn trong văn bản nghệ

thuật, so sánh được dùng như một biện pháp tu từ với thế mạnh đặc biệt khi gợi hình, gợi cảm Đôi khi có những so sánh rất bất ngờ, thú vị, góp phần cụ thể hóa được những gì hết sức trừu tượng, khó

cân đo, đong đếm Một cảm giác khó nói được cụ thể hóa : “Thấy em như thấy mặt trời Chói chang khó ngó trao lời khó trao” Một cung bật hiện hữu về tình cảm sinh động : “Tình anh như nước dâng cao Tình em như dãi lụa đào tẩm hương” Những cung bậc âm thanh khác nhau trong tiếng

đàn “Lầu bật ngũ âm” của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả rất cụ thể qua những so sánh mang

tính phát hiện mới mẻ:

Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới xa nữa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa

Thế mạnh của biện pháp so sánh là góp phần gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh cụ thể, những liên tưởng thú vị chính xác được nói đến Thế mạnh của ẩn dụ là làm cho lời thoại giàu tính biểu cảm Trong văn chương, ẩn dụ là một phương tiện tu từ được sử dụng khá phổ biến Ví dụ : Cùng thể hiện hình tượng Bác Hồ – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, văn học có nhiều cách nói ẩn dụ :

Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong măng rất đỏ

(Viễn Phương)

Cách nói đầu từ những quan sát về hành động, thái độ của Bác trong một đêm chiến dịch

giữa rừng Việt Bắc, nhà thơ Minh Huệ đã thốt lên những lời nói cảm động “Người cha mái tóc

bạc” cách nói này đã thể hiện lòng biết ơn, lòng kính yêu của nhà thơ đối với Bác và hơn thế nữa đã

góp phần gợi tả một cách sinh động, tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ đối với các chiến sĩ

bộ đội Bác không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, linh hồn của cuộc kháng chiến mà còn là một người cha

già gần gũi, tận tụy lo lắng cho giấc ngũ đêm đông của những đứa con Từ “Người cha” đã xóa đi

khoảng cách giữa một vị lãnh tụ với quần chúng khiến hình ảnh Bác càng trở nên gần gũi, thân thương hơn

Ở cách nói thứ hai tác giả dùng hình ảnh mặt trời hai lần Nếu như mặt cầu ở câu thứ nhất được dùng với nghĩa gốc chỉ mặt trời thật đang ngày ngày tỏa sáng trên bầu trời thì mặt trời ở câu thứ hai là ẩn dụ, biểu thị sự cao đẹp, vĩnh hằng, sự tỏa sáng từ con người Bác Bác đang yên nghĩ trong lăng nhưng Bác vẫn mãi mãi là ánh sáng kỳ diệu luôn chói lọi và rực rỡ Sự so sánh lý thú và độc đáo của nhà thơ Viễn Phương xuất phát từ liên tưởng tương đồng về sự tỏa sáng của hai mặt

trời : Mặt trời tự nhiên và mặt trời “Là Bác Hồ”

Do có chức năng nhận thức và biểu cảm đặc biệt nên ẩn dụ nhân hóa được sử dụng rộng rãi trong các văn bản văn học Chẳng hạn các từ anh hùng, hi sinh vốn chỉ dùng cho người lại được

dùng để ngợi ca cây tre Việt Nam : “Tre hi sinh để bảo vệ con người Tre anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu ! Nhờ ẩn dụ, nhân hóa người ta có thể tâm tình giải bày tình cảm với loài vật vô tri vô giác như là những người bạn thân thiết, gần gũi : “Trâu ơi ta bảo trâu này”, “Núi cao chi lắm

Trang 6

núi ơi” Đọc Dế mèn phiêu lưu kí các em rất thích bởi nghệ thuật nhân hóa đã làm cho một con vật

bé nhỏ bình dị trở thành một : “chú bé người” Dế mèn sinh động, có những thói quen sinh hoạt, có

nhiều trò dại dột, có những nếp nghĩ và đặc biệt là những nét tính cách như là một cậu bé trai hiếu động, tinh nghịch Dùng trong một ngữ cảnh avà tạo nên hiệu quả tu từ đặc biệt Câu ca dao sau là một ví dụ :

Đôi ta là bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chưng thầy mẹ nói ngang Cho nên đũa ngọc mâng vàng xa nhau

“Đũa ngọc mâm vàng” ở câu trên là so sánh, ở câu sau là ẩn dụ Cùng là một từ ngữ nhưng Đũa ngọc mâm vàng ở câu sau gợi liên tưởng sâu sắc hơn, gợi cảm hơn về một sự ngang trái, trớ

trêu lẽ ra không nên có

Bên cạnh những biện pháp trên, trong các văn bản nghệ thuật, biện pháp hoán dụ được sử dụng nhiều với tác dụng khắc sâu, nhấn mạnh một đặc điểm tiêu biểu nào đó của đối tượng được nói tới trong văn bản Ví dụ khi tái hiện lại cảnh chia tay lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến nhà thơ Tố Hữu viết:

Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Từ áo chàm đã được dùng theo lối hoán dụ lấy tên một loại áo thông dụng của người Việt Bắc Từ áo chàm đã mở ra trong liên tưởng người đọc, người nghe hình ảnh con người Việt Bắc chân phương, mộc mạc nhưng rất gần gũi, nhưng rất thân thương

Một dạng đặc biệt khác của ẩn dụ là hoán dụ tu từ dùng nhiều trong văn bản nghệ thuật là những biện pháp ước lệ và tượng trưng Chúng là những ẩn dụ và hoán dụ tu từ được dùng quá nhiều lần trong nhiều văn bản nên trở thành phổ biến quen thuộc, thậm chí đã là những ước lệ xã hội

có ý nghĩa tượng trưng phổ biến Khi nói đến con cò là người ta liên tưởng đến thân phận lam lũ, vất

vả lầm than, nói đến số phận bèo d ạt mây trôi là người ta nghĩ ngay đến số phận lênh đênh nay đây mai đó, nói đến tùng, trúc là người ta liên tưởng tới cốt cách của đấng nam nhi, nói đến hoa là liên

tưởng đến vẽ đẹp của người con gái …

Đến với những biện pháp đồng nghĩa – trái nghĩa Đây là những biện pháp tu từ ngữ nghĩa dựa vào việc huy động những từ có tính chất với nhau trong một câu, trong một đoạn văn thơ nhưng khác ở phương diện là chúng đồng nghĩa hay trái nghĩa Nhờ sự đồng nghĩa hay trái nghĩa của từ ngữ mà câu, đoạn có khả năng biểu đạt, biểu cảm hơn cách nói thông thường Ví dụ cách thể hiện ở câu ca dao sau :

Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

Hai đối tượng được nói đến không chỉ khác nhau mà còn đối lập nhau Chính vì thế việc sử dụng từ trái nghĩa đã đem lại một khả năng biểu đạt và biểu cảm tối đa

Một biện pháp tu từ cú pháp khác cũng được sử dụng nhiều trong văn học là biện pháp đảo ngữ Mỗi trật tự câu bình thường những có thể đảo vị trí trước sau của chủ ngữ có tác dụng làm thay đổi tiết tấu câu văn, gây ấn tượng gợi màu sắc biểu cảm nhờ vào việc đưa nội dung cần nhấn mạnh

lên đầu câu Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nhà thơ cổ điển Việt Nam đã khai thác rất

thành công thế mạnh của biện pháp tu từ này trong thi phẩm của mình, đây cũng là một đặc điểm làm cho thơ của bà được coi là mẫu mực của thể thơ Đường luật nhưng những gì nói đến vẫn hiện

ra cụ thể sinh động, vẫn rất gợi hình gợi cảm chứ không thuần túy cổ kính, mơ hồ :

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Trang 7

Thương mà mỏi miệng, cái gia gia Hay :

Gác mái ngư ông về viện phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn

* Tóm lại :

Trong khi đọc hiểu hoặc tạo lập văn bản cần chú ý :

- Các biện pháp tu từ Tiếng việt rất đa dạng, phong phú Nếu sử dụng chúng một cách đúng đắn thì sẽ làm tăng sức biểu đạt, biểu cảm cho văn bản

- Trong một văn bản người viết có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ

- Khi phân tích một đoạn văn hoặc một văn bản nghệ thuật cần phát hiện được các biện pháp

tu từ nhưng quan trọng hơn cả là chỉ ra được vai trò, tác dụng của biện pháp đó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm /

Giáo viên

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w