Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
430,51 KB
Nội dung
Luận văn Đềtài " vaitròvàtácdụngcủaMarketingđốivớimộtdoanhnghiệpthươngmạitrongcơchếthịtrường " 1 Lời mở đầu Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội nước ta mở đầu từ Đại hội VI đến nay đã trải qua 20 năm, chúng ta đã có những thay đổi to lớn, sâu sắc và đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trước hết đó là sự đổi mới trong tư duy phát triển, chuyển từ nền kinh tế dựa chủ yếu trên kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước và hiện nay là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơchếthị trường. Chúng ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, các doanhnghiệp Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng nhận thức lý thuyết và thực hành Marketing vào kinh doanh. Đặc biệt là trongcơchếthịtrường hiện nay, Marketing hiện đại và quản trị kinh doanh theo triết lý Marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ biến trong quản trị kinh doanhcủa các doanh nghiệp. Chính vì vậy Marketingcómộtvaitrò hết sức quan trọng, không chỉ đốivới những doanhnghiệp lớn mà cả với những doanhnghiệp vừa và nhỏ, nhất là đốivới các doanhnghiệpthương mại. Nắm được lý thuyết Marketingdoanhnghiệp sẽ có được công cụ hữu hiệu để chiễm lĩnh thịtrườngvới những chiến lược và kế hoạch Marketing hợp lý. Tuy nhiên không phải ngay từ đầu Marketing đã phát triển thành một lý thuyết hoàn chỉnh vàtrong thực tiễn hiện nay không phải doanhnghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụngđúng lý thuyết Marketing vào quản trị kinh doanhcủadoanh nghiệp. 2 Marketing nói chung vàMarketingthươngmại nói riêng là một nội dung rất rộng và khó khăn nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn và quan trọng. Do đó, em xin phép được tìm hiểu và trình bày đềtài này để làm rõ được vaitròvàtácdụngcủaMarketingđốivớimộtdoanhnghiệpthươngmạitrongcơchếthị trường. Vì trình độ và điều kiện có hạn nên đề án của em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của thầy đểđề án được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Chương I: Những lý luận cơ bản về Marketing 1.1. Vai tròcủaMarketingtrong kinh doanhcủadoanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản củaMarketing Nhiều người thường lầm tưởng Marketingvới việc bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ vì vậy họ quan niệm Marketing là hệ thống các biện pháp mà người bán hàng sử dụngđể cốt sao bán được hàng và thu được tiền về cho người bán. Tuy nhiên Marketing hiện đại được định nghĩa như sau: Marketing là quá trình xúc tiến vớithịtrường nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người hay Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Từ góc độ doanhnghiệpthìMarketing là một dạng hoạt động chức năng củadoanhnghiệp nhằm đạt được các mục tiêu thông qua trao đổi hàng hóa trên thịtrườngvà trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Vậy nhu cầu, mong muốn, khách hàng mục tiêu… là gì? Nhu cầu thường được người ta hiểu một cách quá đơn giản là sự đòi hỏi của con người về một vật phẩm nào đó. Nhưng thực ra thuật ngữ đó bao hàm một nội dung rộng lớn hơn mà nếu nhà kinh doanh chỉ dừng ở đó thì khó có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình lên được. Nhu cầu là một thuật ngữ mà nội dungcủa nó hàm chứa ba mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nhu cầu tự nhiên là một trạng thái tâm lý của con người, là một sự thiếu hụt cái gì đó mà con người chủ thể có thể cảm nhận được, nó là nguồn gốc của mọi sự khát khao, là động lực của hành động. Khi xuất hiện nhu cầu 4 tự nhiên con người có hai cách giải quyết đó là kiềm chế nhu cầu hoặc tìm cách thỏa mãn nhu cầu bằng cách tìm đối tượng để thỏa mãn và nhìn chung người ta sẽ chọn cách thứ hai, đây chính là cách thức tồn tạicủa con người. Marketing không thể tạo ra nhu cầu tự nhiên cũng không thể sáng tạo ra nó nhưng Marketingcó khả năng phát hiện ra nhu cầu tự nhiên. Tuy nhiên nếu hoạt động của các nhà quản trị Marketing chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra nhu cầu tự nhiên của con người và sản xuất ra loại sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa thỏa mãn nhu cầu đó, thì trên thực tế họ không cần phải động não nhiều. Nhưng kinh doanh như vậy trong điều kiện hiện nay sẽ mang lại hiệu quả rất thấp, trừ khi doanhnghiệp kinh doanh loại sản phẩm ở vào vị thế độc quyền. Rõ ràng người làm Marketing không thể chỉ dừng lại ở nhu cầu tự nhiên, để tạo ra được sản phẩm hàng hóa thích ứng với nhu cầu thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanhcủadoanhnghiệp người ta phải hiểu một khía cạnh thứ hai của nhu cầu thịtrường đó là mong muốn. Mong muốn là một dạng cụ thể của nhu cầu tự nhiên gắn liền với những điều kiện cụ thể, những đặc điểm cụ thể về mọi phương diện của con người cá thể như trình độ văn hóa, tính cách cá nhân,… Ví dụ, đói là một cảm giác thiếu hụt lương thực, thực phẩm trong dạ dày, sự đòi hỏi về lương thực và thực phẩm để chống đói là nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng người này thì muốn ăn cơm, người khác lại muốn ăn bánh mì, người này muốn ăn cơm khô, người khác lại muốn ăn cơm dẻo… Những sự khác nhau đó trong nhu cầu đòi hỏi được đáp lại bằng cùng một loại sản phẩm nhưng có những đặc tính khác nhau phản ánh ước muốn của con người. Như vậy mong muốn ở đây là đề cập đến cách thức để thỏa mãn nhu cầu tự nhiên, nhu cầu chính là cơ sở của mong muốn, mong muốn là dạng đặc thù của nhu cầu tự nhiên, một nhu cầu có thể hướng tới nhiều mong muốn 5 và do đó mà hướng tới nhiều hàng hóa khác nhau, vì mong muốn luôn luôn biến đổi rất phong phú do nó mang dấu ấn văn hóa và tính cách cá nhân của con người. Mong muốn đòi hỏi một sản phẩm cụ thể và chỉ khi doanhnghiệp phát hiện ra mong muốn thì họ mới thiết kế được sản phẩm cung ứng ra thị trường. Nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là vô hạn, nhà kinh doanh không chỉ phát hiện và sản xuất ra sản phẩm để thích ứng với chúng như là những sản phẩm cho không, mà phải thông qua trao đổiđể vừa thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng, vừa thỏa mãn mục đích của nhà kinh doanh. Vì vậy trong khi đáp lại nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người nhà kinh doanh phải tính đến một nội dung khác của nhu cầu thịtrường đó là nhu cầu có khả năng thanh toán. Nhu cầu có khả năng thanh toán là đối tượng khai thác trực tiếp củaMarketing vì đây mới là nhu cầu hiện thực đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhu cầu có khả năng thanh toán chính là mong muốn được hỗ trợ bởi sức mua và phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng. Tức là nó gắn với hai điều kiện người tiêu dùng phải có mong muốn và người tiêu dùngcó khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả. Để hiểu được nhu cầu thịtrườngđòi hỏi nhà quản trị Marketing phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng về các phương diện của nhu cầu. Doanhnghiệp muốn thắng lợi trong cạnh tranh thương trường, muốn đi đầu trong việc làm thỏa mãn và khai thác nhu cầu thị trường, muốn khỏi rơi vào thế đối phó bị động, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và xác định đúng đắn nhu cầu là một loại hoạt động tất yếu phải được thực hiện thường xuyên và chủ động bởi một bộ phận chuyên môn. Trong kinh doanh muốn cócơ hội thực sự thì phải đo lường được cầu về số lượng và tính chất. Hiểu được nhu cầu thịtrường , bước tiếp theo doanhnghiệp cần thiết kế được sản phẩm. Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi 6 hàng hóa và dich vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùngcủa họ. Ý nghĩa lớn nhất của sản phẩm đốivới người tiêu dùng không phải là quyền sở hữu chúng mà là chúng đã thỏa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng như thế nào. Như vậy nhiệm vụ đặt ra cho cac nhà kinh doanh là phải xác định chính xác nhu cầu mong muốn và do đó lợi ích mà người tiêu dùng cần được thỏa mãn, từ đó sản xuất và cung cấp những hàng hóa và dịch vụ có thể đảm bảo tốt nhất những lợi ích cho người tiêu dung. Nhiều nhà kinh doanhthường phạm phải sai lầm là: chỉ chú ý tới bản thân sản phẩm, mà coi nhẹ những lợi ích do sản phẩm đó có thể mang lại. Trái lại, các doanhnghiệp thực hàng Marketing thành công thường hành động theo triết lý: “hãy yêu quý khách hàng hơn là sản phẩm” hoặc là: “hãy quan tâm tới lợi ích có thể đem lại cho khách hàng hơn là sản phẩm” Khi khách hàng quyết định mua sắm một nhãn hiệu hàng hóa cụ thể họ thường kỳ vọng vào những lợi ích do tiêu dùng nhãn hàng hóa đó mang lại. Cùng một nhu cầu có nhiều hàng hóa hoặc nhãn hiệu hàng hóa có thể hướng đến để thỏa mãn nhưng theo cảm nhận của người tiêu dùngthì mức độ cung cấp những lợi ích của các hàng hóa đó không giống nhau. Hàng hóa này có ưu thế về cung cấp lợi ích này, nhưng lại có hạn chếtrong việc cung cấp lợi ích khác. Khi quyết định mua buộc người tiêu dùng phải lựa chọn, để lựa chọn người tiêu dùng phải căn cứ vào khả năng cung cấp các lợi ích và khả năng thỏa mãn nhu cầu của từng hàng hóa. Giá trị tiêu dùngđốivớimột hàng hóa là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong việc thỏa mãn nhu cầu đốivới họ. Lợi ích mà người tiêu dùng kỳ vọng gồm lợi ích vật chất, tinh thần, xã hội và những lợi ích khác như: sự hài lòng, thoải mái…, những lợi ích này không chỉ do sản 7 phẩm mang lại mà còn do sự nỗ lực ở tất cả các khâu như: bán hàng, quảng cáo, phân phối hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng… Việc đánh giá giá trị tiêu dùngđốivới các hàng hóa là suy diễn đầu tiên của khách hàng hướng đến với hàng hóa. Để dẫn tới quyết định mua hàng khách hàng phải quan tâm tới chi phí đốivới nó. Theo quan niệm của người tiêu dùngthì chi phí đốivớimột hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra đểcó được những lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Như vậy đểcó được những lợi ích tiêu dùng khách hàng phải chi ra tiền của sức lực, thời gian và thậm chí cả chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa. Những chi phí này bao gồm cả chi phí mua sắm, sử dụngvà đào thải sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để khách hàng lựa chọn những hàng hóa khác nhau trong việc thỏa mãn cùng một nhu cầu. Khi đã đánh giá được giá trị tiêu dùngvà chi phí đốivới từng hàng hóa khách hàng đã có căn cứ để lựa chọn hàng hóa. Tất nhiên khách hàng sẽ lựa chọn hàng hóa nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ tốt nhất. Sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với những kỳ vọng của họ. Như vậy người làm Marketing cần phải rút ra được những kinh nghiệm đó là: để sản phẩm tiêu thụ một cách dễ dàng cần tăng giá trị tiêu dùngvà giảm chi phí sử dụngcủa người tiêu dùngvà không thể dùngMarketing không trung thực để phát triển kinh doanh như quảng cáo, lăng xê, gian lận thương mại. Có thể thấy Marketing xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác. Trao đổi là khái niệm căn bản nhất tạo nền móng cho hoạt động Marketing nhưng để tiến tới trao đổi cần phải có các điều kiện sau: Ít nhất phải có hai bên. 8 Mỗi bên cần phải cómột thứ gì đó có giá trị đốivới bên kia. Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao thứ mình có. Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay từ chối đề nghị của bên kia. Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia. Trao đổi là một quá trình chứ không phải là một sự việc, hai bên được xem là đang thực hiện trao đổi nếu họ đang thương lượng để đi đến những thỏa thuận. Khi đã đạt được sự thỏa thuận thì người ta nói rằng một giao dịch đã hoàn thành. Giao dịch là đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi. Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thươngmại những vật có giá trị giữa hai bên. Như vậy các giao dịch thươngmại chỉ có thể diễn ra thực sự khi hội đủ các điều kiện: Ít nhất có hai vật có giá trị. Những điều kiện thực hiện giao dịch đã thỏa thuận xong. Thời gian thực hiện đã thỏa thuận xong. Địa điểm thực hiện đã thỏa thuận xong. Những thỏa thuận này có thể được thể hiện trong cam kết hoặc hợp đồng giữa hai bên, trên cơ sở một hệ thống luật pháp buộc mỗi bên phải thực hiện cam kết của mình. Khái niệm trao đổi, giao dịch dẫn ta đến khái niệm thị trường. Thịtrường là tập hợp những người mua nhất định có nhu cầu và mong muốn cụ thể mà doanhnghiệpcó thể thỏa mãn được, thịtrường bao gồm những người mua hiện tạivà tiềm ẩn. Như vậy theo quan niệm này thì quy mô thịtrường sẽ 9 tùy thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn, vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mô thịtrường không phụ thuộc vào số người đã mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Marketing quan niệm những người bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng còn người mua hợp thành thị trường. Do đó thuật ngữ thịtrường được dùngđể ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định được thỏa mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể, họ có đặc điểm giới tính hay tâm sinh lý nhất định, độ tuổi nhất định và sinh sống ở một vùng cụ thể. Qua những khái niệm trên chúng ta đã có thể hiểu được một cách đầy đủ vàđúng đắn về khái niệm Marketing nói chung. Từ đó thấy được bản chất củaMarketing là đạt được mục tiêu của chủ thể bằng cách thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách thể. Đứng trên góc độ doanhnghiệpthì bản chất củaMarketing là các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn củathị trường. 1.1.2. Vaitròvà vị trí củaMarketingtrong hoạt động kinh doanh Xét về mặt lịch sử, sự ra đời lý thuyết Marketing hiện đại và ứng dụng nó là một quá trình, quá trình đó gắn liền với quá trình tìm kiếm các triết lý và phương pháp quản trị doanhnghiệp hướng ra thị trường. Trong thực tiễn tồn tại 5 triết lý hay 5 quan điểm định hướng cho kinh doanhcủadoanh nghiệp. Khi nền kinh tế chưa phát triển hay phát triển thấp, cung chưa đáp ứng đủ cầu, sản xuất chưa đáp ứng được tiêu dùngvà nhu cầu của người tiêu dùng còn giản đơn thì quan điểm chỉ đạo các nhà kinh doanh là: quan điểm định hướng sản xuất. Quan điểm này cho rằng: Người tiêu dùng sẽ ưu thích nhiều sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ. Vì vậy những nhà quản trị các doanhnghiệp cần phải tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất và mở rộng [...]... quả tài chính có thể của kế hoạch Marketingđể phù hợp với chương trình và tiến hành thực hiện một cách tốt nhất Tất cả những nội dung trình bày ở trên là nhằm khái quát về Marketingvà tác dụngcủa nó trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, sau đây em sẽ trình bày về hoạt động Marketingtrongmộtdoanhnghiệpthươngmại Cụ thể là công ty TNHH sản xuất vàthươngmại Nam Thành, đây là mộtdoanh nghiệp. .. tòi để ứng dụng thành công Marketing hiện đại trong quản trị kinh doanhTrong giới hạn củađểtài em chỉ đề cập đến hoạt động kinh doanhthươngmạicủa công ty trên thịtrường may vi tính 21 Chương II: Thực trạng vàmột số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketingcủa công ty TNHH sản xuất vàthươngmại Nam Thành 2.1 Thực trạng hoạt động Marketing 2.1.1 Lựa chọn thịtrường mục tiêu Thịtrường tổng... môi trường kinh doanhcủamộtdoanhnghiệp Môi trường được tiếp cận dưới góc độ Marketing là môi trườngMarketing Môi trườngMarketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trongvà bên ngoài doanhnghiệpcó ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc ra các quyết định của bộ phận Marketing trongdoanhnghiệp đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanhnghiệp với. .. niệm Marketingvà xác định đúng quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu và vận dụngMarketing vào hoạt động kinh doanhcủa mình bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hướng đi củadoanhnghiệpCó định hướng đúngdoanhnghiệp sẽ cócơ hội thành công hơn, nhất là trong môi trường cạnh tranh củacơchếthịtrường Qua nghiên cứu và phân tích lịch sử phát triển củaMarketing các nhà kinh tế còn khẳng định Marketing ra... tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm củamột tổ chức trên cơ sở thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thươngmạivà người tiêu thụ” Mục tiêu củaMarketingthươngmại cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể cócủadoanhnghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên 13 thịtrường Nhưng mục tiêu trực tiếp củaMarketingthươngmạicó thể được... tiêu củadoanhnghiệp đã đề ra Các quan điểm quản trị Marketing là những tư tưởng cơ bản củaMarketing đóng vaitrò định hướng hoạt động Marketing củadoanhnghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng và giúp doanhnghiệp cạnh tranh có hiệu quả Có 5 quan điểm quản trị Marketingvà đã được trình bày ở phần trên Bản chất của quá trình quản trị Marketing là gồm 3 bước: Bước 1: tìm kiếm và lựa... lý khác của công ty Đương nhiên khi đề cập đến những nội dung trên nhà quản trị Marketing không thể thoát ly khỏi các khả năng về tài chính, về sản xuất và công nghệ, trình độ của nguồn nhân lực, vì giữa chúng có mối liên hệ với nhau Đốivới các doanhnghiệpthươngmạithìMarketingthươngmại đóng mộtvaitrò đặc biệt quan trọngMarketingthươngmại được hiểu là: “quá trình tổ chức, quản lý và điều... đoạn của quá trình kế hoạch hóa hoạt động Marketing bao gồm: 1 Phân tích thịtrườngvà chiến lược Marketing hiện tại: Phân tích thịtrườngvà chiến lược Marketing hiện tại nhằm đánh giá những đặc điểm chủ yếu củathịtrường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động và ảnh hưởng của môi trườngMarketing tới việc mua sắm của khách hàng Một lần nữa, những nội dung phân tích môi trường lại được đề cập và tiếp... động thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết những khó khăn rủi ro mà doanhnghiệp phải đối mặt cũng như xác định được cơ hội củadoanh nghiệp, từ đó giúp doanhnghiệp đưa ra giải pháp kinh doanhcó hiệu quả nhất Marketing còn có chức năng hết sức quan trọng đó là chức năng kết nối mọi hoạt động củadoanhnghiệpvớithịtrườngMarketing hướng các nhà quản trị vào việc trả lời hai câu hỏi: Một là, liệu. .. những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ sản phẩm củadoanhnghiệp mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận Marketingthươngmại được nghiên cứu và phát triển là để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thươngmại Thực chất củaMarketingthươngmại là xác định lại cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế hiện đại vị trí của nhà kinh doanhvà khách hàng trong hoạt động kinh tế Từ đó sử dụngmột cách . hiểu và trình bày đề tài này để làm rõ được vai trò và tác dụng của Marketing đối với một doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường. Vì trình độ và. Luận văn Đề tài " vai trò và tác dụng của Marketing đối với một doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường " 1 Lời mở đầu