Nam Thành đề ra chủ trương tập trung vào việc chào bán lợi ích của
sản phẩm chứ không phải là đặc tính của sản phẩm, chú trọng thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của khách hàng để đạt được mục tiêu lâu dài của công ty.
Theo quan điểm Marketing – từ góc độ người tiêu thụ thì sản phẩm
của doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ
chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm
sản phẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng… Từ đó công ty vạch ra chiến lược phát triển sản phẩm theo 2 hướng:
25
Phát triển sản phẩm hiện vật: sản phẩm hiện vật là sản phẩm
có nguồn chế tạo từ các nhà sản xuất, do đó công ty phải tăng cường các hoạt động tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn sản phẩm
mới được chế tạo bởi nhà sản xuất để đưa vào danh mục hàng hóa kinh doanh của công ty. Cụ thể hiện nay công ty đang
cung cấp sản phẩm của các hãng nổi tiếng như: IBM, ACER, LG, TOSHIBA,…Đây là những loại máy nguyên chiếc được nhập thẳng từ nước ngoài vào thị trường Việt
Nam. Bên cạnh đó công ty còn cung cấp các máy lắp ráp trong nước, tức là tất cả các linh kiện đều được nhập rời về,
khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thì tùy thuộc vào từng
công việc cụ thể và khả năng tài chính của họ để chọn linh
kiện lắp ráp phù hợp. Ngoài ra công ty cũng cung cấp những
linh kiện rời và các phụ kiện như: CPU, RAM, loa, Webcam,
USB, iPod,…Hiện nay công ty đang dự kiến sẽ xây dựng
một nhãn hiệu máy vi tính của riêng mình dựa trên cơ sở lắp ráp các linh kiện rời.
Hướng phát triển thứ 2 rất quan trọng đó là phát triển sản
phẩm riêng của doanh nghiệp thương mại tức là phát triển
dịch vụ. Nam Thành cho rằng làm tốt hướng này doanh nghiệp sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh và có chỗ đứng
trên thị trường. Đó là các dịch vụ trước, trong và sau bán
hàng như: tư vấn kỹ thuật, cung cấp các phần mềm, vận
chuyển, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành,…