f. Tổng hợp đánh giá thực trạng Công ty:
3.7.2. có phương hướng phát triển cho những năm đầu của cổ phần hóa, Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng đã có đưa ra phương án kinh doanh
Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng đã có đưa ra phương án kinh doanh cho các năm 2006-2008, đưa ra các chiến lược kinh doanh tổng quát:
- Mục tiêu:
+ Về thị trường: Ưu tiên mọi nguồn lực để giữ ổn định thị phần kinh doanh than đạt 70%, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển một vài lĩnh vực kinh doanh mới để cùng với kinh doanh than trở thành những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo; kinh doanh phụ gia phải giữ sản lượng như năm 2005 và đầu tư để phát triển nếu có cơ hội; sản xuất kinh doanh tro bay tuyển Phả Lại đạt 25.000 tấn/ năm; kinh doanh vận tải giữ ổn định sản lượng như năm 2005, từng bước tiếp cận và phát triển dịch vụ vận tải xi măng, clicker Bắc- Nam.
+ Về đa dạng hóa ngành, nghề: Khai thác hiệu quả hơn kho, bãi tại Nhân Chính và mặt bằng các chi nhánh.
+ Về lợi nhuận: Đảm bảo lợi nhuận tối đa trên nguyên tắc giữ ổn định thị trường, thị phần kinh doanh than và đầu tư phát triển lĩnh vực kinh doanh chủ đạo.
- Các chính sách, giải pháp chủ yếu:
+ Tập trung mọi nguồn lực đầu tư nâng cao vị thế cạnh tranh trong kinh doanh than và phát triển lĩnh vực kinh doanh chủ đạo.
+ Chính sách marketing: Đáp ứng tối đa yêu cầu về chất lượng, chủng loại, tiến độ cung cấp hàng hóa và các điều kiện kinh doanh khác của các công ty xi măng trong mọi điều kiện.
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý: Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý; phân cấp sản xuất kinh doanh cho các đơn vị theo hướng hạch toán kinh doanh nội bộ.
- Chính sách giá:
+ Đối với kinh doanh Than: Tùy vào tình hình thực tế, chủ trương mua Than của các công ty xi măng để có mức giá phù hợp. Song về nguyên tắc đối với thị trường Hoàng Thạch, Hải Phòng, Hoàng Mai, Hà Tiên II thực hiện chính sách “tối đa hóa lợi nhuận”; Đối với Bỉm Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp mức giá phải đảm bảo giữ được thị phần chi phối 70%. Vì chi phối được thị trường này thì Công ty mới ổn định được thị phần, tạo ra ưu thế của Công ty trong quan hệ với các đơn vị vận tải bôc xếp, tạo điều kiện để khai thác các dịch vụ vận tải xi măng, clinker, chuyển tải Than.
+ Đối với lĩnh vực kinh doanh khác thực hiện chính sách “ tối đa hóa lợi nhuận”: Liên doanh liên kết để nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề. Khai thác vận chuyển hàng hai chiều, trong đó chú ý đến vận chuyển xi măng, clinker Bắc- Nam để giảm giá thành vận tải. Tiết
kiện chi phí quản lý, điều chỉnh lại chi phí tiền lương cho phù hợp với hiệu quả kinh doanh.
3.7.2.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh: Bảng 4:
Các chi tiêu Dự kiến sản lượng tiêu thụ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
I. Sản lượng hàng hóa bán ra (tấn) 1.225.000 1.231.000 1.241.000
1. Than cám (tấn) 1.020.000 1.020.000 1.030.000
2. Phụ gia cho sản xuất xi măng (tấn) 205.000 211.000 211.000
a. Đá Bô xít (tấn) 13.000 13.000 13.000
b. Quặng sắt (tấn) 6.000 6.000 6.000
c. Đá Ba zan (tấn) 130.000 136.000 136.000
d. Đá Si lic (tấn) 56.000 56.000 56.000
II. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa(tấn) 300.000 300.000 300.000
1. Vận chuyển xi măng (tấn) 250.000 250.000 250.000
2. Chuyển tải than (tấn) 50.000 50.000 50.000
III. Sản xuất kinh doanh xỉ Phả Lại
1. Sản xuất (tấn) 30.000 30.000 30.000
2. Tiêu thụ (tấn) 56.000 56.000 62.000
Xỉ don (tấn) 31.000 31.000 37.000
Tro bay tuyển (tấn) 25.000 25.000 25.000
IV. Đoàn vận tải thủy (tấn)
Khối lượng vận chuyển (tấn) 70.000 100.000 150.000
Khối lượng luân chuyển(1000.T.km) 17.000 24.000 36.000
( Nguồn: phương án sản xuất kinh doanh 2006- 2008 của Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng)
Theo như dự kiến của kế hoạch sản xuất kinh doanh thì sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng và vận tải đều được giữ nguyên hoặc tăng mà không có giảm. Những con số đưa ra rất cụ thể cho từng mặt hàng kinh doanh. Chỉ tiêu có dự kiến tăng nhiều nhất là khối lượng vận chuyển của đoàn vận tải thủy. Nếu như năm 2006 khối lượng này là 70.000 tấn, năm 2007 con số này đã tăng lên 100.000 tấn và năm 2008 là 150.000 tấn, tức là cứ sau một năm khối lượng vận chuyển lại tăng lên, năm 2007 tăng 1,43 lần so với năm 2006 và năm 2008 tăng 1,5 lần so với năm 2007.
3.7.2.2. Kế hoạch Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề:
Bảng 5:
Dự án Tổng
mức
Tiến độ thực hiện Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Của công ty Vay ngân hàng
1.Nâng cao năng lực sản xuất kinh 1,00 1,00 1,00
doanh của chi nhánh Hoàng Mai 2.Đầu tư khai thác kho, bãi tại Nhân
Chính 3,00 3,00 0,90 2,10
3.Nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đoàn vận tải
12,00 4,00 8,00 4,00 8,00
4.Trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng tại chi nhánh Hải Phòng, Bỉm Sơn
0,50 0,50 0,50
5.Nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh của chi nhánh Phả Lại 2,50 2,50 0,75 1,75
Tổng số 19,00 11,00 8,00 7,15 11,85
( Nguồn: phương án sản xuất kinh doanh 2006- 2008 của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng)
Những chỉ tiêu này đã thể hiện mục tiêu muốn mở rộng thị trường của công ty tại tất cả các chi nhánh và phòng ban của mình. Trong số những hàng mục đầu tư thì đầu tư cho việc nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đoàn vận tải là nhiều nhất, với con số lên tới 12 tỷ đồng, chiếm 63,16% tổng các danh mục đầu tư. Đây là loại hình kinh doanh có nhiều tiềm năng mang lai doanh thu cao cho doanh nghiệp. Tiếp sau đó là đầu tư khai thác kho, bãi tại Nhân chính, nơi công ty đang có nguồn đất trống với diện tích rất lớn 6.570 m2 là 3 tỷ đồng chiếm 15,79% tổng các danh mục đầu tư, với mục đích sau khi cổ phần hóa công ty sẽ đầu tư thêm danh mục kinh doanh bất động sản đã được đăng ký lại sau khi cổ phần hóa. Sau đó, số tiền đầu tư được sử dụng cho việc nâng cao năng lực sản xuất của các chi nhánh như: chi nhánh Phả Lại với 2,5 tỷ đồng chiếm 13,16% tổng các danh mục đầu tư, chi nhánh Hoàng Mai với 1 tỷ đồng chiếm 5,26% tổng các danh mục đầu tư và trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng tại chi nhánh Hải Phòng, Bỉm Sơn là 0,5 tỷ đồng chiếm 2,63% tổng các danh mục đầu tư.
3.7.2.3. Kế hoạch tài chính giai đoạn 2006-2008: Bảng 6:
ST
T CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Vốn điều lệ Triệu đồng 25.000 25.000 25.000
2 Doanh thu Triệu đồng 499.868 499.525 510.443
3 Giá vốn Triệu đồng 400.817 400.815 404.964
4 Chi phí lưu thông Triệu đồng 95.218 95.045 101.229
5 Lợi nhuận Triệu đồng 3.833 3.666 4.250
6 Phân phối lợi nhuận Triệu đồng 3.833 3.666 4.250
Nộp ngân sách Triệu đồng 0 0 595
Để lại Doanh nghiệp Triệu đồng 3.833 3.666 3.655
Trả cổ tức (10% năm) Triệu đồng 2.500 2.500 2.500
Trích quỹ xí nghiệp Triệu đồng 260 139 560
7 Nộp ngân sách Triệu đồng 1.650 1.650 2.245
Thuế giá trị gia tăng Triệu đồng 1.100 1.100 1.100
Thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 595
Tiền thuế sử dụng đất Triệu đồng 500 500 500
Thuế khác Triệu đồng 50 50 50
8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn
điều lệ 11,04% 10,56% 10,53%
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,77% 0,73% 0,83%
9 Vốn lưu động
Vốn lưu động định mức Triệu đồng 42.000 42.000 42.000
Vòng quay vốn lưu động Vòng 12 12 12
10 Lao động – tiền lương
Lao động bình quân Người 282 282 282
Quỹ tiền lương sản phẩm 1000.đ 7.965.000 7.983.000 8.079.000 Tiền lương sản phẩm bình quân/
người/ tháng Đ/ng/th 2.353.723 2.359.043 2.387.411
( Nguồn: phương án sản xuất kinh doanh 2006- 2008 của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng)
Qua những chỉ tiêu trên, ta có thể thấy rằng những chỉ tiêu đều tăng vào năm 2008, hai năm sau khi cổ phần hóa, còn đối với năm 2007, là năm liền kề với năm cổ phần hóa những chỉ tiêu cụ thể cho từng khía cạnh khác nhau có mức lên xuống hoặc giữ nguyên không giống nhau.