Cổ phần hóa là một chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước ta. Để hướng dẫn các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo cũng như đối vớicác doanh nghiệp trong việc thực hiện thì Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp lý. Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2005 với nội dung các Công ty nhà nước phải được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần chậm nhất là đến ngày 01/07/2010 tức là bốn năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực là ngày 01/07/2006.
Để hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện cổ phần hóa Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định số 187/NĐ- CP của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Với nội dung về những quy định chung về các điều kiện chuyển đổi, xử lý tài chính khi cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động sau cổ phần hóa, quyền và nghĩa vụ của cổ đông và tổ chức thực hiện. Tiếp theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004 để hướng dẫn thực hiện Nghị định này, nhưng năm 2006 Bộ Tài chính lại ban hành Thông tư 95/2006/TT- BTC để sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 126. Sau đó, Bộ Lao đông- Thương binh và Xã hội ban hành thêm Thông tư số 13/2005/TT- BLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định 187 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.Nhưng hiện nay Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định số 109/2009/NĐ- CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2007/TT- BLĐTBXH để thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định 109. Bên cạnh đó, vấn đề về lao động sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa là vấn đề phức tạp và phải thực hiện rất nhiều các chính sách khác nhau, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số
41/2002/NĐ- CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 quy định về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Sau đó, Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định số 155/2004/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10 tháng 8 năm 2004 để sửa đổi, bổ sung một số điều không phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan mà môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý đã thay đổi. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 19/2004/TT- BLĐTBXH ngày 22 tháng 11 năm 2004 để hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155. Nhưng thông tư này sau một thời gian đã có những điểm không còn phù hợp với thực tế lúc đấy nữa và nó được thay thế bởi Thông tư số 18/2005/NĐ- BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 11 tháng 5 năm 2005 để bổ sung và sửa đổi cho những điểm không còn phù hợp để cho những quy định mới được ban hành áp dụng có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, những vấn đề về tài chính cũng được điều chình bởi nhiều văn bản khác nhau như vào ngày 10/05/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2006/TT- BTC hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Đến ngày 06/12/2007 Bộ Tài chính lại ban hành tiếp Thông tư 146/2007/TT- BTC để hướng dẫn một số vấn đề tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ- CP. Sau đó, Bộ Tài chính đã ban hành thêm thông tư số 82/2009/TT- BTC ngày 27/04/2009 quy định về mức thu, chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí bán đấu giá cổ phần.
Tiếp theo, Bộ tài chính cũng đã ban hành Công văn số 11712/TC- TCDN ngày 10 tháng 11 năm 2003 về viêc hướng dẫn quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.hướng dẫn rất cụ thể những quy trình từ lúc bắt đầu cổ phần hóa đến lúc hoàn thành quá trình này.