1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm nâng cao hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mâm non nga thủy

24 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 609,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TH

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY

Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thủy SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC TRANG

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Trang 2

2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề Trang 5

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chịn đề tài

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" [5]

Để thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng giáo

dục Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

đã khẳng định: “ Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhậnthức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tốquyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đàotạo là đầu tư cho phát triển” Đảng ta cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục

là phải góp phần nâng cao dân trí, đâò tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Muốnđào tạo được nhân lực, phát triển và bồi dưỡng nhân tài thì ngay từ bậc họcMầm non đã phải chú ý chăm sóc- giáo dục trẻ phát triển toàn diện, tạo nềnmóng vững chắc cho các bậc học tiếp theo.[3]

Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trườngMầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướngdẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức Thông qua hoạtđộng vui chơi, trẻ được phản ánh đời sống của xã hội con người, trong trò chơitrẻ giả vờ làm người lớn, bắt chước những việc làm của người lớn, tái hiện lạinhững việc làm của người lớn, trò chơi chính là phương tiện để trẻ làm người

Và thông qua hoạt động vui chơi đã giúp trẻ tích lũy được vốn kinh nhiệm sống,những hiểu biết về thế giới xung quanh, bước đầu hình thành những kĩ năng laođộng đơn giản cho trẻ, hơn nữa vui chơi còn giúp trẻ luyện các kỹ năng đã đượclàm quen ở hoạt động chung phát huy được những năng lực trí tuệ Như vậy tròchơi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là ngônngữ, tư duy tưởng tượng, tính kỷ luật và tinh thần dũng cảm.[2]

Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới Giáo dục, trong những năm gần đây, BộGD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy trẻ

và tổ chức hoạt động vui chơi cũng đã chuyển sang tổ chức hoạt động góc theohướng đổi mới tức là hoạt động vui chơi được tiến hành tại các góc nhỏ theo chủ

đề, chủ điểm Trẻ được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, hứng thú với những

Trang 4

trò chơi tại các góc mà trẻ thích, chơi không bị gò bó, áp đặt như trước kia nên

đã phát huy được tính sáng tạo của trẻ [4]

Tuy nhiên trên trực tế, việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ ở các trườngMầm non thuộc vùng nông thôn còn nhiều hạn chế, đồ dùng đồ chơi trong cácgóc còn quá nghèo nàn, giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt động góc chotrẻ có hiệu quả, chưa chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ qua hoạt động vuichơi, việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở các góc chưa thật phong phú nênchưa phát huy được tích cực ở trẻ Trẻ chưa học được nhiều qua chơi, còn thụđộng, tự ti, nhút nhát, ngôn ngữ nói mạch lạc và khả năng giao tiếp trước đôngngười chưa tốt Hơn nữa, việc tổ chức hoạt động góc tốn rất nhiều thời gian,công sức, tiền bạc của giáo viên từ việc mua nguyên liệu, làm đồ chơi, mua đồchơi Mặt khác, việc đầu tư của ngành, của địa phương còn quá ít so với yêucầu Từ thực tiễn đó, để góp phần làm phong phú cách thức tổ chức hoạt động

góc, tôi chọn nội dung: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động

góc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Nga Thủy” làm đề tài nghiên cứu,

thực nghiệm của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động góc cho trẻ mầm non 5-6 tuổi ởtrường mầm non hiện nay

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, tổng kết hoạt động góc cho trẻ mầm non 5-6 tuổi ở trườngmầm non xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Từ việc làm rõ cơ sở lýluận, thực trạng, đề xuất các giải pháp và khảo nghiệm kết quả tổ chức hoạtđộng góc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp và hệ phương pháp sauđây:

- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế trẻ trên lớp

- Phương pháp thống kê xử lý số liệu

- Phương pháp thực hành trải nghiệm

- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng

- Phương pháp lịch sử và logic vấn đề nghiên cứu

Trang 5

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Hoạt động đó gồm có các góc như sau

số kỹ năng lao động như cầm dao, cầm kéo, các thao tác nấu ăn quét dọn nhàcửa Cũng qua hoạt động góc, trẻ định ra được mục đích chơi và nỗ lực cùngnhau thực hiện kết quảtất nhiên không mang lại kết quả cụ thể nào nhưng có tácdụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năngchú ý, tư duy, ngôn ngữ tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tươngthân tương ái Đây chính là những phẩm chất cần thiết cho hoạt động sau này.Ngoài ra những hoạt động tích cực trong quá trình hoạt động góc có ý nghĩa tíchcực trong việc giáo dục lòng yêu lao động

Như vậy với những ý nghĩa rất quan trọng như trên hoạt động góc có giá trịrất lớn trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và đã

Trang 6

trở thành phương tiện để giáo dục trẻ em, quyết định sự thành công trong việcphát triển tình cảm – quan hệ xã hội – định hình giá trị thẩm mỹ - phát triển thểchất – mở rộng ngôn ngữ - nâng cao nhận thức

2.2 Thực trạng hoạt động góc ở trường mầm non nga thủy.

Hàng ngày tới lớp trẻ được học, được chơi, được ăn được ngủ Mọi hoạtđộng đều được diễn ra một cách khoa học và theo một trình tự nhiệm vụ củagiáo viên là tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với trẻ, nhằm truyền thụkiến thức tới trẻ Nhưng vẫn đảm bảo trình tự của từng hoạt động xuyên suốttrong một ngày

Trong thực tế khi dự giờ, tổ chức tiết dạy hoạt động góc theo hướng giáo

dục mầm non mới tôi nhận thấy

Năm học 2016 – 2017 Tôi được phân công phụ trách nhóm lớp 5 - 6 tuổi ,thực tế gặp rất nhiều khó khăn

Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo nhở nên các cháu còn khóc nhè trên lớp

từ đó ảnh hưởng tới việc đưa trẻ vào nề nếp và ổn định nề nếp

Bên cạnh đó khả năng tiếp thu, khả năng tập trung của trẻ còn rất hạn chế,nhận thức chưa được đồng đều, đồng thời tính chuyên cần chưa cao

Đồ dùng, đồ chơi đẻ phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc chưa được đầy

đủ thiếu phong phú đa dạng Vì vậy khi trẻ tham gia tạo ra sản phẩm chưa đượcthẩm mỹ Bản thân là một giáo viên trẻ chưa tích lũy được kinh nghiệm, trongcách tổ chức hoạt động chưa có sự sáng tạo nghệ thuật giảng dậy chưa cao

Vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát 100% trẻ ở mọi lúc mọi nơi và có kết quảnhư sau:

* Kết quả đánh giá chất lượng đầu năm:

Với ý nghĩa trên tôi hy vọng đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng

hoạt động góc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Nga Thủy” thành công sẽ

góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy hoạt động góc Qua khảo sát

Trang 7

và đánh giá được trình độ nhận thức và kỹ năng hoạt động theo nhóm của trẻ lớpmình Tôi thấy mức độ đạt ở hai tiêu chí đều thấp, chính vì lẽ đó Tôi đã mạnh dạntìm tòi, sáng tạo và thiết kế nâng cao chất hoạt động góc cho trẻ để trẻ hoạt độngmột cách tích cực nhất góp phần vào việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.

2.3 Các giải pháp thực hiện hoạt động góc

Căn cứ vào thực trạng trên tôi đã trăn trở tìm tòi và thiết kế môi trường hoạtđộng mới cho trẻ nhằm dạy trẻ tham gia hoạt động góc đạt kết quả cao cụ thểnhư sau:

2.3.1: Xây dựng thư viện đồ chơi:

+ Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau + Bố trí góc chơi yên tĩnh (tạo hình, sách) xa các góc ồn ào( xây dựng, giađình, bán hàng.)

Ví dụ: Người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ Với vai trò chúng tái tạolại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng.Hoạt động

Ví dụ : Góc xây dựng : trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân, những việc làmcủa trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công

Ví dụ: Góc học tập:

Trẻ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trẻ trên hoạt động học hoặc nhữngkiến thức chưa chuyển tải hết (TRong hoạt động học ) Nhằm tạo cho trẻ sự ghinhớ vững bền hơn.Và tư duy trừu tượng phát triển, kèm theo là tư duy logic, tưduy ngôn ngữ cũng phát triển Trong các hoạt động học trước cô dạy các cháu nặnnhững con vật nuôi trong nhà, hoặc nặn những người thân, trong hoạt động góccháu có thể sáng tạo nặn cô giáo và các bạn đi chơi công viên Như vậy, rõ rànghoạt động góc được phát triển và mở rộng dần theo sự phong phú và mở rộng cácmối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh Bản chất hoạt động góc

là một hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môitrường xung quanh Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống cuộc sống thực

Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực, tựnguyện và tự tin Ý nghĩa giáo dục của việc tổ chức họat động góc Trong hoạtđộng góc là tổng hợp các loại trò chơi Trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung

để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động Chính vì vậy đặctrưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự

Trang 8

do tái tạo nghĩa là tự nghĩ ra chủ đề chơi nội dung chơi, vì vậy mà nội dung chơiluôn phụ thuộc vào kinh nghiệm của trẻ Hoạt động góc là phương tiện giáo dụcnhận thức Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phươngtiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: Têngọi, màu sắc, kích thước, hình dạng những thuộc tính không gian của đồ vật haykhi đứng trên cương vị của người lớn (qua các vai chơi) để thể hiện hoạt động của

họ, trẻ mới hiểu được ý nghĩa hoạt động của con người là: Làm việc vì ngườikhác Hoạt động góc còn củng cố chính xác, và mở rộng sự hiểu biết của trẻ vềhiện tượng xung quanh Nội dung của hoạt động góc là cuộc sống hiện thực xungquanh trẻ, Hơn thế nữa những biểu hiện trí thức của trẻ thu nhận được trong cuộcsống sẽ được cùng cô, chính xác hoá và sâu sắc hơn

Hình ảnh học sinh lớp Tôi đang chơi ở góc học tập.

Ví dụ : Sự hiểu biết về công việc của bác công nhân, sẽ sâu sắc hơn khichơi trò chơi xây dựng, Cũng trong hoạt động góc, phát triển nhu cầu nhận thức,tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ Đây là một cơ sở căn bản để giáo dục trí tuệcho trẻ thể hiện những hành động và mối quan hệ của người lớn, trẻ muốn đóngđúng hơn, giống thật hơn, nhưng vốn tri thức vốn hiểu biết, kinh nghiệm sốngcủa trẻ chưa đủ nên cũng xuất hiện nhu cầu nhận thức mới, đó cũng là một yếu

tố trong sự phát triển trí tuệ Trong khi hoạt động góc các quá tình tâm lý, nhậnthức cũng phát triển, chẳng hạn khi đóng vai, mô tả hiện tượng này hay hiệntượng kia, trẻ thường suy nghĩ về chúng thiết lập mối quan hệ giữa các hiện

Trang 9

tượng khác nhau, tức là trẻ phải huy động tất cả tri thức của mình, lúc này tưduy, trí nhớ của trẻ cũng được phát triển Trong khi chơi trẻ được đối thoại cùngnhau, trao đổi tư tưởng thoả thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói chobạn khác hiểu và phải hiểu lời bạn khác nói, nên ngôn ngữ được phát triển.Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng vì nhờ có ngôn ngữ trẻ mới giao tiếp vàtrình bầy ý kiến của mình với bạn Cũng chính trong hoạt động góc trẻ luôn tạo

ra hoàn cảnh chơi, sử dụng vật liệu thay thế, sử dụng các kí hiệu tượng trưng,điều này làm cho trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ phát triển mạnh mẽ Các tròchơi trong hoạt động Góc không ngừng làm cho trí tuệ của trẻ phát triển mà cònảnh hưởng rất lớn đến phát triển tình cảm xã hội của trẻ Vì vậy hoạt động góccòn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ hướng tới cái đẹp, cái hoàn mỹtrong hành vi, cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp phầnhình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ Hình thành thái độ tích cực của trẻđối với bản thân

Hình ảnh học sinh lớp Tôi đang chơi hoạt động góc.

Ví du: Khi đóng vai Bác sĩ, do động cơ bắt chước Bác sĩ giống thật hơn nêntrẻ dễ dàng phục tùng các qui tắc ẩn kín trong vai chơi Đó là bác sĩ ân cần, chuđáo, thông cảm và có trách nhiệm với bệnh nhân Hoặc thông qua người bánhàng trẻ học được cách cư xử giữa người với người một cách lịch lãm, như chàohỏi cảm ơn Của người mua hàng và giao hàng trong khi giao tiếp.Thông qua tròchới sáng tạo Cô giáo giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo đức quí bấu như: Lòngnhân ái, ân cần, tốt bụng, chu đáo, quan tâm, cảm thông thật thà, dũng cảm, kiên

Trang 10

trì, chịu khó Đặc biệt làlòng nhân ái, không có mộtloại hình hoạt động nào ở 5

- 6 tuổi lại có thể giúp trẻ bộc lộ xúc cảm, tình cảm và thái độ của mình mộtcách thoải mái, tự nhiên như thể hiện các vai chơi trong hoạt động góc Trẻ xúcđộng, vui buồn theo vai chơi của mình, bồn chồn lo lắng hồi hộp, xót xa khi con

ốm (trong trò chơi mẹ con) Trẻ biết âu yếm, vuốt ve, chải đầu cho búp bê (tròchơi với búp bê) Trẻ thông cảm, vội vàng có trách nhiệm với bệnh nhân khiđóng vai Bác sĩ;

Kết quả:

Ở phòng thư viện đồ chơi đã trang bị phương tiện nghe nhìn đầy đủ.với băngtiếng,băng hình rất đa dạng và phong phú Trẻ nghe mãi ,thích xem phim,hiểu rỏnội dung câu chuyện rồi về kể với ông bà ,bố mẹ Nhà trường đã chỉ đạo giáoviên ở lớp và giáo viên phụ trách phải nắm chương trình giảng dạy,cùng hợp tác

để đạt được kêt quả cao

Thư viện đồ chơi có nhiều góc chơi giúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học , thưviện đồ chơi nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo theo chủ đề, phục vụnội dung chương trình giáo dục của ngành mầm non

2.3.2 Thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ

Việc thiết kế môi trường hoạt động phải tuân theo các nguyên tắc

+ Có góc cố định (góc tạo hình, gia đình, sách), có góc di động hoặc thayđối tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó

+ Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng mảng từng, các giá, tủ để ngăncách)

+ Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển sang góc khác

+ Bố trí bàn ghế ,đệm, gôí, phù hợp với từng góc

+ Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ

+ Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ

+ Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạocảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ

+ Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình Ngoài những hoạtđộng học, trẻ được luân phiên đến thư viện chơi, tập Bởi nơi đây vó nhiều loạisách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng Thư viện đồ chơi có nhiều góc chơigiúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học rất có kết quả như vậy thư viện đồ chơi

Trang 11

nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo theo chủ đề, phục vụ nội dungchương trình giáo dục của ngành mầm non sẽ thực hiện tốt chuyên đề “Làmquen văn học - Chữ viết”, là tổ phó chuyên môn, Tôi luôn lo lắng suy nghĩ cầnphải thành lập phòng thư viện đồ chơi, nhằm tạo điều kiện để trẻ được thựcnghiệm Đây là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “Đọc sách” từtuổi mầm non Bước đầu hình thành, cho trẻ có một sổ kỹ năng “Đọc viết”chuẩn bị điều kiện để trẻ bước vào trường Tiểu học Nhà trường cần có các loạisách: Những bộ tranh nhà trẻ, truyện tranh chữ to, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo

đều có hình ảnh minh họa về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện

dân gian Việt Nam, kể truyện sáng tạo Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùngcác nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và cácnội dung sách có liên quan đặc thù văn hoá địa phương Sách là một phần trong

đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi trường xung quanh, làmquen với tạo hình, với toán, với chữ viết Ngoài ra, còn có sách cho cô thamkhảo những nội dung văn hoá dân tộc Việt Nam Đối với trẻ đồ chơi cũng là mộtloại sách đặc biệt sinh động Trẻ không những xem tranh, ngắm nhìn tranh trongsách mà trẻ còn hoạt động với đồ vật, đồ chơi, và tự kể theo ngôn ngữ của trẻ

Cô giúp trẻ sửa những từ trẻ dùng không đúng và giúp trẻ phát triển từ mới Trẻ

có thể tự làm sách truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm để rèn luyệnkhéo tay Trẻ chơi ghép tranh có từ dưới tranh, trẻ chỉ các “Chữ cái” hoặc “Từ”trẻ đã làm quen Trẻ kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn cáchchế biển Bộ tranh lô tô giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong gia đình, convật sống trong rừng Trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể theo nhiều cách khácnhau Ngoài ra với đồ chơi nước, trẻ tưởng tượng thuyền, đò trôi trên sông, đồchơi cát trẻ nghĩ ra cách chơi đắp núi, xây cầu vừa chơi vừa đọc thơ, ca dao,đồng dao Trong thư viện đồ chơi có bàn xoay, có tranh rời trẻ tự sắp thành câuchuyện, có sân khấu rối với đủ loại rối Để trẻ diễn tập, tạo nhiều hứng thú Trẻgiới thiệu nhân vật trong truyện và thơ, trẻ có thể thể hiện các nhân vật trong vaiThánh Gióng, Tấm Cám Làm tái hiện tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của cácnhân vật trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi với nhân vật rối để kể, nói chuyệnmột cách tự nhiên Đồ chơi vốn có nhiều chủng loại trong đó đồ chơi bằng điện

tử mang tính giáo dục hiện đại Loại đồ chơi này vừa hình ảnh vừa có âm thanh,trẻ phân biệt tiếng kêu của nhân vật, phân biệt các phương tiện giao thông Trẻ

Trang 12

chơi chuyển động các hình ảnh trên màn hình thật say sưa hấp dẫn Trẻ hiểutiếng tượng thanh như “Suối chảy róc rách”, “Chim hót líu lo” tiếng tượng hình

“Mây trôi lững lờ”, em bé được “Nâng niu” Cô hướng dẫn giúp trẻ phát âmchuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, nắm vốn từ phong phú phân biệt từláy như “Lung linh, lấp lánh” Hiểu từ chính xác hơn như “Run cầm cập, kêu ầmĩ”, bước đầu cảm nhận từ văn học “Đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm” Trẻnói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình; và có thể sửdùng các từ này vào đời sống của trẻ Ở phòng thư viện đồ chơi còn trang bịphương tiện nghe, nhìn đầy đủ với băng tiếng, băng hình như “Tích chu”, “Cô

bé quàng khăn đỏ”, trẻ nghe mãi, thích xem phim, hiểu rõ nội dung câu chuyện,

kể lại cho ông bà cha mẹ và bạn bè nghe

Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên phải nắm vững chươngtrình giảng dạy, và cùng hợp tác chặt chẽ nên việc thực hiện chuyên đề đã đạtkết quả rất cao Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp đặc điểmtâm sinh lý của trẻ Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân vàtheo nhóm nhỏ Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêuthích văn học, phát triển năng khiếu Trong các buổi biểu diễu văn nghệ trướcquần chúng, trước các bậc phụ huynh, các buổi liên hoan văn nghệ, không chỉ cótrẻ năng khiếu tham gia mà lần lượt các trẻ trong trường đều được trình diễn kểchuyện, đọc thơ gây được nhiều niềm tin, cảm tình

+ Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ

+ Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ

+ Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạocảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non, Nxb giáo dục, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non
Nhà XB: Nxb giáodục
5. Lê Thị Huệ, Phạm Thị Tâm, Trần Thị Hương (Đồng chủ biên), Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường Mầm Non - Trẻ 5-6 tuổi: Chủ đề Gia đình, Chủ đề nghề nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kếcác hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trườngMầm Non - Trẻ 5-6 tuổi
Nhà XB: Nxb Giáo dụcViệt Nam
6. Lê Thị Huệ, Phạm Thị Tâm, Trần Thị Hương (Đồng chủ biên), Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường Mầm Non - Trẻ 5-6 tuổi: Chủ đề Gia đình, Chủ đề thế giới động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kếcác hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trườngMầm Non - Trẻ 5-6 tuổi
Nhà XB: Nxb Giáodục Việt Nam
7. Lê Thị Huệ, Phạm Thị Tâm, Trần Thị Hương (Đồng chủ biên), Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường Mầm Non - Trẻ 5-6 tuổi: Chủ đề Gia đình, Chủ đề bản thân, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Thiết kếcác hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trườngMầm Non - Trẻ 5-6 tuổi
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
8. Lê Thị Huệ, Phạm Thị Tâm, Trần Thị Hương (Đồng chủ biên), Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường Mầm Non - Trẻ 5-6 tuổi: Chủ đề Gia đình, Chủ đề giao thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kếcác hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trườngMầm Non - Trẻ 5-6 tuổi
Nhà XB: Nxb Giáo dụcViệt Nam
9. Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (Đồng chủ biên), Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non (Theo chương trình giáo dục mầm non mới). Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hoạt độngkhám phá khoa học của trẻ mầm non
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
10. Trần Thị Ngọc Trâm, Phùng Thị Tường, Nguyễn Thị Nga ( Đồng chủ biên), Các trò chơi và hoạt động ngoài lớp học cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trò chơi và hoạt động ngoài lớp học cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. NXB Chính trị Quốc gia 1997 Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2015 – 2016 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh học sinh lớp Tôi đang chơi ở góc học tập. - Một số kinh nghiệm nâng cao hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi ở trường mâm non nga thủy
nh ảnh học sinh lớp Tôi đang chơi ở góc học tập (Trang 8)
Hình ảnh học sinh lớp Tôi đang chơi hoạt động góc. - Một số kinh nghiệm nâng cao hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi ở trường mâm non nga thủy
nh ảnh học sinh lớp Tôi đang chơi hoạt động góc (Trang 9)
* Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ chân dung mẹ. - Một số kinh nghiệm nâng cao hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi ở trường mâm non nga thủy
c tạo hình: Cho trẻ vẽ chân dung mẹ (Trang 15)
Cách làm: cô và trẻ cùng thiết kế các loại hình dáng của bưu thiếp. Sau đó cô cho trẻ tự trang trí theo những gì trẻ thích - Một số kinh nghiệm nâng cao hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi ở trường mâm non nga thủy
ch làm: cô và trẻ cùng thiết kế các loại hình dáng của bưu thiếp. Sau đó cô cho trẻ tự trang trí theo những gì trẻ thích (Trang 16)
Hình ảnh đồ dùng cô và phụ huynh tự làm cho trẻ chơi góc xây dựng. - Một số kinh nghiệm nâng cao hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi ở trường mâm non nga thủy
nh ảnh đồ dùng cô và phụ huynh tự làm cho trẻ chơi góc xây dựng (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w