Trung tâm dịch vụ chi nhánh công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà 2 Trung tâm tư vấn và quản lý công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ (Trang 45 - 82)

2. Trung tâm tư vấn và quản lý công trình xây dựng

3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà trong những năm gần đây

Cam kết & Hành động

Với khách hàng:

- Cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đồng thời đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ.

Với nhân viên:

- Thiết lập môi trường làm việc hiện đại, tin tưởng, năng động, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

- Phát triển đồng bộ văn hoá doanh nghiệp theo xu hướng hội nhập.

- Tạo điều kiện, cơ hội cho sự phát triển, thăng tiến cho tất cả mọi thành viên trong công ty.

Với cổ đông:

- Đem lại giá trị lợi nhuận ngày càng cao cho các cổ đông. - Đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công ty. - Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội

Ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp trong Tổng công ty là đầu tư kinh doanh bất động sản và thi công xây dựng các công trình

Theo đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015, có tính đến 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 806/QĐ-BXD ngày 29 tháng 8 năm 2013 đã xác định ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng công ty gồm nhóm ngành nghề kinh doanh chính và nhóm ngành nghề kinh doanh liên quan. Việc phân chia hai nhóm ngành nghề này là đứng trên quan điểm tổng thể toàn Tổng công ty, còn tại mỗi công ty có thể ngành nghề kinh doanh liên quan lại là ngành nghề kinh doanh chính mặc dù số này không nhiều. Nhóm ngành nghề kinh doanh chính gồm hai ngành nghề là đầu tư phát triển nhà và đô thị (đầu tư kinh doanh bất động sản) và thi công xây dựng các công trình. Hoạt động đầu tư phát triển nhà và đô thị là đầu tư xây dựng một công trình hoặc một tổ hợp công trình (có thể bao gồm: nhà ở; hạ tầng kỹ thuật;

công trình công cộng;...) trên một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

Hoạt động này góp phần tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và nó là một phần thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản. Hoạt động thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng. Hai ngành nghề kinh doanh chính nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư đầu tư kinh doanh bất động sản thì hoạt động thi công xây dựng các công trình là công việc không thể thiếu được. Thực tế hiện nay hoạt động thi công xây dựng các công trình được thực hiện trước hết cho chính các dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị do các doanh nghiệp trong Tổng công ty được giao làm chủ đầu tư hoặc được ủy quyền làm chủ đầu tư.

Trong trường hợp này hoạt động thi công xây dựng các công trình là một phần của hoạt động đầu tư phát triển nhà Hà Nội, giá trị sản xuất kinh doanh do hoạt động thi công xây dựng tạo nên không được tách riêng mà sẽ được tổng hợp chung trong giá trị sản xuất kinh doanh của hoạt động đầu tư phát triển nhà Hà Nội. Việc các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty vừa thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị, vừa tổ chức thi công xây dựng đã góp phần khai thác tối đa các lợi thế của mỗi ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho các đơn vị, tăng khả năng kiểm soát chất lượng và tiến độ của các công trình, tuy nhiên cần có phương thức triển khai thực hiện phù hợp để tránh các rủi ro, vướng mắc về pháp lý. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẵn có, đồng thời mở rộng và khẳng định vị thế, thương hiệu của Tổng công ty trên thị trường, các doanh nghiệp trong công ty còn tham gia nhận thầu thi công xây dựng các công trình của các chủ đầu tư khác. Trong trường hợp này hoạt động thi công xây dựng công trình là một lĩnh vực hoạt động riêng, độc lập với hoạt động đầu tư phát triển nhà và đô thị của công ty.

3.2. Kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà

hình kinh doanh, cách thức cung cấp dịch vụ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát sinh chi phí để phân chia chi phí theo khoản mục mà chi phí đó thể hiện.

Các nhóm chi phí chính tại Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà bao gồm: Chi phí vận hành, Chi phí tài chính, Chi phí xây lắp sửa chữa và Chi phí quản lý kinh doanh.

Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất là chi phí xây lắp sửa chữa . Cụ thể, chi phí xây lắp sửa chữa tại Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà thường chiếm trên 55% tổng chi phí của toàn doanh nghiệp trong kỳ.

3.2.1. Môi trường Kiểm soát

Công ty mẹ có mối quan hệ chi phối với các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty trên nhiều mặt hoạt động

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Nếu xét ở góc độ từng công ty riêng lẻ thì mỗi công ty là một đơn vị kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân, nhưng nếu xét ở phạm vi toàn Tổng công ty gồm Công ty mẹ và các đơn vị thành viên, thì Tổng công ty là một đơn vị kinh tế, giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau thông qua cơ chế phối hợp của Công ty mẹ. Mối quan hệ giữa Công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên được thực hiện phù hợp với pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Công ty mẹ thực hiện các hoạt động sau để phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp trong Tổng công ty:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của Tổng công ty; định hướng chiến lược kinh doanh các công ty con theo chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của Tổng công ty; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong Tổng công ty.

- Phân loại doanh nghiệp thành viên theo vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển chung của Tổng công ty; xác định danh mục ngành nghề kinh doanh chính, danh mục doanh nghiệp thành viên chủ chốt; định hướng doanh nghiệp thành viên theo ngành nghề kinh doanh chính; quản lý và định hướng người đại diện đảm

bảo quyền chi phối của công ty mẹ tại các doanh nghiệp chủ chốt, chống lại việc thôn tính của các TĐKT hoặc doanh nghiệp khác.

- Định hướng kế hoạch SXKD trung hạn, dài hạn của các doanh nghiệp thành viên.

- Định hướng về mục tiêu hoạt động, đầu tư, các chỉ tiêu SXKD. Phân công, chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác của các doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung.

- Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý thương hiệu Tổng công ty; định hướng về thành tố chung trong tên gọi riêng của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, doanh nghiệp liên kết.

- Định hướng về tổ chức, cán bộ đối với các công ty thành viên.

- Định hướng nội dung điều lệ, kiểm soát cơ cấu vốn điều lệ của công ty thành viên. - Cử người đại diện vốn theo ủy quyền tham gia quản lý, điều hành ở công ty thành viên. Ban hành và thực hiện quy chế cử, thay thay thế, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện theo ủy quyền; quy định những vấn đề phải được Công ty mẹ thông qua trước khi người đại diện theo ủy quyền quyết định hoặc tham gia quyết định tại các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm đầu mối tập hợp các nguồn lực, phối hợp giữa các doanh nghiệp trong Tổng công ty để thực hiện các dự án đầu tư hoặc nhận thầu các công trình có quy mô lớn. Thực hiện các hoạt động đầu tư lớn mà từng công ty thành viên hoặc đơn vị thành viên doanh nghiệp đơn lẻ không đủ năng lực thực hiện nhằm đảm bảo kế hoạch SXKD chung của Tổng công ty.

- Thực hiện và cung cấp dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp thị, xúc tiến thương mại và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết.

- Phối hợp hình thành, quản lý và sử dụng có hiệu quả các quỹ chung; giám sát tài chính và kiểm soát rủi ro; hỗ trợ hoạt động tài chính cho các doanh nghiệp

thành viên trong Tổng công ty khi được các doanh nghiệp này đề nghị.

- Phối hợp thực hiện các công việc hành chính, các giao dịch với các đối tác cho các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty khi được các doanh nghiệp này đề nghị; thực hiện nhiệm vụ công ích và các công việc do Nhà nước giao cho Tổng công ty.

- Thiết lập, kết nối mạng lưới thông tin toàn bộ các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết trong Tổng công ty.

- Lập BCTC hợp nhất của Công ty mẹ và các công ty thành viên.

- Tham vấn các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết trong thực hiện các hoạt động chung. Thực hiện chức năng điều phối để hạn chế tình trạng đầu tư, kinh doanh trùng lặp hoặc cạnh tranh nội bộ giữa các công ty con và doanh nghiệp thành viên Tổng công ty dẫn đến phân tán, lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả kinh doanh của toàn Tổng công ty.

- Khi hình thành chính sách chung của Tổng công ty, Công ty mẹ có trách nhiệm tổ chức tham vấn các đại diện của các công ty thành viên trong Tổng công ty. Với cơ chế hệ phối hợp hoạt động giữa Công ty mẹ và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty được đánh giá tương đối chặt chẽ trên nhiều mặt như trên, đòi hỏi khi xây dựng hệ thống KSNB của các doanh nghiệp trong Tổng công ty cần đặt trong mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa Công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty.

- Công ty mẹ không chỉ xây dựng hệ thống KSNB để kiểm soát các hoạt động tại chính Công ty mẹ mà còn có trách nhiệm ban hành các quy trình, quy chế, định mức chung thống nhất trong phạm vi toàn Tổng công ty.

- Hệ thống KSNB của các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty (đặc biệt là các công ty con) được xây dựng vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý riêng của công ty con vừa phải tuân thủ các quy chế, định mức chung áp dụng thống nhất đã được Công ty mẹ ban hành.

Môi trường kiểm soát sẽ chi phối ý thức về kiểm soát của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức và là nền tảng của các bộ phận khác. Môi trường kiểm

soát tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển Nhà được nhắc đến bao gồm các nhân tố có ảnh hưởng, có tác động đến việc lập kế hoạch, điều hành hoạt động và xử lý thông tin trong quá trình kiểm soát dựa trên các quan điểm lý luận về môi trường Kiểm soát.

Thứ nhất là truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực cũng như các giá trị đạo đức. Đây là yếu tố chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Ban quản trị của doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà, các nguyên tắc ứng xử và đạo đức doanh nghiệp luôn được Ban quản trị thực hiện nghiêm túc, làm gương cho các cấp dưới trong mọi hành vi ứng xử thường ngày cũng như việc cam kết thực hiện các quy định, quy chế nội bộ doanh nghiệp.

Thứ hai là cam kết về năng lực.

Trong chính sách tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển Nhà luôn có phần miêu tả chi tiết nội dung công việc, các yêu cầu cơ bản đối với nhân sự được tuyển dụng (bao gồm cả kỹ năng và kiến thức). Ngoài ra, trong quá trình tuyển dụng Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển Nhà cũng trao đổi chi tiết hơn về công việc cũng như các tiêu chí đánh giá nhân sự trong việc thực hiện công việc theo các tiêu chí chung và riêng cho từng chuyên môn (kỹ thuật, tài chính – kế toán, xây dựng lắp ráp,thiết kế …). Tuy nhiên, nhìn chung các tiêu chí đánh giá sẽ dựa trên các yếu tố về khả năng hoàn thành và khối lượng công việc nhân sự có thể thực hiện.

Thứ ba là sự tham gia của ban quản trị và ban kiểm soát. Ban quản trị và ban kiểm soát là thành phần thuộc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Sự tham gia của ban quản trị và ban kiểm soát sẽ tác động đến cách thức làm việc của cơ cấu tổ chức.

Thứ tư là triết lý và phong cách điều hành hoạt động của nhà quản lý. Triết lý và phong cách điều hành hoạt động của quản lý được thể hiện qua các giá trị cốt lõi của Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà. Các giá trị cốt lõi này được duy trì đào tạo cho nhân sự mới của công ty. Việc đào tạo này không chỉ đảm bảo truyền thông các thông tin cốt lõi cho toàn bộ nhân sự mà còn đáp ứng nhu cầu đào tạo cơ

bản cho các nhân sự mới.

Thứ năm là cơ cấu tổ chức. Yếu tố về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là một phần quan trọng hình thành nên môi trường kiểm soát.

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNHPHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁNPHÒNG QUẢN LÝ KINH DOANH XÂY

CÁC CÔNG TY CHI NHÁNH

1. Công ty L5-chi nhánh Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà: 2. Công ty L9 2. Công ty L9

3. Công ty thực nghiệm và PIN4. Công ty thi công cơ giới 4. Công ty thi công cơ giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Công ty đầu tư xây lắp và trang trí nội thất 6. Công ty điện nước và xây dựng 6. Công ty điện nước và xây dựng

CÁC XÍ NGHIỆP

1. Xí nghiệp xây lắp và sản xuất phụ kiện xây dựng – chi nhánh công ty cổ phần và tu tạo và phát triển nhà: 2. Xí nghiệp dịch vụ và quản lý nhà chung cư và khu đô thị - chi nhánh công ty cổ phần tu tạo 2. Xí nghiệp dịch vụ và quản lý nhà chung cư và khu đô thị - chi nhánh công ty cổ phần tu tạo

3. Xí nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng – chi nhánh công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhàCÁC XƯỞNG CÁC XƯỞNG

1. Xưởng sản xuất vật liệu Thượng Thanh

CÁC TRUNG TÂM

1. Trung tâm dịch vụ - chi nhánh công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà 2. Trung tâm tư vấn và quản lý công trình xây dựng 2. Trung tâm tư vấn và quản lý công trình xây dựng

Bảng 3.2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy hoạt động tại Công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà

Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, quyết định chiến lược phát triển công ty, phương án đầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ (Trang 45 - 82)