Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn

81 874 15
Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Thuế là khoản nộp mang tính chất bắt buộc, được Nhà nước quy định thành Luật để mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện trong từng thời kỳ nhất định nhu cầu sử dụng ngân sách Nhà nước”

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Để thực hiện phương châm giáo dục "Học đi đôi với hành, Nhà trường gắn liền với xã hội" do đó cứ kết thúc mỗi khoá học sinh viên lại có một thời gian đi thực tập. Đây là một phần của chương trình đào tạo toàn khoá học không những nhằm củng cố thêm kiến thức cơ bản đã được học ở trường mà còn tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp ứng công việc sau khi ra trường. Là một sinh viên chuyên ngành Quản kinh tế, dưới sự chỉ đạo của Nhà trường, em rất vinh dự được về thực tập tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Sau gần 4 tháng thực tập tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Cục cũng như tập thể cán bộ trong cơ quan, cùng với sự học hỏi của bản thân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Lạng Sơn đã phát triển nhanh chóng góp phần tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Lạng Sơnmột tỉnh miền núi biên giới vùng cao nên điều kiện kinh tế - xã hội nói chung còn chậm phát triển do đó nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu được coi là một nguồn thu rất quan trọng và chủ yếu của tỉnh. Vì vậy công tác quản thu thuế xuất nhập khẩumột trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Từ nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản thu thuế xuất nhập khẩu nên em chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn" làm dề tài của báo cáo thực tập chuyên ngành. 2. Mục đích của đề tài nghiên cứu: Mục đích của đề tài xác định: Xem xét một cách khái quát, tổng hợp các vấn đề về quản thu thuế xuất nhập khẩu, trên cơ sở phân tích thực trạng quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, nêu những điểm còn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó, báo cáo có những nhiệm vụ sau đây: Hệ thống hoá về quản thu thuế xuất nhập khẩu; Phân tích thực trạng quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Hải quan tỉnh Lạng Sơn những năm gần đây; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản thu thuế xuất nhập khẩu một cách hiệu quả. 4. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các khía cạnh có liên quan đến công tác quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây. Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về phát triển kinh tế của Đảng làm nền tảng, kết hợp với phân tích, thống kê và ứng dụng thực tiễn để có cơ sở đề xuất giải pháp. Đồng thời báo cáo cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh. 5. Bố cục của báo cáo: Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, báo cáo này chia thành ba chương như sau: - Chương 1: Một số vấn đề luận chung về quản thu thuế xuất nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Tuy còn ít nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này cho nên báo cáo này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định nhưng em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo thực tập chuyên ngành một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn tới Thầy giáo GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và các Cô chú, anh chị trong Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đặc biệt là tại phòng Nghiệp vụ nơi em thực tập đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ 1.1.1. Khái niệm và ảnh hưởng của thuế đối với đời sống xã hội: 1.1.1.1. Khái niệm: “Thuế là khoản nộp mang tính chất bắt buộc, được Nhà nước quy định thành Luật để mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện trong từng thời kỳ nhất định nhu cầu sử dụng ngân sách Nhà nước” 1 . 1.1.1.2. Ảnh hưởng của thuế đối với đời sống xã hội 2 : Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước, thuế có vai trò hết sức quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau đây: Thứ nhất, Thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách nhà nước (NSNN). Thuếmột khoản thu hay khoản đóng góp bắt buộc được Nhà nước quy định thành luật để mọi người trong xã hội phải thực hiện. Xã hội muốn tồn tại không thể không có sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều là đối tượng phải chịu thuế. Thuế dùng để trang trải những hoạt động xã hội, chi cho công phí do đó nó không mang tính toán hoàn trả trực tiếp mà nó được hoàn trả một cách gián tiếp thông qua các hoạt động chi trả của Nhà nước như trợ cấp xã hội, xây dựng các công trình công cộng, chi cho giáo dục đào tạo. Thứ hai, Thuếcông cụ quản và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có vị trí quan trọng trong kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Thông qua việc thu thuế, nhà nước định hướng luồng đầu tư 1 Khoa Kiểm tra giám sát & Thuế Hải quan, Sách Giáo trình Thuế & Chính sách thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, Biên soạn Nguyễn Thành Nam, Trường Cao Đẳng Hải quan, tr.1. 2 Tổng cục Hải quan, Tài liệu tham khảo nội bộ, Bài giảng Tổng quan về Thuế và các khoản thu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tr.2-3. 3 vào những hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh và ngược lại. Từ công tác thu thuếquan thuế sẽ phát hiện ra những sai trái, vi phạm pháp luật để kiểm soát các mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế đảm bảo thực hiện tốt công tác quản Nhà nước. Thuế được sử dụng làm công cụ để điều chỉnh nền kinh tế theo chu kỳ như khi khủng hoảng và suy thoái nhà nước có thể hạ thấp thuế để tăng đầu tư mở rộng sản xuất. Còn khi phát triển quá mức, nhà nước có thể tăng thuế để thu hẹp đầu tư. Thuế được sử dụng để điều tiết việc làm và thất nghiệp nếu thất nghiệp cao cùng với việc chi tiêu tăng lên thì Nhà nước cắt giảm thuế để tăng tổng cầu và việc làm. Ngược lại, khi lạm phát, cùng với việc cắt giảm chi tiêu thì Nhà nước tăng thuế để giảm tổng cầu và hạn chế lạm phát gia tăng. Thứ ba, Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp cho nhà nước giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, điều kiện hoạt động giống nhau, thu nhập như nhau thì phải nộp thuế như nhau, thu nhập cao hơn phải nộp thuế cao hơn. Bình đẳng, công bằng trong chính sách thuế không có nghĩa là cào bằng mà khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm ăn có hiệu quả để tích luỹ tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Tổ chức, cá nhân nào nộp đúng, nộp đủ thì được khen thưởng; nếu chây ỳ, nộp chậm, trốn tránh nộp thuế thì phải phạt và truy cứu trách nhiệm. Thứ tư, Thuế của một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ về ngoại giao, về chính trị về ngoại thương đối với thế giới bên ngoài đây cũng là những mâu thuẫn chủ yếu giữa các cường quốc về kinh tế trên thế giới mặc dù họ đã thoả thuận hợp tác toàn diện về kinh tế với nhau tuy nhiên trong chính sách thuế của mỗi quốc gia vẫn có những điều khoản nhằm bảo hộ nền sản xuất 4 trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu có thể làm triệt tiêu, phá sản nền sản xuất, ngành sản xuất nào đó của nước mình. 3 1.1.2. Phân loại thuế 4 : Để xác định đối tượng chịu thuế người ta chia ra các loại thuế khác nhau. Có hai cách phân loại sau: 1.1.2.1. Phân loại theo tính chất: Phân loại theo tính chất chính là việc phân loại theo sự chuyển dịch giữa người nộp thuế và người chịu thuế, có thể chia ra làm hai loại: - Thuế trực thu: “Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người nộp thuế, người nộp thuế cũng chính là người chịu thuế. Bao gồm: Thuế thu nhập công ty, Thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao…” 5 . - Thuế gián thu: “Thuế gián thu là loại thuế được cấu thành trong giá cả sản phẩm, hàng hoá dịch vụ” 6 . Trong trường hợp này người nộp thuế không phải là người chịu thuếthuế đã được tính vào giá cả hàng hoá dịch vụ cho nên người nộp thuế chỉ đứng ra nộp thay cho người tiêu dùng đã sử dụng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đó. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… 1.1.2.2 Phân theo đối tượng: - Thuế thu vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hàng hoá gồm: Thuế môn bài, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. - Thuế thu vào tài sản gồm: Thuế nhà đất và Thuế trước bạ. - Thuế thu vào việc sử dụng tài sản của Nhà nước gồm: Thuế sử dụng vốn ngân sách, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế chuyển quyền sử dụng đất. - Thuế thu vào thu nhập bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao. 3 Khoa Kiểm tra giám sát & Thuế Hải quan, Sách Giáo trình Thuế & Chính sách thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, Biên soạn Nguyễn Thành Nam, Trường Cao Đẳng Hải quan, tr.2. 4 Tài liệu tham khảo đã dẫn, tr.2 5 Tài liệu tham khảo đã dẫn, tr.2 6 Tài liệu tham khảo đã dẫn, tr.3 5 Tuy nhiên việc phân loại thuế như trên chỉ có tính chất tương đối tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu hệ thống về thuế. Thực sự mức độ trả thuế của người sản xuất, người tiêu dùng phụ thuộc vào độ co giãn của cung hay cầu trong nền kinh tế. 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.2.1. Khái niệm và phân loại thuế xuất nhập khẩu. 1.2.1.1. Khái niệm: Có rất nhiều khái niệm về Thuế xuất nhập khẩu (XNK) nhưng có thể đưa ra một số định nghĩa Thuế xuất nhập khẩu như sau: - "Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu, qua biên giới quốc gia, các mặt hàng mua bán, trao đổi giữa thị trường trong nước với các khu chế xuất" 7 . - "Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan: là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá XNK của một số nước" 8 . Người ta thường căn cứ vào 3 đặc điểm sau đây để phân biệt thuế xuất nhập khẩu với các loại thuế khác và với phí, lệ phí: - Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, không thu vào hàng hoá sản xuất trong nước mà chỉ thu vào hàng hoá xuất nhập khẩu. - Thuế xuất nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. - Thuế xuất nhập khẩu chỉ do cơ quan hải quan quản thu, cơ quan thuế các cấp không thu, nhằm gắn công tác quản thu thuế XNK với công tác quản nhà nước đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. 9 1.2.1.2. Phân loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 10 : Có nhiều cách phân loại thuế xuất nhập khẩu. 7 Tài liệu tham khảo đã dẫn, tr.17 8 Khoa Khoa học quản lý, “Chính sách Kinh tế xã hội”, Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.210 9 Tổng cục Hải quan, Tài liệu tham khảo nội bộ, Bài giảng Chính sách Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tr.2 10 Tổng cục Hải quan, Tài liệu tham khảo nội bộ, Bài giảng Chính sách Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tr.3-4. 6 Thứ nhất, Nếu căn cứ vào mục đích của thuế XNK, có thể chia thuế XNK thành các loại sau: - Loại để tạo nguồn thu: Thuế XNK được quy định đối với tất cả các mặt hàng để tăng nguồn thu cho Ngân sách quốc gia, không phân biệt khả năng sản xuất, nhu cầu bảo hộ và chính sách thương mại của quốc gia đó. - Loại để bảo hộ: Loại thuế này thường được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước có sản xuất hoặc có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần có sự bảo hộ của Nhà nước thì cần phải xây dựng mức thuế bảo hộ để giảm bớt sự cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu. - Loại để trừng phạt: Loại thuế này thường được sử dụng để trả đũa lại những hành vi phân biệt đối xử của một quốc gia này đối với hàng hoá của một quốc gia khác. Ví dụ, Mỹ áp dụng mức thuế NK đối với hàng may mặc của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ cao hơn mức thuế thông thường đang áp dụng với các nước khác. Để trả đũa lại hành vi phân biệt đối xử này, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với ô tô của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn mức thuế thông thường đang áp dụng với các nước khác. Thứ hai, Nếu căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế xuất nhập khẩu, có thể chia thuế XNK thành 2 loại: - Thuế XNK tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia, loại thuế này không phụ thuộc vào bất kỳ một Hiệp định song phương hoặc đa phương nào đã ký kết, nó được quy định tuỳ ý theo mục tiêu của mỗi quốc gia. - Thuế XNK theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các cam kết trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết. Ví dụ phân loại thuế NK thành thuế NK ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, thông thường tuỳ theo quan hệ thương mại giữa các nước mà áp dụng cho phù hợp. Thứ ba, Nếu căn cứ vào cách thức đánh thuế, có thể chia thuế XNK thành: - Thuế tuyệt đối: là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hoá XNK. 7 Ví dụ, quy định thuế NK xăng phải nộp là 500 VNĐ/1lít xăng không phân biệt giá NK là bao nhiêu. - Thuế theo tỷ lệ phần trăm: loại thuế này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá XNK thực tế của mỗi đơn vị hàng hoá XNK. Số thuế XNK phải nộp theo tỷ lệ % sẽ thay đổi tuỳ theo trị giá XNK thực tế của hàng hoá. Ví dụ, quy định thuế NK phải nộp của một lít xăng là 20%/giá NK thực tế 1lít xăng. - Thuế hỗn hợp: là trường hợp áp dụng hỗn hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %. Ví dụ: xăng thu thuế NK 15% + 30 usd/tấn. - Thuế theo lượng thay thế: là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời thuế tính theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối; nhưng khi tính và nộp thuế phải tính và nộp theo số thuế nào cao hơn. Ví dụ, hải quan sẽ thu thuế NK 500 VNĐ/1lít xăng hoặc 20% tuỳ theo số thuế nào lớn hơn. Ngoài ra có thể phân loại thuế xuất nhập khẩu theo xu hướng vận động của hàng hoá (thuế XK, thuế NK).v.v. Thuế xuất khẩunhập khẩu đều tác động tới giá cả hàng hoá có liên quan. Nhưng thuế xuất khẩu lại khác thuế nhập khẩu ở chỗ: Một là, nó áp dụng cho hàng xuất khẩu chứ không phải hàng nhập khẩu. Hai là, nó làm giảm giá cả quốc tế của hàng bị đánh thuế vượt giá cả trong nước, dẫn đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu. Mức thuế xuất khẩu cao và duy trì lâu sẽ có lợi cho đối thủ cạnh tranh, vì vậy các nước phát triển hầu như không đánh thuế xuất khẩu. Riêng ở Việt Nam, thuế xuất khẩu chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng để bổ sung nguồn thu ngân sách nhằm hạn chế xuất khẩu những thứ không khuyến khích. 11 1.2.1.3.Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 12 : Thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và nó có vai trò như sau: 11 Khoa Khoa học quản lý, “Chính sách Kinh tế xã hội”, Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.211 12 Tổng cục Hải quan, Tài liệu tham khảo nội bộ, Bài giảng Chính sách Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tr.4 8 Thứ nhất, Thuế xuất nhập khẩumột công cụ huy động nguồn thu cho NSNN. Thuế XNK có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng. Thứ hai, Thuế xuất nhập khẩucông cụ của chính sách thương mại, thuế XNK góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát hoạt động ngoại thương của đất nước, góp phần thực hiện cơ cấu kinh tế hợp thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Thứ ba, Thuế xuất nhập khẩucông cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm, góp phần định hướng người tiêu dùng và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia.v.v. 1.2.2. Nội dung cơ bản của Luật Thuế xuất khẩuthuế nhập khẩu hiện hành 13 : Các văn bản pháp hiện hành quy định về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm nhiều loại hình văn bản. Trong đó, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành là hệ thống văn bản pháp quan trọng nhất điều chỉnh các hoạt động thương mại, thu thuế xuất nhập khẩu trên phạm vi toàn lãnh thổ. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam ra đời năm 1987. Tiếp đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc Hội thông qua vào các năm 1991, 1993, 1995, 1998, 2005. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không những điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ thương mại mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và tăng nguồn thu cho NSNN. 13 Đoạn này được tổng hợp từ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); Nghị định số 149/2005/NĐ- CP; Thông tư 113/2005/TT- BTC. 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam số 45/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành bao gồm 07 chương và 29 điều: - Chương I: Từ điều 1 tới điều 7 là Những quy định chung. - Chương II: Từ điều 8 tới điều 12 quy định về Căn cứ tính thuế và biểu thuế. - Chương III: Từ điều 13 tới điều 15 quy định về kê khai thuế và nộp thuế. - Chương IV: Từ điều 16 tới điều 21 quy định về việc Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế. - Chương V: Từ điều 22 tới điều 24 quy định về việc Khiếu nại và xử vi phạm. - Chương VI: Từ điều 25 tới điều 27 quy định về việc Tổ chức thực hiện luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Chương VII: Từ điều 28 tới điều 29 điều khoản thi hành. 1.2.2.1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế 14 : - Đối tượng chịu thuế: Là khách thể mà Luật Thuế XNK hướng tới. Theo quy định hiện hành, đối tượng chịu thuế XNK là: + Tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: Hàng hoá XK, NK qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại- công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ XK, NK. 14 Đoạn này được tổng hợp từ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); Nghị định số 149/2005/NĐ- CP; Thông tư 113/2005/TT- BTC. 10 [...]... nộp thu chưa nộp thì sẽ bị xử phạt vi phạm về thu theo quy định hiện hành 1.2.3 Quản thu thuế xuất nhập khẩu 1.2.3.1 Các loại thu , phí do Hải quan thu: Hiện nay Cục hải quan Lạng Sơn đã và đang thu các loại thu và phí gồm: - Thu thuế xuất nhập khẩu hàng chính ngạch - Thu thuế xuất nhập khẩu hàng tiểu ngạch - Thu thuế tiêu thụ đặc biệt - Thu thuế giá trị gia tăng - Thu thuế thu nhập - Lệ phí hải. .. thường xuất hiện những yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu 21 Các yếu tố tác động tới quản thu thuế xuất nhập khẩu bao gồm: Thứ nhất, Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội : Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của một vùng, miền sẽ quyết định cơ cấu kinh tế, từ đó sẽ tác động tới công tác quản tại đó, trong đó có quản thu thuế xuất nhập khẩu Lạng Sơn- một tỉnh... hoá nhập khẩu đã nộp thu NK nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất; 17 + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thu XK, thu NK nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu; + Hàng hóa đã nộp thu xuất khẩu, thu nhập khẩu nhưng thực tế XK, NK ít hơn; + Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã nộp thu NK để sản xuất hàng hoá XK; + Hàng hoá tạm nhập, ... thu tuyệt đối) Việc xác định số thu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thu tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số lượng đơn vị từng Số thu XK, thu NK phải nộp = mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai Mức thu tuyệt đối x Hải quan quy định trên một đơn vị hàng hoá *Thời điểm tính thu : • Thời điểm tính thu XK, thu NK là thời điểm đối tượng nộp thu đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải. .. của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hoá NK + Thu suất: * Thu suất thu xuất khẩu: Thu suất đối với hàng hoá XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thu XK * Thu suất thu nhập khẩu: Thu suất đối với hàng hoá NK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thu suất ưu đãi, thu suất ưu đãi đặc biệt và thu suất thông thường: Thu suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất. .. KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HOÁ LÃNH ĐẠO 31 KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN 1.2.3.3 Các yếu tố tác động tới quản thu thuế xuất nhập khẩu: Thu xuất khẩu, thu nhập khẩu, thu tiêu thụ đặc biệt, thu giá trị gia tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của quốc gia, nhằm cân bằng cán cân tài chính của Nhà nước, bảo đảm các khoản chi quan trọng như xây dựng cơ bản, an ninh, quốc phòng, y tế,... phí hải quan - Thu phạt chậm nộp thu - Thu bán hàng tịch thu thông qua hoạt động điều tra chống buôn lậu 19 1.2.3.2 Công tác quản thu thuế XNK18 : Công tác quản thu xuất nhập khẩu tuân theo một quy trình nhất định mà cơ sở là quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá XNK được quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan. .. Số lượng hàng hoá, trị giá tính thuthu suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu + Số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong Tờ khai hải quan; + Trị giá tính thu : Đối với hàng xuất khẩu: Giá tính thu là giá bán tại cửa khẩu xuất khẩu theo hợp đồng (giá FOB), không bao gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập. .. cầu người khai hải quan nộp và xuất trình các chứng từ khác thì cơ quan hải quan phải có văn bản * Trách nhiệm của công chức Hải quan và người khai Hải quan: Điều 16 Luật Hải quan quy định: Người khai Hải quan khi làm thủ tục Hải quan phải: - Khai và nộp tờ khai Hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thu c hồ Hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, người khai Hải quan được khai... Tổng cục Hải quan, 60 Năm Hải quan Việt Nam (1945- 2005), Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, năm 2005, tr.279 32 chính sách của Nhà nước sẽ được thực hiện tốt hơn do đó dẫn đến quản thu thuế xuất nhập khẩu hiệu quả hơn và ngược lại Thứ ba, Cơ chế chính sách và quy trình quản thu thuế XNK của Nhà nước Cơ chế chính sách chính là cơ sở pháp chuẩn mực để công chức Hải quan thực hiện công tác quản lý . của công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nên em chọn đề tài: " ;Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải. 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Ngày đăng: 17/07/2013, 20:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan