MỤC LỤC
- Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hoá XK, NK thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng (bản chính). Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai Hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan và xử lý vi phạm.
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của quốc gia, nhằm cân bằng cán cân tài chính của Nhà nước, bảo đảm các khoản chi quan trọng như xây dựng cơ bản, an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục và các khoản chi khác của NSNN. Do đó, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ và Quốc hội luôn giao chỉ tiêu thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho ngành Hải quan năm sau cao hơn năm trước, đồng thời cũng đề ra nhiều giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn thu. Thứ tư, Năng lực của cán bộ quản lý thu thuế xuất nhập khẩu: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bên cạnh có trình độ chuyên môn cao, còn phải có đạo đức nghề nghiệp để đạt được mục tiêu mà ngành Hải quan đã đặt ra "Xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp cao, chuyên môn sâu và hiện đại".
Lạng Sơn cũng như các tỉnh miền núi khác đã và đang được Đảng và Nhà nước dành cho sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt thông qua các chương trình, dự án đầu tư và khuyến khích đầu tư, các chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần mở rộng thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá, tạo điều kiện thực hiện các chính sách, các dự án định canh định cư, chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn, dự án chuyển giao công nghệ, dự án xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng các trung tâm cụm xã, dự án khu kinh tế đô thị Đồng Đăng- Lạng Sơn.23. Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu đã mở rộng kéo theo một loạt các hình thức quản lý hoạt động và thu thuế xuất nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng ra đời, phát sinh và phát triển, đây vừa là cơ hội , điều kiện cho tỉnh Lạng Sơn phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng vừa là những thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách XNK, các ngành quản lý hoạt động XNK, trong đó có ngành Hải quan25. Với sự tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều chủ thể như Doanh nghiệp Nhà nước, công ty liên doanh, cổ phần, công ty TNHH, DNTN..; với nhiều loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu như xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, xuất nhập khẩu tiểu ngạch, biên giới đất liền…và với nhiều mặt hàng XNK đi qua nhiều cửa khẩu khác nhau cho ta thấy hoạt động XNK qua biên giới tỉnh Lạng Sơn càng ngày càng phát triển nhanh chóng.
Xác định nhiệm vụ thu ngân sách năm 2005 là hết sức nặng nề, nên ngay từ những ngày đầu năm Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm thu đúng, thu đủ cho NSNN đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế như: thành lập các đoàn kiểm tra công tác nghiệp vụ xuống các Chi cục hải quan cửa khẩu để hướng dẫn và kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác nghiệp vụ; thành lập các Đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm của cá đơn vị bạn trong công tác quản lý Cửa hàng miễn thuế; Tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp và kịp thời giải quyết những vướng mắc từ phía doanh nghiệp; Tổ đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tăng cường công tác tổ chức thu hồi nợ thuế… Kết quả tính đến ngày 25 tháng 9 năm 2005, Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thu thuế đạt chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2005, tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thu được 597,6 tỷ VNĐ, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao 38,98%, vượt chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu 27,15%. - Triển khai thực hiện Nghị định số 60/2002/NĐ- CP ngày 06/06/2002 của Chính phủ trong việc thực hiện trị giá thuế GATT để thực hiện lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là năm đầu thực hiện ảnh hưởng đến việc thu ngân sách năm 2004 (trước đây sử dụng bảng giá tối thiểu để áp giá tính thuế đối với hàng NK từ Trung Quốc, nay sử dụng trị giá giao dịch để tính thuế), trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc các doanh nghiệp khai báo giá nhập khẩu rất thấp. Ngay từ đầu năm, xác định công tác kiểm tra sau thông quan là một khâu quan trọng trong quy trình thủ tục Hải quan nhằm kịp thời uốn nắn những sai sót trong công việc nghiệp vụ và phát hiện những dấu hiệu vi phạm của các doanh nghiệp, thu đúng thu đủ cho NSNN, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra sau thông quan như: thu thập thông tin vi phạm; theo dừi hướng dẫn cụng tỏc phỳc tập hồ sơ và kiểm tra cụng tỏc nghiệp vụ tại cỏc Chi cục Hải quan cửa khẩu, xây dựng danh bạ doanh nghiệp theo chi tiết.
Hiệp định trị giá GATT áp dụng đối với hàng hoá của Trung Quốc được đưa vào thực hiện từ tháng 6/2004, tuy nhiên công tác xác định trị giá tính thuế vẫn còn có nhiều bất cập như: các doanh nghiệp lợi dụng khai giá quá thấp, trong khi đó cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan không đầy đủ, do vậy có nhiều lô hàng không có thông tin để so sánh, đánh giá. Vướng mắc từ phía doanh nghiệp: Số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, trong đó có một bộ phận doanh nghiệp chưa có kế hoạch dài hạn, do đó chưa nghiên cứu sâu và đầy đủ các văn bản quy định về thủ tục Hải quan và các văn bản pháp luật hiện hành khác; Kinh doanh không ổn định và bền vững; cá biệt có doanh nghiệp sau khi thành lập nhập khẩu. Quy chế phối hợp giữa cơ quan Thuế, Hải quan và Kho bạc hiện mới được đưa vào thực hiện, tuy nhiên chưa có hệ thống nối mạng tin học giữa 3 đơn vị nên việc luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và Hải quan, cũng như khai thác thông tin về doanh nghiệp qua mạng giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế chưa được thực hiện, gây khó khăn trong việc thu thập thông tin và giải toả cưỡng chế thuế cho doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý, tăng cường các biện pháp quản lý nội bộ, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng lề lối tác phong thái độ làm việc văn minh hiện đại, minh bạch, liêm chính; trong đó đặc biệt chú trọng củng cố, phát triển tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ, công chức Hải quan, bảo đảm đội ngũ này thực sự đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý Hải quan hiện đại. Ý thức được nội dung cải cách của Luật Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu không kiểm tra tràn lan mà tập trung kiểm tra có trọng điểm các lô hàng, chủ hàng, nước xuất xứ có độ rủi ro cao, tiết kiệm được nhân lực( từ chỗ một lô hàng kiểm tra thực tế phải qua hơn 10 công chức giải quyết, nay giảm xuống còn 7 hoặc 8 người; đối với các lô hàng được miễn kiểm tra, số lượng công chức giải quyết chỉ còn 3 hoặc 5 người), thời gian làm thủ tục Hải quan cho một lô hàng đã giảm xuống so với trước; đối với lô hàng xuất khẩu từ ít nhất là một ngày nay giảm xuống chỉ còn 1 giờ đến 2 giờ ; lô hàng nhập khẩu phức tạp trước đây là hai ngày; nay giảm xuống tối đa là 1 ngày. Việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trên đã làm giảm thời gian và chi phí hành chính, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp; Hồ sơ hải quan đã được đơn giản hoá một cách cơ bản, người khai hải quan chỉ phải nộp và xuất trình các chứng từ cần thiết cho yêu cầu quản lý hải quan (chỉ còn 4 loại đối với lô hàng xuất khẩu bình thường và từ 5-7 loại đối với lô hàng có tính chất phức tạp như: hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, xuất khẩu uỷ thác; 6 loại đối với lô hàng nhập khẩu bình thường và từ 8-12 loại đối với lô hàng có tính chất phức tạp như: háng thuộc diện quản lý chuyên ngành hay phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, nhập khẩu uỷ thác…).