M T S V N Ộ Ố Ấ ĐỀ LÝ LU N CHUNG V QU N LÝ THU THU XU T NH P KH U Ậ Ề Ả Ế Ấ Ậ Ẩ
1.2.3.3 Các yếu tố tác động tới quản lý thu thuế xuất nhập khẩu:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của quốc gia, nhằm cân bằng cán cân tài chính của Nhà nước, bảo đảm các khoản chi quan trọng như xây dựng cơ bản, an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục và các khoản chi khác của NSNN. Do đó, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, đặc biệt là từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ và Quốc hội luôn giao chỉ tiêu thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho ngành Hải quan năm sau cao hơn năm trước, đồng thời cũng đề ra nhiều giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn thu. Mặc dù việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thu dựa trên mặt bằng chính sách, số thu của năm trước cũng như kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu, nhưng trong quá trình thực hiện thường xuất hiện những
yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu.21 Các
yếu tố tác động tới quản lý thu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
Thứ nhất, Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội : Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của một vùng, miền sẽ quyết định cơ cấu kinh tế, từ đó sẽ tác động tới công tác quản lý tại đó, trong đó có quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Lạng Sơn- một tỉnh miền núi vùng cao giáp biên với địa hình tương đối phức tạp nên công tác quản lý thu thuế XNK ở cửa khẩu gặp nhiều khó khăn. Kinh tế kém phát triển, trong điều kiện phát triển giao lưu kinh tế và mở cửa, hoạt động kinh tế ngầm vì mưu sinh sẽ quyết liệt hơn, do đó quản lý thu thuế XNK càng khó khăn gấp bội.
Thứ hai, Trình độ Khoa học công nghệ và trình độ dân trí: Việc tin học hoá hệ thống quản lý thu thuế xuất nhập khẩu sẽ giúp ngành Hải quan giảm bớt gánh nặng công việc, giảm chi phí quản lý, đồng thời cũng rút ngắn thời gian làm thủ tục tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, quản lý thu thuế XNK khác nhau cũng tuỳ thuộc vào trình độ dân trí cao, thấp khác nhau. Ý thức dân trí cao và tự giác trong hoạt động thương mại trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu thì việc chấp hành chế độ,
21
chính sách của Nhà nước sẽ được thực hiện tốt hơn do đó dẫn đến quản lý thu thuế xuất nhập khẩu hiệu quả hơn và ngược lại.
Thứ ba, Cơ chế chính sách và quy trình quản lý thu thuế XNK của Nhà nước. Cơ chế chính sách chính là cơ sở pháp lý chuẩn mực để công chức Hải quan thực hiện công tác quản lý. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập của đất nước ta, thì hệ thống cơ chế chính sách càng đóng vai trò quan trọng. Một hệ thống chính sách thuế ổn định, sát thực tế, hoàn chỉnh và mang tính khả thi cao sẽ góp phần cho hiệu quả công tác quản lý thu thuế XNK, tăng và ổn định nguồn thu cho NSNN. Nhưng ngược lại, nó cũng sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh XNK và gây ra tình trạng trốn lậu thuế, gian lận và thương mại.
Thứ tư, Năng lực của cán bộ quản lý thu thuế xuất nhập khẩu: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bên cạnh có trình độ chuyên môn cao, còn phải có đạo đức nghề nghiệp để đạt được mục tiêu mà ngành Hải quan đã đặt ra "Xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp cao, chuyên môn sâu và hiện đại". Quản lý thu thuế XNK có hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào năng lực trình độ và phẩm chất đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ. Nếu đội ngũ cán bộ này có năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức trong sáng sẽ làm tăng hiệu lực quản lý thu thuế XNK và ngược lại.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LẠNG SƠN 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên: 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới vùng Đông Bắc nước ta, tiếp giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên. Lạng Sơn nằm ở vị trí có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn22. Đây là vị trí khá thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung.
Lạng Sơn với chiều dài đường biên giới tiếp giáp với nước bạn- Trung Quốc- gần 250 km, có nhiều đường ngang ngõ tắt, đường mòn biên giới, địa hình phức tạp chạy qua nhiều huyện biên giới, với hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và tám cặp chợ đường biên đó là những điểm giao lưu đường bộ rất thuận lợi sang Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, sang Châu Âu, tạo điều kiện cho sự giao lưu buôn bán hàng hoá của Lạng Sơn và của các tỉnh bạn qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ với các tỉnh phía nam trong cả nước, với Trung Quốc và các nước khác.
Lạng Sơn có điều kiện địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước phát triển tạo thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại, du lịch và trao đổi, giao lưu về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Dao và Kinh sinh sống trên địa bàn. Trong tương lai khi có các chính sách, giải pháp đầu tư, biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ổn định thì Lạng Sơn sẽ trở thành nơi phát
22
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đến 2010., tr.4
triển sầm uất về kinh tế và văn hoá. Lạng Sơn cũng như các tỉnh miền núi khác đã và đang được Đảng và Nhà nước dành cho sự quan tâm, hỗ trợ đặc biệt thông qua các chương trình, dự án đầu tư và khuyến khích đầu tư, các chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần mở rộng thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá, tạo điều kiện thực hiện các chính sách, các dự án định canh định cư, chính sách hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn, dự án chuyển giao công nghệ, dự án xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng các trung tâm cụm xã, dự án khu kinh tế đô thị
Đồng Đăng- Lạng Sơn.23
Hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội miền núi, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, từ khi Lạng Sơn được Thủ tướng Chính Phủ cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Đồng Đăng và các xã Tân Mỹ, Bảo Lâm (theo Quyết định 748/TTg); được Chính Phủ phê duyệt quy hoạch khu kinh tế đô thị Đồng Đăng- Lạng Sơn (theo quyết định 740/TTg); triển khai thực hiện một loạt các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu khác... đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế- xã hội, nhất là lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ24.
Một mặt đây là những ưu thế cho việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mặt khác đây cũng là những yếu tố phức tạp đối với nhiệm vụ gác cửa nền kinh tế đất nước tại biên giới phía Bắc của Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của Cục Hải quan Lạng Sơn.
2.1.2. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
* Về hoạt động xuất nhập khẩu:
Hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung nhìn chung đã diễn ra trước khi hai nước bình thường hoá quan hệ, nhưng chỉ sôi động từ năm 1991 nhờ những khung pháp lý cơ bản đã được hai bên chính thức xác nhận.
Thường xuyên có sự nắm bắt thị trường, trên địa bàn tỉnh, trong và ngoài nước để kịp thời xử lý thông tin, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các dn và thương nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu đã mở rộng kéo theo một loạt các hình thức quản lý hoạt động và thu thuế xuất nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng ra đời, phát sinh và phát triển, đây vừa là cơ hội , điều kiện cho tỉnh Lạng Sơn phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng vừa là những thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách XNK, các ngành quản lý hoạt động XNK, trong đó có ngành Hải quan25.
Trong giai đoạn 2001- 2003, đáng chú ý là hoạt động xuất nhập khẩu bị chững lại, trong đó xuất khẩu giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 năm(2001- 2003) thực hiện được 1.117,9 triệu USD, đạt 24,79%, trong đó xuất khẩu thực hiện được 568 triệu USD, đạt 17% so với mục tiêu Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh đề ra, giảm một nửa so với cùng kỳ giai đoạn 1995- 2000. Số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng giảm mạnh từ khoảng 400 doanh nghiệp xuống còn hơn 200 doanh nghiệp tham gia. Hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút có nhiều nguyên nhân, song trước hết là do các doanh nghiệp trong ngành thương mại của tỉnh thiếu chủ động nắm bắt thị trường, thiếu cán bộ quản lý giỏi, thiếu vốn kinh doanh, thiếu nguồn hàng xuất khẩu... mặt khác do một số vấn đề vướng mắc nẩy sinh chậm được khắc phục trong thanh toán biên mậu, hoàn thuế giá trị gia tăng. Về khách quan, Trung Quốc áp dụng một số quy định khi đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chuyển hướng ưu
25
đãi phát triển từ tỉnh Quảng Tây sang tỉnh Vân Nam đã làm giảm sức hấp dẫn của giao lưu thương mại tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn26.
Về cơ cấu hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn, trong đó chủ yếu là hàng rau quả, hàng hải sản, hạt điều, cao su, hạt tiêu, cà phê, lạc nhân, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia súc, gia cầm, hàng hoá khác. Hầu như những mặt hàng trên đều có thuế suất thuế xuất khẩu là 0% là do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta.
Còn về cơ cấu hàng nhập khẩu thì chủ yếu bao gồm những nhóm mặt hàng sau đây:
Nhóm Máy móc, thiết bị toàn bộ như dây chuyền sản xuất đường, dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng; máy móc dụng cụ chính xác, máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị ngành dệt, máy móc nông nghiệp, máy móc thiết bị y tế...
Nhóm Nguyên nhiên vật liệu như xi măng, sắt thép, các loại vật liệu xây dựng, hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc phẩm nhuộm...
Nhóm Lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, hoa quả... Nhóm Hàng may mặc, tiêu dùng, dược liệu, điện tử, đồ chơi…
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Đơn vị: 1000 USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Ghi chú Kim ngạch XNK 617.317 270.517 235.081 309.593 402.704 Tổng số liệu kim ngạch XNK các loại hình bao gồm KN các loại hàng hoá khác XK chính ngạch 163.489 26.330 5.235 15.930 31.244 NK chính ngạch 177.868 131.739 149.868 229.570 213.644 XK tiểu ngạch 234.481 66.529 36.905 20.913 43.547 NK tiểu ngạch 13.554 3.720 3.137 2.097 304 Nguồn: 27 26Tỉnh Uỷ Lạng Sơn (2004), Chuyên đề 2"Tổng kết 20 năm đổi mới về phát triển thương mại- Dịch vụ, kinh tế cửa khẩu và sự
Bảng 2: Số doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Năm Số doanh nghiệp Tỷ lệ so với năm 2003
(%)
2003 220
2004 230 4,54
2005 1050 377,27
Nguồn: 28
*Về kinh tế cửa khẩu:
Sau khi hai nước Việt Nam- Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, từ cho phép thăm thân, trao đổi hàng hoá thiết yếu, đến ký kết hiệp định thương mại, tạo cho Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi phát triển thương mại - dịch vụ, nhất là kinh tế cửa khẩu và đã tự khẳng định được vai trò đầu cầu quan trọng kết nối thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc. Kinh tế cửa khẩu năm qua đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp lớn số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
Chủ động đề xuất những vấn đề về công tác quản lý, điều chỉnh quy hoạch cửa khẩu, xây dựng khu gia công mậu dịch biên giới Việt- Trung để tạo động lực mới cho sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu cụ thể, ngành đã tham mưu cho tỉnh thực hiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch hai khu vực cửa khẩu;
Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh theo đó sẽ hình thành hai khu chức năng lớn riêng biệt, khu A là khu thương mại, khu B là khu hành chính dân cư.
Khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, trên cơ sở đề xuất của ngành và UBND tỉnh, Chính phủ đã đồng ý giao cho tỉnh tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch khu cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, theo đó sẽ hình thành đường xuất
nhập khẩu hàng hoá và đường xuất nhập cảnh riêng…29.
28
Báo cáo của Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
29
Sở Thương mại và Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác thương mại du lịch năm 2005 phương hướng nhiệm vụ giải pháp năm 2006, tr.2
Với sự tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều chủ thể như Doanh nghiệp Nhà nước, công ty liên doanh, cổ phần, công ty TNHH, DNTN...; với nhiều loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu như xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, xuất nhập khẩu tiểu ngạch, biên giới đất liền…và với nhiều mặt hàng XNK đi qua nhiều cửa khẩu khác nhau cho ta thấy hoạt động XNK qua biên giới tỉnh Lạng Sơn càng ngày càng phát triển nhanh chóng.
Tình hình trên đòi hỏi các ngành, các cấp nhất là Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn phải có biện pháp quản lý và cơ chế hợp lý để tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các thành phần khác khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tổ chức thu thuế XNK chặt chẽ và ngăn chặn tình trạng trốn thuế, buôn lậu, gian lận và thương mại.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ỞLẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN QUA LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hảiquan Lạng Sơn quan Lạng Sơn
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn là một tổ chức được thành lập từ ngày 21/02/1952 với tên gọi là Chi sở Hải quan Lạng Sơn. Là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và cấp uỷ chính quyền địa phương. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979, Hải quan tỉnh Lạng Sơn là đơn vị đã tiếp nhận hàng ngàn lô hàng viện trợ của các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa và Trung Quốc vào Việt Nam để kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Hoà