1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO

70 862 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 444,5 KB

Nội dung

Rủi ro là sự không chắc chắn một kết quả, một hành động, một công việc trong tương lai. Xét về mặt kỹ thuật, rủi ro có thể ước lượng được Theo quan điểm về bảo hiểm thì rủi ro là sự tổn thất ngẫu nhiên, là khả năng có thể gây tổn thất, là khả năng có thể xuất hiện một biến cố không mong đợi.

Trang 1

ở tầm vĩ mô, khuyến khích kinh tế vi mô phát triển Tài chính công đượchình thành và sử dụng vì lợi ích công cộng Lợi ích công cộng trước hết làlợi ích tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định xã hội, giải quyết được việclàm, tăng thu nhập cho nhân dân, phát triển giáo dục, y tế, chống đóinghèo những vấn đề to lớn trên của đất nước, tài chính tư dù có lớn mạnhđền bao nhiêu cũng không thể giải quyết được và chính ở đó cần vai trò củatài chính công.

Sự ổn định của tài chính công là tiền đề, điều kiện bảo đảm cho sự

ổn định của tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư Nó không chỉ gópphần làm tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho ngườilao động, mà còn đóng góp phần quan trọng cho ngân sách nhà nước, hoàntrả được vốn vay ngân hàng và những phúc lợi chung cho người lao độnglàm việc trong khu vực này và những vấn đề xã hội khác

Vai trò của trò của tài chính công rất quan trọng đối với Nhà nướcnói chung cũng như đối với các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí doNhà nước cấp nói riêng Đặc biệt, trong tiến trình đổi mới, thực hiện cảicách nền hành chính quốc gia và bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay,Đảng và Nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công là một trongnhững nội dung quan trọng hàng đầu

Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của quản lý tài chính công,sau một thời gian nghiên cứu và học tập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao,được sự giúp đỡ của các cô, chú ở Vụ 11: Vụ kế hoạch – Tài chính, cũngnhư nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS TS Nguyễn Văn Duệ, em

Trang 2

đã tìm hiểu về đề tài: “Một vài giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân” Do trình độ chuyên môn còn hạn

chế, cũng như do thời gian có hạn cho nên bài viết của em còn nhiều thiếusót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày để bản báo cáochuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn

Bài làm chia làm 3 phần sau:

Chương I: Cơ sở lí luận về quản lý tài chính công

Chương II: Thực trạng quản lý tài chính trong ngành Kiểm sát nhândân

Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtrong ngành Kiểm sát nhân dân

Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú tại Viện kiểm sát nhân dân tốicao và PGS.TS Nguyễn Văn Duệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ emtrong thời gian qua để em có thể hoàn thành bản báo cáo chuyên đề thựctập này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG.

I Khái quát về tài chính.

- Tài chính là phạm trù kinh tế Sự ra đời và phát triển của tài chínhgắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ Trong

sự phát triển của nền văn minh nhân loại qua các thời đại, tài chính luôn có

vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các quốcgia với bất kì chế độ chính trị nào

- Tài chính là một phạm trù giá trị tồn tại trong nền kinh tế hànghoá, là khái niệm dùng để chỉ những quan hệ kinh tế nảy sinh trong phânphối và chi dùng những của cải bằng tiền giữa con người với nhau, baogồm quan hệ giữa pháp nhân với pháp nhân, quan hệ pháp nhân với thểnhân, thể nhân với thể nhân

- Theo nghĩa rộng trong kinh tế học, tài chính là tổng thể các quan

hệ tiền tệ trong phân phối dưới hình thức giá trị, hình thành các quĩ tiền tệ.Tài chính biểu hiện tổng hợp giá trị tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùngtrong xã hội Phạm trù tài chính rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực: ngânsách Nhà nước, lưu thông tiền tệ - tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tài chínhdoanh nghiệp, tư nhân Vì vậy, tài chính có vai trò to lớn đối với toàn bộhoạt động kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như đối với hoạt độngquản lý của Nhà nước

- Trong một quốc gia, hoạt động và quan hệ tài chính gắn liền vớicác hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội Bộ phận tài chính gắn liềnvới hoạt động của Nhà nước được gọi là tài chính Nhà nước hay tài chínhcông ( State finance) Đó là bộ phận quan trọng nhất, đóng vị trí chủ đạotrong nền tài chính quốc gia

II Tài chính công.

1 Khái niệm tài chính công.

Tài chính công: là một thuật ngữ dùng để chỉ “Các hoạt động thu,

chi bằng tiền của Nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dướihình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ củaNhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng vốn có (không nhằmmục tiêu thu lợi nhuận) của Nhà nước đối với xã hội”

Trang 4

Khái niệm trên chỉ ra rằng:

- Xét về tính chất, tài chính công là những quan hệ tài chính gắn với

sở hữu tài sản công; xét về nội dung vật chất là những quỹ tiền tệ thể hiệntài sản công

- Các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công rất đa dạng, phong phú, trong

đó quan trọng nhất là các quỹ của Nhà nước; bên cạnh đó còn các quỹ của

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các tổ chức tông giáo, tín ngưỡng,các quỹ của người lao động đóng góp, các quỹ của các pháp nhân và thểnhân đóng góp

- Các quỹ đó phục vụ cho lợi ích chung ở phạm vi lớn nhỏ khácnhau, nhưng không bao giờ vì lợi ích riêng của một cá nhân, một tư nhân

2 Đặc điểm của tài chính công.

Là một bộ phận của tài chính nói chung và tài chính nhà nước nóiriêng, tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước vì sự nghiệpchung, phục vụ cộng đồng Tài chính công có những đặc điểm chủ yếu sauđây:

Thứ nhất, đặc điểm của các quan hệ tài chính công.

Tài chính công phản ánh quan hệ tài chính giữa nhà nước với cácchủ thể theo sơ đồ sau:

Tài chính doanh

nghiệp

Tài chính các tổ chức xã hội

Tài chính công

Tài chính nhà nướcTài chính tư

Trang 5

Đặc điểm của quan hệ tài chính công được thể hiện qua các nộidung:

Một là, các quan hệ tài chính công luôn gắn chặt với sở hữu công

cộng về tài sản, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng Những lợiích ấy thể hiện cả trong phân phối các thu nhập của các doanh nghiệp, dân

cư, phân phối GDP, GNP và cả trong phân bố các nguồn lực tài chính chocác mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia, của cộng đồng, của một tổ chức

và của tổng thể những người tham gia hình thành các quỹ công

Hai là, các nguồn lực tài chính công vận động từ nơi tạo ra nó đến

mục tiêu sử dụng nó đều thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền

tệ Các quỹ tiền tệ đó rất đa dạng và phong phú Có những quỹ tiền tệ đượcgọi là quỹ tập trung do nhà nước hoặc cơ quan cao nhất toàn quốc thốngnhất quản lý và sử dụng cho nhu cầu chung của cả nước, có những quỹ tiền

tệ chỉ phục vụ cho tổng thể một tổ chức xã hội, có những quỹ tiền tệ phục

vụ cho bất cứ nhu cầu nào của xã hội, nhưng lại có quỹ tiền tệ mang tínhchuyên dùng

Ba là, các nguồn lực tài chính công rất đa dạng, phức tạp Việc phân

phối và phân bổ chúng được thực hiện qua các quan hệ tài chính khôngnhững đụng chạm đến lợi ích của người đóng góp và người được thừahưởng mà tác động sâu sắc đến tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội,quốc phòng an ninh và đối ngoại của một quốc gia đòi hỏi nhà nước phảiđặc biệt quan tâm, điều chỉnh nhằm phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị củađất nước

Thứ 2: đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công.

Có thể nói nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc tạo lập và sửdụng các quỹ tiền tệ của nhà nước, nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhànước, và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước

Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước - Quốc hội - quyết địnhnhững chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của

Trang 6

công dân Do đó, Quốc hội cũng là cơ quan cao nhất của nhà nước quyếtđịnh chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách nhà nướcvới tổng số và cơ cấu thu, chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp, giám sátviệc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Thứ 3: đặc điểm về tính công cộng của tài chính công.

Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước Trong nền kinh tế hiện đại, Nhànước phải đảm bảo tính hiệu quả, điều chỉnh sự phân phối thu nhập khôngcông bằng, khuyến khích phát triển và ổn định kinh tế - xã hội Vì vậy,phạm vi hoạt động của tài chính công rất rộng, gắn liền với hiệu quả hoạtđộng kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô

Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khácnhau, từ mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội, ở trongnước và cả từ nước ngoài Nhưng kết quả hoạt động kinh tế trong nước vẫn

là nhân tố quyết định mức động viên của tài chính công Vì vậy, phải coinguồn thu trong nước là chủ yếu, đặc biệt là nguồn của cải thặng dư mớiđược tạo ra trong các ngành kinh tế quốc dân

Chi tiêu của tài chính công chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội, đầu tư cho một số ngành mũi nhọn, những công trìnhquan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế, thực hiện chiến lược pháttriển con người (giáo dục, y tế, văn hoá ) Chi tiêu đúng đắn, có thể tácđộng tích cực đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nóichung và từng lĩnh vực nói riêng

Nhận thức đầy đủ đặc điểm nói trên có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc sử dụng công cụ tài chính công để giải quyết các vấn đề hiệuquả, công bằng, ổn định trong quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế -

xã hội

Thứ tư: đặc điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn; kết hợp giữa tính bắt buộc và tính tự nguyện.

Trang 7

Đặc điểm của tài chính công là các khoản thu chủ yếu mang tính chấtkhông bồi hoàn và bắt buộc; các khoản chi chủ yếu mang tính chất cấp phátkhông hoàn lại Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường, để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực, cần phảikết hợp hài hoà giữa các khoản thu có tính bồi hoàn và các khoản thukhông có tính bồi hoàn; giữa cấp phát không hoàn lại và các khoản chovay; giữa các khoản thu bắt buộc theo luật định và các khoản tự nguyệnđóng góp của nhân dân, vận dụng hợp lý nguyên tắc nhà nước và nhân dâncùng làm với phương châm dân giàu nước mạnh.

3 Chức năng của tài chính công.

Nghiên cứu chức năng tài chính công không nên tách với chức năngtài chính nói chung, nhưng đồng thời cũng không xa với các vấn đề kinh tế,chính trị, xã hội chung, đặc biệt là việc phát huy chức năng của Nhà nước.Trên cơ sở đó các chức năng chủ yếu của tài chính công được thể hiện quacác điểm sau:

Thứ nhất: chức năng tạo lập vốn.

Ngân sách Nhà nước tạo lập các quỹ công của mình trong xã hội với

tư cách Nhà nước Trước hết, Nhà nước là người có quyền lực chính trịmạnh, ban hành các luật bắt buộc các doanh nghiệp và công dân, dân cưđóng góp Nhà nước cũng xuất hiện với tư cách là người sở hữu tài sản chủyếu cảu quốc gia, hình thành các doanh nghiệp của mình để tạo lập vốn,cho thuê, nhượng bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước để tạo lập vốn.Những lúc thiếu hụt nguồn tài chính Nhà nước có thể xuất hiện trên thịtrường bằng cách phát hành các trái phiếu Nhà nước để tạo lập vốn

Các quỹ công khác có thể tạo lập vốn dưới hình thức đóng góp bắtbuộc hay tự nguyện của các thành viên tham gia Người ta cũng có thể sửdụng nguồn của các quỹ công này để cho vay, mua trái phiếu, cổ phiếu để

có được lợi tức, cổ phần nhằm phát triển nguồn vốn Đôi khi, nhờ nhữngkhoản tài trợ nào đó từ trong nước hay nước ngoài mà các quỹ công được

mở rộng thêm

Trang 8

Thứ hai: Chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính.

Tài chính được xem là khâu phân phối của quá trình tái sản xuất.Trước đây đối tượng phân phối là tổng sản phẩm xã hội (C+V+M) và thunhập quốc dân (V+M) Ngày nay, đối tượng phân phối là tổng sản phẩmtrong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) GDP được phânphối thành: phần bù đắp, thu nhập của người lao động và người kinh doanh,thuế cho Nhà nước, các khoản đóng góp khác cho xã hội và lợi nhuận củasản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì nguồn tài chính trở nên quá nhỏhẹp Cần quan niệm thêm rằng, nguồn tài chính công không phải chỉ cónhư vậy Nhà nước còn có các nguồn khác như nguồn thu nhập từ việc chothuê, nhượng bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, nguồn vay nợ trongdân, nguồn vay nước ngoài hoặc viện trợ, tài trợ từ các tổ chức và cá nhântrong và ngoài nước Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo trợ do ngườilao động và người sử dụng lao động đóng góp hình thành nên quỹ công.Quỹ bảo hiểm y tế do nhân dân đóng góp cũng là loại quỹ công

Tất cả các nguồn tài chính ấy đều gọi chung là nguồn tài chính côngđược hình thành từ phân phối các thu nhập

Thứ ba, chức năng điều chỉnh vĩ mô.

Tài chính công phải phát huy chức năng điều chỉnh vĩ mô đối với sựphát triển và ổn định xã hội Đó là, lợi ích giữa tích tụ và tập trung, giữatích luỹ và tiêu dùng, giữa tổng thể với các địa phương, vùng lãnh thổ, giữanơi có thu nhập cao với nơi thu nhập thấp, giữa người giàu và người nghèo,giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, giữa các ngành, lĩnh vực trong

sự phát triển chung, giữa kinh tế với quốc phòng, trật tự, an ninh xã hội,giữa nâng cao đời sống nhân dân với tiết kiệm để đầu tư phát triển

Thứ tư, chức năng kiểm tra.

Chức năng kiểm tra được thực hiện thông qua hoạt động tài chínhcủa cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp, các tổ chức

Trang 9

toán nhà nước và hoạt động thanh tra nhà nước Kiểm tra tài chính gắn chặtvới quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, quá trìnhngân sách các cấp và của các đơn vị dự toán, qua việc kiểm tra tình hìnhthực hiện và tuân thủ các luật thuế, các chế độ cấp phát vốn, cho vay vốn,chuyển giao tài chính từ cấp chính quyền này đến cấp chính quyền khác,việc hình thành và sử dụng các quỹ công

Mục tiêu của kiểm tra tài chính là nhằm lành mạnh hoá tình hình tàichính Qua đó xem xét việc tuân thủ các luật pháp, chính sách, định mức,tiêu chuẩn của nhà nước đã ban hành, chấp hành kỷ luật tài chính, hiệu quảkinh tế xã hội của các chi tiêu tài chính, tình hình quản lý tài sản côngcộng, khả năng sẵn sàng thanh toán về tài chính và hiệu lực quản lý của bộmáy tài chính

Các chức năng của tài chính công là một thể thống nhất không chiacắt Chúng cùng phát huy tác dụng trong phân phối, phân bổ và sử dụngcác nguồn lực tài chính công Qua đó, phát huy triệt để hiệu lực, hiệu quảcủa tài chính công

III Quản lý tài chính công.

1 Khái niệm quản lý.

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýnhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động củamôi trường

2 Khái niệm quản lý tài chính công.

Quản lý tài chính công là quá trình tác động, điều chỉnh của Nhà

nước đến tài chính công nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước một cách hiệu quả nhất

Khái niệm quản lý tài chính công bao hàm những khía cạnh chủ yếusau:

Một là, đối tượng quản lý tài chính công là các hoạt động thu chi của

các quỹ tài chính công Trong đó quan trọng nhất là ngân sách nhà nước,bao gồm toàn bộ các khoản thuế (và những khoản thu mang tính chất thuế)của nhà nước, tín dụng nhà nước, các khoản khác Tác động của nhà nước

Trang 10

ở đây là ban hành chế độ về thu, chi và tổ chức thực hiện tốt nhất chốngthất thu, lãng phí chi.

Hai là, hệ thống quản lý tài chính công là sự liên kết hữu cơ giữa chủ

thể quản lý là cơ quan nhà nước, với khách thể quản lý là các tổ chức,doanh nghiệp, dân cư Đây là quan hệ giữa tài chính công với các bộ phậntài chính khác trong hệ thống tài chính quốc gia Do đó, quản lý tài chínhcông phản ánh quan hệ giữa nhà nước với dân Bản chất của chế độ thểhiện rõ nét trong quản lý tài chính công

Ba là, phương pháp quản lý tài chính công mang tính tổng hợp, gồm

nhiều biện pháp khác nhau trong đó xuất phát điểm là phục vụ lợi ích nhànước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng Vì vậy, bảo đảm sự hợp tác, phốihợp giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý được quán triệt suốt trongquá trình quản lý

Bốn là, quản lý tài chính công được thực hiện trên cơ sở vận dụng

các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điềukiện của tiến trình đổi mới về kinh tế xã hội của đất nước

Năm là, mục tiêu quản lý tài chính công là phục vụ việc thực hiện tốt

chức năng của nhà nước Mục tiêu trực tiếp của quản lý tài chính công lànhằm khai thác triệt để các nguồn tài chính cho nhà nước đồng thời sửdụng nó một cách hiệu quả nhất phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

3 Sự cần thiết có quản lý tài chính công.

Quản lý tài chính công là tất yếu cần thiết đối với mọi nhà nước ở tất

cả các quốc gia Sự cần thiết đó được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sauđây:

Thứ nhất, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý của nhà nước.

Nhà nước quản lý mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội cho nền tàichính công, dù là tài chính của nhà nước, cũng cần có sự quản lý, điềuchỉnh của nhà nước Qua đó tạo cơ sở pháp lý, tiền đề cho các hoạt động,quan hệ tài chính công thực hiện

Trang 11

Thứ hai, tài chính công là tài sản của nhà nước Nói một cách khác

đó là tài sản của dân, của cộng đồng, của đất nước mà nhà nước là ngườiđại diện chủ sở hữu Nguồn tài sản đó cần được khai thác triệt để và sửdụng tiết kiệm có hiệu quả Đó là yêu cầu khách quan trong mọi chế độchính trị “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở ta Để thực hiện được yêucầu này, nhà nước, người chủ phải có sự quản lý chặt chẽ và phù hợp nhằm

sử dụng tối đa công cụ tài chính công trong thực hiện nhiệm vụ của đấtnước

Thứ ba, hoạt động và quan hệ tài chính công được thực hiện ở mọi

cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội Việc quản lý, sử dụngnguồn tài chính ở các cơ quan này liên quan trực tiếp đến hiệu quả, hiệu lựccủa tài chính công Từ đó đòi hỏi phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra,nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khaithác, sử dụng tài chính công, nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của tài chínhcông

Thứ tư, tài chính công được hình thành và vận hành theo chuẩn mực

pháp lý cụ thể nhất định của nhà nước

Nhà nước, với vai trò người quản lý quy định các chuẩn mực, điềukiện cho tài chính công vận hành Ở đây thể hiện vai trò quản lý nhà nướcđối với chính sự hoạt động của tài chính công

Thứ năm, quan hệ tài chính công phản ánh quan hệ giữa nhà nước

và các chủ thể có liên quan Vai trò quản lý đối với tài chính công tạo lậpnên sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong việc thực hiện tráchnhiệm, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Ở đây, nhà nước sử dụng tàichính công như là công cụ có hiệu quả bảo đảm sự bình đẳng trong xã hội.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta “cácloại hình doanh nghiệp bình đẳng trước pháp luật trong cạnh tranh trên thịtrường” đòi hỏi vai trò khách quan của nhà nước trong quản lý tài chínhcông

Nhà nước quản lý tài chính công là tất yếu Theo đó, một mặt tàichính công là đối tượng quản lý của nhà nước Ở khía cạnh này nhà nước

Trang 12

vừa là chủ thể quản lý vừa là chủ sở hữu đối với tài chính công Mặt khác,nhà nước sử dụng tài chính cũng như là công cụ để thực hiện chức năngquản lý đất nước, quản lý xã hội Ở đây, thông qua chức năng, vai trò củatài chính công, nhà nước tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hộitheo ý đồ, mục tiêu của nhà nước Bản chất nhà nước được thể hiện rất rõtrong quản lý tài chính công.

4 Đặc điểm quản lý tài chính công.

Đặc điểm của tài chính công tạo nên các yếu tố tác động đến hệthống phương thức và công cụ cũng như hiệu quả quản lý tài chính công.Cần có sự xem xét kỹ các đặc điểm của tài chính công, nhằm đưa ra cácphương pháp, hệ thống công cụ quản lý phù hợp trong từng điều kiện cụthể của đời sống kinh tế xã hội Quản lý tài chính công trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tài chính công được quản lý bằng pháp luật và theo kế hoạch.

Tài chính công mang tính cộng đồng Thuế - khoản thu chủ yếu củanhà nước được lấy từ các hoạt động kinh tế, từ mọi chủ thể kinh tế - xã hội;chi tiêu nhà nước là nhằm cung cấp hàng hoá công cộng cho xã hội, đểphối hợp hành động chung, thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, phải cópháp luật, có kế hoạch

Ngày nay, nước ta đã có hiến pháp, có hệ thống văn bản pháp luậttương đối hoàn chỉnh và ngày càng được hoàn thiện Luật Ngân sách nhànước, các luật thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật đó Các quyđịnh của nhà nước về thành lập và sử dụng các quỹ tài chính công ngoàingân sách không được trái với Luật Ngân sách nhà nước và các luật khác

Tất cả các hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước và các quỹ tàichính công khác đều phải được quy định rõ ràng, chặt chẽ, từ khâu lập kếhoạch, thực hiện kế hoạch; xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quannhà nước các cấp, của các cán bộ nhà nước trong quản lý tài chính nhànước

Trang 13

Việc lập, chấp hành, quyết toán, kiểm tra ngân sách nhà nước hàngnăm thể hiện sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụng luật và kế hoạch để quản lýngân sách Dự toán ngân sách nhà nước sau khi được Quốc hội phê chuẩn

có thể được xem là một đạo luật

Thứ hai, quản lý tài chính công đặc biệt coi trọng biện pháp tổ chức – hành chính.

Các biện pháp quản lý rất đa dạng, phong phú Nếu dựa vào nội dung

và tính chất hoạt động của quản lý, có thể kể ra các biện pháp như: Biệnpháp giáo dục tâm lý, biện pháp kinh tế Mỗi biện pháp đều có những ưunhược điểm riêng của nó

Biện pháp giáo dục tâm lý coi trọng danh dự, uy tín, thuyết phụcbằng lý trí, tình cảm, bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu quê hương, đất nước

Biện pháp tổ chức – hành chính tác động vào đối tượng quản lý theohai hướng:

Một là, chủ thể quản lý hành chính các văn bản pháp quy, quy định

tính chất, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn thành lập tổ chức,điều lệ hoạt động, những mối quan hệ hoạt động nội bộ tổ chức cũng nhưđối với bên ngoài

Hai là, chủ thể quản lý đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính

bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm đảm bảo chocác bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp nhịp nhàng

Biện pháp kinh tế thông qua lợi ích kinh tế mà khuyến khích đốitượng quản lý phấn khởi, yên tâm, chủ động sáng tạo thực hiện nhiệm vụ

Quản lý tài chính công cần kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý,nhưng cần phải nhấn mạnh đến biện pháp tổ chức – hành chính Nó thểhiện tính luật pháp trong quản lý, bảo vệ lợi ích của cộng đồng

Thứ ba, quản lý tài chính công là sự quản lý kết hợp yếu tố con người và yếu tố tài chính.

Mọi hoạt động tài chính công đều gắn liền với các cơ quan nhà nước.Các cơ quan này vừa thụ hưởng kết quả hoạt động tài chính nhà nước, vừa

tổ chức các hoạt động tài chính công Quản lý tài chính công trước hết phải

Trang 14

quản lý con người sử dụng nguồn tài chính đó Quản lý hoạt động tài chínhcông cũng là để phục vụ cho việc điều hành tốt các công việc cơ quan nhànước, tạo điều kiện cho cán bộ công chức nhà nước thực hiện tốt nhấtnhiệm vụ được giao Ở đây, yếu tố tài chính gắn liền với yếu tố con người.

Việc thực hiện các khoản thu – chi tài chính công liên quan đến cácchủ thể kinh tế xã hội, đặc biệt là liên quan đến lợi ích kinh tế tài chính củacác chủ thể đó Quản lý tài chính công theo giác độ này phải hướng đếnbảo đảm cho mọi chủ thể dù là các nhân hay tổ chức, doanh nghiệp tuânthủ các văn bản pháp luật liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹtài chính công

Quản lý tài chính công phải bảo đảm tiết kiệm, công khai theo quyđịnh của nhà nước

Thứ tư, quản lý tài chính công phải đảm bảo sự thống nhất giữa mặt giá trị và hiện vật (giá trị sử dụng).

Tài chính công là biểu hiện giá trị tài sản của quốc gia do nhà nướcnắm giữ Giữa hai mặt giá trị và giá trị sử dụng không phải mọi nơi, mọilúc đều có sự thống nhất Sự không thống nhất dễ dàng gây ra những tácđộng tiêu cực cho nền kinh tế tài chính Vì vậy, quản lý tài chính công cầnthiết phải đảm bảo sự thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng Điều đó cónghĩa là cần có sự đánh giá, đối chiếu thường xuyên giữa hiện vật và giá trịnhằm bảo đảm giá trị phản ánh đúng chất lượng của hiện vật, tức là giá trị

sử dụng của tài sản

5 Quan điểm, mục tiêu của quản lý tài chính công.

5.1 Quan điểm của tài quản lý tài chính công.

Tài chính công là tài sản quốc gia, là tiềm lực vật chất có vai tròquyết định chi phối đến hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chức năng quản lýnhà nước đối với xã hội Do vậy, quản lý tài chính công phải quán triệt cácquan điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất: quan điểm phục vụ chính trị.

Quan điểm này được thể hiện qua các nội dung:

Trang 15

Một là, tài chính công phải bảo đảm thực hiện đường lối chính trị,

vai trò và hiệu lực lãnh đạo, cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động củaĐảng cộng sản Việt Nam

Hai là, tăng cường sức mạnh và tiềm lực của Nhà nước, bảo đảm

nguồn tài chính cho hoạt động của Nhà nước có hiệu lực và hiệu quả, thựchiện pháp luật và các quyết định của Nhà nước trong phân phối, phân bổcác nguồn lực tài chính cho các mục tiêu kinh tế xã hội và sự kiểm soát củaNhà nước

Ba là, bảo đảm nguồn tài chính cho củng cố sức mạnh quốc phòng,

an ninh đất nước, an toàn của nền tài chính để bảo vệ chủ quyền quốc gia,nền độc lập của đất nước

Thứ hai: quan điểm thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Theo quan điểm này, quản lý tài chính công cần phải:

Một là, khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế,

bồi dưỡng và phát triển các nguồn lực tài chính, đa dạng hoá các hình thứcxây dựng và phát triển thị trường tài chính để huy động và sử dụng cácnguồn lực có hiệu quả cao

Hai là, giải quyết tốt quan hệ giữa tích tụ và tập trung vốn giữa tích

luỹ và tiêu dùng, giữa tiết kiệm, đầu tư và từng bước cải thiện đời sốngnhân dân

Ba là, tập trung vốn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế năng động, đồng bộ và hiệu quả nhất làviệc xây dựng các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảmkinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, phát triển cơ cấukinh tế nhiều thành phần lâu dài

Bốn là, bảo đảm nguồn tài chính thực hiện chiến lược con người,

nâng cao dân trí cho cả nước, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, tạo thêmcông ăn việc làm, thu nhập, giúp đỡ vùng nhiều khó khăn, kém phát triển,người có công với nước và người nghèo

Năm là, bảo đảm môi trường tài chính lành mạnh, ổn định để tạo

điều kiện ổn định và phát triển kinh tế xã hội

Trang 16

Thứ ba: quan điểm phát huy nội lực.

Quan điểm này đòi hỏi:

Một là, có chính sách và giải pháp đúng đắn để vừa khai thác vừa

bảo vệ tài sản, tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường, bao gồm tài sản, tàinguyên thiên nhiên ban tặng, tài sản từ trước đến nay nhân dân và nhà nước

đã xây dựng được

Hai là, khai thác, nuôi dưỡng, huy động và sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực tài chính trong dân, trong các doanh nghiệp, các thành phần kinh

tế, các quỹ công để bảo đảm nguồn vốn cho phát triển đất nước

Ba là, kết hợp lực lượng Nhà nước với lực lượng của dân, của các tổ

chức xã hội, tích cực thực hiện xã hội hoá sự nghiệp phát triển giáo dục, y

tế, chăm lo sức khoẻ bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phát triển thể dục, thể thao

và văn hoá, tập trung nguồn vốn có hạn vào những vấn đề gay cấn nhất củađất nước

Bốn là, tạo điều kiện và mở rộng quá trình hội nhập vào thị trường

tài chính quốc tế, trước hết là với các nước trong hiệp hội ASEAN tạo môitrường hấp dẫn và uy tín trong hợp tác về tài chính, thu hút nguồn đầu tưnước ngoài, đồng thời tìm thị trường đầu tư ra ngoài

Thứ tư: quan điểm tiết kiệm.

Quán triệt quan điểm này đòi hỏi:

Một là, tất cả các hoạt động tài chính công đều phải được tính toán

chặt chẽ, có cơ sở và phải dự liệu được hiệu quả kinh tế - xã hội mới bỏvốn và kinh phí, loại trừ những chi tiêu, đầu tư không thấy được và không

có hiệu quả

Hai là, thực hiện tiết kiệm, đặc biệt là trong bộ máy Nhà nước, các tổ

chức xã hội, bảo đảm hiệu quả khi sử dụng tài chính công

Ba là, chi tiêu dùng (chi thường xuyên) của Nhà nước không những

không được vượt quá nguồn thu thuế và phí, mà chỉ trong một giới hạnnhất định Nguồn vay nợ không chi tiêu dùng mà để dành cho đầu tư pháttriển

Trang 17

Bốn là, khuyến khích dân cư tiết kiệm để cho nhà nước vay hoặc tự

đầu tư để tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cảithiện đời sống - khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, hạn chế nhập khẩuhàng tiêu dùng nhất là hàng trong nước đã sản xuất đủ Khuyến khích sảnxuất những hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao

5.2 Mục tiêu của quản lý tài chính công.

Một là, làm cho bộ máy hành chính Nhà nước hoạt động có hiệu lực

và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của tổ chức và côngdân

Hai là, tạo động lực khuyến khích các cơ quan hành chính và sự

nghiệp tích cực chủ động tự xác định số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức

và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lượng công việc, sử dụng kinhphí với hiệu quả cao, hạn chế những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phíhành chính

Ba là, nêu cao ý thức tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí

và tăng cường đấu tranh chống các hiện tượng lãng phí, tham ô

Bốn là, tạo điều kiện để công chức phát huy khả năng, nâng cao chất

lượng công tác và tăng thu nhập vật chất cho tập thể và cá nhân

6 Nội dung của quản lý tài chính công.

Tài chính công gồm nhiều bộ phận:

 Ngân sách Nhà nước

 Dự trữ Nhà nước

 Tín dụng Nhà nước

 Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước

 Tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nước

Hoạt động tài chính công là hoạt động thu chi của các bộ phận, cácquỹ trong hệ thống tài chính công Quản lý tài chính công là quản lý quátrình thu, chi và bảo đảm sự cân đối thu – chi tài chính công của Nhà nước

Thứ nhất: quản lý quá trình thu của Nhà nước.

Thu tài chính công được thực hiện dưới nhiều hình thức Đối vớingân sách nhà nước, thuế là nguồn thu chủ yếu, mang tính chất bắt buộc,

Trang 18

sau nữa là các khoản thu khác như phí, lệ phí, bán tài sản Nhà nước, vay nợtrong và ngoài nước Đối với các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách,các khoản thu, có thể một phần lấy từ ngân sách Nhà nước, một phần docác tổ chức và nhân dân đóng góp.

Quản lý quá trình thu tài chính nhà nước chính là quản lý quá trìnhthực hiện các khoản thu đó

Yêu cầu cơ bản quản lý quá trình thu tài chính công bao gồm:

- Một là, đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời một bộ phận nguồn lực

tài chính quốc gia vào tay Nhà nước để phục vụ cho việc chi tiêu của Nhànước trong từng thời kì

- Hai là, đảm bảo cho nền kinh tế sản xuất có hiệu quả.

- Ba là, đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội.

Thứ hai: quản lý quá trình chi của Nhà nước.

Chi tài chính công là quá trình Nhà nước sử dụng nguồn tài chính đãtập trung được vào ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính công khác đểthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình

Chi tài chính công có quy mô và mức độ lớn, liên quan đến nhiềulĩnh vực, ở tất cả các địa phương và các cơ quan nhà nước, vừa mang tínhchất không hoàn trả trực tiếp

Xét trên phương diện quỹ, quản lý chi tài chính công bao gồm: quản

lý chi ngân sách nhà nước và quản lý chi tiêu của các quỹ tài chính côngkhác

Phù hợp với cách phân loại chi ngân sách nhà nước của Luật ngânsách nhà nước

Quản lý chi ngân sách nhà nước bao gồm:

 Quản lý các khoản chi thường xuyên

 Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển

 Quản lý các khoản chi trả nợ gốc do nhà nước vay

 Quản lý chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Các yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi tiêu tài chính công:

Trang 19

Một là, đảm bảo cung cấp các nguồn tài chính cần thiết, kịp thời để

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

Hai là, quản lý các khoản chi phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Ba là, gắn liền việc quản lý các khoản chi của nhà nước với việc

thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Để thực hiện tốt các yêu cầu trên đây, cần phải sử dụng những công

cụ và biện pháp quản lý phù hợp Cần xây dựng được một chính sách, chế

độ chi tiêu đúng đắn, hệ thống các định mức hợp lý, quy trình cấp phátthanh toán chặt chẽ, khoa học, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra vàkiểm toán

Thứ ba: quản lý cân đối thu chi tài chính công.

Thu là tiền đề và giới hạn của chi Thu chi tài chính công có thực sự

cân đối được hay không, cần được xem xét trong quan hệ tài chính và kinh

tế, giữa khả năng cung cấp nguồn lực tài chính của nền kinh tế cho nhànước và nhu cầu chi tiêu thực hiện nhiệm vụ của đất nước

Hoạt động thu chi tài chính công gắn liền với các khâu của tái sảnxuất xã hội Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng trưởng cao và bền vững,

tỷ lệ lạm phát vừa phải thì khả năng cân đối thu chi tài chính công thuậnlợi Ngược lại, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, suy thoái thì khó đảmbảo cân đối thu chi tài chính công

Hệ thống chính sách kinh tế xã hội cũng có tác động lớn đến cân đốithu chi tài chính công Các chính sách đúng đắn có tác động đến kinh tế xãhội và dựa trên khả năng của tài chính quốc gia thì thực hiện cân đối thuchi tài chính công thuận lợi Ngược lại, hệ thống chính sách không phù hợpthực tế khách quan có thể gây ra khó khăn cho nền kinh tế và việc thựchiện cân đối tài chính công

Để thực hiện cân đối thu chi tài chính công, cơ bản vẫn là phải đảmbảo phát triển kinh tế Riêng về mặt tài chính, cần có biện pháp tích cựcngay từ khâu lập kế hoạch cho đến thực hiện kế hoạch thu, chi Cần thựchiện thu, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu của nhà nước, kiểm soát chặtchẽ các khoản chi đảm bảo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả, chi phải trên cơ sở

Trang 20

thu, hụt kế hoạch thu thì phải giảm chi tương ứng, xây dựng kế hoạch chi

có khoản dự phòng, hình thành quỹ dự trữ tài chính nhà nước

Sau khi sử dụng tất cả các biện pháp về kinh tế, tài chính, nếu thuvẫn không đủ chi thì biện pháp thích hợp nhất là vay nợ trong nước, saunữa là vay nợ nước ngoài

7 Hệ thống công cụ quản lý tài chính công.

Để thực hiện quản lý tài chính công, Nhà nước sự dụng hệ thống cáccông cụ sau đây:

Một là, hệ thống pháp luật Nó bao gồm các văn bản pháp luật liên

quan đến tài chính công Nó quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lýcho hoạt động tài chính công Hệ thống pháp luật cần được đổi mới thườngxuyên cho phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế xã hội đất nướctrong từng giai đoạn

Hai là, công tác kế hoạch hoá Công cụ kế hoạch hoá có vị trí quan

trọng đặc biệt trong quản lý tài chính công Với công cụ kế hoạch hoá mộtmặt hoạch định xu thế vận động phát triển của tài chính công Mặt khác,bảo đảm cho các khoản thu, chi của tài chính công được bảo đảm Nhànước thông qua kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch ngân sách, chủ động khaithác nguồn thu tạo lập sự cân đối hợp lý với các khoản chi tài chính Kếhoạch hoá là công cụ không thể thiếu được trong quản lý đất nước nóichung và đặc biệt là quản lý tài chính công

Ba là, hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích thích việc

khai thác nguồn thu đồng thời bảo đảm chi được thực hiện một cách tiếtkiệm

Bốn là, hệ thống thanh tra, kiểm tra, kế toán, kiểm toán Hệ thống

công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về tàichính trong thu chi tài chính công Đồng thời phát hiện, ngăn chặn nhữnghành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính công Cần coi việc thanhtra tài chính, kiểm toán là hoạt động thường xuyên trong quản lý tài chínhcông

Trang 21

Năm là, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính công Tổ chức và

con người bao giờ cũng là công cụ quan trọng trong quản lý Hệ thống tổchức chặt chẽ, gọn nhẹ cho phép sự phối hợp nhịp nhàng trong quản lý.Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung và quản lý tàichính công nói riêng Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đềnày trong đổi mới cải cách nền hành chính quốc gia

Trong quản lý tài chính công, hệ thống các công cụ trên phải đồng

bộ và được vận dụng một cách tổng hợp tạo nên sự bổ sung, kết hợp hàihoà, không được coi nhẹ công cụ nào Đó là cơ sở nâng cao hiệu lực vàhiệu quả quản lý tài chính công

Trang 22

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NGÀNH

KIỂM SÁT NHÂN DÂN.

I Khái quát chung về Ngành kiểm sát nhân dân.

1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân.

Ngành Kiểm sát nhân dân được thành lập vào ngày 26 – 7 – 1960.Quá trình hình thành và phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân được chialàm 2 thời kì sau:

1.1 Viện kiểm sát nhân dân thời kì từ năm 1960 đến năm 1985.

- Trước khi Viện kiểm sát nhân dân ra đời (năm 1960), ở nước ta đã

có Viện Công tố Năm 1946, căn cứ vào Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước

ta, tổ chức Viện Công tố được thành lập trong hệ thống Toà án từ cấp tỉnhtrở lên và trực thuộc Bộ Tư pháp

- Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuẩn bị bước vàothời kỳ xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tổ chức cơ quan tư phápđược tách ra thành 3 hệ thống cơ quan riêng biệt đó là: Tư pháp, Công tố vàToà án từ Trung ương đến huyện

- Hệ thống Viện công tố được thành lập theo Nghị quyết ngày25/1/1958 của Quốc hội Theo Nghị quyết này, thì Viện Công tố có nhiệm

vụ sau:

+ Điều tra và truy tố những vi phạm về hình sự

+ Giám sát việc chấp hành pháp luật của Cơ quan điều tra, trong việcxét xử của Toà án, trong việc giam giữ và cải tạo

Hệ thống Viện Công tố bao gồm: Viện Công tố Trung ương; ViệnCông tố phúc thẩm ở các khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trịViệt Bắc, Khu tự trị Thái Mèo; Viện Công tố tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; Viện Công tố khu đặc biệt Hồng Quảng, Viện Công tố khu đặcbiệt Vĩnh Linh; Viện Công tố huyện, thị trấn lớn và tương đương

Trang 23

- Trước yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,ngày 26/7/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểmsát nhân dân năm 1960 đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việctuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố nhà nước, đảm bảo cho phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”

Trong những năm đầu mới thành lập, quán triệt Nghị quyết Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, hoạt động kiểm sát tập trung phục

vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng quan hệ sản xuất mới ởmiền Bắc, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng

và bọn tội phạm Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, côngtác kiểm sát đã kịp thời chuyển hướng hoạt động, phục vụ các yêu cầu củathời chiến trên cả mặt trận sản xuất và chiến đấu Hoạt động kiểm sát trongthời kỳ này tập trung đấu tranh khắc phục các biểu hiện buông lỏng kỷ luậtthời chiến, vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân Với mục tiêu hàngđầu là giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hậu phương miền Bắc xã hộichủ nghĩa vững mạnh, kịp thời chi viện cho tiền tuyến, hoạt động kiểm sát

đã góp phần nghiêm trị bọn gián điệp, biệt kích và phản động, đấu tranhchống các tội phạm gây cản trở việc chi viện cho tiền tuyến và các hành vixâm phạm chính sách hậu phương quân đội

- Năm 1975, đất nước ta được hoàn toàn thống nhất, mở ra thời kỳ cảnước đi lên Chủ nghĩa xã hội, ngành Kiểm sát được tổ chức và hoạt độngtrên phạm vi cả nước Ở các tỉnh phía Nam, các Viện kiểm sát tuy mớiđược thành lập, lực lượng còn non trẻ cũng đã tập trung vào việc bảo vệquyền dân chủ của công dân, coi đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu để ổnđịnh tình hình vùng mới giải phóng Toàn ngành Kiểm sát đã vận dụngđúng đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong việcxoá bỏ giai cấp tư sản mại bản phản động, tham gia giải quyết các tệ nạncủa xã hội cũ để lại nhằm giữ vững trật tự trị an, củng cố chính quyền cáchmạng, tích cực phục vụ chủ trương, chính sách thống nhất tiền tệ, cải tạocông thương nghiệp tư bản tư doanh và thực hiện cách mạng quan hệ sản

Trang 24

xuất ở nông thôn Quán triệt mục tiêu phục vụ đường lối xây dựng chủnghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, giữ vững anninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, toàn ngành Kiểm sát đã tập trungphục vụ các mục tiêu phát triển sản xuất, giữ vững kỷ luật trong phân phốilưu thông, tăng cường chế độ trách nhiệm trong quản lý kinh tế, quản lý xãhội; trấn áp kiên quyết, mạnh mẽ bọn phản động, trừng trị nghiêm khắc tộiphạm kinh tế và các tội phạm khác, tập trung làm tốt các khâu công tác

kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân

Hoạt động của Viện kiểm sát quân sự trong giai đoạn này cũng được

mở rộng hơn trước, cả về địa bàn và nội dung công tác Viện kiểm sát quân

sự các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,đấu tranh chống các tội phạm về kinh tế, tội phạm về chức vụ, nâng cao sức

chiến đấu của quân đội.

1.2 Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1986 đến nay

Từ năm 1986 đến nay, quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng tại cácNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và các Nghịquyết khác của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, ngành Kiểm sát

đã có sự đổi mới về nhận thức, về tổ chức, cán bộ và thực hiện chức năng,nhiệm vụ kiểm sát Nhờ thực hiện chủ trương và biện pháp đổi mới đó,ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả tích cực, góp phầnvào việc đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Trong 15 năm đổi mới, ngành Kiểm sát nhân dân đã có những biệnpháp nhằm thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà nước Viện kiểmsát các cấp đã quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chínhsách hình sự, tăng cường phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật phát

Trang 25

tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về các tội xâmphạm an ninh quốc gia, các tội tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội và một

số tội phạm nghiêm trọng khác, có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tốt, đượcnhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, bảo đảm các quyền dân chủ của công dân, phục vụ có hiệu quảcông cuộc đổi mới của đất nước Viện kiểm sát các cấp đã có nhiều biệnpháp đổi mới công tác quản lý, xử lý thông tin tội phạm nên số vụ án doViện kiểm sát khởi tố và yêu cầu khởi tố ngày càng tăng, hạn chế đượctình trạng bỏ lọt tội phạm Đã tăng cường hoạt động kiểm sát việc tuân theopháp luật trong lĩnh vực tư pháp, nhờ đó đã kịp thời khắc phục vi phạm của

cơ quan và người tiến hành tố tụng Công tác kiểm sát điều tra được tiếnhành ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra nên số vụ doViện kiểm sát xử lý và truy tố tăng lên, số vụ đình chỉ điều tra không đúng

đã giảm dần ở nhiều địa phương Phần lớn các vụ án được giải quyết trongthời hạn luật định Những hoạt động tích cực trên đã tạo điều kiện thúc đẩy

số vụ án kết thúc điều tra hàng năm tăng, hạn chế việc khởi tố không có căn

cứ theo quy định của pháp luật sau phải đình chỉ điều tra Số bản án có viphạm pháp luật hoặc áp dụng pháp luật không đúng được Viện kiểm sát cáccấp kháng nghị, yêu cầu xét xử ở cấp cao hơn ngày càng tăng, tỷ lệ khángnghị của Viện kiểm sát được chấp nhận ngày càng cao Trong công táckiểm sát giam, giữ, cải tạo, Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng kiểm sátthường kỳ và bất thường tại các nơi giam, giữ, cải tạo, trực tiếp ra quyếtđịnh trả tự do cho nhiều trường hợp bị giam, giữ không có căn cứ và tráipháp luật Công tác kiểm sát thi hành án được coi trọng; Viện kiểm sátnhân dân các cấp đã phối hợp với cơ quan có liên quan quản lý chặt chẽ đốivới các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhất là cáctrường hợp bị phạt tù giam nhưng chưa được bắt thi hành án, góp phầnkhắc phục tình trạng chậm trễ trong công tác thi hành án của những nămtrước đây, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Để nâng cao chấtlượng và hiệu quả công tác, ngành Kiểm sát thường xuyên đúc rút kinhnghiệm, phối hợp cùng Bộ công an, Toà án nhân dân tối cao xây dựng và

Trang 26

ban hành nhiều văn bản hướng dẫn xử lý các loại tội, nhất là tội thamnhũng, tội về ma túy và nhiều loại tội nghiêm trọng khác Công tác phốihợp liên ngành giữa Viện kiểm sát với các cơ quan bảo vệ pháp luật khácđược đẩy mạnh nhằm thống nhất về quan điểm và biện pháp trong pháthiện và xử lý tội phạm Những hoạt động đó đã đẩy nhanh tiến độ giảiquyết án, góp phần làm giảm tội phạm ở một số lĩnh vực, giữ vững an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.

Để nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm sát,ngành Kiểm sát đã chú trọng việc thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy và xâydựng đội ngũ cán bộ kiểm sát Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát ở cả 3 cấpngày càng được kiện toàn và củng cố Toàn ngành đã từng bước quán triệtđầy đủ hơn nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động kiểmsát, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện kiểm sátnhân dân tối cao Trong xây dựng kế hoạch công tác kiểm sát đã chú ý hìnhthành kế hoạch kiểm sát thống nhất nên đã huy động được cả 3 cấp cùngtiến hành kiểm sát vào một ngành, một lĩnh vực, nhằm phát hiện các viphạm pháp luật có tính phổ biến để kháng nghị khắc phục Qua thực tiễnhoạt động kiểm sát, chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện các quy chế quản

lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công táckiểm sát và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành Cơ sở vật chất của ngànhngày càng được tăng cường nhằm đáp ứng nhu cầu công tác Mạng lướicông nghệ thông tin, cơ yếu được trang bị theo hướng hiện đại để phục vụcho hoạt động nghiệp vụ và công tác quản lý chỉ đạo, điều hành

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Kiểm sát đã và đang có nhữngbiện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên vững vàng về lập trườngchính trị, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo

đức theo lời dạy của Bác Hồ: "Mỗi cán bộ kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn" Công tác xây dựng

ngành đã thường xuyên gắn với công tác xây dựng Đảng trong từng đơn vịkiểm sát Lực lượng cán bộ kiểm sát ngày càng được củng cố về mọi mặt

Trang 27

nghiệp đổi mới đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các đơn vị trong toànngành Kiểm sát.

2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngành kiểm sát nhân dân.

Theo điều 1 và điều 2 Luật của Quốc hội số 34/2002/QH10 ngày02/04/2002 về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cóchức năng và nhiệm vụ như sau:

2.1 Chức năng.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

2.2 Nhiệm vụ.

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có

nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội

chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước,của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhânphẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhànước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được

(2) Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà ngườiphạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

(3) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc xét xử các vụ án hình sự;

(4) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình,hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của phápluật;

(5) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án,quyết định của Tòa án nhân dân;

Trang 28

(6) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

4 Cơ cấu tổ chức của Ngành kiểm sát nhân dân.

Theo điều 30 và 31 Luật của Quốc hội số 34/2002/QH10 ngày02/04/2002 về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, cơ cấu của Ngành kiểm sátnhân dân và chức năng của các bộ phận được quy định như sau:

4.1 Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

(1) Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(2) Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(3) Các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

(4) Các Viện kiểm sát quân sự

Trang 29

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TỐI CAO

Viện kiểm sát quân sự trung ương

Viện kiểm sát quân sự

Trang 30

4.2 Chức nằng của các bộ phận:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểmsát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất

- Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố

và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình

- Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân

Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháptheo quy định của pháp luật

5 Đôi nét về tình hình hoạt động của Ngành kiểm sát nhân dân trong năm 2009.

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội vềnhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2009, ngay từ đầu năm, Viện kiểm sát nhândân tối cao đã xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, đề ra các biệnpháp về nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy, đề cao trách nhiệm của cán

bộ, công chức, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành

Ngay từ đầu năm, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhândân tối cao đã phối hợp với Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao, Bộ

Tư pháp, Thường vụ đảng uỷ Công an Trung ương và Uỷ ban Tư pháp, Uỷban pháp luật của Quốc hội để thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp giữacác cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống vi phạm tội phạm vàkiểm sát các hoạt động tư pháp

Với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ, công chức trong toàn Ngành,

sự quan tâm lãnh đạo của các tổ chức Đảng, sự kiểm tra giám sát của Quốchội và Hội đồng nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp,năm qua ngành Kiểm sát đã đạt kết quả tích cực trên các mặt công tác

5.1 Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.

Thực hiện chỉ đạo của VKSND tối cao, VKS các địa phương chủ

Trang 31

tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, góp phần nâng cao tỷ lệphát hiện tội phạm, hạn chế bỏ lọt tội phạm Qua công tác kiểm sát đã yêucầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra 190 vụ án, 209 bị can, trong đó cónhững vụ án được dư luận quan tâm, đồng tình; trực tiếp khởi tố yêu cầuđiều tra 28 vụ án, 19 bị can Những đơn vị có kinh nghiệm trong khâu côngtác này là Viện kiểm sát Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Bình.

VKS các cấp chủ động kiểm sát chặt chẽ ngay từ khi khởi tố và trongsuốt quá trình điều tra, xử lý vụ án VKS đã chủ động họp bàn hướng điềutra nhiều vụ án trọng điểm, đề ra yêu cầu điều tra để Cơ quan điều tra thuthập đầy đủ chứng cứ; việc phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều trađảm bảo thận trọng, có căn cứ Do đó, các vụ án hình sự được giải quyếtvẫn giữ tỉ lệ cao, chất lượng điều tra truy tố được nâng cao hơn Toànngành đã thực hành quyền công và kiểm sát điều tra 62.685 vụ án/ 109.445

bị can (giảm 409 vụ, tăng 143 bị can so với năm 2008); đã giải quyết được60.347 vụ án/ 103.520 bị can, đạt tỉ lệ 96,3% số vụ và 94,6% số bị can,trong đó, quyết định truy tố 59.486 vụ/ 101.616 bị can, chiếm tỉ lệ 98,6%

về số vụ và 98,2% về số bị can so với số đã giải quyết

Với sự chỉ đạo quyết liệt của VKSND tối cao, việc triển khai đồng

bộ các giải pháp nên chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểmsát điều tra có chuyển biến mạnh mẽ, đã giảm đáng kể các vụ án oan, sai vàviệc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Nămqua, VKS trả 2.189 hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung,chiếm tỷ lệ 3,5% số phải xử lý (giảm 1,5% so với năm 2008); Toà án trả2.692 hồ sơ vụ án cho VKS yêu cầu điều tra bổ sung, chiếm tỷ lệ 4% số vụthụ lý (giảm 0.3% so với cùng kỳ năm 2008), đình chỉ điều tra 104 bị can

do không phạm tội (giảm 115 bị can so với năm 2008)

VKS các cấp đã tập trung chỉ đạo, xử lý đối với các vụ án trọng điểm

về an ninh quốc gia, án ma tuý, tham nhũng và các vụ án nghiêm trọng,phức tạp khác; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng tìm biện phápkhắc phục những vướng mắc về chứng cứ để giải quyết dứt điểm các vụ án

Trang 32

trọng điểm đã được khởi tố điều tra, như vụ “Tham ô tài sản”, “Thiếu tráchnhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban quản lý dự án xây dựngTượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ “Tham ô tài sản”, “Lợi dụngchức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Cố ý làm trái các quyđịnh của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tạiBan điều hành Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn2001- 2005 (Đề án 112); vụ “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái các quy địnhcủa Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tạiTổng công ty vật tư nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại

Dự án Đại lộ Đông tây và Môi trường nước, Tp Hồ Chí Minh

Toàn ngành đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 67.155

vụ án theo thủ tục sơ thẩm (giảm 1.190 vụ so với cùng kỳ năm 2008),15.673 vụ theo thủ tục phúc thẩm (tăng 194 vụ so với cùng kì năm 2008)

và 276 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (tăng 24 vụ so với năm2008)

5.2 Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính.

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự: Các tranh

chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực hợp đồng dân

sự liên quan đến sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và tập trung nhiều ở cácthành phố lớn, địa bàn kinh tế trọng điểm

VKSND tối cao chỉ đạo toàn Ngành bố trí cán bộ, tổ chức tập huấn

về nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm về kiểm sát các bản án, quyết địnhcủa Toà án trong giải quyết các vụ, việc dân sự; đồng thời có biện phápnâng cao trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên trong việc kiểm sát các bản

án, quyết định của Toà án Số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị đềutăng VKS các cấp ban hành 1.171 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vềdân sự (tăng 469 kháng nghị so với năm 2008); Toà án cấp phúc thẩm đãđưa ra xét xử 608 vụ do VKS kháng nghị, chấp nhận 528 vụ, đạt tỷ lệ

Trang 33

kháng nghị, chấp nhận 279 kháng nghị, đạt tỉ lệ 88,8%; trong đó, VKSNDtối cao đã kháng nghị 215 vụ án, Toà án đã xét xử 180 vụ, chấp nhận 175

vụ, đạt tỉ lệ 97,2%

Viện kiểm sát các cấp đã có nhiều cố gắng giải quyết đơn đề nghịkháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về dân sự nên số việc được giải quyếttăng so với cùng kỳ năm 2008 Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý 4.367việc, đã giải quyết 1.075 việc, đạt tỷ lệ 24,6%, trong đó ban hành 215kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chiếm tỉ lệ 20% so với số vụ đãgiải quyết

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính: Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ

án kinh doanh, thương mại, lao động được tăng cường; chất lượng, hiệuquả có tiến bộ VKS các cấp đã phát hiện vi phạm và ban hành 20 khángnghị theo thủ tục phúc thẩm, Toà án đã xét xử 12 vụ, chấp nhận 12 khángnghị, đạt tỉ lệ 100% Toà án cấp giám đốc thẩm đã xét xử 39 vụ án do VKSkháng nghị, đã chấp nhận 26 kháng nghị đạt tỉ lệ 66,6%

Năm 2009, khởi kiện hành chính tăng về số lượng, tính chất ngàycàng phức tạp; tập trung chủ yếu là những loại việc đền bù giải phóng mặtbằng, thu hồi đất; cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất VKScác cấp thụ lý kiểm sát 1.141 vụ án theo thủ tục sơ thẩm; 479 vụ án theothủ tục phúc thẩm; 74 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm VKS đã ban hành

21 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, trong đó, Toà án đã xét xử 07 vụ,chấp nhận 04 kháng nghị; xét xử 13 vụ án do VKS kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thẩm, chấp nhận 11 kháng nghị, đạt tỉ lệ 84,6%

5.3 Công tác kiểm sát thi hành án.

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: VKS các cấp chủ động phối

hợp với các ngành hữu quan kiểm sát chặt chẽ số bị án bị phạt tù, án cóhiệu lực pháp luật chưa thi hành để có biện pháp thi hành Năm 2009, có72.142 bị án đã có hiệu lực pháp luật, đã thi hành 65.798 bị án (đạt tỉ lệ91,2%) Qua kiểm sát việc phân loại, tổ chức việc thi hành án, VKS các cấp

đã ban hành 214 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu Toà án, cơ quan Công an

Trang 34

khắc phục vi phạm, như: chậm ra quyết định thi hành án, hoãn thi hành ánkhông đúng; chậm áp giải, chậm ra lệnh truy nã đối với các bị án trốn thihành án Chú trọng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quản lý, giáodục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại UBND cấp xã.

Đã ban hành 926 bản kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan hữu quan khắcphục vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án treo, cải tạo khônggiam giữ Trên cơ sở tổng hợp vi phạm, VKSND tối cao kiến nghị với Thủtướng Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền khắc phục tình trạng buônglỏng quản lý và giáo dục người đang thi hành án tại địa phương

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: VKS các cấp chú trọng kiểm

sát việc ra quyết định, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, rà soát các bản

án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, còn nhận thức khác nhau đểtổng hợp kiến nghị biện pháp giải quyết; yêu cầu cơ quan hữu quan thihành đúng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Năm 2009, tổng

số việc phải thi hành 719.522 việc, đã thi hành 346.095 việc, đạt tỉ lệ48,1% so với số phải thi hành VKS đã phát hiện một số quyết định thihành án không đúng với nội dung bản án, quyết định hoãn thi hành án, việccưỡng chế, kê biên, định giá tài sản không đúng pháp luật Đã ban hành

494 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục vi phạm

5.4 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động tư pháp.

Trong năm 2009, số lượng công dân đến khiếu nại, tố cáo tại VKScác cấp tăng nhưng khiếu nại đông người giảm nhiều so với năm 2008.Toàn ngành đã thụ lý 12.562 việc, trong đó, nội dung chủ yếu đề nghịkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật về dân sự, hình sự và tập trung nhiều ởVKSND tối cao; đã giải quyết 8.189 việc, đạt trên 65,2% Các cấp kiểm sát

đã chú trọng giải quyết các vụ, khiếu nại, tố cáo do các cơ quan Đảng, Nhànước, Quốc hội, báo chí chuyển đến

Trang 35

5.5 Công tác tài chính và đầu tư cơ sở vật chất.

Trên cơ sở kinh phí được Nhà nước giao, VKSND tối cao đã kịp thờiphân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 cho các đơn

vị trong toàn ngành, trong đó, tập trung cho công tác nghiệp vụ, chi thựchiện các nhiệm vụ chính trị của năm 2009, nhiệm vụ cải cách tư pháp Kinhphí xây dựng cơ bản được sử dụng để tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự ántrọng điểm, gồm 100 trụ sở VKS các cấp đang tiếp tục đầu tư xây dựng; 55trụ sở khởi công xây dựng mới; tiếp tục thực hiện việc đầu tư chống xuốngcấp, sửa chữa lớn trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục

vụ công tác

VKSND tối cao tiến hành kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí tại nhiều VKS địa phương Qua kiểm tra cho thấy, VKS các cấp đãquán triệt và thực hiện đúng chế độ mua sắm tài sản theo quy định của Nhànước, đã tiết kiệm được 2.112 triệu đồng Các đơn vị tiết kiệm nhiều trongmua sắm là VKS Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh

Tóm lại: Trong năm qua, toàn ngành Kiễm sát đã nỗ lực phấn đấu

thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được kết quả tích cực: đã phối hợp chặtchẽ với các cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội;tập trung hoàn thiện hồ sơ để giải quyết dứt điểm các vụ án trọng điểm đãđược khởi tố điều tra; nâng cao trách nhiệm trong công tác thực hành quyềncông tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, làm giảmđáng kể việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, các trường hợp điều tra, truy tố oan,sai; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác kiểm sát các hoạt động tưpháp Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về cảicách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân Tiếp tục thực hiện tốt côngtác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; mở rộng, tăng cườngquan hệ hợp tác quốc tế; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, quản lý,chỉ đạo, điều hành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày đăng: 16/07/2013, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình khoa học quản lý - Tập I - PPGS.TS Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình khoa học quản lý - Tập II - PPGS.TS Đoàn Thị Thu Hà; PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
3. PGS.TS TRần Đình Ty – Quản lý tài chính công – NXB Lao động Khác
4. Luật của Quốc hội số 34/2002/QH10 ngày 02/4/2002 qui định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Khác
5. Các trang web: - www.vnExpress.net - www.vksndtc.gov.vn - www.dantri.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Vụ kế hoạch – Tài chính đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong 2 năm 2008 – 2009 như sau: - ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
k ế hoạch – Tài chính đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong 2 năm 2008 – 2009 như sau: (Trang 38)
Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một vài nhận xét sau: - ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
b ảng số liệu trên ta có thể rút ra một vài nhận xét sau: (Trang 39)
Bảng 2. Chi quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên. - ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
Bảng 2. Chi quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w