Công tác kiểm sát thi hành án.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO (Trang 33 - 34)

I. Khái quát chung về Ngành kiểm sát nhân dân.

5. Đôi nét về tình hình hoạt động của Ngành kiểm sát nhân dân trong năm 2009.

5.3. Công tác kiểm sát thi hành án.

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: VKS các cấp chủ động phối

hợp với các ngành hữu quan kiểm sát chặt chẽ số bị án bị phạt tù, án có hiệu lực pháp luật chưa thi hành để có biện pháp thi hành. Năm 2009, có 72.142 bị án đã có hiệu lực pháp luật, đã thi hành 65.798 bị án (đạt tỉ lệ 91,2%). Qua kiểm sát việc phân loại, tổ chức việc thi hành án, VKS các cấp đã ban hành 214 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu Toà án, cơ quan Công an

khắc phục vi phạm, như: chậm ra quyết định thi hành án, hoãn thi hành án không đúng; chậm áp giải, chậm ra lệnh truy nã đối với các bị án trốn thi hành án. Chú trọng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quản lý, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại UBND cấp xã. Đã ban hành 926 bản kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Trên cơ sở tổng hợp vi phạm, VKSND tối cao kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý và giáo dục người đang thi hành án tại địa phương.

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: VKS các cấp chú trọng kiểm

sát việc ra quyết định, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, rà soát các bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, còn nhận thức khác nhau để tổng hợp kiến nghị biện pháp giải quyết; yêu cầu cơ quan hữu quan thi hành đúng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Năm 2009, tổng số việc phải thi hành 719.522 việc, đã thi hành 346.095 việc, đạt tỉ lệ 48,1% so với số phải thi hành. VKS đã phát hiện một số quyết định thi hành án không đúng với nội dung bản án, quyết định hoãn thi hành án, việc cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản không đúng pháp luật. Đã ban hành 494 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục vi phạm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w