II. Thực trạng quản lý tài chính trong Ngành kiểm sát nhân dân 1 Chủ thể quản lý tài chính.
3. Quản lý việc chi.
3.2. Những kết quả đạt được.
3.2.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp vàcác nguồn kinh phí khác. các nguồn kinh phí khác.
Ngay từ khi nhận được Quyết định giao dự toán chi Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí bổ sung trong năm, VKSND tối cao đã phân bổ ngân sách được giao chi tiết đến từng đơn vị, sử dụng ngân sách công bằng, công khai theo đúng định mức phân bổ dự toán tại các Quyết định và theo
đúng các nội dung nguồn vốn được giao. Kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện ngân sách, chế độ mới theo đúng quy định của Nhà nước.
VKSND cấp tỉnh cũng thực hiện nghiêm túc việc phân bổ dự toán thu chi NSNN được uỷ quyền, kịp thời, đúng nội dung và kinh phí được giao. Trong năm, các đơn vị có nhu cầu về kinh phí do phát sinh nhiệm vụ, báo cáo về VKSND tối cao cũng đã được bổ sung kinh phí kịp thời.
3.2.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
VKSND tối cao tuân thủ đúng các quy định về quản lý vốn đầu tư. Các dự án đều đảm đủ thủ tục, trình tự theo quy định, cơ bản các dự án đều được thực hiện đúng tiến độ theo quyết định đầu tư được duyệt. Các dự án đầu tư xây dựng hoàn thành có báo cáo quyết toán cơ bản đầy đủ đúng thời gian quy định. Các công trình thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu công tác, sinh hoạt của đơn vị sử dụng.
Tính đến tháng 3/2010, toàn ngành có tổng số 757 trụ sở VKSND các cấp, trong đó có 337 trụ sở làm việc tạm ổn định (trong đó có 323 trụ sở làm việc cấp quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh; 12 trụ sở làm việc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 2 trụ sở trực thuộc VKSND tối cao).
Về quy mô đầu tư, các dự án của ngành tuân thủ chặt chẽ theo đúng thẩm quyền về trình duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, quyết toán vốn đầu tư, đảm bảo đủ thủ tục đầu tư theo quy định của nhà nước. Đối với mỗi dự án đều được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật (dự án đầu tư), thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu. Công tác chỉ định thầu, đấu thầu theo đúng đối tượng, đúng trình tự thủ tục Nhà nước quy định.
Về thực hiện đầu tư cơ bản các dự án đảm bảo kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu, đảm bảo đúng tiến độ. Việc đôn đốc, giám sát đơn vị thi công của Chủ đầu tư đảm bảo đúng thiết kế, đúng tiến độ, chất lượng theo quy định.
3.2.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sửdụng tài sản Nhà nước. dụng tài sản Nhà nước.
*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.
Đến hết năm 2009, máy vi tính và máy photocopy đã thực hiện trang bị đủ theo Đề án được duyệt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu 01 cán bộ/01 bộ máy vi tính theo Quyết định số 170/2006/QĐ – TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
*Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.
Nhìn chung số trang phục, xe ô tô, xe máy và các trang thiết bị khác theo Đề án đã được cung cấp khá đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu của Ngành. Hiện tượng các đơn vị nộp đơn phàn nàn về việc thiếu các trang thiết bị trên đã giảm hẳn.
3.2.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Tình hình thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ năm 2007 – 2008. Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng kinh phí tiết kiệm được 27.289,9 62.054,9 92.542,9 (Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định
130, Nghị định 43 của Chính phủ” của VKSND tối cao)
- Sau khi thực hiện theo Nghị định 130 ta thấy, số tiền tiết kiệm được của toàn Ngành đã tăng theo các năm. Cụ thể là năm 2008 đã tiết kiệm được 34.765 triệu đồng, và năm 2009 tiết kiệm được 30.488 triệu đồng. Điều này chứng tỏ, trong thời gian qua ngành Kiểm sát đã chú trọng vào công tác thực hành tiết kiệm và tiết kiệm được một lượng kinh phí lớn đã dùng cho các nhiệm vụ khác.
- Số tiền tiết kiệm được của các đơn vị trong toàn ngành chủ yếu do điều hành chi tiêu ngân sách bám sát các định mức qui định trong Qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, tập trung chủ yếu ở các nội dung sau:
+ Tiết kiệm kinh phí của số biên chế, hợp đồng lao động chưa tuyển dụng được so với chỉ tiêu được giao.
+ Tiết kiệm trong việc sử dụng xăng dầu, điện sáng, điện thoại, nước sinh hoạt, văn phòng phẩm, công tác phí, tiếp khách, làm thêm giờ, chi nghiệp vụ chuyên môn khác...
+ Tiết kiệm trong việc sửa chữa và mua sắm thường xuyên.