Mục tiêu cụ thể của ngành trong năm 2010.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO (Trang 59 - 60)

I. Mục tiêu phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân trong thời gian sắp tới.

2. Mục tiêu cụ thể của ngành trong năm 2010.

Năm 2009, ngành Kiểm sát nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; tập trung hoàn thiện hồ sơ giải quyết dứt điểm các vụ án trọng điểm đã được khởi tố điều tra; nâng cao trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, làm giảm đáng kể việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, các trường hợp điều tra, truy tố oan, sai. Công tác tư pháp trong năm qua có sự chuyển biến rõ nét, từ điều tra, truy tố, xét xử đến công tác thi hành án.

Toàn ngành đã cùng các cơ quan tư pháp nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta… Đây là những cố gắng rất lớn của ngành Kiểm sát trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, vì vậy ngành Kiểm sát nhân dân cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tổ chức và hoạt động; hoàn thiện thể chế pháp luật về chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập và hợp tác quốc tế để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo đó, mục tiêu của ngành trong năm 2010 như sau:

Một là, tiếp tục cùng với các ngành, các cấp "xây dựng hệ thống cơ

quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người". Phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh việc

thực hiện và tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp trong ngành KSND.

Hai là, quán triệt và thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị số 15-

CT/TW, ngày 7/7/2007 của Bộ Chính trị "về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng"; Thông báo số 130-TB/TW, ngày 10/1/2008 của Bộ Chính trị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ba là, ngành KSND tăng cường thực hiện chức năng thực hành

quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm từ việc kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố điều tra, bắt, tạm giữ, tạm giam, xử lý vụ án nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm đồng thời, không để xảy ra việc làm oan người vô tội…

Bốn là, tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện

phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành; thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu cán bộ của ngành Kiểm sát phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện chiến lược cán bộ với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành với việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Năm là, ngành KSND quán triệt và thực hiện đúng đường lối đối

ngoại của Đảng nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm công tác, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực hoạt động của ngành…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w