Đề cương Quản trị rủi ro

37 350 1
Đề cương Quản trị rủi ro

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I: Tổng quan về RR 1. Các khái niệm Trường phái truyền thống: > RR là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Trường phái trung hòa: RR là sự bất trắc có thể đo lường được ( Frank knight) RR là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi (Allan Willett) RR là sự tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất ( Inrving Pferfer) RR là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được (Marilu Hurt Mon Carty) RR là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả ( Micheal Smith) >RR là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến ( RR đó là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả) RR Vừa mang tính tiêu cực,vừa mang tính tích cực RR là yếu tố ngẫu nhiên, khách quan có thể đo lường được liên quan đến bảo hiểm.

Chương I: Tổng quan về RR 1. Các khái niệm Trường phái truyền thống: -> RR là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Trường phái trung hòa: - RR là sự bất trắc có thể đo lường được ( Frank knight) - RR là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi (Allan Willett) - RR là sự tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất ( Inrving Pferfer) - RR là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được (Marilu Hurt Mon Carty) - RR là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả ( Micheal Smith) ->RR là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến ( RR đó là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả) RR Vừa mang tính tiêu cực,vừa mang tính tích cực RR là yếu tố ngẫu nhiên, khách quan có thể đo lường được liên quan đến bảo hiểm. 2. Phân loại rủi ro Phân tích các nguyên tắc trong BHTM: - Nguyên tắc số đông bù số ít - Nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm - Phân tán rủi ro - Trung thực tuyệt đối - Quyền lợi có thể được đảm bảo. * Dựa vào bản chất: 2.1.1 Rủi ro thuần túy: Là rủi ro mang tính khách quan, là những rủi ro dẫn đến thiệt hại, mất mát, tổn thất, tồn tại khi có tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời. 2.1.2 Rủi ro suy đoán: Còn gọi là rủi ro mang tính đầu cơ. Là những rủi ro mà trong đó những cơ hội tạo ra thuận lợi gắn với những nguy cơ gây ra tổn thất. Loại rủi ro này là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và có tính hấp dẫn của nó. Nguyên nhân: - RR do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh - RR do kém khả năng cạnh tranh - RR do sự thay đổi thị hiếu khách hàng - RR do lạm phát - RR do điều kiện không ổn định của thuế - RR do thiếu thông tin kinh tế và thiếu kinh nghiệm quản lý - RR do tình hình chính trị bất ổn. 2.2 theo khả năng phân tán 2.2.1 RR có thể đa dạng hóa: - Kn: là rủi ro không có tính hệ thống. Nó thường xảy ra trong phạm vi hẹp mang tính riêng có, có thể phân chia giảm thiểu đa dạng hóa bằng các nguồn quỹ góp chung - Nguyên nhân: + RR quản lý: là những rủi ro nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản lý do vậy quyết định của họ đưa ra có thể sai lầm gây tổn hại, thậm chí phá sản. + RR tài sản: Là những rủi ro nảy sinh do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiêp nắm giữ + RR tài trợ: là những rủi ro và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. 2.2.2 RR không thể đa dạng hóa: hay còn gọi là rủi ro hệ thống, RR thị trường. Đây là những rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn thường nằm ngoài sự kiểm soát của một thậm chí của một nhóm cá nhân. Đây là loại rủi ro khi xảy ra thường ảnh hưởng đến phạm vi rộng tổn thất mang tính nghiêm trọng và tác động đến nhiều tối tượng. Không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa. Nguyên nhân: + Những thay đổi trong cơ chế quản lý + Những thay đổi trong thị hiếu khách hàng + Tiến bộ khoa học công nghệ + Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư. 2.3 phân loại theo đối tượng 2.3.1 rủi ro tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản 2.3.2 Rủi ro nhân sự: thiệt hại về tính mạng thân thể con người 2.3.3 Rủi ro pháp lý: đó là sự việc phát sinh TNDS theo ràng buộc của luật dân sự dẫn đến phải bồi thường 2.4 Phân loại theo phạm vi 2.4.1 rủi ro cơ bản: Là những rủi ro phát sinh từ sự tác động tương hỗ thuộc về mặt kinh tế, chính trị xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm người nào đó trong xã hội 2.4.2 Rủi ro riêng biệt: Là rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác động của các rủi ro không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít người. 2.5. Phân loại theo nguồn gốc: 2.5.1 Môi trường tự nhiên 2.5.2 Môi trường VH-XH 2.5.3 Môi trường kinh tế 2.5.4 Môi trường luật pháp 2.5.5 Môi trường chính trị 2.5.6 Môi trường hoạt động 2.5.7 Vấn đề nhận thức của con người 2.6 Phân loại theo ngành 2.6.1. Rủi ro trong ngành ngoại thương 2.6.2 RR trong ngành đầu tư 2.6.3. RR trong ngành công nghiệp 2.6.4 RR trong ngành ngân hàng 2.6.5 RR trong ngành xây dựng 2.6.6 RR trong ngành nông nghiệp 2.6.7 RR trong ngành du lịch 2.6.8 RR trong ngành GTVT 2.6.9. RR trong kinh doanh 2.7 Các rủi ro đặc thù trong kinh doanh 2.7.1 RR từ tác động của thị trường 2.7.2 RR trong giao dịch kinh doanh mua bán 2.7.3. RR trong thanh toán 2.7.4 RR hối đoái 2.7.5 RR đầu tư 2.7.6 RR tài trợ. 3. Hiểm họa • Kn: là những nhân tố hay nguyên nhân chính dẫn đến RR, nó ám chỉ những sự cố và nhân tố ảnh hưởng đến hậu quả của tổn thất. • Đặc điểm: mang tính khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. 4. Nguy cơ: • Kn: Là những điều kiện về vật chất, tinh thần hoặc các nhân tố có thể làm tăng khả năng dẫn đến tổn thất. • Tính chất: + NGuy cơ diễn tả khả năng xảy ra sự cố + NGuy cơ tồn tại với mức độ cao thấp khác nhau tùy theo các yếu tố tác động tạo ran guy cơ. • Phân loại: + Nguy cơ vật chất: Là các điều kiện cơ sở vật chất, vị trí, có thể làm tăng cơ hội dẫn đến tổn thất. Mối nguy vật chất là tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát. + NGuy cơ tinh thần: Đề cập đến năng lực hành vi của cá nhân tổ chức hoặc sự lo lơ đễnh chủ quan của con người. + Nguy cơ đạo đức: Là những hành vi cố ý làm tăng mức độ tổn thất hoặc có sự gian dối nhằm trục lợi BH. Nguy cơ đạo đức là sự không trung thực của một cá nhân nào đó làm tăng khả năng xảy ra mất mát. 5. Sự bất định: • Kn: Sự bất định là sự nghi ngờ của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân nhận thức được RR. Đó là một khái niệm chủ quan vì vậy nó không thể đo lường trực tiếp. Sự bất định phụ thuộc vào trạng thái tư tưởng của từng cá nhân. • Các mức độ của sự bất định: + M1: Không có bất định (chắc chắn) kết quả có thể tiên đoán chắc chắn VD: quy luật vật lý. + M2: Sự bất định khách quan kết quả nhận ra được và xs được biết. + M3: Sự bất định chủ quan: kết quả nhận ra được và xs không được biết.VD: tai nạn xe cộ. + M4: Sự bất định cao nhất: kết quả không nhận ra đầy đủ và xs không được biết VD: thám hiểm không gian. * Phản ứng đối với sự bất định: - Sự bất định ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi con người. - Sự bất định ảnh hưởng đến mức bồi thường yêu cầu cho những hành động RR. - Sự bất định dẫn đến tê liệt hay sự thụ động . - Sự bất định làm cho cá nhân hay tổ chức chống lại những kết quả mà họ đã nhận ra và không mong muốn chúng. - ? sự khác nhau giữa rủi ro, hiểm họa, nguy cơ: - Tiêu chí - RR - HH - NC - Khái niệm - - - - Đặc điểm - - Khách quan - Cả khách quan lẫn chủ quan - Bản chất - Nhấn mạnh kết quả, kết cục của sự cố hơn là khả năng xảy ra RR - Là nguyên nhân dẫn đến RR - Có thể coi như chất xúc tác - Khả năng đo lường - + - - - - - 6. Tổn thất: • Kn: Là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu. • Phân loại tổn thất: + Tổn thất về tài sản + Tổn thất về con người + Tổn thất về TNDS. • Ý nghĩa: - Đối với lĩnh vực đời sống XH: Tổn thất làm gián đoạn tạm thời hay vĩnh viễn quá trình sinh hoạt cá nhân, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Trên bình diện rộng tổn thất làm mất khả năng lao động của con người, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất của toàn bộ nền kinh tế xã hôi. Vì vậy người ta luôn tìm cách né tránh, chống lại hay giảm thiểu nó ở phạm vi có thể. - Đối với lĩnh vực BH: Tổn thất phát sinh trở thành nhân tố trực tiếp làm cho tác dụng của BH được thể hiện và phát huy một cách cụ thể. Thật vậy, bồi thường tổn thất của BH sẽ giúp tái tạo lại quá trình sx và sinh hoạt bị gián đoạn do tổn thất phát sinh làm cho đời sống XH tái lập lại thế cân bằng của nó. * Các chi phí của rủi ro: + Chi phí trực tiếp: Tổn thất về tài sản, con người, TNPL quy ra tiền. + Chi phí gián tiếp: - Các chi phí về tinh thần - Chi phí của sự không chắc chắn - Chi phí về quan hệ • Tổn thất và rủi ro: + Mối liên hệ về hình thức: - RR phản ánh mặt chất của sự kiện - Tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện + Mối quan hệ nhân quả: -RR là nguyên nhân - Tổn thất là hậu quả. So sánh sự khác nhau giữa 4 khái niệm. làm bài tập tình huống: 2 dạng Chương 2: Những vấn đề cơ bản về QTRR I. Lịch sử hình thành và phát triển của QTRR. 1. Lịch sử hình thành - QTRR đã được thực hiện không chính thức từ thưở ban đầu - 1955-1964 đánh dấu sự ra đời của QTRR hiện đại cả về học thuật lẫn nghề nghiệp ( theo Snider 1991) khi đó QTRR mới có được sự chấp nhận rộng rãi đối với cả nhà thực hành lẫn nhà nghiên cứu. 2. Lịch sử phát triển chức năng của QTRR: - Quá trình phát triển về mặt kỹ thuật của QTRR qua xu hướng đáng tin cậy của thập niên 1950 và qua xu hướng an toàn hệ thống của thập niên 1960 và 1970. - QTRR bắt đầu đi vào 1 giai đoạn mang tính quốc tế từ giữa những năm 70 đó là giai đoạn toàn cầu hóa. Hiệp hội QTRR và BH (RIMS) bắt đầu thiết lập những quan hệ với các nhà QTRR châu âu và châu á. - Trong những năm 90 các hoạt động QTRR các hoạt động QTRR tiếp tục phát triển, và đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó. - Việc mua BH tiếp tục đóng vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị. Nguyên tắc mua BH đang bắt đầu hòa hợp với những hoạt động QTRR khác của tổ chức như thiết kế an toàn , QTRR pháp lý, sự an toàn những hệ thống thông tin. II. Khái niệm về QTRR quản trị rủi ro là quá trình xác định, nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm năng mà rủi ro có thể gây ra, tìm kiếm các biện pháp thích hợp dể tối thiểu hóa các chi phí mà rủi ro gây ra. II. Sự cần thiết khách quan của QTRR - RR thể hiện ở mọi bộ phận, lĩnh vực chuyên môn, cá nhân và hoạt động trong tổ chức - Mọi người đều có trách nhiệm -Trách nhiệm QTRR không thể chuyển giao hay thuê ngoài. III. Nguyên tắc QTRR: - Không chấp nhận các RR không cần thiết - Ra quyết định rủi ro ở cấp thích hợp - Chấp nhận RR khi lợi ích nhiều hơn chi phí - Kết hợp QTRR vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp. IV. Đánh giá chương trình QTRR - QTRR tốt không ngăn được các điều tồi tệ xảy ra - Nhưng khi những điều tồi tệ xảy ra, QTRR tốt đã dự báo được và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của nó. - RR lớn nhất là không biết tất cả các QTRR. - Vấn đề lớn nhất có nhiều RR nằm ngoài kiểm soát của bạn. II. Quy trình QTRR B1: Xác định xứ mạng: Sắp xếp thứ tự những chỉ tiêu và những mục tiêu quản trị rủi ro cùng với sứ mạng của tổ chức là nhiệm vụ cơ bản của QTRR. Việc thiết lập những mục tiêu và chỉ tiêu về QTRR có một tầm quan trọng hàng đầu, bởi vì chúng là nền tảng cho tất cả những hoạt động QTRR. Những chỉ tiêu và những mục tiêu này là những tiêu chuẩn đo lường sự thành công hay thất bại của chương trình, và cũng quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động của QTRR. - trong các chương trình QTRR, việc lựa chọn mục tiêu của chương trình sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố và điều kiện bao gồm: + Mục tiêu của doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Nhận thức của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp về vấn đề QTRR + Quy mô của doanh nghiệp ( lao động, doanh thu, vốn điều lệ) + Phụ thuộc vào điều kiện tài chính, đặc thù SXKD + Phụ thuộc vào thời gian lao động - Các mục tiêu QTRR mà doanh nghiệp hay lựa chọn thường bao gồm: + Giảm thiểu các tổn thất mà RR gây ra + Giảm thiểu các tổn thất và rủi ro thông qua giảm thiểu nguy cơ dẫn đến RR + Thỏa mãn các nhu cầu bắt buộc của cơ quan quản lý về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. + Đảm bảo khuyến khích người lao động, giữ chân người lao động giỏi. + Đảm bảo xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp đối với công chúng, đối với các đối tác và khách hàng. - Khi lựa chọn các mục tiêu, doanh nghiệp có thể lựa chọn đồng thời 2 hoặc 3 mục tiêu, các mục tiêu này có thể thay đổi bởi mục tiêu khác trong một kỳ kế hoạch, phụ thuộc vào điều kiện thực tế và chiến lược của doanh nghiệp. B2: Nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố: “mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rui ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy r, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. B3: Phân tích và đo lường tổn thất. Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, cần lưu ý rằng đây là một công việc phức tạp, bởi không phải mỗi rủi ro chỉ do một nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa. Đo lường rủi ro liên quan đến 2 yếu tố: - Đo lường xác suất xảy ra trong từng loại RR - Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất mà RR gây ra. -> Để thống kê được 2 chỉ tiêu này, doanh nghiệp và nhà nước (cơ quan đại diện)phải làm tốt công tác thống kê về số vụ RR xảy ra, về tổn thất mà mỗi vụ RR phải gánh chịu, công tác thống kê phải tuân thủ quy luật số lớn. B4: Xử lý từng rủi ro. Bắt đầu tư ưu tiên cao nhất Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của RR, doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể lựa chọn các phương pháp QTRR khác nhau. Có 2 nhóm biện pháp QTRR: - Nhóm 1: Các biện pháp kiểm soát rủi ro. Việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của DN, mục tiêu của DN - Nhóm 2: Các biện pháp tài trợ RR B5: Thực hiện, thu xếp các biện pháp RR đã được lựa chọn. Truyền đạt chiến lược QTRR đến tổ chức B6: Giám sát và xem lại. Giám sát sự cố và các chỉ báo phát sinh RR tiềm năng khác. Định kỳ xem lại chiến lược QTRR. -> Trong quy trình QTRR bước 2 là bước quan trọng nhất. III. Một số yếu tố ảnh hưởng đến QTRR - Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ - Thực lực tổ chức mạnh hay yếu - Môi trường hoạt động của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp có nhiều rủi ro hay ít RR [...]... của con người trong bảo vệ môi trường Tuy nhiên việc cải tạo tự nhiên chỉ trong phạm vi nhỏ BH? Có phát huy được tác dụng khắc phục được những rủi ro trong môi trường này hay không? Những rủi ro xuất phát từ môi trường tự nhiên là loại rủi ro ảnh hưởng đến tổ chức cá nhân theo một cách và cùng một lúc Nên ta không thể giảm bớt rủi ro thông qua sự thỏa hiệp đóng góp tiền bạc và chia sẻ rủi ro Chính vì... lường rủi ro: 1 Đo lường định tính: * Để đo lường rủi ro nhà QTRR cần phải: + Xây dựng thước đo mức độ quan trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp + Áp dụng các thước đo này vào các rủi ro đã được xác định * Để đo lường được các tổn thất chúng ta tập trung vào các vấn đề: - Xác định xác suất sảy ra rủi ro (tần số RR) - Xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất 1.1 Xác định xác suất xảy ra rủi ro (tần... không bao gồm rủi ro suy đoán Có thể nói, bảng tường trình tài chính ngoài nhận dạng rủi ro nó còn có tác dụng trong việc đo lường rủi ro và xác định phương pháp xử lý rủi ro tốt nhất - ĐỐi với báo cáo tài chính chúng ta sẽ xem xét 4 bảng: + bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cho biết dòng tiền vào và dòng tiền ra của 1 doanh nghiệp, tình hình tài trợ và tình hinh đầu tư trong một kỳ Một trong những chỉ... không phù hợp với hiện thực khách quan - Rủi ro: + Ngôn ngữ + Tôn giáo + Giá trị, thái độ + cách cư xử và phong tục + thẩm mỹ + giáo dục Đối với mỗi một yếu tố của văn hóa, có những rủi ro khác nhau cũng như những đặc trưng riêng có của các loại rủi ro này + Sự lệch lạc trong hành vi cá nhân + Những lỗi lầm trong hành vi nhóm - Các biện pháp phòng ngừa rủi ro do môi trường văn hóa + Hiểu biết về văn... thất ở mức thấp nhất 4 Chuyển giao rủi ro phi BH Là biện pháp chuyển giao rủi ro thông qua hoạt động giữa các đối tác các bên chuyển trách nhiệm cho nhau thông qua quá trình đàm phán Có 2 cách thực hiện: -Chuyển giao TS và hoạt động có RR sang cho một nhóm khác - Chuyển giao bằng HĐ giao ước 5 Quản trị thông tin 6.Phân chia rủi ro: Chia nhỏ đối tượng có khả năng gặp rủi ro thành những phần khác nhau để... nhận thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của con người từ đó có thể dẫn tới các loại rủi ro khác nhau - Nguyên nhân của rủi ro do nhận thức là: + Rối loạn cảm giác + Rối loạn tri giác + Sai sót trong tư duy suy luận + Rối loạn tưởng tượng Gây ra ảo tưởng II Phương pháp nhận dạng rủi ro 1 Bảng liệt kê rủi ro 1.1 Khái niệm: Liệt kê tất cả các tổn thất tiềm năng có thể xảy ra thông qua các bảng câu... Nguồn rủi ro 1 Khái niệm: Nguồn rủi ro: là nguồn các yếu tố góp phần vào kết quả tiêu cực hay tích cực chẳng hạn thị trường lao động có kỹ năng ở Đài loan có thể xem là một yếu tố quan trọng trong rủi ro suy đoán khi tiến hành xây dựng một nhà máy sản xuất máy tính ở đây 2 Môi trường tự nhiên: 1 Môi trường tự nhiên Đối với mỗi môi trường thì chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu: + Khái niệm + Hiểm họa + rủi ro. .. rủi ro (tần số RR) Tần số rủi ro: - Tần số là số lần mà một biến ngẫu nhiên nhận 1 giá trị nhất định hay khoảng giá trị trong một mẫu quan sát - Tần số RR là số lần xuất hiện của RR, tổn thất trong một khoảng thời gian hoặc tổng số lần lấy mẫu thống kê - XS của RR thể hiện biến cố bất lợi có thể xảy ra trong tương lai • Đo lường tần số RR: - Quan sát sx để một nguy hiểm xảy ra trong một năm - Phương pháp... Tổn thất tiềm năng về con người trong hộ gđ - Tổn thất tiềm năng về con người trong hộ gđ - Đưa ra tình huống trong thực tế Hướng dẫn xử lý các tình huống đó: VD: yêu râu xanh, Động đất, Sóng thần, hỏa hoạn… Chương VI: Kiểm soát rủi ro I Khái quát chung 1 Khái niệm: Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình nhằm cố gắng né tránh, đề phòng hạn chế hay nói cách khác... các dữ kiện về tổn thất trong quá khứ, ta có thể dùng thông tin này dự báo các chi phí của tổn thất bằng các hàm xu thế hay phương pháp khai triển tổn thất giúp ích cho việc dự toán ngân sách cho các chương trình Chương IV: Đo lường tổn thất I Giới thiệu chung Nhận dạng rủi ro và các kết quả có thể có là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá hay đo lường rủi ro Đo lường rủi ro giúp nhà QTRR ước lượng . trong ngành ngân hàng 2.6.5 RR trong ngành xây dựng 2.6.6 RR trong ngành nông nghiệp 2.6.7 RR trong ngành du lịch 2.6.8 RR trong ngành GTVT 2.6.9. RR trong kinh doanh 2.7 Các rủi ro đặc thù trong. về QTRR quản trị rủi ro là quá trình xác định, nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm năng mà rủi ro có thể gây ra, tìm kiếm các biện pháp thích hợp dể tối thiểu hóa các chi phí mà rủi ro gây ra. II chất: 2.1.1 Rủi ro thuần túy: Là rủi ro mang tính khách quan, là những rủi ro dẫn đến thiệt hại, mất mát, tổn thất, tồn tại khi có tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời. 2.1.2 Rủi ro suy đoán:

Ngày đăng: 26/05/2015, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan