0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Các biện pháp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO (Trang 35 -35 )

1. Lưu giữ tổn thất

Kn: Là phương thức sử dụng các nguồn tài chính của bản thân tổ chức, cá nhân hoặc đi vay mượn để khắc phục các tổn thất mà RR gây ra.

• Phân loại:

+ Lưu giữ tổn thất thụ động hay không có kế hoạch: là khi RR xảy ra đối tượng, đối tượng bị tổn thất mới tìm kiếm các nguồn tài chính để bù đắp.

CD: vay mượn, thế chấp.

+ lưu giữ tổn thất năng động hay có kế hoạch: Cá nhân, doanh nghiệp sẽ lập quỹ dự phòng tổn thất để sử dụng khi có tổn thất xảy ra.

VD: Các khoản tiết kiệm, các quỹ dự phòng.. - Các hình thức lập quỹ dự phòng:

! lập quỹ dự phòng tổn thất: Nhà QTRR của một tổ chức tự tài trợ RR có thể hình thành một tài khoản nợ để giải quyết những tổn thất ngoài dự tính. Hàng năm dự kiến tổn thất sẽ được cộng thêm vào tài khoản đồng thời lợi nhuận sẽ bị trừ đi một khoản tương ứng. Kỹ thuật này làm giảm bớt ảnh

hưởng của tổn thất không bảo hiểm theo thời gian bằng cách trừ đi một lượng tổn thất trung bình hàng năm hơn là trừ toàn bộ cùng một lúc giá trị của tổn thất khi nó xảy ra.

! tài khoản tài sản dự phòng: Một tổ chức có thể giữ tiền mặt hay các đầu tư dễ chuyển thành tiền mặt để thanh toán những khoản tổn thất không bảo hiểm.

! Bảo hiểm trực hệ: Là một người bảo hiểm được sở hữu bởi một người được BH có nhiều hình thức BH trực hệ khác nhau:

Được sở hữu bởi một công ty trực hệ thuần túy.

Là sở hữu chung bởi một nhóm doanh nghiệp – trực hệ tập đoàn

Là sở hữu chung bởi một nhóm thành viên thuộc hiệp hội thương mại – trực hệ thương mại.

• Ưu, nhược điểm + ưu điểm:

- Tiết kiệm được khoản chi phí dành cho BH - Có sự chủ động nhanh khi có tổn thất xảy ra. - Tạo ý thức đối phó với RR cho DN

+ Nhược điểm:

- Việc sử dụng vốn của quỹ dự phòng thường không hiệu quả.

- Quỹ dự phòng tổn thất thường không đáp ứng với tổn thất có quy mô lớn.

2. Chuyển giao RR qua BH

2.1 Khái niệm và đặc điểm

Kn: Bảo hiểm là phương thức tài trợ RR trên cơ sở chuyển giao RR của cá nhân hoặc tổ chức sang cho doanh nghiệp BH và tuân thủ theo quy luật số đông.

Đặc điểm:

- Chuyển giao rủi ro qua BH được thực hiện trên cơ sở các giao kết BH (HĐBH)

- Việc chuyển giao rủi ro chỉ được thực hiện và hoàn tất khi người tham gia BH đóng phí BH và tuân thủ những nguyên tắc hoạt động của BH (nguyên

tắc trung thực tuyệt đối và nguyên tắc quyền lợi)

- Thực hiện QTRR thông qua BH, đòi hỏi người QTRR phải có sự đánh giá sắp xếp thứ tự ưu tiên BH để cân đối khả năng tài chính

- Chuyển giao rủi ro qua BH phải cân nhắc lựa chọn dịch vụ cung cấp thông qua môi giới trung gian hoặc trực tiếp từ DNBH, tùy thuộc vào quy mô của DN. Thông thường các tập đoàn tổng công ty sẽ có bộ phận QTRR riêng biệt chịu trách nhiệm việc thu xếp BH. Các DN quy mô vừa và nhỏ thường sử dụng dịch vụ thông qua các trung gian.

2.2 Thành phần của một giao dịch BH.

+ Một HĐ được 2 bên thỏa thuận + Chi phí thanh toán cho người BH

+ Một khoản chi trả được thanh toán theo tình huống được XĐ trong HĐBH (T/c BH: Hoàn trả có điều kiện)

+ Một nguồn quỹ góp chung do người BH nắm giữ để chi trả cho các khiếu nại bồi thường. Nguồn kinh phí góp chung là thành phần cơ bản của loại BH này. Không có nguồn kinh phí góp chung giao dịch không thể có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế vì đây là một yếu tố chính của giao dịch BH

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO (Trang 35 -35 )

×