Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, niềm tin và sự cam kết của nhân viên tạin
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN QUANG HUY
ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) ĐẾN NIỀM TIN VÀ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN
VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN QUANG HUY
ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) ĐẾN NIỀM TIN VÀ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN
VIÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG TRỌNG HÙNG
HUẾ, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Quang Huy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Ảnhhưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội (CSR) đến niềm tin và cam kết gắn bó củanhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị” làkết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, độngviên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này tácgiả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiêncứu khoa học vừa qua
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS.Hoàng Trọng Hùng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết cho luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiệncho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình
Để hoàn thiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng xin trântrọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Nhân sự, anh chị nhân viên tại Ngân hàng BIDV –chi nhánh Quảng Trị đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
Xin được cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiệnkhóa luận này
Quảng Trị, ngày 24 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Huy
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Đây là nghiên cứu về ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội (CSR) đếnniềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam chi nhánh Quảng Trị Từ đó giúp nhà quản lý thiết kế chính sách và các chươngtình CSR hiệu quả làm cho hình ảnh ngân hàng tốt đẹp hơn, tạo niềm tin và sự gắn kếtcủa nhân viên với tổ chức
Thang đo được xây dựng từ cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu đáng tin cậytrên thế giới để đo lường sự ảnh hưởng của việc nhận thức về trách nhiệm kinh tế,trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện của ngân hàng đếnniềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước Bước 1 nghiên cứu định tính dựa vàophương pháp phỏng vấn trực tiếp 5 nhân viên ngân hàng có kiến thức về CSR đanglàm tại ngân hàng BIDV Quảng Trị để điều chỉnh lại từ ngữ trong bảng hỏi cho dễhiểu và bổ sung thêm các phát biểu liên quan đế khái niệm nghiên cứu Bước 2 nghiêncứu định lượng thông qua việc phát bảng câu hỏi đến 125 nhân viên của ngân hàng.Kết quả thu về 125 phiếu trả lời, trong đó có 5 phiếu không hợp lệ do trả lời cùng 1mức độ cho tất cả các bảng hỏi Cuối cùng có tất cả 120 phiếu khảo sát hợp lệ được sửdụng làm dữ liệu nghiên cứu chính thức
Sau đó nghiên cứu tiến hành phân tích định lượng thông qua các bước thống kê
mô tả đối tượng khảo sát, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phântích hồi qui, dò tìm các vi phạm và kiểm định sự khác biệt Ở bước kiểm địnhCronbach’s Alpha và phân tích EFA, mô hình ban đầu với 41 biến được điều chỉnh vàloại bỏ 5 biến do không đạt yêu cầu
Sau đó, tác giả tiến hành phân tích hồi qui Kết quả sau khi kiểm định cho thấy
có 4 yếu tố (1) nhận thức trách nhiệm kinh tế, (2) nhận thức trách nhiệm pháp lý, (3)nhận thức trách nhiệm đạo đức, (4) nhận thức trách nhiệm từ thiện đều có tác động tích
cực đến niềm tin của nhân viên Trong đó, nhận thức trách nhiệm kinh tế có tác động
lớn nhất đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy,niềm tin vào tổ chức của nhân viên có ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó về tình cảm
và duy trì của nhân viên đối với ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6EFA : Phân tích nhân tố khám phá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của đề tài 4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1.Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 5
1.1.2.Tình hình về việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam 10
1.1.3.Lợi ích của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệp 13
1.1.4.Niềm tin vào tổ chức 15
1.1.5.Cam kết với tổ chức 18
1.2.Mối quan hệ giữa CSR, niềm tin và cam kết gắn bó với tổ chức 19
1.3.Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu 20
1.3.1.Giả thuyết nghiên cứu 21
1.3.2.Đề xuất mô hình nghiên cứu 23
1.4.Phương pháp nghiên cứu 23
1.4.1.Thiết kế nghiên cứu 23
1.4.2.Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 2:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN NIỀM TIN VÀ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG BIDV QUẢNG TRỊ 30
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Trị 30
2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 30
2.1.2.Khái quát quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Trị 33
2.2.Các hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 42
2.2.1.Thực hiện trách nhiệm kinh tế 42
2.2.2.Thực hiện trách nhiệm pháp lý 43
2.2.3.Thực hiện trách nhiệm đạo đức 43
2.2.4.Thực hiện trách nhiệm từ thiện 44
2.3.Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội đến niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên ngân hàng BIDV Quảng Trị 48
2.3.1.Thống kê mẫu nghiên cứu 48
2.3.2.Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo 56
2.3.3.Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo 62
2.3.4.Phân tích hồi quy nhận thức trách nhiệm xã hội đến niềm tin tổ chức 67
2.3.5.Phân tích hồi qui niềm tin tổ chức đến cam kết tình cảm nhân viên 72
2.3.6.Phân tích hồi qui niềm tin tổ chức đến cam kết duy trì 74
2.4.Thảo luận kết quả nghiên cứu 75
2.4.1.Thảo luận kết quả tác động của các thành phần CSR đến niềm tin tổ chức 76
2.4.2.Thảo luận kết quả tác động của niềm tin đến cam kết gắn bó 78
2.5.Tóm tắt kết quả nghiên cứu 79
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH CSR TẠO NIỀM TIN VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG BIDV QUẢNG TRỊ 81
3.1.Về việc thực hiện trách nhiệm kinh tế 81
3.2.Việc thực hiện trách nhiệm pháp lý 82
3.3.Việc thực hiện trách nhiệm đạo đức 85
3.4.Về việc thực hiện trách nhiệm từ thiện 86
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1 Kết luận 88 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92 Kiến nghị 88TÀI LIỆU THAM KHẢO 90PHỤ LỤC 92QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Tóm tắt định nghĩa về CSR qua các thời kỳ 6
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu về CSR và cam kết của tổ chức 20
Bảng 1.3 Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm kinh tế 26
Bảng 1.4 Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm pháp lý 27
Bảng 1.5 Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm đạo đức 27
Bảng 1.6 Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm từ thiện 28
Bảng 1.7 Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm từ thiện 28
Bảng 1.8 Các biến quan sát cam kết tình cảm 29
Bảng 1.9 Các biến quan sát cam kết duy trì 29
Biểu đồ 2.1 Tổng thu nhập, chi phí, lợi nhuận tại BIDV Quảng Trị 39
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 40
Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn tại BIDV Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2016 41
Bảng 2.2 Một số dự án được BIDV tài trợ tín vốn trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị 48
Biểu đồ 2.3 Thống kê tỷ lệ giới tính 49
Biểu đồ 2.4 Thống kê tỷ lệ độ tuổi 49
Biểu đồ 2.5 Thống kê tỷ lệ trình độ học vấn 50
Biểu đồ 2.6 Thống kê tỷ lệ thâm niên công tác 51
Biểu đồ 2.7 Thống kê tỷ lệ vị trí việc làm 51
Bảng 2.3 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát 52
Bảng 2.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức CSR (N=120) 58
Bảng 2.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của niềm tin tổ chức CSR (N=120) 59
Bảng 2.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của cam kết tổ chức CSR (N=120) 61
Bảng 2.7 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo nhận thức CSR 63
Bảng 2.8 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo niềm tin 65
Bảng 2.9 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo cam kết gắn bó 66
Bảng 2.10 Ma trận tương quan Pearson (CSR đến niềm tin tổ chức) 67
Bảng 2.11 Kết quả của mô hình hồi quy (CSR đến niềm tin tổ chức) 68
Biểu đồ 2.8 Biểu đồ P – P plot của hôi quy phần dư chuẩn hóa 69
Biểu đồ 2.9 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn 70
Bảng 2.12 Kết luận về giả thuyết nghiên cứu 72
Bảng 2.13 Ma trận tương quan Pearson (niềm tin đến cam kết tình cảm) 72
Bảng 2.14 Kết quả của mô hình hồi quy (niềm tin đến cam kết tình cảm) 73
Bảng 2.15 Ma trận tương quan Pearson (niềm tin đến cam kết duy trì) 74
Bảng 2.16 Kết quả của mô hình hồi quy (niềm tin đến cam kết duy trì) 74
Bảng 2.17 Bảng thống kê mô tả các thang đo 76
Bảng 2.18 Kết luận về các giả thuyết đã nghiên cứu 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình kim tự tháp về CSR 7
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 23
Hình 1.3 Quy trình nghiên cứu 24
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức BIDV 32
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính BIDV 33
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bổ máy hoạt động của BIDV Quảng Trị 36
Hình 2.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 75
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại công nghệ thông tinngày càng phát triển; xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếukhách quan; mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng trở nên mật thiết và gắn bó;hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ, sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt…thì các doanh nghiệp cần phảitìm cách để tạo ra được những lợi thế cạnh tranh bền vững Nếu trước đây cácchiến lược mà các công ty thường sử dụng như đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nângcao chất lượng hàng hóa… để có thể giành lợi thế cạnh tranh, thì ngày nay để củng
cố thương hiệu và uy tín trên thương trường thì việc xây dựng văn hóa doanhnghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lạihiệu quả tích cực Một xu hướng mới đã và đang lớn mạnh trên thế giới, trở thành mộtyêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập chính là doanhnghiệp cần thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (Corporate social responsibility - CSR).Qua quá trình phát triển về khái niệm và tính ứng dụng, CSR ở các nước pháttriển trên thế giới đã không còn xa lạ Tuy nhiên ở Việt Nam, CSR chỉ phổ biến ở các nămgần đây và hầu như chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm và bắt đầu triển khai Ở hầu hếtcác doanh nghiệp này, CSR được xem như là một trong những triết lý kinh doanh cơ bản
và luôn đi cùng với chiến lược phát triển, góp phần quan trọng vào sự thành công vữngchắc, giúp doanh nghiệp thực hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của mình Bên cạnh đó, doanhnghiệp muốn đi đến sự thành công và phát triển bền vững cũng không thể không đặt sựcam kết gắn bó của nhân viên vào chiến lược kinh doanh của họ
Như vậy, các doanh nghiệp khi muốn thành công và phát triển bền vững cần CSR đểnổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh và xây dựng một hình ảnh cho công chúng cũng nhưdanh tiếng của họ Các nhân viên thường có khuynh hướng gắn bó hơn với doanh nghiệpnếu họ cảm thấy tự hào về doanh nghiệp đó Sự cam kết của nhân viên không chỉ là sự hàilòng hay hãnh diện vì được làm việc cho công ty, mà còn là sự cam kết mà nhân viên
đó dành cho công ty và các mục tiêu chung của công ty Sự cam kết nghĩa là các nhânviên thực sự quan tâm về công việc của họ và sự tồn vong của công ty Họ không làm việcchỉ để nhận lương hay chỉ để thăng tiến mà còn làm việc vì các mục tiêu chung của công
ty Khi đặt hai vấn đề này chung với nhau trong một mối tương quan thì CSR có thể ảnhhưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên ở một mức độ nào đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13BIDV là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện tốt tráchnhiệm xã hội Nhận thức rõ việc hiểu, làm tốt và ngày càng tốt hơn trách nhiệm xã hộiđối với cộng đồng xã hội cũng đã là một trong những thước đo cơ bản để thương hiệucác doanh nghiệp, CSR ngày càng được các BIDV chú trọng thực hiện và coi đó là yêucầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập Nhờ vậy, thương hiệu, uy tín củaBIDV được nâng cao một cách bền vững; mở rộng thị trường và tạo lập ưu thế so vớicác đối thủ cạnh tranh; được tham gia các chương trình đầu tư phát triển doanh nghiệp
vì trách nhiệm xã hội; cải thiện đời sống của nhân viên, người lao động và góp phầnkhông nhỏ cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội Với những kết quả đạtđược, vào năm 2016, lần thứ 4 liên tiếp BIDV vinh dự được trao trao giải thưởng
“Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng” do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tổ chức
Mặc dù nhận thức về vai trò của CSR tại Việt Nam trong thời gian gần đây tươngđối được các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu nhưng số lượng các nghiên cứu sâu
về CSR vẫn chưa được thực hiện nhiều Đặc biệt là các nghiên cứu về mối quan hệ, sựtác động của CSR đến niềm tin, cam kết, động lực làm việc của nhân viên trong lĩnh
vực ngân hàng Do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của nhận thức CSR đến niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàngnói chung và ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Trị nói riêng xác định rõ tác động củanhận thức CSR đến niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức Từ kết quảnghiên cứu này có thể đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ ngân hàng thúc đẩy, nâng cao
sự cam kết của nhân viên Đây chính là “chìa khóa” quan trọng để giúp ngân hàng cóthể đạt được các mục tiêu quan trọng như: tăng năng suất, hiệu quả công việc, tăngtrưởng doanh thu, duy trì và gia tăng lợi nhuận… Nghiên cứu này cũng sẽ đóng gópthêm vào sự hiểu biết về CSR, các yếu tố tác động lên CSR và lợi ích của chúng tronghoạt động kinh doanh tại Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
M ục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp đến niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánhQuảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14 M ục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếm CSR
- Xem xét và nghiên cứu các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp (CSR) tác động đến niềm tin và sự cam kết gắn bó của nhân viên với ngân hàng
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức CSR đến niềm tin tổchức và cam kết gắn bó của nhân viên
- Đề xuất một số giải pháp giúp các nhà quản lý Ngân hàng BIDV chi nhánhQuảng Trị thiết kế chính sách và các chương trình CSR hiệu quả làm cho hình ảnh củangân hàng tốt đẹp hơn, tạo niềm tin và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các yếu tố
thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, niềm tin và sự cam kết của nhân viên tạingân hàng BIDV chi nhánh Quảng Trị
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tác động của việc nhận thức
CSR đến niềm tin tổ chức và cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại ngân hàngBIDV chi nhánh Quảng Trị
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp: từ các tài liệu được xuất bản, công bố; các văn bản hướng dẫncủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của BIDV Các báo cáo hoạt động của BIDV,BIDV Quảng Trị trong giai đoạn 2014 – 2016 và một số văn bản quy định liên quan
Phương pháp phân tích, xử lý: dữ liệu thứ cấp được xử lý, phân tích theo các phươngpháp mô tả, thống kê và phương pháp so sánh trong giai đoạn 3 năm từ 2014 - 2016
- Phương pháp thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính vànghiên cứu định lượng:
Giai đoạn nghiên cứu định tính
Trong phạm vi nghiên cứu này, kỹ thuật nghiên cứu định tính được thực hiện làphỏng vấn trực tiếp với 5 nhân viên ngân hàng có kiến thức về thực hiện CSR Tronggiai đoạn nghiên cứu định tính, Các phần tử của mẫu được chọn theo phương phápphán đoán dựa trên sự thích hợp của các phần tử với mục tiêu nghiên cứu của đề tài vàmời họ tham gia vào mẫu để đánh giá sơ bộ thang đo, điều chỉnh thang đo, thiết lậpbảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức Các phần tử của mẫu được chọn ởTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15đây là các nhà quản lý và chuyên viên có kiến thức và kinh nghiệm thực hiện CSR tạingân hàng BIDV chi nhánh Quảng Trị.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng
Tiến hành thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn toàn bộ 125 nhân viên tại ngânhàng BIDV chi nhánh Quang Trị bằng bảng câu hỏi Sau đó việc phân tích dữ liệu sẽđược thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0
Thang đo sẽ được sử dụng trong các cuộc khảo sát sau khi đã được điều chỉnhcho phù hợp với đề tài và bối cảnh nghiên cứu
Sau khi mã hóa và điều chỉnh dữ liệu, tác giả sẽ thực hiện các bước phân tích sau:
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo kiểm định thông qua công cụCronbach’s Alpha Qua đó, các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quantổng nhỏ hơn 0.3 và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6
Phân tích nhân tố khám phá EFA, để định lại một tập hợp nhóm quan sát trong
mô hình nghiên cứu Các biến quan sát có Factor Loading nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại bỏ
Hệ số KMO có giá trị từ 0.5 trở lên
Sau khi phân tích nhân tố, những nhân tố nào tồn tại sẽ được đưa vào phân tíchtương quan để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính để biết được cường độ tác động của các biếnđộc lập lên biến phụ thuộc Từ đó, kiểm tra được độ thích hợp của mô hình, xây dựng môhình hồi qui bội, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận và kiến nghị, nội dung chính của đề tài được kếtcấu trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết, thực tiễn và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức trách nhiệm xã hội đếnniềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình CSR tạo niềm tin và sự gắnkết của nhân viên đối với chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng TrịTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trách nhi ệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp (CSR) của các tác giả ở một số nước trên thế giới Trên cơ sở định nghĩa
về CSR, thành phần của CSR, CSR và các bên liên quan của các nhà nghiên cứu khácnhau, tác giả xây dựng khung lý thuyết của đề tài như sau:
1.1.1.1 Định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiếthơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp Việc định nghĩa CSR cũng khá đa dạng
và phức tạp Mỗi tổ chức, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểmriêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình Trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp (CSR) khuyến khích các tổ chức xem xét lợi ích của xã hội bằngcách chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng gây ra bởi các hoạt động của tổ chức đếnkhách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, và môi trường trong tất cả các khía cạnh.Các tổ chức phải tự nguyện thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng cuộc sốngcho người lao động và gia đình họ cũng như cho cộng đồng địa phương và xã hội Do
đó tác giả đã tóm tắt một vài định nghĩa nổi bật qua các thời kỳ ở Bảng 1.1
Như vậy, có thể nói cho dù định nghĩa CSR theo cách nào đi chăng nữa thì về cơbản, nội hàm khái niệm CSR đều có những điểm chung là việc đảm bảo lợi ích riêngcủa từng doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật hiện hành luôn phải song hành vớilợi ích phát triển chung của toàn xã hội Nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnhliên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quantrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng đếncác nhà cung ứng nguyên vật liệu, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đôngcủa doanh nghiệp, trong đó có cả trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường mà thựcchất cũng là trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả hoạt độngnhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước Quanhiều định nghĩa trên ta có thể tóm tắt lại nội hàm khái niệm CSR bao gồm:
1) Bảo vệ môi trường;
2) Đóng góp cho cộng đồng xã hội;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 173) Trách nhiệm với nhà cung cấp;
4) Đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng;
5) Quan hệ tốt với người lao động;
6) Đảm bảo lợi ích với cổ đông và người lao động
Bảng 1.1: Tóm tắt định nghĩa về CSR qua các thời kỳ
Nguồn: Carroll (1999), Dahlsrud (2008), Le Thi Thanh Xuan và Teal (2011)
Trên cơ sở phân tích định nghĩa về CSR qua các thời kỳ, bài nghiên cứu này sửdụng định nghĩa của Carroll (1979) vì thực hiện đầy đủ các đặc điểm chung của nộihàm khái niệm CSR và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Theo đó Carroll (1979) chorằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý,đạo đức và nghĩa vụ tự nguyện mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thờiđiểm nhất định” tức là theo họ, doanh nghiệp là một chủ thể của nền kinh tế thị trường,khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm giàu cho doanh nghiệp và trong quá trình đó,
họ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với môi trường tự nhiên và con người; do
đó, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội đối với môi
CSR đề cập đến nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi những
chính sách, để thực hiện những quyết định, hoặc thực hiện
những hoạt động để đạt được các mục tiêu đặt ra và những giá
trị xã hội của chúng tôi
Bowen(1953)
Kinh tế
Pháp luật
Đạo đức
Từ thiện
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của
xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các
tổ chức tại một thời điểm nhất định
Carroll(1979)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cơ chế, trong đó
các doanh nghiệp gánh vác các trách nhiệm kinh tế, pháp luật,
đạo đức và các trách nhiệm khác mà các bên liên quan đã áp đặt
lên các hoạt động của doanh nghiệp
Maignan vàcộng sự(1999)
CSR bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh,
doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền
vững và trách nhiệm môi trường Đó là một khái niệm động và
luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã
hội đặc thù
Matten vàMoon (2005)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18trường, cộng đồng và người lao động Công ty thực hiện các biện pháp bảo vệ môitrường thì sẽ giúp tránh tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, sản phẩm công ty sẽthân thiện với môi trường Công ty đóng góp cho các hoạt động từ thiện hay các hoạtđộng khác vì cộng đồng thì mang lại hạnh phúc cho những người kém may mắn và lợiích chung của cộng đồng.
1.1.1.2 Các thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)
Trách nhiệm xã hội đã trở nên phổ biến và có rất nhiều quan điểm khác nhau vềnội dung và phạm vi cũng như những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiệntrách nhiệm xã hội Trong số đó, mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1979) có tínhtoàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất Do đó, nghiên cứu này dựa trên phương phápluận là mô hình kim tự tháp của Carroll (1979)
Theo mô hình kim tự tháp Carroll (1979), CSR bao gồm bốn yếu tố:
Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp về CSR
Nguồn: Carroll (1979)
Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh,hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trướchết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân Hơn thế, doanh nghiệp là các tếbào kinh tế căn bản của xã hội Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lênhàng đầu Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế củadoanh nghiệp (Carroll, 1979)
Trách nhiệm từ thiện/nhân đạo
Là một công dân doanh nghiệp tốt
Có đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19 Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): Trong quá trình hoạt độngdoanh nghiệp có nghĩa vụ tuân theo các luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước
và cả luật quốc tế Đó chính là sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội Các doanhnghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ pháp luật một cách công bằng vàđáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi Trách nhiệm kinh
tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp (Carroll, 1979)
Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): Là những quy tắc, giá trị được xãhội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật Doanh nghiệp tuân thủ phápluật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra.Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật (ví dụ như tránh gâythiệt hại, tổn thương cho xã hội; tôn trọng quyền con người; chỉ làm những điều đúng
và công bằng ) Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm củatrách nhiệm xã hội Ví dụ: ngày nghỉ thứ 7, tiền làm thêm giờ, điều kiện lao động,quan hệ với cộng đồng, thông tin cho người tiêu dùng, uy tín với đối tác… đều là cácvấn đề mở và mức độ cam kết như thế nào phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức củadoanh nghiệp Trách nhiệm đạo đức bao gồm những hoạt động mở rộng ra ngoàinhững hạn chế của trách nhiệm pháp lý (Carroll, 1979)
Trách nhiệm nhân đạo/từ thiện (philanthropic responsibility): là những hành vicủa doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ ngườikhó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng…Điểm khác biệt giữatrách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện Doanh nghiệpphải đáp ứng được các kỳ vọng từ xã hội như là những công dân tốt Ví dụ về tráchnhiệm nhân đạo như doanh nghiệp đóng góp về nguồn lực tài chính, công sức cho cáchoạt động nghệ thuật, giáo dục và các hoạt động cộng đồng Nếu doanh nghiệp khôngthực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩnmực mà xã hội trông đợi (Carroll, 1979)
Mô hình trên có tính toàn diện và khả thi cao, là quan điểm được nhiều nghiêncứu cả thực tiễn và học thuật chấp nhận Các vấn đề liên quan được đề cập trong địnhnghĩa CSR được tách ra và ngày càng phát triển Dựa trên cái nhìn tổng quan về sựphát triển trong việc xác định trách nhiệm xã hội, có thể kết luận rằng định nghĩa CSRcủa Carroll là được chấp nhận rộng rãi nhất và được sử dụng trong nghiên cứu thựcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20nghiệm Carroll (1979) ghi nhận và tích hợp các khía cạnh hiện tại vào một định nghĩa
để mà giải thích hoàn toàn những gì về CSR “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và kỳ vọng mà xã hội mong chờ các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Carroll, 1979).
Một cách tiếp cận để phân loại giải thích định nghĩa CSR của Carroll được đưa rabởi Banerjee (2007) bao gồm một số chủ đề chính: Đầu tiên, nghĩa vụ trong ngắn hạnđược xác định để phản ánh những gì một công ty cần xây dựng các chính sách và hànhđộng của mình Thứ hai, CSR thường vượt quá yêu cầu pháp lý bắt buộc, chẳng hạnnhư quan tâm đến nhân viên của mình Thứ ba, hoạt động tình nguyện được đề cậpnhư trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Và cuối cùng, mối quan tâm của “xã hội” và
“lợi ích xã hội” thuật ngữ “các bên liên quan” và thu hẹp trách nhiệm mà một công typhải đáp ứng Banerjee (2007) khẳng định rằng định nghĩa của Carroll (1979) phảnánh bản chất và loại trách nhiệm của doanh nghiệp
Một cách giải thích khác về CSR cũng khẳng định tính toàn diện về định nghĩacủa Carroll: Đầu tiên, CSR có thể được giải thích với hai chức năng cụ thể là: nghĩa vụkinh tế - xã hội và xã hội con người Thứ hai, trách nhiệm xã hội được xác định từquan điểm của lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan, trong đó nó trựctiếp ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh Cuối cùng, cách để xác định trách nhiệm
xã hội được dựa trên quan điểm của vấn đề quản lý xã hội và quản lý các bên liên quan(Gao, 2009; trích bởi Le Thi Thanh Xuan và Teal, 2011) Định nghĩa Carroll thuộc vềquan điểm đầu tiên, nhưng nó cũng có thể bao gồm những những quan điểm khác.Việc xem xét các tài liệu cho thấy, định nghĩa CSR của Carroll là toàn diện hơnnhững người khác vì nó có thể tích hợp tất cả các khía cạnh hiện tại và có thể đượcgiải thích bởi tất cả các phương pháp tiếp cận xác định trách nhiệm xã hội
1.1.1.3 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và các bên liên quan
Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một doanh nghiệp theo mô hình lýthuyết của CSR là các cá nhân và tổ chức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng vàchịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp Các bên liên quan là khách hàng,nhân viên, nhà cung cấp, ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, cơ quan nhà nước, đoànthể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và những người khác
Nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng nhất mà lợiích của họ phải được đề cập đến Vì họ có hành vi ảnh hưởng đến hoạt động của tổTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21chức, các nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của
tổ chức Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt độngCSR của doanh nghiệp và họ có những phản ứng khác nhau tại nơi làm việc Là thànhviên của tổ chức nhân viên có liên quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thựchiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp Nhân viên không chỉ mong đợi công ty cư
xử một cách có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng mà họ còn là là tác nhân quan trọngcủa CSR Vì vậy, cuối cùng việc thực thi các chiến lược CSR một cách thường xuyên
là trách nhiệm của nhân viên Thành tựu của các kế hoạch CSR sẽ phụ thuộc phần lớnvào sự tự nguyện của nhân viên khi hợp tác và tuân thủ chiến lược CSR (Collier vàEsteban, 2007; trích bởi Phạm Thị Thanh Hương, 2013) Khi nhân viên nhận thức rõ
về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp của mình họ sẽ phản ứng lạibằng tình cảm, thái độ và hành vi; do đó CSR là một chủ đề quan tâm của học giả, củanhà quản lý và của các doanh nghiệp
1.1.2 Tình hình v ề việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam
CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốcgia đầu tư vào Việt Nam Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng
xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ biến để có thể áp dụng trên nhiều địabàn, nhiều thị trường khác nhau Do đó, các nội dung CSR được các công ty nướcngoài thực hiện có bài bản và đạt được hiệu quả cao (Nguyễn Đình Cung và Lưu ĐứcMinh, 2008) Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu Việt Nam”của công ty Honda Việt Nam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại cáctỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh
và ủng hộ nạn nhân sập cầu Cần Thơ của VinaCapital; chương trình khôi phục thị lựccho trẻ em nghèo của Western Union…
Đối với doanh nghiệp trong nước, các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầutiên tiếp cận với CSR Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu-Mỹ-Nhật đều đỏi hỏi cácdoanh nghiệp may mặc, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩnSA8000) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Ngoài ra, nhiều công ty tư nhântrong nước nắm bắt vấn đề CSR khá nhạy bén Một số công ty chủ động thực hiệnCSR và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn Mai Linh, TânTạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Vietinbank, Kinh Đô….Các doanh nghiệp Việt Namthực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua những nỗ lực để đạt chứng chỉ quốcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22tế hoặc đạt tiêu chuẩn quy định trong những bộ Qui tắc ứng xử (Code of CoC) (Trần Kim Hào, 2011) Trên thực tế số doanh nghiệp đạt được mức độ này cònrất khiêm tốn, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có khả năng đủ tiêu chuẩn đểnhận được chứng chỉ này Do khái niệm CSR còn mới mẻ, việc thực hiện CSR ở ViệtNam còn nhiều hạn chế Ngân hàng thế giới cho rằng, rào cản và thách thức cho việcthực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện rõ trên các mặt: Nhậnthức hạn chế, chịu ảnh hưởng bất lợi khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng
Conduct-xử, thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (Nguyễn ĐìnhCung và Lưu Đức Minh, 2013)
Thực tế cho thấy rằng, mặc dù công tác tuyên truyền về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp ở Việt Nam chưa tiến hành thật sâu rộng và còn phiến diện, nhưng rấtnhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có ý thức trách nhiệm đối với xã hội và điềunày cũng đã góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn Ở Việt Nam hiện nay ngày càngxuất hiện nhiều doanh nghiệp xã hội, đây là những doanh nghiệp không nhằm mục tiêutìm kiếm lợi nhuận, mà nhằm mục tiêu đưa cuộc sống tốt đẹp cho những người thiếumay mắn trong xã hội Hàng năm các doanh nghiệp cũng đã dành ra một khoảng tiềnđáng kể để hỗ trợ người nghèo hoặc hỗ trợ nhân dân ở các vùng bị thiên tai, cũng nhưviệc xây dựng nhà tình nghĩa, trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó…
Giai đoạn 2010-2015, cùng với các ngành kinh tế khác, hệ thống ngân hàng ViệtNam đã tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội với nhiều chương trình, dự ánmục tiêu quốc gia về giáo dục, y tế, cứu trợ thiên tai, xây dựng nông thôn mới… vớitổng kinh phí đạt trên 12 nghìn tỷ đồng , góp phần quan trọng vào việc thực hiện mụctiêu xóa đói giảm nghèo của đất nước
Trong đó, nổi bật thành tích của Ngân hàng BIDV với nhiều chương trình an sinh
xã hội tại tất cả các địa phương trên cả nước, kể cả được triển khai tại thị trường cácnước bạn như Lào, Campuchia, Myanmar… Qua 5 năm thực hiện, tổng kinh phí chocác hoạt động an sinh xã hội của Ngân hàng BIDV đạt trên 2.214 tỷ đồng, chiếm18,5% tổng kinh phí an sinh xã hội của toàn ngành ngân hàng Tính đến thời điểm này,tổng kinh phí của BIDV tài trợ cho giáo dục đạt khoảng 966 tỷ đồng Kinh phí cho y tế
là 310 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết là 169 tỷ đồng và hỗ trợ xây dựngnông thôn mới tại hơn 70 huyện ở 40 địa phương trên cả nước là gần 700 tỷ đồng Mởđầu cho hoạt động an sinh xã hội giai đoạn 2016 – 2020, Ngân hàng BIDV dành tặngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2332 xe cứu thương với đầy đủ trang thiết bị, nhãn hiệu Toyota Hiace, trị giá 1,2 tỷđồng/xe dành cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ Tổnggiá trị hỗ trợ 38,4 tỷ đồng và đã bàn giao vào cuối Quý I/2016.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, gây
ra tổn hại không nhỏ cho xã hội như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nướcthải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, hay gần đây nhất là vụ xả thải của Formosa gây cảchết hàng loạt, ô nhiễm hoàn toàn môi trường biển và làm ảnh hưởng đến toàn bộ các
hộ dân ở vùng duyên hải miền Trung, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệthống của nhiều công ty khác Như vậy, đối với trường hợp các Vedan và Formosa,việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môitrường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty Nhận thức củacộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời gian gần đây cónhững phát triển tích cực và nhanh chóng; một phần cũng xuất phát từ bức xúc củacông luận qua những vụ ô nhiễm môi trường; nhiễm độc thực phẩm và gian lận thươngmại nghiêm trọng Tại Việt Nam, chính phủ đã nâng cao nhận thức của doanh nghiệp
và các bên liên quan về CSR, coi CSR là một nội dung quan trọng trong chương trìnhnghị sự về phát triển bền vững Các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam đã nỗ lựcrất nhiều trong thúc đẩy và triển khai CSR Các chương trình và dự án liên quan tớiCSR tập trung vào một số nội dung quan trọng của CSR tùy thuộc vào mục tiêu của dự
án, nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có Các nội dung đó bao gồm: điều kiện làm việc, antoàn vệ sinh lao động, môi trường, chất lượng và năng suất, quan hệ lao động và quản
lý nguồn nhân lực Dịch vụ tư vấn và cấp chứng chỉ cho các hệ thống quản lý đangphát triển và mở rộng ví dụ như: Hệ thống quản lý chất lượng (ISO9000), Hệ thốngquản lý môi trường (ISO14000), Lao động và CSR (SA8000)…
Tuy nhiên còn một số trở ngại trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam như: Kháiniệm CSR vẫn còn mới đối với rất nhiều doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam, trong khi đó các bên liên quan chưa có kế hoạch dài hạn và chiến lược khitriển khai các chương trình CSR Năng lực quản lý và kiến thức chuyên môn trongthực hiện CSR ở doanh nghiệp còn hạn chế Do chưa thấy được vai trò quan trọngcũng như lợi ích từ việc thực hiện CSR đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đãkhông làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợppháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn ĐìnhCung và Lưu Đức Minh, 2008; Trần Kim Hào, 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam là các doanh nghiệp tích cực tham giavào các hoạt động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn,đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quần chúng khác nhau Bêncạnh mặt tích cực của sự đóng góp, do thiếu quy định pháp luật chặt chẽ về việc khấutrừ số tiền đóng góp vào chi phí trước thuế… nên còn có không ít ý kiến khác nhau vềđộng cơ lành mạnh của sự đóng góp này và liệu có thể đồng nhất sự đóng góp vớitrách nhiệm xã hội hay không Bên cạnh ý kiến hoan nghênh, có không ít ý kiến chorằng, một số doanh nghiệp có động cơ “đánh bóng hình ảnh” và có mục đích vụ lợi.Các tổ chức thuộc xã hội dân sự Việt Nam đã được hình thành và hoạt động, có đónggóp thiết thực như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngànhnghề, như Dệt may, Xuất khẩu Thuỷ sản, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Nhiều tổchức đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy địnhcủa CSR, nhất là đối với người lao động và người tiêu dùng Song, do thiếu cơ sở pháp
lý cần thiết, nên sự đóng góp đó còn hạn chế Bản thân các hiệp hội đó còn cần phảinâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực đối với hội viên
Tóm lại, CSR ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện Chắcchắn rằng, cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề caohơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thịtrường và các thể chế của xã hội dân sự
1.1.3 L ợi ích của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệp
Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao gồmgiảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc,tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới Doanh nghiệp nhận thứctốt hơn về CSR và đưa CSR vào các hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanhnghiệp, cho môi trường và cho xã hội
Gi ảm chi phí và tăng năng suất
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn Một hệ thốngquản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng
kể Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo
và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệpbằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phítuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25 Tăng doanh thu
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốthơn, nguồn cung ứng rẻ, đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu Rất nhiều công tysau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể Ví dụ, AserraderoSan Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừngbền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn
từ 10-15%
Nâng cao giá tr ị thương hiệu và uy tín của công ty
CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Uy tíngiúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động.Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuấtcác sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất củaThụy Điển) là những ví dụ điển hình Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vìcác sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các doanhnghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội
Thu hút ngu ồn lao động giỏi
Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sảnphẩm Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạtchất lượng cao lại không nhiều, do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyênmôn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp Những doanhnghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y
tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt
Cơ hội tiếp cận thị trường mới
Các yêu cầu về trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn phải cótrong kinh doanh chẳng hạn như SA8000 của dệt may Thực hiện các tiêu chuẩn này làđiều kiện để tham gia các thị trường lớn như EU, Nhật, Mỹ Thực tiễn ở các doanhnghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu chuẩn thì còn nhiều khó chịu và khúc mắc,nhưng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩn này còn giúp gia tăng năng suất lao động
và cải tiến chất lượng sản phẩm, vì các tiêu chuẩn này liên quan rất nhiều đến quyềnlợi người lao động, vệ sinh môi trường làm việc, an toàn lao động…
Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà cònTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắtđược Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinhdoanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thựchiện Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà lànguồn và cơ sở của những thành công Apple thường xuyên có những đột phá về kỹthuật vì công ty luôn chủ động đầu tư vào các chương trình đào tạo và chăm sóc đờisống cho nhân viên.
S ự trung thành của nhân viên và khách hàng
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chungcho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng Đây là những bộ phận quyết địnhđối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Vì vậy, dù chi phí ban đầu cóthể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có
gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này Khithực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộtrung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác khác Đây chính làđiều kiện cơ bản nhất của mọi thành công Làm thương hiệu không gì khác hơn là làmcho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộngđồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình
Tóm lại, thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể không mang lạinhững lợi nhuận trước mắt nhưng cũng không phải là gánh nặng cho các doanhnghiệp Nếu biết cách đưa những vấn đề này vào trong chiến lược kinh doanh, cácdoanh nghiệp và cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn
1.1.4 Ni ềm tin vào tổ chức
1.1.4.1 Định nghĩa niềm tin vào tổ chức
Trong hành vi tổ chức, niềm tin được mô tả là một khái niệm phức tạp được cho
là trung tâm của mối quan hệ giữa các cá nhân mà đó là đặc trưng của tổ chức Kết quả
là niềm tin trong tổ chức nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, do
đó niềm tin có rất nhiều định nghĩa khác nhau
“Niềm tin tổ chức là sự tin tưởng và khuyến khích của người sử dụng lao động niềm tin tổ chức đề cập đến sự trung thành của nhân viên vào mục tiêu của tổ chức và các nhà lãnh đạo, và tin rằng hoạt động của tổ chức sẽ mang lại lợi ích cho nhân viên.” (Rousseau và cộng sự, 1998)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Định nghĩa của niềm tin có thể được chia thành bốn loại cơ bản: niềm tin là mộtthuộc tính cá nhân, niềm tin là hành vi, niềm tin là một đặc tính tình huống, và niềmtin như một sự sắp xếp có chủ ý.
Mặc dù tác giả khác nhau đã được sử dụng từ ngữ hoặc cấu trúc khác nhau đểxác định nghĩa về niềm tin Theo Rousseau và cộng sự (1998) đã lưu ý một số điểmtương đồng trong những định nghĩa này Họ cho rằng những định nghĩa này phản ánh
ba khía cạnh quan trọng của niềm tin Đầu tiên, niềm tin vào một bên khác phản ánh
sự mong đợi hoặc tin rằng bên kia sẽ hành động nhân nghĩa Thứ hai, người ta khôngthể kiểm soát hay buộc các bên khác để thực hiện mong muốn này, do đó, niềm tin liênquan đến một sự sẵn lòng bị tổn thương và rủi ro mà bên kia có thể không đáp ứngmong đợi Thứ ba, niềm tin liên quan đến sự phụ thuộc vào bên kia vì vậy mà kết quảcủa một cá nhân bị ảnh hưởng bởi các hành động của người khác Ba khía cạnh này đó
là sự mong đợi hoặc niềm tin, một sự sẵn lòng bị tổn thương, và phần lớn phụ thuộcvào niềm tin trong các tổ chức
Niềm tin tổ chức là một khái niệm chứa đựng nhiều nội dung Theo cách nghĩthông thường, niềm tin thường gắn với mối quan hệ con người và mang ý nghĩa mộtchiều Tuy nhiên, xét phạm vi một tổ chức, niềm tin tổ chức được nhận thức với ýnghĩa rộng hơn: (i) niềm tin tổ chức là hệ quả của mối quan hệ con người trong tổ chức
ở cùng một cấp (đồng nghiệp) và giữa nhiều cấp độ khác nhau (nhóm, trên-dưới, đơn
vị, tổ chức, đối tượng hữu quan bên ngoài); (ii) Niềm tin tổ chức được hình thành trên
cơ sở những giá trị văn hóa tổ chức (văn hóa doanh nghiệp) đặc trưng như chuẩn mựchành vi, giá trị cốt lõi, niềm tin; (iii) Niềm tin là hệ quả của mối quan hệ giao tiếp giữacác cá nhân, ví dụ như cung cấp thông tin chính xác, tính tường minh trong các quyếtđịnh, thể hiện sự chân thành và cởi mở một cách phù hợp; (iv) Niềm tin được tạo dựngthông qua một quá trình xây dựng, ổn định và điều chỉnh; vì thế, lòng tin không bấtbiến; (v) Niềm tin của một cá nhân chịu tác động bởi nhiều yếu tố, từ nhận thức, cảmxúc đến hành động, ở các cấp độ khác nhau (Nguyễn Mạnh Quân, 2013)
Mặc dù cách diễn đạt là khác nhau, các định nghĩa về lòng tin tổ chức vẫn thểhiện sự thống nhất về những khái niệm bản chất của lòng tin tổ chức như niềm tin(belief), sự tự nguyện (willingness), chấp nhận thiệt thòi, rủi ro (vulnerability) Niềmtin tổ chức là sự tự nguyện của các thành viên trong tổ chức chấp nhận chịu thiệt thòimột cách hợp lý trong việc tin tưởng rằng cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức khác cóTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28khả năng hành động một cách hiệu quả, ứng xử cởi mở và trung thực, không vị kỷ(quan tâm đến những người khác), đáng tin cậy và có bản sắc riêng trong việc thể hiệncác chuẩn mực và giá trị chung, và trong việc phấn đấu các mục tiêu chung.
Nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy, niềm tin tổ chức đóng vai trò rấtquan trọng trong việc nâng cao hiệu suất công tác/hoạt động của tổ chức Các tổ chức
dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong phạm vi thị trường quốc tế hay nội địa đều rất ý thứctrong việc xây dựng và củng cố lòng tin trong tổ chức Trong tổ chức có nhiều lòngtin, nhiều năng lượng và nguồn lực được giải phóng, cơ cấu tổ chức trở nên linh hoạt
và có khả năng thích ứng tốt hơn trước những thách thức và áp lực của thị trường, hiệuquả hoạt động cao hơn Các nghiên cứu của nhiều tác giả khẳng định mối liên hệ chặtchẽ giữa lòng tin tổ chức với hiệu suất hoạt động cao, với khả năng thích ứng tốt của
cơ cấu tổ chức, cũng như khả năng quản lý và vượt qua khủng hoảng của tổ chức.Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng niềm tin tổ chức như là một nhân tố quantrọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác trong các tổ chức, giúp cải thiện hành vi và hoạtđộng hiệu quả và duy trì các mối quan hệ lâu dài với nhân viên cho thấy mức độ tintưởng vào tổ chức cao sẽ dẫn đến một quy trình làm việc nhóm tốt hơn và đạt đượchiệu quả cao hơn
1.1.4.2 Các thành phần của niềm tin
Niềm tin tổ chức đã được định nghĩa là một cấu trúc đa chiều Một số thuật ngữcủa các khía cạnh (kích thước) của niềm tin đã được sử dụng trong các tài liệu nhưnăng lực, tính toàn vẹn, cam kết, tính đáng tin cậy, cởi mở, quan tâm đến người laođộng, trung thực Các tài liệu cho thấy có một số sự chồng chéo lên nhau của cácthuật ngữ dùng để xác định khía cạnh niềm tin tổ chức Do đó cần thiết phải xác địnhcác khía cạnh (kích thước) của niềm tin trong những nghiên cứu trước đây để tránh sựtrùng lập của các thuật ngữ
Niềm tin tổ chức bao gồm các khía cạnh chính là toàn vẹn, cam kết và độ tin cậy:
Tính toàn v ẹn kích thước đầu tiên đề cập đến các đặc điểm tổ chức của sự công
bằng trong quan hệ nội bộ cũng như giữa các tổ chức với nhau Định hướng của tổchức đối với sự công bằng và công lý là chìa khóa cho sự phát triển của khía cạnh(kích thước) này của niềm tin, xác định tính toàn vẹn như liên quan đến uy tín của cánhân đối với sự trung thực và tính trung thực của mình Định nghĩa tính toàn vẹn như
là sự thống nhất về hành vi của một người với các giá trị được công nhận Tính toànTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29vẹn bao gồm các yếu tố như sự công bằng và công lý, chỉ đạo và hướng dẫn cho nhânviên, khuyến khích sự cởi mở, trung thực và tính trung thực trong mối quan hệ giữacác tác nhân trong tổ chức.
Cam k ết là sự sẵn lòng của một bên để dành năng lượng để duy trì và thúc đẩy
mối quan hệ với một bên khác Cam kết về hành động của tổ chức để tạo ra một mốiquan hệ lâu dài với các cá nhân, cho thấy sự tự tin trong kiến thức, kỹ năng và khảnăng của các cá nhân Nó tạo ra một cảm giác của lòng trung thành trong hành độngcủa cá nhân dẫn đến xác định và liên kết với một tổ chức nhất định Một mức độ caohơn cam kết sẽ dẫn đến một mức độ cao hơn của sự tin tưởng vào tổ chức
Độ tin cậy là sự trung thành của người lao động dành cho tổ chức của mình thông
qua cảm nhận của nhân viên về sự hỗ trợ của tổ chức trong việc hướng dẫn, tư vấn đểnâng cao kỹ năng và khả năng của nhân viên để giải quyết công việc Nhận thức củanhân viên về khía cạnh độ tin cậy sẽ dẫn đến sự gia tăng niềm tin vào tổ chức
1.1.5 Cam k ết với tổ chức
1.1.5.1 Định nghĩa về cam kết
“Cam kết với tổ chức là tâm lý liên kết giữa người lao động và tổ chức của họ, và các nhân viên sẽ không rời khỏi tổ chức một cách dễ dàng.” (Meyer và Allen, 1991)
Cam kết tổ chức được xem là một trạng thái tâm lý
(a) là đặc điểm của mối quan hệ nhân viên với tổ chức này
(b) có ý nghĩa quyết định để tiếp tục hoặc chấm dứt thành viên trong tổ chức.Cam kết của tổ chức là thái độ của nhân viên đối với tổ chức, thừa nhận và phảnứng với công việc
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất cam kết của tổ chức sẽ có lợi cho các công ty.Cam kết của nhân viên với tổ chức cho thấy được hiệu suất làm việc của nhân viên
1.1.5.2 Các thành phần của cam kết với tổ chức
Mỗi nhà nghiên cứu có những định nghĩa khác nhau về cam kết với tổ chức dovậy mà có những thành phần khác nhau để đo lường khái niệm này
Trong số rất nhiều định nghĩa và thành phần của sự gắn kết của nhân viên với tổchức thì định nghĩa của Meyer và Allen (1991) được sử dụng cho nghiên cứu bởi lẽcác thành phần gắn kết của nhân viên với tổ chức của Meyer và Allen (1991) đượcquan tâm và sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
Cam k ết tình cảm (Affective): Cảm xúc gắn bó, đồng nhất và dấn thân vào
trong tổ chức
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30 Cam k ết duy trì (Continuance): Nhân viên nhận thấy sẽ tổn thất lớn khi rời
khỏi tổ chức
Cam k ết đạo đức (Normative): Nhân viên cảm thấy có nghĩa vụ tiếp tục công việc.
1.2 Mối quan hệ giữa CSR, niềm tin và cam kết gắn bó với tổ chức
Nghiên cứu của Lee, C., và cộng sự (2013) đã tiến hành khảo sát nghiên cứu 387nhân viên làm việc tại các sòng bạc của Hàn Quốc Mục đích của nghiên cứu để kiểmtra tác động của CSR lên niềm tin của nhân viên, sự hài lòng trong công việc và địnhhướng khách hàng Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và bổ sung quiđịnh pháp luật về cờ bạc có trách nhiệm có tác dụng tích cực lên sự tin tưởng tổ chức.Ngoài ra, dường như tin tưởng tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến việc làm hài lòng, do
đó có tác động tích cực đến định hướng khách hàng Nghiên cứu này cung cấp ý nghĩathiết thực cho các nhà quản lý sòng bạc khi thực hiện chiến lược CSR
Nghiên cứu của Lee, Y., và cộng sự (2012) tiến hành khảo sát 294 nhân viên đểđiều tra vai trò của CSR trong việc dự đoán chất lượng mối quan hệ và kết quả mốiquan hệ Bốn thành phần của CSR được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm kinh
tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát từ các nhânviên của các doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm nhượng quyền thương mại đặt tại HànQuốc Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy không phải tất cả thành phần củaCSR có tác dụng tương tự về chất lượng mối quan hệ Trong khi khía cạnh kinh tế và
từ thiện có ảnh hưởng đáng kể trên sự tin tưởng tổ chức, chỉ có chiều hướng đạo đức
có tác dụng tích cực đối với việc làm hài lòng Như mong đợi, chất lượng mối quan hệ
có tác động đáng kể đến kết quả mối quan hệ
Nghiên cứu của You và cộng sự (2013) tiến hành khảo sát 380 nhân viên bộ phậnkinh doanh của một công ty bảo hiểm Mục đích của nghiên cứu này là xem xét mức độảnh hượng của CSR đến mối tương quan giữa sự hài lòng trong công việc của nhân viên
và cam kết gắn bó với tổ chức Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội đã có một tác độngđáng kể vào sự hài lòng công việc và cam kết tổ chức của người lao động Ngoài ra, việclàm hài lòng nhân viên đã có một tác động đáng kể vào sự cam kết của tổ chức
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Bảng 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu về CSR và cam kết của tổ chức Tác giả,
Thước đo về CSR
Thước đo về cam kết của tổ chức Kết quả
Maignan và
cộng sự
(1999)
154 Giám đốcđiều hành tại Mỹghi danh vàomột khóa họcMBA
Kinh tế, pháp lý,đạo đức, từ thiện -
29 biến từMaignan và cộng
sự (1999)
Tình cảm cam kết– 7 biến lấy từ củaJaworski và Kohli(1993)
Mối quan hệ tíchcực giữa bốn yếu
tố của CSR và camkết tình cảm
Peterson
(2004)
278 Các chuyêngia kinh doanh,cựu sinh viêncủa một trườngđại học Mỹ
Kinh tế, pháp lý,đạo đức, từ thiện -
18 biến từ Ferrell(2000)
Tình cảm cam kết– 9 biến lấy từ củaMathieu và Farr(1991)
Mối quan hệ tíchcực giữa bốn yếu
tố của CSR và camkết; nhận thứctrách nhiệm đạođức là yếu tố dựđoán tốt nhất
Turker
(2009)
269 chuyên giakinh doanh ThổNhĩ Kỳ (tuổitrung bình 21)
CSR gồm bốnyếu tố là các liênquan, nhân viên,khách hàng, chínhphủ - 17 biến từTurker (2009)
Tình cảm cam kết
-9 biến lấy từ câuhỏi cam kết tổ chứccủa Mowday vàcộng sự (1982)
Mối quan hệ giữaCSR và cam kếttình cảm là tíchcực, ngoại trừ CSRcho chính phủ;CSR đối với ngườilao động là yếu tố
biến lấy từLichtenstein vàcộng sự (2004)
Tình cảm cam kết– 4 biến lấy từMorgan và Hunt(1994)
Nhận thức CSRnâng cao nhận thức
uy tín bên ngoài,điều này làm tăngxác định tổ chức vàcuối cùng là làmtăng cam kết
Nguồn: Phạm Thị Thanh Hương (2013)
1.3 Giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu
Các tài liệu cả lý thuyết và thực nghiệm trong phạm vi nghiên cứu về CSR chothấy rằng sự quan tâm đến CSR ngày càng tăng, đặc biệt là mức độ hấp dẫn nhân viên.Một vài thực nghiệm đã được thực hiện trên một khuôn khổ toàn diện Đó là, không có
mô hình đề xuất để xem xét tác động nhận thức CSR của nhân viên đang làm việc đếnthái độ làm việc cụ thể là niềm tin và cam kết gắn bó của nhân viên Do đó, cần có một
mô hình tổng hợp về tác động của CSR đến thái độ của nhân viên Hơn nữa, thái độlàm việc của nhân viên có thể bị ảnh hưởng bởi bối cảnh quốc gia Các nghiên cứutrước đây đã chủ yếu tập trung vào Mỹ và các nước phương Tây khác Hơn nữa, tạiViệt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp,đặc biệt là trong ngành ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 321.3.1 Gi ả thuyết nghiên cứu
Trong khi có một vài đề tài nghiên cứu tầm ảnh hường của các hoạt động vềtrách nhiệm xã hội doanh nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng, rất ít được biếtCSR ảnh hưởng đến nhận thức của nhân viên trong tổ chức như thế nào, đặc biệt là từquan điểm tiếp thị quan hệ Một nghiên cứu gần đây về phản ứng của đội ngũ kinhdoanh đến CSR và cho thấy ảnh hưởng tích cực của hoạt động CSR đến nhận thức vàmục đích hành vi của đội ngũ kinh doanh
Nhận thức của nhân viên là chủ quan bởi vì nó mô tả cho sự giải thích của nhânviên về các hoạt động tổ chức và ý nghĩa của quá trình Như vậy nhận thức sẽ lần lượtdẫn đến phản ứng thái độ và hành vi của nhân viên Ví dụ, nếu nhân viên có nhận thứctích cực về hoạt động của một tổ chức có trách nhiệm với xã hội, họ có thể xem xéthành vi đạo đức của tổ chức và sau đó họ có thể đáp lại bằng cách thể hiển thị hành vicủa họ trong tổ chức Hơn nữa, trách nhiệm xã hội được thể hiện trong văn hóa tổchức, trong đó tích hợp giá trị, niềm tin của nhân việc cũng như cách suy nghĩ và hành
xử Nhân viên sẽ xác định tốt hơn với một tổ chức có giá trị phù hợp với riêng mình.Xác định khuyến khích nhân viên thấy được liên kết các giá trị cá nhân của họ vớinhững nỗ lực tình nguyện là quan trọng đối với cả tổ chức và bản thân họ Vì vậy,trong văn hóa của một tổ chức có trách nhiệm đối với xã hội, nhận thức tích cực vềCSR sẽ hành vi liên quan đáng kể với các nỗ lực làm việc tăng lên.Về mặt này, nhậnthức của CSR có thể hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc có liên quan
Mặc dù có sự khác biệt mà CSR ở mức độ tổ chức trong khi nhân viên nhận thức
về trách nhiệm xã hội là một biến đo ở mức độ cá nhân, nhận thức là cầu nối cá nhânvới các tổ chức của họ Những lý do để tập trung vào CSR cấp cá nhân trong nghiêncứu này là (1) các tài liệu về mối quan hệ giữa CSR và phản ứng của nhân viên chothấy rằng hiệu suất làm việc của nhân viên được phát triển trên cơ sở lợi ích cá nhânđạt được một thỏa thuận với tổ chức, (2) nhân viên nhận thức trách nhiệm xã hội làmột sự phản ánh sự hấp dẫn của tổ chức ở mức độ cá nhân, và (3) quan trọng nhất là,nhận thức của người lao động liên quan đến một loạt các kết quả trong nghiên cứuhành vi của tổ chức ở mức độ cá nhân, bao gồm cả sự hài lòng công việc, cam kết tổchức và kết quả công việc của nhân viên
Có ít nhất 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng thuận của nhân viên với các hoạtđộng về CSR Yếu tố thứ nhất là theo bối cảnh mà các tổ chức có hoạt động mạnh vềCSR thì sẽ có văn hóa tổ chức và thái độ làm việc phù hợp với các hoạt động CSR, và cácquy định về CSR sẽ được hòa hợp với các quá trình kinh doanh Do đó, khi một doanhnghiệp có trách nhiệm xã hội, nó tạo ra một bối cảnh tích cực mà cả nhân viên hiện tại vàTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33tương lai sẽ đánh giá tổ chức đó một cách tích cực Yếu tố thứ 2 là sự nhận thức, các quyđịnh và hoạt động CSR sẽ giúp các nhân viên cảm thấy thoải mái về chính họ bởi vì họtạo nên thương hiệu cá nhân trong doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh của họ Cho dù yếu tốnào quyết định thì CSR sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của nhân viên vềdoanh nghiệp Ví dụ, khi yếu tố thứ nhất “bối cảnh” là quyết định, tổ chức sẽ có đượcniềm tin từ nhân viên bởi vì các nhân viên hiểu rằng tổ chức của họ sẽ tạo nên sự gắn bó
và nghĩ cho quyền lợi cũng như phúc lợi của họ Các nhân viên cũng sẽ tin tưởng vào tổchức khi yếu tố thứ 2 “ nhân viên cảm thấy thoải mái về bản thân bởi có hợp tác tốt vớicông ty” là yếu tố quyết định Các nhân viên đã hiểu được rằng tổ chức của họ đang thamgia các hoạt động CSR và điều này làm họ tự hào khi là một phần của tổ chức đó Nóicách khác, những nhân viên này hỗ trợ cho các hoạt động CSR mà tổ chức của họ đangtham gia và tạo nên những lợi ích giúp nhân viên có niềm tin vào tổ chức Do đó, nhậnthức về CSR sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên niềm tin của nhân viên đối với tổ chức
Từ đó giả thuyết 1, 2, 3, 4 được đề xuất như sau:
Gi ả thuyết 1: Nhận thức trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên với ngân hàng
Gi ả thuyết 2: Nhận thức trách nhiệm pháp luật có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên với ngân hàng
Gi ả thuyết 3: Nhận thức trách nhiệm đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên với ngân hàng
Gi ả thuyết 4: Nhận thức trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên với ngân hàng
Mối quan hệ giữa niềm tin tổ chức và cam kết được nghiên cứu trong các lĩnhvực như marketing, hành vi tổ chức và nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy sự hàilòng và niềm tin tổ chức là 2 tiền đề quan trọng của cam kết trong các quan hệ Pháthiện của nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng niềm tin vào tổ chức có mối quan hệ tíchcực với cam kết tổ chức
Ngoài ra, có một mối quan hệ đáng kể giữa cam kết tổ chức và niềm tin tổ chức.Tin tưởng trong một tổ chức sẽ làm tăng cam kết của nhân viên với tổ chức đó Niềmtin là yếu tố cần thiết để thắt chặt mối quan hệ con người và đạt hiệu quả trong các mốiquan hệ và cũng là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong quan hệ con người
và hành vi con người Niềm tin của nhân viên và cấp quản lý vào tổ chức sẽ làm giatăng hiệu quả và gia tăng sự cam kết của nhân viên với tổ chức Do đó, chúng ta thấyrằng khi nhân viên có niềm tin vào tổ chức thì họ sẽ cam kết gắn bó với tổ chức Từ đógiả thuyết 5, 6 được đề xuất như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34+H5
+H6
Gi ả thuyết 5: Niềm tin vào tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến cam kết tình cảm
của nhân viên với ngân hàng
Gi ả thuyết 6: Niềm tin vào tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến cam kết duy trì
của nhân viên với ngân hàng.
1.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ những giả thuyết trên, một mô hình được đề nghị nghiên cứu trong đề tài này là:
Các biến độc lập: bao gồm các biến trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp luật,
trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện
Biến phụ thuộc: niềm tin tổ chức và cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Thi ết kế nghiên cứu
Như đã trình bày ở Phần 1 nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạnchính nghiên định tính và nghiên cứu chính thức
Nghiên c ứu định tính: Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính là nhằm hiệu
chỉnh các thang đo nước ngoài, xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện, ngônngữ của Việt Nam Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, chọn mẫu phi xác suất được
sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo với cỡ mẫu là 5 phần tử Các phần tử của mẫuđược chọn ở đây là các nhà quản lý và chuyên viên có kiến thức và kinh nghiệm thựchiện CSR tại các chi nhánh ngân hàng BIDV tại Quảng Trị Kết quả nghiên cứu địnhtính sẽ là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi điều tra chính thứcdùng cho nghiên cứu định lượng Từ kết quả hiệu chỉnh thang đo, bảng câu hỏi được
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35điều chỉnh đề hoàn thiện dựa vào những ý kiến đóng góp của người trả lời Thang đoLikert 5 điểm từ 1 đến 5 với mức ý nghĩa lần lượt từ “hoàn toàn không đồng ý” chođến “hoàn toàn đồng ý” với các phát biểu trong bảng câu hỏi.
Nghiên c ứu định lượng: được thực hiện bằng cách tiến hành ngay khi bảng câu
hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu là 125 phần tử Bướcnghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp thông qua việc phỏng vấncác nhân viên đang làm việc tại ngân hàng BIDV Quảng Trị bằng bảng hỏi
Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như sau:
Hình 1.3: Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề vàmục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Xây dựng thang đo
Nghiên cứu định tính, phỏngvấn 5 chuyên viên để hiệuchỉnh thang đo
Điều chỉnhthang đo
Khảo sát (nghiên cứu địnhlượng n = 125)
Trang 361.4.2 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu
Giai đoạn 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA, để định lại một tập hợp nhómquan sát trong mô hình nghiên cứu Các biến quan sát có Factor Loading nhỏ hơn 0.5
sẽ bị loại bỏ Tiêu chí:
Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s test of sphericity (để kiểm định giả thuyết
H0 là các biến không có tự tương quan với nhau trong tổng thể, nói cách khác là matrận là ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị trong đó tất cả các giá trị trênđường chéo đều bằng 1 và các giá trị nằm ngoài đường chéo bằng 0): sig <= 0.05 thì
có ý nghĩa là bác bỏ giải thuyết H0 của nghiên cứu, hay sử dụng phân tích nhân tố làphù hợp
Sử dụng Eigenvalue để thực hiện phân tích nhân tố: >1 và phép quay Varimax(xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng mộtnhân tố, tăng cường khả năng giải thích các nhân tố)
Trang 37biến độc lập lên biến phụ thuộc Từ đó, kiểm tra được độ thích hợp của mô hình, xâydựng mô hình hồi qui bội, kiểm định các giả thuyết Vấn đề chấp nhận và diễn giải cáckết quả hồi qui được xem xét trong mối liên hệ với các giả thuyết nghiên cứu Do đó
mà trong phân tích hồi qui nhóm có kiểm định các giả thuyết của hàm hồi qui, nếu nhưcác giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quikhông đạt được giá trị tin cậy
1.4.2.3 Xây dựng thang đo
Thang đo tác giả thực hiện trong đề tài là thang đo Likert với 5 mức độ (Hoàntoàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý) Vì thang đoLikert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phântích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biếnnói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Trong thực tế từ cácnghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã hội thì thang đo Likert đã được các nhànghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó
a) Thang đo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Mô hình của Carroll (1979) là một trong những đề nghị chấp nhận rộng rãi và sửdụng trong nghiên cứu này Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo từ bàinghiên cứu của Lee, Y., và cộng sự (2012) được phát triển từ các bài nghiên cứu củaCarroll (1979), Corson và Steiner (1974), Lee, Y., và cộng sự (2009), Ostlund (1977),Lichtenstein và cộng sự (2004) và được tác giả điều chỉnh lại cho phù hợp với môitrường Việt Nam trên cơ sở phỏng vấn các chuyên gia và các nhân viên đang làm việc
ở các ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Trị
Thang đo nhận thức trách nhiệm kinh tế: Thể hiện nhận thức của người lao
động với các hoạt động liên quan đến kinh tế của doanh nghiệp Bao gồm 6 biến quansát ký hiệu từ KT1 đến KT6
Bảng 1.3: Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm kinh tế
Nhận thức trách nhiệm kinh tế (KT) Ký hiệu
Ngân hàng tôi luôn cố gắng đạt được lợi nhuận tối ưu KT1Ngân hàng tôi luôn cố gắng tiết kiệm chi phí hoạt động KT2Ngân hàng tôi luôn cố gắng nâng cao năng suất làm việc của nhân viên KT3Ngân hàng tôi luôn thiết lập một chiến lược dài hạn cho tăng trưởng KT4Ngân hàng tôi liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ KT5Ngân hàng tôi xem sự hài lòng của khách hàng như một chỉ số đánh giá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Thang đo nhận thức trách nhiệm pháp lý: Thể hiện cách thức mà ngân hàng
tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, trong quản lý nguồn nhân lực Bao gồm 6 biếnquan sát ký hiệu từ PL1 đến PL6
Bảng 1.4: Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm pháp lý
Nhận thức trách nhiệm pháp lý (PL) Ký hiệu
Ngân hàng tôi luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong kinh
Ngân hàng tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch về
Ngân hàng tôi luôn thực hiện nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối
xử trong việc khen thưởng và thăng tiến của nhân viên PL3Lãnh đạo ngân hàng tôi luôn nắm rõ các luật lệ liên quan và thường
Tất cả sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tôi đều đáp ứng các tiêu chuẩn
Những trách nhiệm trong hợp đồng luôn được ngân hàng tôi tuân thủ PL6
Thang đo nhận thức trách nhiệm đạo đức: Thể hiện nhận thức của nhận viên
về đạo đức trong kinh doanh của ngân hàng Bao gồm 8 biến quan sát ký hiệu từ DD1đến DD8
Bảng 1.5: Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm đạo đức
Các hoạt động của ngân hàng tôi luôn tuân theo chuẩn mực đạo đức
Ngân hàng tôi được cộng đồng xã hội công nhận là ngân hàng đáng tin
Ngân hàng tôi luôn hợp tác với các khách hàng và đối tác theo quy tắc
Ngân hàng tôi luôn có biện pháp bảo vệ những nhân viên báo cáo những
Nhân viên được yêu cầu cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho
Tất cả nhân viên trong ngân hàng tôi đều tuân thủ các tiêu chuẩn nghề
Nhân viên trong ngân hàng tôi có phong cách ứng xử chuẩn mực, phù
Lãnh đạo ngân hàng tôi luôn quan tâm và có trách nhiệm với những ảnh
hưởng tiêu cực mà ngân hàng gây ra cho cộng đồng DD8Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Thang đo nhận thức trách nhiệm từ thiện: Thể hiện nhận thức của nhân viên
về trách nhiệm của ngân hàng đối với cộng đồng xã hội Bao gồm 6 biến quan sát, kýhiệu từ TT1 đến TT6
Bảng 1.6: Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm từ thiện
Nhận thức trách nhiệm từ thiện (TT) Ký hiệu
Ngân hàng tôi luôn quan tâm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội TT1Ngân hàng tôi luôn quan tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương TT2Ngân hàng tôi luôn có ý thức mạnh mẽ về việc thực hiện trách nhiệm xã
Ngân hàng tôi luôn trích/phân chia một số nguồn kinh phí của mình cho
Ngân hàng tôi luôn nổ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần
Ngân hàng tôi luôn khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động vì
b) Thang đo niềm tin tổ chức
Thang đo gồm tất cả 7 biến quan sát, ký hiệu từ NT1 đến NT7 được hiệu chỉnh
và bổ sung cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam
Bảng 1.7: Các biến quan sát nhận thức trách nhiệm từ thiện
Tôi tin tưởng rằng tôi được đối xử công bằng và đúng mực tại ngân
Thang đo cam kết tình cảm: Những cảm xúc gắn bó, đồng nhất và dấn thân vào
trong tổ chức của nhân viên ngân hàng Bao gồm 4 biến quan sát, đã được hiệu chỉnhcho phù hợp với môi trường ngân hàng tại Việt Nam, các biến quan sát cam kết tìnhcảm được ký hiệu từ TC1 đến TC4
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Bảng 1.8: Các biến quan sát cam kết tình cảm
Tôi cảm thấy như là một thành viên trong gia đình ở ngân hàng tôi. TC1Tôi cảm thấy tình cảm của tôi gắn kết với ngân hàng tôi. TC2Ngân hàng tôi có ý nghĩa quan trọng đối với tôi. TC3Tôi cảm nhận một ý thức mạnh mẽ rằng tôi là người thuộc về ngân
Thang đo cam kết duy trì: Nhân viên ngân hàng nhận thấy sẽ tổn thất lớn khi
rời khỏi tổ chức Bao gồm 4 biến quan sát đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với môitrường ngân hàng tại Việt Nam, các biến quan sát cam kết duy trì được ký hiệu từ DT1đến DT4
Bảng 1.9: Các biến quan sát cam kết duy trì
Sẽ rất khó khăn cho tôi để rời ngân hàng tôi ngay bây giờ, ngay cả
Ở lại với ngân hàng tôi bây giờ là cần thiết đối với tôi. DT2Nếu tôi rời ngân hàng tôi vào lúc này, tôi sẽ không có nhiều sự lựa
Nếu rời ngân hàng tôi, tôi sẽ khó kiếm được việc làm khác như ở
Trường Đại học Kinh tế Huế