Thường đây chỉ là một phần của kế toán tài chính, tuy nhiên nó chỉ tậptrung vào thu thập và xử lý số liệu cho các báo cáo về thuế.1.1.2.4/ Mối quan hệ giữa các phân hệ Về nguyên tắc, hệ
Trang 1PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CHO MỤC ĐÍCH KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ
Mục đích
Sau khi học xong phần này, học viên có thể:
- Giải thích được khả năng sử dụng thông tin tài chính của DN cho mục đíchkiểm tra, thanh tra thuế và những hạn chế của nó
- Mô tả quy trình sử dụng thông tin tài chính của DN cho mục đích kiểm tra,thanh tra thuế
1/ Quan hệ giữa thông tin tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1/ Hệ thống thông tin tài chính của DN
1.1.1/ Trách nhiệm báo cáo của DN.
Người quản lý DN phải có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình cho cácbên có lợi ích liên quan theo luật định
1.1.1.1/ Chủ sở hữu và chủ nợ
Chủ sở hữu là người bỏ vốn vào doanh nghiệp, chủ nợ là người cho DNvay tiền, do đó DN phải có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính và kinhdoanh cho họ để họ đưa ra các quyết định phù hợp
1.1.1.2/ Cơ quan thuế
Cơ quan thuế là người giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN
DN có trách nhiệm báo cáo về nghĩa vụ thuế và các thông tin tài chính theo luậtđịnh
1.1.1.3/ Các cơ quan quản lý nhà nước khác
Trong một số trường hợp, DN còn có trách nhiệm báo cáo về những vấn
đề tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước khác Thí dụ các DN niêm yếtphải báo cáo cho uỷ ban chứng khoán nhà nước
1.1.1.4/ Các yêu cầu thông tin nội bộ
Bản thân nhà quản lý trong DN cũng cần thông tin cho việc điều hànhhoạt động, do đó DN cũng sẽ phải được tổ chức thế nào để cung cấp các thôngtin này kịp thời
1.1.2/ Tổ chức hệ thống thông tin tài chính trong DN.
1.1.2.1/ Kế toán tài chính
Đây là hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho bên ngoài, chủ yếu làcho chủ sở hữu và các chủ nợ Sản phẩm của nó là báo cáo tài chính được lậptheo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, nhằm cung cấp bức tranh trungthực và hợp lý về DN
1.1.2.2/ Kế toán quản trị
Đây là hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý đểđiều hành hoạt động kinh doanh Hệ thống này sử dụng cùng một thông tin đầuvào với hệ thống kế toán tài chính nhưng xử lý trên những nguyên tắc khác đểcung cấp thông tin cho nhà quản lý Kế toán quản trị được thực hiện linh hoạtchứ không phải tuân theo chuẩn mực như kế toán tài chính
1.1.2.3/ Kế toán thuế
Trang 2Thường đây chỉ là một phần của kế toán tài chính, tuy nhiên nó chỉ tậptrung vào thu thập và xử lý số liệu cho các báo cáo về thuế.
1.1.2.4/ Mối quan hệ giữa các phân hệ
Về nguyên tắc, hệ thống thông tin kế toán của một DN được tổ chức để
từ một nguồn dữ liệu nhập vào từ chứng từ sẽ được xử lý thành các báo cáokhác nhau cho mỗi phân hệ; thí dụ báo cáo tài chính cho kế toán tài chính, báocáo giá thành cho kế toán quản trị và các báo cáo thuế cho kế toán thuế Tuynhiên, đi vào chi tiết cần lưu ý mối quan hệ giữa những phân hệ này Thí dụ, kếtoán chi phí thường là phần giao giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, các
dữ liệu về giá thành đóng vai trò quan trọng trong việc lập báo cáo tài chính
1.2/ Qúa trình xác lập thuế TNDN của DN
1.2.1/ Lập báo cáo tài chính (sơ bộ)
1.2.1.1/ Quy trình ghi chép kế toán
Từ chứng từ, các nghiệp vụ được ghi nhận vào các sổ sách kế toán Cóhai loại sổ sách là sổ nhật ký và sổ cái Ngoài ra còn có các sổ chi tiết giúp theodõi các số liệu chi tiết về nợ phải thu, hàng tồn kho
Cuối kì kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính Một số công cụ đểphục vụ cho việc kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính là bảng cân đối tàikhoản và bảng tổng hợp số phát sinh và số dư
1.2.1.2/ Lập báo cáo tài chính sơ bộ
Trên cơ sở số liệu kế toán đã kiểm tra, người kế toán lập một số bút toánkhoá sổ để hoàn thành việc lập báo cáo tài chính như phân bổ hay trích trước,
dự phòng, kết chuyển Ngoài ra, các thông tin trên bảng thuyết minh cũng cầnchuẩn bị
1.2.2/ Lập tờ khai quyết toán thuế
1.2.2.1/ Xác định khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuếcác quy định hiện hành thừa nhận sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thunhập chịu thuế DN sẽ phải theo dõi và xác định các khoản chênh lệch này
1.2.2.2/ Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
Các khoản chênh lệch nói trên sẽ được đưa vào tờ khai quyết toán thuếTNDN để từ kết quả kinh doanh kế toán điều chỉnh ra thu nhập chịu thuế vàtính toán nghĩa vụ thuế của DN
1.2.3/ Ghi nhận nghĩa vụ thuế trên BCTC
Sau khi xác định nghĩa vụ thuế, DN sẽ phản ảnh số liệu này vào tài khoản vàđiều chỉnh lại BCTC sơ bộ để hình thành BCTC chính thức Đồng thời, người
kế toán cũng đưa vào các bút toán về thuế TNDN hoãn lại để phản ảnh cácchênh lệch tạm thời giữa kế toán và thuế
Lúc này, người kế toán xem xét các vấn đề về trình độ báo cáo tài chính
Ngoài ra, các thông tin trên bảng thuyết minh cũng cần chuẩn bị
1.3/ Khả năng sử dụng TTTC cho mục đích kiểm tra, thanh tra thuế TNDN
1.3.1/ Mức độ sử dụng
Vì nghĩa vụ thuế được xác lập dựa trên các thông tin tài chính nên việc kiểmtra, thanh tra thuế bắt buộc phải sử dụng TTTC Có các mức độ sử dụng khácnhau:
Trang 3- Sử dụng khi kiểm tra tại DN Lúc này TTTC trên sổ sách, chứng từ là cơ sở
để phát hiện sai lệch thuế
- Sử dụng để lựa chọn đối tượng kiểm tra TTTC có thể giúp cán bộ thuế nhậndạng và đánh giá rủi ro sai lệch thuế ngay trên hồ sơ, thí dụ việc đọc BCTC
có thể giúp ghi nhận các biến động bất thường hoặc quan hệ bất hợp lý giữacác số liệu để xác định rủi ro sai lệch thuế
1.3.2/ Các hạn chế:
Tuy nhiên., thông tin tài chính không phải là cơ sở duy nhất:
- Chứng từ, sổ sách có thể bị ngụy tạo hoặc che giấu
- Các thủ thuật tinh vi có thể làm mất đi các dấu vết bất thường trên BCTC
- Qúa trình kiểm tra, thanh tra có thể và cần phải sử dụng nhiều thông tin khác
để phát hiện khả năng sai lệch hoặc đầu tranh với DN
2/ Sử dụng thông tin tài chính cho mục đích kiểm tra thanh tra thuế
2.1/ Đánh giá khả năng sai lệch thuế
2.1.1/ Nguyên tắc.
2.1.1.1/ Các biến động bất thường
Các biến động bất thường có thể tiết lộ sai lệch thuế, thí dụ sự giảm sútcủa doanh thu hay sự tăng nên đột ngột của chi phí lãi vay
2.1.1.2/ Sự mâu thuẫn số liệu
Các số liệu trên BCTC có thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, thí dụ chiphí khấu hao và nguyên giá tài sản cố định hay chi phí lãi vay và dư nợ vay Do
đó, quan sát mối quan hệ giữa các số liệu có thể ghi nhận khả năng sai lệchthuế, thí dụ chi phí lãi vay tăng lên mặc dù dư nợ vay giảm xuống
2.1.1.3/ Các tỷ số
Các tỷ số phản ảnh mối quan hệ bản chất giữa một số chỉ tiêu trênBCTC So sánh các tỷ số giữa các kỳ có thể giúp phát hiện những sai lệch vềthuế Thí dụ sự tăng lên đáng kể của số vòng quay hàng tồn kho có thể cho thấy
DN đã khai khống giá vốn hàng bán
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải bất kỳ sự biến động bất thườnghay thay đổi tỷ số nào cũng là sai lệch thuế Đó là các dấu hiệu mà cán bộ thuếcần quan tâm và tìm cách loại trừ nghi vấn trong các quá trình kiểm tra sau đó
2.1.2/ Đánh giá khả năng sai lệch thuế
2.1.2.1/ Trên tờ khai thuế và BCTC
Trên tờ khai quyết toán
Ngoài các sai lệch về số học hoặc các sai lệch về cách thức ghi nhận, sai lệchtrên tờ khai liên quan đến việc khai sai, khống hoặc bỏ sót các khoản chênh lệchgiữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Rủi ro này cao hơn ở các DN lớn
và DN có vốn đầu tư nước ngoài đã quen với kỹ thuật sử dụng các chênh lệchnày
Trên báo cáo kết quả HĐKD
Báo cáo kết quả HĐKD có thể tiết lộ các sai lệch thuế qua:
- Sự tăng giảm bất thường của các khoản mục doanh thu, chi phí
- Quan hệ bất hợp lý giữa các chi phí với doanh thu
Trang 4- Sự thay đổi của các tỷ số về tỷ trọng các chi phí trên doanh thu
Trên bảng cân đối kế toán
Việc đáng giá rủi ro sai lệch thuế trên bảng cân đối kế toán có thể phân thành haibước:
- Xem xét trong bản thân bảng cân đối kế toán Các biến động bất thường nhưgiảm sút hàng tồn kho hay tăng nợ phải trả là những dấu hiệu nghi vấn
- Xem xét trong mối quan hệ giữa bảng cân dối kế toán và báo cáo kết quảHĐKD Thí dụ chi phí lãi vay không thay đổi trong khi các khoản nợ vay đã giảmmạnh trong kỳ
Trên các báo cáo khác
Bảng thuyết minh là một tài liệu rất quan trọng Việc xem xét các chính sách
kế toán, các số liệu chi tiết có thể giúp phát hiện những sai lệch về thuế
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một tài liệu cung cấp thông tin hữu ích,tuy nhiên việc sử dụng đòi hỏi những kỹ thuật phân tích sâu hơn
2.1.2.2/ Trên sổ sách, chứng từ kế toán
Sổ sách kế toán có thể cung cấp thông tin cho các đánh giá sâu hơn vềsai lệch thuế Thí dụ, việc đi sâu vào phân tích số vòng quay hàng tồn kho từngnhóm mặt hàng, thậm chí từng mặt hàng sẽ cho thấy những biến động bất thườngquan trọng cho việc định hướng kiểm tra
Chứng từ kế toán thường không cung cấp dấu hiệu cho việc định hướngkiểm tra mà hữu ích cho xác minh sai lệch
2.2/ Thu thập và kiểm tra thông tin
2.2.1/ Nguyên tắc
2.2.1.1/ Sự nhất quán và hợp lý của thông tin
Thông tin phải nhất quán và quan hệ hợp lý với nhau Người kiểm tradựa trên nguyên tắc này để loại trừ khả năng sai lệch hoặc đánh giá rủi ro sai lệch
là cao Trong nhiều trường hợp đây là cơ sở cho việc đấu tranh với DN
2.2.1.2/ Khả năng cung cấp thông tin
Việc thu thập và kiểm tra thông tin phải tính toán đến khả năng cung cấpthông tin của DN Nếu kiểm tra tại văn phòng, mức độ cung cấp thông tin sẽ thấphơn so với khi thanh tra tại DN
2.2.2/ Thu thập và kiểm tra thông tin tại văn phòng.
Qúa trình này cũng giúp cho việc cung cấp các định hướng trong quátrình thanh tra tại DN nếu cuối cùng các rủi ro sai lệch thuế không được giảm bớt
2.2.2.2/ Các nội dung cơ bản
Trang 5Xác định các khu vực có rủi ro, bao gồm việc khoanh vùng sai lệch có
thể xảy ra, để thuận tiện cho việc xác định thông tin nào cần cung cấp Các khuvực chủ yếu là doanh thu - nợ phải thu, giá vốn hàng bán – hàng tồn kho, chi phíkhấu hao – tài sản cố định
Xác định các thông tin cần thu thập và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp.
Tuỳ theo khu vực rủi ro nào được chọn mà xác định thông tin cần thu thập Thí dụ,
để làm sáng tỏ rủi ro về khai khống giá vốn hàng bán, các thông tin về doanh số vàgiá vốn của các mặt hàng, biên bản kiểm kê hàng tồn kho, một số hoá đơn muahàng trong kỳ là cần thiết
Kiểm tra các thông tin được cung cấp.Với các tài liệu có được, người
kiểm tra sẽ xem xét những nguyên nhân biến động do tình hình kinh doanh có đủ
để loại trừ rủi ro không Thí dụ, sai lệch về giá vốn hàng bán có thể được loại trừnếu nguyên nhân là do tình hình giá đầu vào tăng lên hay cơ cấu mặt hàng thayđổi
Kết luận Trong bước này kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra là cần phải thanh tra
hay chấp nhận số liệu của đơn vị Cũng có thể hồ sơ thuế năm nay chưa cần thanhtra nhưng sẽ được lưu ý trong năm tiếp theo
2.2.3/ Định hướng kiểm tra tại doanh nghiệp.
2.2.3.1/ Mục đích
Trong giai đoạn thanh tra tại DN, các thông tin cần thu thập và kiểm tra
là nhằm thu hẹp phạm vi kiểm tra chi tiết
2.2.3.2/ Các nội dung cơ bản
Xác định các khu vực có rủi ro, bao gồm việc khoanh vùng sai lệch cóthể xảy ra, để thuận tiện cho việc xác định thông tin nào cần cung cấp Các khuvực chủ yếu cũng tương tự như trong giai đoạn kiểm tra tại văn phòng nhưng đãthu hẹp một phần do kết quả của bước kiểm tra tại văn phòng
Xác định các thông tin cần thu thập và yêu cầu DN xuất trình tài liệu vàkiểm tra Bước này nhằm cố gắng thu hẹp một lần nữa phạm vi kiểm tra chi tiếtthông qua loại trừ rủi ro với các tài liệu sẵn có tại DN
Kiểm tra chi tiết là giai đoạn cuối cùng của việc sử dụng thông tin tàichính cho kiểm tra Lúc này các kỹ năng kiểm tra tính xác thực, đầu đủ của số liệucũng như tính tuân thủ quan trọng hơn kỹ năng phân tích thông tin
2.3/ Lựa chọn đối tượng kiểm tra.
2.3.2/ Đánh giá rủi ro sai lệch thuế.
Để đạt được mục đích, người ta cần phải phân tích và đáng giá rủi ro sai lệchthuế Rủi ro sai lệch thuế là khả năng DN đã xác định sai nghĩa vụ thuế một cách
vô tình hay cố ý Khả năng này được đánh giá thông qua các biến động bất thườnghay quan hệ bất hợp lý trong báo cáo tài chính hoặc các tài liệu liên quan khác.Điểm đặc biệt trong trường hợp này là số lượng hồ sơ rất nhiều nên phải tìm ra
Trang 6chiến lược đánh giá hiệu quả nhất Thông thường, những hướng sau được lựachọn:
- Đánh giá theo ngành nghề
- Đánh giá theo quy mô
- Đánh giá theo kiểm sàng lọc qua nhiều giai đoạn
- Đánh giá theo thời gian hoạt động
- Đánh giá theo loại hình DN
- Đánh giá theo các mô hình gian lận thuế
2.2.3/ Các phương pháp tiếp cận
Qúa trình lựa chọn đối tượng kiểm tra thường kết hợp giữa việc sử dụng phầnmềm máy tính dựa trên cơ sở dữ liệu DN với sự phán đoán của cán bộ kiểm tra
2.4/ Quy trình sử dụng thông tin tài chính cho mục đích kiểm tra thanh tra thuế.
Thông thường, một quy trình lựa chọn sẽ diễn ra qua nhiều bước:
- Trước hết, máy tính sẽ được sử dụng để lựa chọn DN quy mô vừa và nhỏ đểđưa vào danh sách
- Sau đó, trên cơ sở danh sách này cộng với các DN quy mô lớn, người ta sẽđọc và phân tích báo cáo tài chính cùng các thông tin khác để quyết định các DN
sẽ được kiễm tra tại văn phòng hoặc thanh tra tại DN
- Qúa trình kiểm tra tại văn phòng sẽ loại bớt một phần danh sách để chỉ cònlại một số lượng hồ sơ có rủi ro cao nhất và phù hợp với khả năng của đội ngũthanh tra thuế
- Trong quá trình thanh tra tại DN việc phân tích các thông tin tài chính sẽhữu ích cho việc định hướng kiểm tra chi tiết
Trang 7PHẦN II:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục đích
Sau khi học xong phần này học viên có thể:
- Giải thích được những nội dung cơ bản của báo cáo tài chính DN
- Nhận dạng được các hoạt động tài chính, đầu tư và kinh doanh của doanhnghiệp trong kỳ
- Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đến tình hình tài chính và kinhdoanh của doanh nghiệp
- Ghi nhận những điểm bất thường trong hoạt động của DN
1/ Nội dung báo cáo tài chính.
1.1/ Nguyên tắc thiết kế báo cáo tài chính
1.1.1/ Người sử dụng.
Báo cáo tài chính được thiết kế trên nguyên tắc cung cấp thông tin hữu íchcho người sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế Người sử dụng báo cáo tàichính bao gồm rất nhiều đối tượng khác nhau Tuy nhiên, hai đối tượng được coi là
cơ bản, bao gồm nhà đầu tư và chủ nợ
1.1.2/ Nhu cầu thông tin.
Nhu cầu thông tin của người sử dụng nói chung, hai đối tượng cơ bản nóiriêng bao gồm:
- Tình hình kinh doanh
- Tình hình tài chính
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ
- Các thông tin bổ sung về DN
1.2/ Các nội dung và kết cấu của BCTC.
- Ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến kết quả kinh doanh của DN?
- Các khoản lãi/ lỗ bất thường?
- Nguồn tài trợ của DN từ đâu?
- Mức nợ và khả năng chịu đựng rủi ro?
Trang 8- Khả năng trả nợ đến hạn, cụ thể là những khoản nợ đến hạn trong năm tới?
1.2.3/ Tình hình lưu chuyển tiền tệ.
Tình hình lưu chuyển tiền tệ của một DN được thể hiện trên báo cáo lưuchuyển tiền tệ của DN Nó trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động nào mang lại tiền choDN?
- Tiền được sử dụng vào mục đích gì?
- Khả năng tạo ra tiền trong tương lai? Khả năng trả nợ/chia lại trong tươnglai?
1.2.4/ Thông tin bổ sung.
Đây là các thông tin cần thiết cho người đọc BCTC, bên cạnh các thông tin đãnêu trong các báo cáo tài chính trên Các thông tin bổ sung được thể hiện trên bảngthuyết minh BCTC của DN Nó trả lời các câu hỏi sau:
- Chính sách kế toán của DN như thế nào?
- Số liệu chi tiết của các khoản mục trên BCTC?
- Các thông tin định tính quan trọng?
- Các rủi ro ngầm chứa trong hoạt động DN?
2/ Phân tích các hoạt động.
2.1/ Khái quát.
2.1.1/ Các hoạt động trong DN và mối quan hệ giữa các hoạt động.
Trong quá trình phát triển, DN tiến hành những hoạt động khác nhau bêncạnh hoạt động kinh doanh thường nhật, thí dụ đầu tư máy móc thiết bị hay pháthành cổ phiếu Những hoạt động này có ảnh hưởng đáng kể đến BCTC Do đó,việc phân tích BCTC có thể giúp thấy được các hoạt động của DN và kết quả củachúng
Trong phân tích, người ta thường phân các hoạt dộng của DN thành ba nhóm:
- Các hoạt động tài chính
- Các hoạt động đầu tư
- Các hoạt động kinh doanh
2.1.2/ Nội dung cơ bản của phân tích hoạt động.
Phân tích các hoạt động DN bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Nhận dạng các hoạt dộng và đặc điểm của chúng
- Đánh giá ảnh hưởng của mỗi hoạt động đến tình hính tài chính và tình hìnhkinh doanh của DN
2.2/ Phân tích hoạt động tài chính.
2.2.1/ Bản chất và ý nghĩa hoạt động tài chính.
Hoạt động tài chính diễn ra khi chủ sở hữu hoặc chủ nợ cung cấp nguồn lựccho DN hoặc DN chuyển giao nguồn lực lại cho họ Các hoạt động tài chính của
DN thường bao gồm:
* Liên quan đến vốn chủ sở hữu:
- Phát hành cổ phiếu hoặc các chủ sở hữu góp vốn bằng tiền, hiện vật, nợ phảitrả
- Mua lại cổ phiếu để lưu giữ hoặc huỷ
- Phân phối cổ tức hoặc chia lời cho các chủ đầu tư
Trang 9* Liên quan đến nợ phải trả:
- Phát hành trái phiếu
- Vay vốn của ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân
- Trả nợ cho các khoản vay
Ngoài ra, có những trường hợp mang tính giao nhau giữa hai lĩnh vực trên, thí
dụ nghiệp vụ phát hành trái phiếu chuyển đổi của DN
Riêng các giao dịch liên quan đến nợ ngắn hạn thường được xếp vào hoạtđộng kinh doanh, tuy nhiên chúng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chínhcủa DN
2.2.2/ Nhận dạng hoạt dộng tài chính.
Để nhận dạng hoạt động tài chính trong kì, cần tìm hiểu các thông tin sau:
- Sự thay đổi các khoản mục vốn chủ sở hữu và vốn vay trên bảng cân đối kếtoán
- Chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay trên báo cáo KQHĐKD
- Các dòng tiền vào và dòng tiền ra của hoạt động tài chính trên báo cáo lưuchuyển tiền tệ
- Thuyết minh về sự thay đổi vốn chủ sở hữu trên bảng thuyết minh
2.2.3/ Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến DN.
Hoạt động tài chính liện quan mật thiết đến cơ cấu tài chính của DN Cơ cấutài chính là quan hệ tương đối giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong cấu tạo tàisản của DN Các quyết định liên quan đến cơ cấu tài chính bao gồm trả lời các câuhỏi
- Chủ nhân nên bỏ thêm vốn hay đi vay ? Việc bỏ thêm vốn chủ sở hũư sẽlàm thay đổi cơ cấu tài chính theo hướng giải đòn cân nợ, trong khi đó việc đi vay
Cơ cấu tài chính thường thể hiện qua một trong các tỷ số
- Tỷ số nợ được tính bằng nợ phải trả trên tổng tài sản, cho biết nợ phải trảchiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản của DN
- Tỷ số tự tài trợ được tính bằng vốn chủ sỡ hữư trên tổng tài sản, thể hiện tỷ
lệ mà vốn chủ sở hữư tài trợ được trong tổng tài sản của DN
- Tỷ số nợ trên vốn là tỷ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu, cho thấytương quan trực tiếp giữa nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu
- Số nhân là số lần tài sản trên vốn chủ sỡ hữu phản ánh đòn cân nợ của DN
Ý nghĩa của cơ cấu tài chính
Để phân tích ảnh hưởng cơ cấu tài chính đến tình hình của DN người tathường sử dụng công thức sau:
ROE = ROA x số nhân
Trong đó:
- ROE là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu, phản ánh khả năng sinh lợi từ vốnchủ sỡ hữu, hay nói cách khác, một đồng vốn chủ sỡ hữu tạo được bao nhiêu đồnglợi nhuận trong kỳ
Trang 10- ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản , phản ánh khả năng su63 dụng tài sản để tạo
ra lợi nhuận của DN
Công thức trên cho thấy DN có 2 cách để khuyếch trương khả năng sinh lợitrên vốn chủ sở hữu:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận (tăng ROA)
- Tăng cường sử dụng đòn cân nợ (tăng số nhân)
Như vậy, đòn cân nợ có tác dụng khuyếch trương khả năng sinh lợi trên vốnchủ sở hữu.Tuy nhiên, việc sử dụng đòn cân nợ cao có thể làm tăng rủi ro DN bịphá sản
Cơ cấu tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi sử dụng nợ phải trả thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu, DN sẽ giảm thuế thunhập doanh nghiệp phải nộp vì các khoản chi phí lãi vay có thể được tính vào chiphí hợp lý khi xác định tu nhập chịu thuế
2.3/ Phân tích hoạt động đầu tư.
2.3.1/ Bản chất và ý nghĩa hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư bao gồm việc mua sắm hoặc thanh lý các tài sản dài hạn của DN.Hai dạng hoạt động đầu tư:
- Đầu tư phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của DN ( liên quan đến các TSCĐ)
- Đầu tư tài chính ( mua cổ phiếu, đầu tư góp vốn )
Hoạt động đsầu tư sẽ ảnh hưởng đến:
- Đòn cân định phí của DN
- Thu nhập / chi phí tài chính của DN
2.3.2/ Nhận dạng hoạt động đầu tư.
Để nhận dạng hoạt động tài chính trong kỳ, cần tìm hiểu các thông tin sau:
- Sự thay đổi các khoản mục tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán
- Doanh thu tài chính và chi phí tài chính trên báo cáo KQHĐKD
- Các dòng tiền vào và dòng tiền ra của hoạt động đầu tư trên báo cáo lưuchuyển tiền tệ
- Thuyết minh về tình hình tăng / giảm TSCĐ trên bảng thuyết minh
- Chính sách khấu hao và chi phí khấu hao
2.3.3/ Nhận dạng hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư liên quan và đòn cân dịnh phí
Đòn cân định phí thể hiện qua tỷ trọng chi phí cố định trong cơ cấu chi phícủa DN Theo đó, khi DN có đòn cân định phí cao thì lợi nhuận sẽ biến động nhiềukhi doanh thu thay đổi
Khi DN đầu tư cho TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến đòn cân định phí thông qua sựthay đổi của các chi phí như: chi phí khấu hao, chi phí tiền lương Bởi vì khi đómột số chi phí cố định sẽ tăng lên, trong khi một số chi phí biến đổi có thể giảmxuống
Đánh giá hoạt động đầu tư liên quan đến tài sản cố định
Hoạt động đầu tư liên quan đến TSCĐ được đánh giá qua các tỷ số sau:
- Doanh thu trên tài sản phản ảnh tính hữu hiệu của hoạt động đầu tư Hoạtđộng đầu tư được coi là hữu hiệu khi nó làm doanh thu tăng trưởng
Trang 11- Lợi nhuận trên tài sản phản ảnh tính hiệu quả của hoạt động đầu tư Hoạtđộng đầu tư được coi là hiệu quả khi nó làm lợi nhuận tăng trưởng.
* Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính
Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính khá phức tạp, đặc biệt là đầu tư dài han vìcác hoạt dộng này nhằm mang lại nhiều lợi ích khác nhau ngoài doanh thu tàichính mang lại từ lợi nhuận được chia hay cổ tức được hưởng
2.4/ Phân tích hoạt động kinh doanh.
2.4.1/ Bản chất và ý nghĩa hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh là các hoạt động tạo ra doanh thu của DN thông quaviệc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ Hoạt động kinh doanh liên quan đến việcquyêt định chiến lược kinh doanh của đơn vị và chất lượng quản lý chi phí cũngnhư tài sản của DN
2.4.2/ Những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh
Để cạnh tranh và phát triển, trong điều kiện các hoạt động đã đạt được mứctoàn dụng chi phí, DN thường chọn 1 trong 2 chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược dựa trên số vòng quay
- Chiến lược dựa trên sự khác biệt về sản phẩm
Mối quan hệ giữa 2 chiến lược trên với kết quả hoạt động của DN được phảnảnh qua công thức sau:
ROA = ROS x số vòng quay tài sản
Trong đó:
- ROS là tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu của DN
- Số vòng quay tài sản là tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản của DN
Một DN chọn chiến lược dựa trên số vòng quay sẽ chấp nhận một mức ROSthấp để đạt được số vòng quay cao hơn Ngược lại, một DN chọn chiến lược dưatrên sự khác biệt sản phẩm sẽ tìm cách để đạt được một mức ROS cao, dù rằng sốvòng quay sẽ thấp hoặc không cao bằng
* Những đặc điểm của chiến lược dựa trên số vòng quay.
- Nhấn mạnh đến sản lượng tiêu thụ
- Duy trì chi phí thấp
- Hạn chế các dịch vụ đặc biệt cho khách hàng
- Qủang cáo nhấn mạnh đến giá cả và sự thuận lợi mua hàng
- Chi phí nghiên cứu và phát triển thấp
* Những đặc điểm của chiến lược dựa trên sự khác biệt sản phẩm.
- Nhấn mạnh đến chất lượng sản phẩm
- Cung cấp nhiều tiện ích phục vụ khách hàng
- Qủang cáo nhấn mạnh đến chất lượng cao và đặc điểm riêng của sản phẩm
- Xây dựng thương hiệu mạnh
- Chi phí nghiên cứu và phát triển cao
* Phân tích về số vòng quay
Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu phản ảnh quan hệ giữa tài sản và quy mô kinhdoanh của đơn vị, qua đó nói lên hiệu quả sử dụng tài sản của đơn vị Thườngngười ta xem xét các tỷ số cụ thể sau:
Trang 12- Số vòng quay của tổng tài sản bằng doanh thu chia cho tổng tài sản
- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn bằng doanh thu chia cho tài sản ngắn hạnTrong các công thức tính toán số vòng quay, việc sử dụng số liệu bình quâncủa tài sàn sẽ cho một kết quả tốt hơn vì loại bỏ được ảnh hưởng biến động của cácchỉ tiêu thời điểm Tuy nhiên, trong thực tế nếu thiếu số liệu bình quân người tathường sử dụng số cuối kì để thanh toán
* Số vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay của nợ phải thu là tỷ số giữa doanh thu và nợ phải thu Số vòngquay nợ phải thu phụ thuộc vào:
- Chính sách bán chịu của đơn vị bao gồm điều kiện bán chịu, hạn mu71c bánchịu, số ngày bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán cũng như các chính sách
về thu hồi nợ của đơn vị
- Sự thực hiện chính sách bán chịu của đơn vị Nếu việc thực hiện các chínhsách bán chịu không tốt, nợ quá hạn sẽ tăng lên làm cho số vòng quay giảm sút
- Nợ khó đòi trong các khoản phải thu Nợ khó đòi thường là hệ quả của việcthực hiện chính sách bán chịu nhưnh trong một số trường hợp xúât phát từ nhữngnguyên nhân khác
Ngoài ra, người ta còn dùng số ngày thu tiền bình quân để đánh giá về việcquản lý nợ phải thu của đơn vị Số ngày thu tiền bình quân là số ngày của mộtvòng quay nợ phải thu, thí dụ nếu đơn vị có số vòng quay nợ phảit hu là 6 vòng/năm thì số ngày thu tiền bình quân của đơn vị vào khoảng 61 ngày
Việc đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu cần dựa trên chính sách bán chịucủa đơn vị kết hợp với việc xem xét sự tăng giảm của các tỷ số Thí dụ, nêu sốngày thu tiền bình quân của đơn vị tăng từ 31 ngày lên 46 ngày thì đó là khôngphải là một biểu hiện xấu khi thời hạn bán chịu của đơn vị đã tăng từ 30 ngày lên
45 ngày Ngược lại, nếu chính sách bán chịu của đơn vị không thay đổi mà số ngàythu tiền bình quân lại tăng lên như trên thì vấn đề sẽ nằm ở việc thực hiện chínhsách bán chịu của đơn vị
* Số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho là tỉ số giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho.Người ta dùng giá vốn hàng bán thay cho doanh thu trong tỷ số này nhằm loại bỏảnh hưởng của tỷ lệ lãi gộp đến tỷ số này Số vòng quay hàng tồn kho trong DNphụ thuộc vào:\
- Chính sách mua hàng và tình hình thực hiện chính sách mua hàng của DN.Một DN áp dụng các chính sách mua hàng khoa học và chặt chẽ sẽ tăng được sốvòng quay hàng tồn kho so với một DN mua hàng theo kiểu « thà thừa còn hơnthiếu » Hoặc một DN có chính sách mua hàng đúng đắn nhưng không theo dõi vàquản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến việc mua hàng dự trữ quá múc cần thiết
- Quy trình sản xuất của DN nếu là DN sản xuất Việc áp dụng một cộng nghệmới rút ngắn thời gian sản xuất sẽ làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng lên
- Hệ thống phân phối và tình hình bán hàng vủa DN Tình hình bán hàng kém
sẽ làm số vòng quay giảm sút
- Tình trạng và phẩm chất của hàng tồn kho Hàng tồn kho lỗi thời hoặc kémphẩm chất sẽ không bán được bà làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống.Tình hình này là kế quả của nhiều nguyên nhân : mua hàng quá múc cần thiết, phế
Trang 13phẩm nhiều, mẫu mã không phù hợp, chính sách bán hàng kém, hệ thống phânphối không hoạt động hữu hiệu và cả những nguyên nhân khách quan như sựthay đổi của thị trường ngoài dự đoán.
Để phân tích sâu hơn về số vòng quay hàng tồn kho, không nên chỉ dừng lại
số vòng quay chung của toàn bộ hàng tồn kho mà cần phân tích số vòng quay củatừng nhóm mặt hàng, thậm chí từng mặt hàng trong các mặt hàng chủ yếu của DN
Lý do là tình trạng giảm sút số vòng quay trầm trọng trong một số mặt hàng bị chegiấu do sự gia tăng số vòng quay của một số mặt hàng khác
Trong phân tích về tình hình tồn kho, ngoài số vòng quay hàng tồn kho người
ta cũng sủ dụng chỉ tiêu số ngày lưu kho bình quân – là số ngày của một vòngquay Cách tính toán chỉ tiêu này củng tương tự như số ngày thu tiền bình quân
** Phân tích về khả năng sinh lời
* Tỷ lệ lãi gộp
Trong DN thương mại, tỷ lệ lãi gộp phản ảnh mối quan hệ giữa giá đầu vào
và giá đầu ra của hàng hoá Trong thị trường tự do cạnh tranh, tỷ lệ lãi gộp có xuhướng bình quân hoá cho một hàng hoá cụ thể: lý do là các đơn vị mua hàng vàotrên cùng một thị trường và bán các hàng hoá đó trên cùng một thị trường Do đó,
tỷ lệ lãi gộp trước hết cho thấy tình hình cạnh tranh giữa các đơn vị cùng kinhdoanh một loại hàng hoá: khi cạnh tranh càng gay gắt, tỷ lệ lãi gộp của các đơn vị
đó sẽ giảm sút và ngược lại
Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi gộp cũng phản ảnh chính sách cạnh tranh về giá củađơn vị Một đơn vị có thể quyết định chấp nậhn một tỷ lệ lãi gộp thấp hơn các đơn
vị cùng ngành để có thể bán được nhiều hoặc nhanh hơn hàng hoá của mình Khi
đó DN có thể giảm giá bán, tăng chiết khấu thương mại
Ngoài ra, tỷ lệ lãi gộp của một loại hàng hoá còn chịu ảnh hưởng của giá đầuvào trong chừng mực mà giá đầu ra chưa hoặc không phản ứng kịp thời với cácthay đổi của giá đầu vào (giá mua, chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, tỷ giá hốiđoái)
Khi một DN kinh doanh nhiều mặt hàng, tỷ lệ lãi gộp trên báo cáo tài chính
sẽ là tỷ lệ lãi gộp bình quân Tỷ lệ lãi gộp bình quân không chỉ chịu ảnh hưởngcủa tỷ lệ lãi gộp từng mặt hàng riêng rẽ mà còn chịu tác động bởi cơ cấu mặt hàng.Khi cơ cấu mặt hàng thay đổi, nếu tỷ trọng của mặt hàng có tỷ lệ lãi gộp cao tănglên thì tỷ lệ lãi gộp bình quân sẽ giảm xuống
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, ngoài các nhân tố trên, tỷ lệ lãi gộp còn
chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố của quá trình sản xuất như:
- Mức độ sử dụng nguyên vật liệu, lao động và một số chi phí sản xuất khác(điện nước, khuôn mẫu ) của từng DN Khi 1 DN có mức độ sử dụng cácyếu tố trên hơn mức bình thường, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn và tỷ lệ lãigộp sẽ giảm xuống
- Sản luợng sản xuất Nhân tố này ảnh huởng đến chi phí cố định trong giáthành 1 đơn vị sản phẩm
Việc nhận thức đuợc tất cả các nhân tố trên sẽ giúp tìm hiểu và đánh giá nguyênnhân của các biến động tỷ lệ lãi gộp của DN
* Tỷ lệ lãi thuần từ HĐ kinh doanh.
Trang 14Tỷ lệ lãi thuần từ HĐ kinh doanh là hiệu số giữa tỷ lệ lãi gộp và tỷ lệ chi phí
HĐ trên doanh thu
Nếu cố định tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi thuần từ HĐ kinh doanh sẽ phản ánh mốiquan hệ giữa chi phí HĐ với doanh thu Nói cách khác, nếu tách riêng các yếu tốảnh huởng đến tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi thuần cho thấy hiệu suất sử dụng chi phí HĐtrong việc tạo ra doanh thu của DN
- Chi phí duy trì bộ máy quản lý và bán hàng của DN
- Chi phí đóng gói, vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ
- Các chi phí quảng cáo khuyến mãi để đẩymạnh tiêu thụ
Trong cùng 1 ngàng nghề kinh doanh, với 1mức tỷ lệ lãi gộp mang tính chấtbình quân các DN nào sử dụng chi phí hoạt động hợp lý so với qui mô kinhdoanh của mình có 1 tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh cao hơn
3/ Qui trình phân tích BCTC.
3.1/ Chuẩn bị và thu thập thông tin.
Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm :
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kiểm toán
- Các thông tin chung về nền kinh tế và ngành nghề
3.2/ Nhận dạng và đánh giá ảnh hưởng các hoạt động tài chính và đầu tư.
- Hoạt động tài chính
- Hoạt động đầu tư
3.3/ Đánh giá hoạt động kinh doanh của DN.
- Chiến luợc kinh doanh
- Tính hũư hiệu của hoạt động
- tính hiệu quả của hoạt động
- Công thức Dupont
Trang 15PHẦN 3:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HUỞNG SAI LỆCH
Mục đích
Sau khi học xong phần àny học viên có thể :
- Đánh gía ảnh huởng của 1 sai lệch đến báo cáo tài chính kỳ hiện hành và các
kỳ tiếp theo (nếu BCTC chưa được điều chỉnh)
- Giải thích đuợc những sai lệch thuế có tác động thế nào đến BCTC kỳ hiệnhành và các kỳ tiếp theo (nếu BCTC chưa đuợc điều chỉnh)
- Nhận dạng khả năng sai lệch thuế khi đọc BCTC
1/ Kỹ năng đánh giá ảnh huởng sai lệch cụ thể đến BCTC.
1.1/ Nguyên tắc cơ bản.
1.1.1/ Quan hệ giữa bản cân đối kế toán và báo cáo KQHDĐK.
Trong những mối quan hệ giữa các BCTC, quan hệ giữa bảng cân đối kế toán
và báo cáo KQHĐKD đuợc xem là rất quan trọng để phục vụ cho việc đánh giáảnh huởng của các giao dịch và sai lệch đến BCTC Dưới đây là 1 số quan hệ cầnquan tâm
Quan hệ giữa doanh thu, chi phí với tài sản và nợ phải trả
- Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có sự tăng lên của tài sản/ giảm đi của nợphải trả mà không phải do góp vốn
- Chi phí chỉ đuợc ghi nhận khi có sự giảm đi của tài sản/ tăng lên của nợ phảitrả mà không phải do giảm vốn/ chia lãi
- LN trong kỳ là sự thay đổi của vốn chủ sỡ hữu sau khi loại trừ ảnh huởngcác nghiệp vụ về tăng giảm vốn và chia lãi
Quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận chưa phân phối
- Mọi biến động về doanh thu và chi phí cuối cùng sẽ tác động đến bảng cânđối kế toán, khoản mục LNCPP và thuế TNDN phải nộp
- LN trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thay đổi sẽ ảnh huởng đến
LN chưa phân phối,nhưng LNCPP thay đổi chưa chắc do LN trên BCKQHĐKD thay đổi
Quan hệ giữa tài sản và chi phí
- Chi tiêu phát sinh có thể hình thành tài sản hay đuợc xem là chi phí
Phân biệt khi nào là tài sản, khi nào là chi phí là 1 vấn đề phức tạp
- Trong kế toán nguời ta dựa trên nguyên tắc phù hợp và thận trọng
Quan hệ giữa doanh thu và nợ phải trả
- Lợi ích tăng thêm trong kỳ có thể hình thành nợ phải trả hay đựơc ghi nhậndoanh thu Phân biệt khi nào là nợ phải trả khi nào là doanh thu không phức tạpbằng phân biệt tài sản - nợ phải trả
Trong kế toán nguời ta dựa trên nguyên tắc phù hợp và thận trọng
1.1.2/ Quan hệ giữa báo cáo tài chính kỳ này và kỳ trước.
Từ những quan hệ trên ta rút ra mối quan hệ sau về BCTC kỳ này và kỳtrước Mọi biến động trên BCKQ HĐKD kỳ này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận chưaphân phối của kỳ sau
1.2/ Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ đến BCTC.
Trang 161.2.1/ Khái niệm.
Dựa trên mối quan hệ giữa các BCTC, có thể xác định ảnh hưởng của cácgiao dịch/nghiệp vụ đến BCTC Có các loại giao dịch sau phân chia theo mức độtác động đến BCTC
- Các giao dịch ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
- Các giao dịch chỉ ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(BCKQHĐKD)
- Các giao dịch ảnh hưởng đến BCĐKT và BCKQHĐKD
1.2.2/ Nguyên tắc.
- Biến động trên BCKQ HĐKD (nếu có) sẽ tác động đến BCTC ở vốn chủ sởhữu (lợi nhuận chuưa phân phối) và thuế TNDN phải nộp
- Ảnh hưởng đến BCĐKT sẽ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
1.3/ Đánh giá ảnh huởng của sai lệch đến BCTC.
1.3.1/ Khái niệm.
Việc xác định ảnh hưởng của sai lệch đến BCTC trước hết cũng dựa trên mốiquan hệ của BCTC Các loại sai lệch cũng có mức độ tác động khác nhau đếnBCTC:
- Các sai lêch ảnh huởng đến BCĐKT
- Các sai lẹch chỉ ảnh hưởng đến BCKQHĐKD
- Các sai lệch ảnh hưởng đến cả BCĐKT và BCKQHĐKD
Ngoài ra khi đánh giá ảnh hưởng sai lệch còn phải xem xét
- Các sai lệch là hậu quả, xảy ra đồng thời của sai lệch gốc
- Niên độ xảy ra sai lệch, vì ảnh hưởng của sai lệch khác nhau ở những niên
độ khác nhau
1.3.2/ Ảnh hưởng của sai lệch đến BCTC năm hiện hành.
- Đầu tiên cần xác định các hệ quả của sai lệch gốc
- Sau đó phải xem xét sai lệch trên BCKQ HĐKD Chú ý là sai lệch trênBCKQ HĐKD (nếu có sẽ tác động đến BCĐKT ở vốn chủ sở hữu (lợi nhuận chưaphân phối) và thuế TNDN phải nộp Trong một số trường hợp có thể ảnh hưởngđến thuế TNDN hoãn lại
- Cuối cùng xem xét ảnh hưởng của sai lệch đến BCĐKT Chú ý là ảnhhưởng đến BCĐKT sẽ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
1.3.3/ Ảnh hưởng của sai lệch đến BCTC các năm sau.
- Đầu tiên xem xét ảnh hưởng của sai lệch đến BCTC của niên độ xảy ra sailệch
- Sau đó xem xét ảnh hưởng qua từng niên độ đến niên độ hiện hành Chú ý là:+ Ảnh hưởng của các sai lệch đến BCKQ HĐKD các niên độ trước sẽ ảnhhưởng đến số dư đầu kỳ của lợi nhuận chưa phân phối kỳ sau
+ Ảnh huởng của sai lệch đến các khoản mục của BCĐKT sẽ luỹ kế qua các
kỳ và tác động đến số dư đầu kỳ của BCĐKT kỳ sau
2/ Khảo sát các sai lệch thuế và ảnh hưởng đến BCTC.
Gian lận hoặc sai số trong công tác kế toán và kê khai tự quyết toán thuếTNDN sẽ gây ra các sai lệch trên BCTC hoặc tờ khai tự quyết toán thuế Để có thể
Trang 17đánh giá các ảnh hưởng này, cần hiểu biết về các đặc điểm của hành vi gian lận, saisót cũng như khảo sát chi tiết về ảnh hưởng của từng hành vi đến BCTC Kết quảkhảo sát sẽ cung cấp định hướng quan trọng cho cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế khiphân tích BCTC nhằm mục đích xác định đối tượng có rủi ro cao.
2.1/ Tổng quan về sai lệch thuế.
2.1.1/ Khái niệm.
Trong chuyên đề này, chúng ta tập trung vào sai lệch về thuế Sai lệch về thuế
có thể bắt đầu từ các sai lệch trên BCTC, dẫn đến số thuế phải nộp bị sai lệch;nhưng cũng có thể xuất phát từ việc lập tờ khai tự quyết toán thuế không đầy đủhoặc thiếu chính xác Xét dưới góc độ nguyên nhân, cần lưu ý rằng trong nhiềutrường hợp các sai lệch về thuế bắt nguồn từ sai sót vô tình hơn là sự cố ý gian lận.Mặc dù vậy, các cán bộ kiểm tra luôn phải duy trì một tinh thần cảnh giác với khảnăng có những gian lận để ẩn lậu thuế
2.1.2/ Phân biệt gian lận và sai sót.
* Gian lận
Là những hành vi cố ý làm sai lệch số thuế phải nộp hay được khấu trừ domột hay nhiều người trong hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặcbên thứ 3 thực hiện
Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau:
- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan;
- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán;
- Che giấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế;
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kếtoán, chính sách tài chính, quy định về thuế;
- Cố ý tính toán sai về số học
* Sai sót.
Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp hay được khấutrừ, như:
- Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai;
- Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế;
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán,chính sách tài chính, quy định về thuế nhưng không cố ý
Trên thực tế, việc xác định một hành vi là gian lận hay sai sót trong nhiềutrường hợp không dễ dàng Tuy nhiên, cán bộ kiểm tra, thanh tra cần lưu ý việcphân biệt để phục vụ cho:
- Vấn đề định hướng trong kiểm tra: tuỳ theo sai lệch phát hiện do sai sóthay gian lận mà phương hướng tiếp theo sẽ khác nhau Thông thường, đối với cácgian lận, cán bộ kiểm tra sẽ phải đánh giá lại độ tin cậy của toàn bộ bằng chứng,thông tin đã thu thập trước đóm liên quan đến ngiệp vụ, cá nhân và thời kỳ có gianlận Các thủ tục kiểm tra có thể phải bổ sung để phát hiện thêm các gian lận khác
- Xác định biện pháp xử lý phù hợp với các sai lệch này
Để phân biệt gian lận và sai sót, ngoài việc xem xét có những bằng chứng về
sự có ý hay vô tình không, còn có thể dựa trên một số dấu hiệu sau đây:
Trang 18- Vụ lợi / không vụ lợi Khi một hành vi không mang lại lợi ích cho người saiphạm thì có thể đây không phải là sự gian lận Tuy nhiên, việc đánh giá này khôngphải lúc nào cũng chính xác vì trong một số trường hợp người sai phạm nhằm mụcđích đạt được một lợi ích gián tiếp, khó nhận định.
- Tập trung/phân tán về ảnh hưởng Các gian lận thường có khuynh hướng tậptrung về một mục tiêu cụ thể, thí dụ các gian lận về thuế sẽ bao gồm hàng loạt cácthủ thuật khác nhau nhưng cùng một định hướng là làm giảm số thuế phải nộp
2.1.3/ Phân biệt sai lệch về thuế với sự thay đổi trong tình hình kinh doanh.
Trong một số trường hợp, kết quả kinh doanh của DN sụt giảm làm ảnhhưởng đến nghĩa vụ thuế, thí dụ:
- DN mới thành lập/ đầu tư mới giai đoạn đầu thường không có lãi
- Thay đổi hướng đầu tư sang các lĩnh vực có múc sinh lời kém hơn
- Thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng tiếp cận số vòng quay thay vìdựa trên sự khác biệt về sản phẩm
- Cạnh tranh tăng lên khiến doanh ngiệp giảm doanh thu và kéo theo sự sụtgiảm về lợi nhuận và khả năng sinh lợi Cần lưu ý ảnh hưởng này sẽ gia tăng đốivới các DN sử dụng đòn cân định phí cao
- Thất bại trong chiến lược tiếp thị cũng là một nguyên nhân sút giảm doanhthu và lợi nhuận
- Quản lý chi phí kém không làm giảm doanh thu nhưng lợi nhuận và khảnăng sinh lợi bị suy giảm
Cán bộ kiểm tra cần phải cố gắng loại trừ các trường hợp trên ra khỏi danhsách kiểm tra của mình để nâng cao tính hiệu quả của quá trình kiểm tra, thanh trathuế Để làm được điều này, có thể dựa vào:
- Hiểu biết về ngành nghề, thí dụ cán bộ kiểm tra có thể ghi nhận sự sụt giảmcủa DN trong doanh thu/lợi nhuận phù hợp với tình hình của ngành nghề trongcùng giai đoạn
- Hiểu biết về DN thông qua tìm hiểu về các sản phẩm chủ yếu, sự thay đổichính sách bán hàng
- Tìm hiểu các thông tin phi tài chính (sản lượng, số lượng công nhân viện,diện tích nhà xưởng, công suất thiết bị ) để nhận dạng các dấu hiệu sụt giảm thực
sự của tình hình kinh doanh
Sau cùng, cán bộ kiểm tra có thể sử dụng phương pháp phân tích loại trừ đểxác định liệu có khả năng cao là gian lận/sai sót đang tồn tại trong số liệu thuế của
DN không?
2.2/ Khảo sát các trường hợp sai lệch thuế ảnh hưởng tới BCTC.
2.2.1/ Sai lệch doanh thu.
2.2.1.1/ Đặc điểm
- Bao gồm cả sai sót và gian lận
- Bao gồm cả sai lệch trên BCTC và sai lệch trên tờ khai
- Hướng sai lệch quan tâm: khai thiếu (ngoại trừ trường hợp DNghi trước doanh thu vào thời kỳ ưu đãi thuế)
2.2.1.2/ Các hình thức sai lệch doanh thu
- Để doanh thu/ tiền thu ngoài sổ sách kế toán
Trang 19- Ghi nhân doanh thu vào khoản mục khác
- Hoãn doanh thu
- Nhầm lẫn giữa các loại doanh thu và thu nhập khác từ không ưuđãi -> ưu đãi
- Ghi nhận trước doanh thu vào thời kỳ được ưu đãi thuế
2.2.2/ Sai lệch chi phí.
2.2.2.1/ Các đặc điểm sai lệch chi phí
- Bao gồm cả sai sót và gian lận
- Hướng sai lệch quan tâm: khai khống (ngoại trừ trường hợp hoãn ghichi phí trong thời kì được ưu đã thuế)
2.2.2.2/ Các hình thức sai lệch chi phí
- Kê khai chi phí không có thực
- Phân bổ chi phí không có thực
- Ghi nhận trước chi phí
- Đưa vào chi phí các khoản phải được vốn hoá
- Nhầm lẫn chi phí ưu đãi -> không ưu đãi
- Hoãn ghi chi phí trong thời kỳ đang được ưu đãi thuế
2.2.3/ Sai lệch doanh thu đồng thời với chi phí.
2.2.3.1/ Các trường hợp:
- Vừa giảm doanh thu vừa tăng chi phí
- Gỉam donh thu và giảm chi phí đồng thời ( để một phần doanh thu/ tiềnthu và một phần chi phí ngoài sổ sách kế toán )
2.2.3.2/ Trường hợp vừa giảm donh thu vừa tăng chi phí
* Trên BCKQHĐKD:
- Doanh thu giảm, giá vốn hàng bán tăng, tỷ lệ lãi gộp giảm mạnh
- Doanh thu giảm, chi phí hoạt động tăng, tỷ lệ lãi gộp giảm và tỷ lệ lãi thuầngiảm mạnh
* Trên BCĐKT:
- Tài sản giảm (tiền , nợ phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ) Các tỷ số về số vòngquay tài sản tăng
- Nợ phải trả tăng SVQ nợ phải trả có thể giảm
Trường hợp giảm doanh thu đồng thời giảm chi phí
- Tuy nhiên có thể không nhận thấy nếu DN để một số tài sản ngoài sổ sách
2.2.4/ Sai lệch qua nhiềiu niên độ.
Sai lệch thuế có thể diễn biến qua nhiều niên độ việc sai lệch theo chiềuhướng giấu doanh thu, tăng chi phí hoặc cả hai sẽ làm cho BCTC ngày càng lệchlạc đến mức vô lý ; thí dụ tài sản còn rất thấp hoặc nợ phải trả tăng quá cao Lúcnày, doanh nghiệp có thể phải tìm cách cân bằng lại theo hướng vừa giảm doanhthu vừa giảm chi phí
Trang 203/ Nhận dạng sai lệch thuế trên BCTC
3.1/ Phương pháp.
3.1.1/ Quan sát biếm động.
Các biến động được lưu ý bao gồm:
- Chi phí tăng tương đối so với doanh thu
- Lợi nhuận trước thuế tăng nhưng thuế phải nộp giảm hoặc không tăng tươngứng
- Tài sản giảm tương đối so với doanh thu
- Nợ phải trả tăng tương đối so với doanh thu
3.1.2/ Phân tích tỷ số.
Các tỷ số sau thường được lưu ý :
- Số vòng quay hàng tốn lho rất cao hoặc tăng bất thường
- Số vòng quay nợ phải thu tăng giảm bất thừng
- Tỷ lệ lãi gộp giảm bất thường
- Tỷ lệ chi phí tăng bất thường
- Lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất thấp
- Khả năng thanh toán rấ kém nhưng DN vẫn tồn tại và phát triển
3.2/ Quy trình.
3.2.1/ Phân tích tổng quát.
Phân tích tổng quát cho một sự hiểu biết tổng thể về DN trên các phươngdiện Việc phân tích tổng quát được tiến hành theo quy trình phân tích BCTC ởphần 2
tố có xu hướng cùng chiều làm giảm lợi nhuận
3.2.4/ Loại trừ khả năng nhầm lẫn giữa sai lệch thuế và suy giảm kinh doanh.
Suy giảm trong kinh doanh thường có biểu hiện tương tự như sai lệch thuế.Một số xem xét chi tiết cần tiến hành để loại trừ rủi ro này
PHẦN 4
THU THẬP VÀ KIỂM TRA THÔNG TIN
Trang 21Mục đích
Sau khi học xong phần này, học viên có thể :
- Mô tả mối quan hệ giữa các sai lệch thuế với hệ thống thông tin kế toán của
1/ Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và sai lệch thuế.
1.1/ Cấu trúc hệ thống kế toán tại DN.
Hệ thống kế toán tại DN cung cấp thông tin cho BCTC, báo cáo thuế và cácbáo cáo nội bộ (còn gọi là báo cáo của kế toán quản trị) Dưới góc độ trình tự xử lý
hệ thống này gồm ba phần chính:
1.1.1/ Chứng từ.
Chứng từ là khâu ghi chép ban đầu Theo quy định hiện nay mọi nghiệp vụphải được ghi chép trên chứng từ hay nói cách khác, DN phải chứng minh tất cảcác nghiệp vụ trên sổ sách kế toán bằng chứng từ
Chứng từ thường được luân chuyển qua nhiều bộ phận trước khi trở về phòng
kế toán để ghi sổ, thí dụ phiếu nhập/xúât kho thường được chuyển từ kho về kếtoán Ngoài ra, chứng từ còn được lưu lại ở các bộ phận liên quan để theo dõi, thí
dụ bộ phận lập chứng từ hoặc bộ phận sử dụng tài sản
Trong môi trường tin học hoá kế toán hiện nay, dữ liệu có thể được nhập ởcác bộ phận khác chuyển về kế toán qua máy tính Trong trường hợp này, kế toánphải có những thủ tục cần thiết để kiểm soát tính xác thực của các nghiệp vụ trướckhi nó được cập nhật vào hệ thống kế toán
1.1.2/ Sổ sách kế toán.
Sổ sách kế toán bao gồm nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết
- Nhật ký ghi chép các nghiệp vụ theo thứ tự thời gian Nhật ký đặc biệt nhưnhật ký thủ quỹ, nhật ký mua hàng theo dõi các nghiệp vụ chuyên biệt từmột chứng từ cụ thể sau đó kết chuyển vào sổ cái Nhật ký ghi chép cácnghiệp vụ tổng hợp, điều chỉnh hoặc các nghiệp vụ không được ghi chéptrong một nhật ký đặc biệt nào
- Sổ cái ghi chép phân loại các nghiệp vụ vào tài khoản kế toán Các tài khoảnđược mở chi tiết cho các đối tượng khác nhau có thể phục vụ cho cả yêu cầu
kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Sổ chi tiết theo dõi những tài khoản cần có sự quản lý về chi tiết như hàngtồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả, doanh thu hoặc chi phí
Sổ sách kế toán là công cụ của kế toían nhưng cũng là công cụ quan trọng củangười kiểm tra Người kiểm tra cần hiểu được cấu trúc hệ thống sổ sách để xácđịnh nguồn dữ liệu kiểm tra thay vì chỉ dựa vào chứng từ
Trong điều kiện tin học hoá kế toán, sổ sách kế toán của DN nằm trong máttính và được in ra để lưu trtữ Việc kiểm tra cần lưu ý khả năng khác biệt giữa hai
hệ thống này