2/ Vận dụng chiến lược đánh giá rủi ro.
2.3/ Phân tích tổng quát trên hồ sơ.
2.3.1/ Nguyên tắc chung.
Là quy trình phân tích trên từng hồ sơ DN, với đối tượng là: - Toàn bộ các DN lớn và rất lớn.
- Các DN vừa và nhỏ được chọn trong danh sách sơ bộ.
Thực chất đây là quá trình lựa chọn dựa trên xét đoán của cán bộ phân loại với đầy đủ thông tin về DN.
Nguồn dữ liệu phân tích.
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN ( năm nay và các năm trước ) - BCTC đầy đủ ( năm nay và các năm trước )
- Các thông tin về nền kinh tế chung và về ngành nghề - Kết quả kiểm tra, thanh tra thuế trong quá khứ ( nếu có )
Nội dung
* Phân tích hồ sơ nhằm phát hiện các biến động quan hệ không bình thường :\ - Chính sách kế toán
- Phân tích lãi/ lỗ
- phân tích bảng cân đối kế toán
- phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ - phân tích tỷ số
* Rà soát lại để lụa chọn danh sách DN kiểm tra, thanh tra.
Chính sách kế toán (CSKT) là các phương pháp kế toán DN lựa chọn và công bố trong bảng thuết minh BCTC. CSKT phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán. CSKT có tác động đến mục tiêu kiểm toán thuế qua các tình huốnh:
- các CSKT tạo ra sự khác biệt giữa lơi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Thí dụ, các chính sách về khấu hao, về ghi nhận doanh thu..
- sự thay đổi CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận. Việc thay đổi các chính sách kế toán có thể làm tăng giảm lợi nhuận và thu nhập chịu thuế
2.3.2/ Phân tích lãi/lỗ.
2.3..2.1/ Phân tích quan hệ giữa báo cáo KQHĐKD và tờ khai thuế.
Sự chính xác về số học
- đối chiếu giữa BCKQHĐKD và tờ khai thuế. - tính toán lại số liệu trên các tài liệu.
Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế.
Các khoản điều chỉnh này dựa trên các khác biệt giữa kế toán và thuế theo chiều hướng làm giảm thu nhập chịu thuế so với lợi nhuận kế toán, thí dụ:
- Lợi nhuận từ các HĐ không chịu thuế TNDN
- giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước - chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng
- lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái
- các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác
Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế để hưởng ưu đãi thuế năm hiện hành
Các DN đang được hưởng ưu đãi thuế trong năm hiện hành có thể tiến hành các điều chỉnh không đúng để chuyển chi phí từ năm hiện hành sang năm không có ưu đãi, hoặc chuyển doanh thui từ năm không có ưu đãi sang năm hiện hành. Do đó, đối với DN này, cần kiểm tra các khoản điều chỉnh theo chiều hướng làm tăng thu nhập chịu thuê so với lợi nhuận kế toán.
2.3.3.2/ Phân tích tình hình biến động.
Mục đích tổng rà soát lại doanh thu, chi phí. Đối với đối tượng quy mô vừa và nhỏ được chuyển sang từ giai đoạn 1, cần tìm hiểu các rủi ro được đặt ra và loại bỏ những trường hợp các rủi ro đã được làm rõ. Đối với đối tượng quy mô lớn, cần đánh giá các rủi ro sai lệch thuế thông qua các biến động bất thường.
Doanh thu
- xem xét tổng quát biến động doanh thu năm nay so với các năm trước; so sánh với mức độ tăng trưởng/suy giảm so với ngành
- xem xét các khoản giảm trừ doanh thu - xem xét các khoản doanh htu nhận trước
- xem xét quan hệ với lượng tiền thu từ kinh doanh (nếu có báo cáo lưu chuyển tiền tệ), nợ phải thu, các khoản người mua ứng trước tiền
Chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí KD)
- Phân tích tỉ trọng từng loại chi phí kinh doanh/doanh tăng/giảm so với năm trước và so với ngành. Tìm hiểu chi tiết trên bảng thuyết minh:
+ Phân tích giá vốn hàng bán: hao hụt, mất mát, chi phí vượt mức và dự phòng giảm giá.
+ Xem xét quan hệ giữa giá vốn hàng bán, hàng tồn kho cuối kỷ, nợ phải trả người bán, tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ( nếu có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
+ chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố...
Doanh thu tài chính
- So sánh tình hình thay đổi doanh thu tài chính so với kỳ trước, sự thay đổi kết cấu của các khoản doanh thu tài chính.
- Xem xét quan hệ giữa các khoản doanh thu tài chính với các khoản mục liên quan trên bảng cân đối kế toán và bảng thuyết minh:
+ Tiền gửi ngân hàng
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: ++ Chứng khoán đầu tư ngắn hạn ++ Đầu tư nhắn hạn khác
+ Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia + Cho vay dài hạn nội bộ
+ Đầu tư dài hạn khác: ++ Đầu tư cổ phiếu ++ Đầu tư trái phiếu
++ Đầu tư tín phiếu, kỳ phiế ++ Cho vay dài hạn
++ Đầu tư dài hạn khác
+ Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh
Chi phí tài chính
- So sánh tình hình thay đổi chi phí tài chính so với kỳ trước, sự thay đổi kết cấu của các khoản chi phí tài chính
- Xem xét quan hệ giữa các khoản chi phí tài chính với các khoản mục liên quan trên bảng cân đối kế toán và bảng thuyết minh:
+ Vay ngắn hạn
+ Nợ dài hạn đến hạn trả + Vay dài hạn nội bộ + Vay dài hạn
++ Vay ngân hàng ++ Vay đối tượng khác ++ Trái phiếu phát hành + Nợ dài hạn
++ Thuê tài chính ++ Nợ dài hạn khác
Các hoạt động khác
- Xem xét tình hình phát sinh các thu nhập khác trong kỳ, liên kết với thông tin về các TSCĐ thanh lý, nhượng bán trong kỳ.
- Xem xét tình hình phát sinh các chi phí khác trong kỳ, lưu ý nếu số phát sinh lớn.
2.3.4/ Phân tích bảng cân đối kế toán.
Việc phân tích biến động trên BCKQHĐKD đã cho những thông tin cơ bản liên quan đến tình hình lợi nhuận trong kì và thuế phải nộp. Tuy nhiên, cần phân tích thêm biến động trên bảng cân đối kế toán để ghi nhận các vấn đề chưa được thể hiện rõ trên BCKQHĐKD
Tài sản
- so sánh cuối năm với đầu năm, lưu ý các trường hợp giảm tài sản. Như đã nghiên cứu trong chuyên đề trước, việc che dấu các khoản doanh thu hay thổi phồng chi phí thường dẫn đế tài sản giảm xuống.
- mức độ tăng trưởng/suy giảm so với doanh thu, đặc biệt là tài sản ngắn hạn - xem xét thông tin bổ sung trên bảng thuết minh:
+ Hàng tồn kho: dự phòng giảm giá + Nợ phải thu: dự phòng nợ khó đòi + TSCĐ : bán TSCĐ, khấu hao TSCĐ\
+ Các khoản đầu tư: thu nhập từ các khoản đầu tư + Chi phí trả trước: phân bổ chi phí trả trước
Nợ phải trả
- cuối năm sio với đầu năm, lưu ý các trường hợp tăng nợ phải trả - mức tăng trưởng/suy giảm so với doanh thu, đặc biệt là nợ ngắn hạn
- xem xét thông tin bổ sung trên bảng thuết minh: chi phí phải trả, các khoản phải trả, phải nộp khác.
Vốn chủ sở hữu
- cuối năm so với đầu năm
- múc dộ tăng trưởng/suy giảm so với tình hình kinh doanh - xem xét thông tin bổ sung trên bảng thuyết minh:
+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản. + Chênh lệch tỷ giá hối đoái. + Phân phối lợi nhuận.
2.3.5/ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường không hửu hiệu về mặt thuế nhưng giúp cung cấp thêm thông tin chi tiết và giúp cho hiểu được tình hình kinh doanh của DN. Một số thông tin đáng chú ý như:
* Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Đối với báo cáo trực tiếp
- Tiền thu bán hàng so với kỳ trước, so với doanh thu
- Tiền chi cho các hoạt động so với kỳ trước, với BCKQHĐKD
Đối với báo cáo gián tiếp
- Khấu hao so với kỳ trước với các báo cáo khác
- Các khoản giảm/tăng vốn lưu động so với kỳ trước, với các báo cáo khác - Chi phí lãi vay và thanh toán lãi vay so với kỳ trước, với các báo cáo khác
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
- Mua sắm TSCĐ và chi phí khấu hao
- Bán TSCĐ, các khoản đầu tư và các thu nhập khác
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
- Vay, trả nợ vay và chi phí lãi vay - Phân phối cổ tức và lợi nhuận
2.3.6: Phân tích tỷ số.
Phân tích các tỷ số giúp cho việc hiểu biết về tình hình kinh doanh của DN và ghi nhận một số rủi ro có thể xảy ra.
Nắm được tình hình và các chính sách tài chính của đơn vị
- Chính sách tài trợ ( vay mượn, phát hành cổ phiế, chia lãi...)
- Chiến lược kinh doanh dựa trên số vòng quay(dựa trên sự khác biệt sản phẩ) - Tình hình đầu tư dài hạn( mua sắm tài sản dài hạn, đầu tư vào DN khác..)
So sánh với năm trước và số liệu ngành, ghi nhận các biến động bất thường
- Nhóm tỷ số về hoạt động, đặc biệt là số vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu.
- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời, đặc biệt là tỷ lệ lãi gộp.