Phân tích sơ bộ nhằm hình thành danh sách đối tượng rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học phân tích báo cáo tài chính (Trang 37 - 38)

2/ Vận dụng chiến lược đánh giá rủi ro.

2.2/Phân tích sơ bộ nhằm hình thành danh sách đối tượng rủi ro cao.

2.2.1/ Hệ thống chỉ tiêu phân tích.

2.2.1.1/ Các chỉ tiêu trực tiếp.

Các chỉ tiêu trực tiếp liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ thuế TNDN của DN, bao gồm:

- Biến động của doanh thu

- Biến động của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Biến động của thuế TNDN phải nộp

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. 2.2.1.2/ Các chỉ tiêu gián tiếp

Các chỉ tiêu gián tiếp liên quan đến quy mô, năm thành lập, tình hình đầu tư TSCĐ của DN

2.2.1.3/ Các thông tin tham khảo.

Bao gồm bảng tóm tắt BCTC, bảng phân tích dọc và phân tích ngang các tỷ số tài chính quan trọng.

2.2.2/ Quy trình phân tích.

2.2.2.1/ Chọn lụa các đối tượng có rủi ro cao.

Các đối tượng được chọn là các đối tượng có các chỉ tiêu trực tiếp vượt khỏi một mức rủi ro được xác lập. Thí dụ:

a: doanh thu giảm so với năm trước hơn xx% b: doanh thu tăng thấp hơn bình quân ngàng xx% c: lợi nhuận trên doanh thu giảm hơn xx%

d: thuế TNDN giảm hơn xx% hoặc lỗ

e: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thấp hơn đáng kể so với mức lãi suất bình thường, thí dụ xx% năm

2.2.2.2/ Chọn lựa các đối tượng vào danh sách sơ bộ.

Các đối tượng có rủi ro cao sẽ được gạn lọc để xắp xếp thứ tự ưu tiên chọn vào danh sách sơ bộ. Các thông tin được xem xét bao gồm:

- Đối với các đối tượng có biến động bất thường (được chọn theo nhóm các chỉ tiêu trực tiếp từ a đến d), các thông tin xem xét thêm bao gồm :

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu so với ngành. + Tình trạng doanh thu, lợi nhuận chung của ngành + Có đầu tư TSCĐ mới không

+ Năm thành lập + Quy mô

+ Loại hình DN

+ Lần kiểm tra gần nhất

Các thông tin này có thể làm thay đổi mức rủi ro sai lệch thuế của DN; thí dụ DN có doanh thu sụt giảm nhưng mức sụt giảm thấp hơn mức bình quân ngành thì rủi ro cũng có thể được đánh giá giảm xuống. Hoặc trường hợp DN lỗ có thể chấp nhận được nếu DN mới thành lập. Tuy nhiên, một DN lỗ trong điều kiện vẫn liên tục đầu tư mới thì cần phải tăng mức rủi ro lên.

- Đối với các đối tượng có khả năng sinh lợi thấp (được chọn theo chỉ tiêu trực tiếp e ), các thông tin được xem xét thêm bao gồm:

+ Có đầu tư TSCĐ mới không.

+ Sự phát triển của DN qua các năm về doanh thu, vốn đầu tư của chủ sở hữu.

+ Quy mô. + Loại hình DN.

+ Lần kiểm tra gần nhất.

Cũng giống như trường hợp trên, các thông tin bổ sung giúp cán bộ đánh giá điều chỉnh mức rủi ro đánh giá ban đầu sát hơn.

Khi cần thiết, có thể nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo như bảng tóm tắt BCTC, bảng phân tích dọc và phân tích ngang, các tỷ số tài chính quan trọng

Tại các nước phát triển các quy trình trên được tự động thông qua việc cho điểm từng nhân tố rủi ro. Hệ thống cho điểm được xây dựng trên kinh nghiệm theo dõi qua nhiều năm hoặc sử dụng các phần mềm thông minh. Các tiêu thức cho điểm được dữ bí mật tuyệt đối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học phân tích báo cáo tài chính (Trang 37 - 38)