Chiến lược đánh giá rủi ro.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học phân tích báo cáo tài chính (Trang 32 - 36)

1.1/ Lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra.

1.1.1/ Đặt vấn đề.

Lựa chọn đối tượng kiểm tra là xác định doanh nghiệp sẽ kiểm tra trong kỳ trong phạm vi nguồn lực của cơ quan thuế để đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn đối tượng kiểm tra là một vấn đề quan trọng của các cơ quan thuế trong bối cảnh số lượng DN rất lớn mà nguồn lực của cơ quan thuế có giới hạn, các thủ tục kiểm tra thanh tra phải tuân thủ các qui định của luật quản lý thuế.

1.1.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn đối tượng kiểm tra.

1.1.2.1/ Mục đích kiểm tra thanh tra.

Việc lựa chọn đối tượng kiểm tra thanh tra thuế phải thoã mãn các mục tiêu sau: - Gia tăng nguồn thu cho ngân sách, để đạt mục tiêu này thường dẫn đến

khuynh hướng ưư tiên cho các DN có rủo ro không tuân thủ

- Hoàn thiện công tác lựa chọn cho kiểm tra, để đạt mục tiêu này thường dẫn đến khuynh hướng ưu tiên xây dựng một cơ sở dữ liệu ngành

Giữa các mục tiêu này trong chừng mực có thể mâu thuẫn nhau. Thí dụ khả năng không tuân thủ về thuế cao hơn ở khu vực DN nhỏ, nhưng số tiền thu được ở khu vực không cao.

1.1.2.2/ Nguồn lực cơ quan thuế

Nguồn lực của cơ quan thuế luôn hạn chế, nó liên quan đến các nhân tố sau:

- Quỹ thời gian dành cho công tác kiểm tra, thanh tra

- Đội ngũ chuyên viên có khả năng tham gia công tác kiểm tra, thanh tra: + Cơ cấu về kinh nghiệm, một nhóm kiểm tra thường được cấu trúc gồm những chuyên viên có mức độ kinh nghiệm khác nhau.

+ Cơ cấu về chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng vì một chuyên viên không thể am tường tất cả các lĩnh vực chuyên môn. Thông thường trong một cuộc kiểm tra, thanh tra thuế sẽ liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn sau:

- Kế toán - kiểm toán. Chuyên viên về lĩnh vực này có khả năng nhận thức các sai lệch liên quan đến BCTC, sổ sách kế toán...

- Thuế. Chuyên viên về lĩnh vực này có khả năng phát hiện và xem xét các vấn đề phức tạp trong thuế, thí dụ vấn đề chuyển giá.

- Các lĩnh vực chuyên môn khác như xây dựng cơ bản, dầu khí ... - Thông tin và hệ thống thông tin:

+ Các thông tin có được rất quan trọng, bao gồm các thông tin từ đối tượng chịu thuế, từ các cơ quan liên quan ( bảo hiểm ...) , từ các bên liên quan ( ngân hàng, công ty mẹ, công ty con, cổ đông chính, ...)

+ Để có thể hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra, thanh tra cơ quan thuế phải xây dựng được một hệ thống thông tin hữu hiệu:

++ Hệ thống phân loại DN theo ngành, quy mô.

++ Hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính của DN theo số liệu báo cáo (thường khoảng 3-5 năm), theo số liệu chuẩn là số liệu đã kiểm tra và có độ tin cậy khá cao.

++ Kết quả kiểm tra, thanh tra thuế trong quá khứ bao gồm số tiền sai lệch thuế đã phát hiện và xử lý, các dạng sai lệch đã phát hiện và kinh nghiệm xử lý.

1.1.2.3/ Các giải pháp.

Lựa chọn các đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế luôn là một thách thức đối với cơ quan thuế các nước trên thế giới. Mặc dù khác biệt nhau về hệ thống thuế, về cơ cấu tổ chức cũng như nguồn lực được phân bổ, các cơ quan thuế luôn phải giải quyết cân đối giữa nguồn lực của mình với số lượng đối tượng nộp thuế rất lớn, phải kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu của việc lựa chọn. Các giải pháp thường được sử dụng bao gồm:

- Tiếp cận trên cơ sở đánh giá rủi ro sai lệch thuế. Việc lựa chọn dưa trên rủi ro sai lệch thuế sẽ giúp cơ quan thuế phân bổ nguồn lực thích hợp và kết hợp hài hoà giữa các mụ tiêu. Mặc dù có những trở ngại về mặt kỹ thuật nhưng các nghiên cứu cải thiến giúp cơ quan thuế ngàng càng nâng cao tính hiệu quả của phương pháp này.

- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là giải phap có tác dụng rất lớn hỗ trợ cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra đặc biệt là phương pháp tiếp cận trên cơ sở đánh giá rủi ro. Các ứng dụng chủ yếu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực này gồm :

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn phục vụ cho đánh giá rủi ro sai lệch. + Hệ thống cho điểm rủi ro giúp giảm bớt sự chủ quan và tăng tốc độ xử lý hồ sơ. Hệ thống này có thể phối hợp để xây dựng mức ưu tiên cân đối với nguồn lực của cơ quan thuế.

- Phối hợp giữa các hình thức kiểm tra phân bổ nguồn lục phù hợp với múc rủi ro của từng hồ sơ. Tuỳ theo đánh giá rủi ro mà cơ quan thuế thường phân bổ những hồ sơ nào cần kiểm tra tại văn phòng, hồ sơ nào cần kiểm tra tại DN.

- Phối hợp giữa các chuyên viên và mức kinh nghiệm giúp sử dụng nguồn lục hợp lý hơn. Tuỳ theo hồ sơ, cơ quan thuế sắp xếp cán bộ kiểm tra có chuyên môn phù hợp và sự tham gia phối hợp giữa những mức kinh nghiệm khác nhau.

Chiến lược đánh giá rủi ro sai lệch thuế dựa trên các thông tin của BCTC, tờ khai thuế và các thông tin liên quan để xác định các đối tượng có rủi ro sai lệch thuế cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1/ Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro.

Rủi ro sai lệch thuế là khả năng sai lệch trọng yếu làm giảm số thuế phải nộp của DN. Rủi ro sai lệch thuế là một phần của rủi ro không tuân thủ, bên cạnh các rủi ro khác như rủi ro không đăng kí, rủi ro không nộp báo cáo thuế và rủi ro không nộp thuế. Trong chương trình đào tạo này, chúng ta chỉ tập trung vào việc đánh giá rủi ro sai lệch thuế phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra.

Một rủi ro có quan trọng hay không tuỳ thuộc vào thiệt hại gây ra bởi rủi ro và xác xuất xảy ra của rủi ro. Dưới quan điểm của người kiểm tra thuế, rủi ro sai lệch thuế có quan trọng hay không tuỳ thuộc vào hai nhân tố sau:

- Khả năng xảy ra sai lệch thuế. Khả năng ( xác suất ) xảy ra càng cao thì rủi ro càng quan trọng.

- Số tiền sai lệch có thể xảy ra. Số tiền thuế không thu được càng lớn thì rủi ro càng quan trọng.

Như vậy một đối tượng nộp thuế có khả năng sai lệch thuế xảy ra rất lớn nhưng số tiền thất thu không đáng kể thì rủi ro này cũng không được đánh giá là quan trọng.

1.2.2/ Khả năng lựa chọn sai đối tượng.

Khi đánh giá rủi ro sai lệch thuế, cán bộ đánh giá cần nhận thức được các sai lầm có thể xảy ra. Việc đánh giá rủi ro sai lệch thuế có thể gặp hai loại sai lầm sau:

- Sai lầm về đánh giá thấp khi người đánh giá cho rằng một hồ sơ có rủi ro sai lệch thuế thấp hơn thực tế tại đối tượng nộp thuế. Sai lầm này dẫn đến việc không đưa vào danh sách kiểm tra, thanh tra những đối tượng nộp thuế có sai lệch thuế quan trọng. Sai lầm này đe doạ trực tiếp đến mục tiêu của việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế.

- Sai lầm về đánh giá cao khi người đánh giá cho rằng một hồ sơ có rủi ro sai lệch thuế cao hơn thực tế tại đối tượng nộp thuế. Sai lầm này dẫn đến việc đưa vào danh sách kiểm tra, thanh tra những đối tượng nộp thuế có sai lệch thuế không quan trọng. Sai lầm này làm mất thời gian, nguồn lực của cơ quan thuê và do đó cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến mục tiêu của việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế.

1.2.3/ Các chiến lược đánh giá rủi ro.

Theo kinh nghiệm các nước, việc đánh giá rủi ro sai lệch thuế thường dựa trên các nguyên tắc sau:

1.2.3.1/ Đánh giá rủi ro sai lệch thuế tiến hành theo ngành.

Việc đánh giá theo ngành xuất phát từ những đặc điểm của mỗi nhành trong tình hình kinh doanh, cơ cấu chi phí, các chỉ số về hoạt động... việc đánh giá rủi ro sai lệch thuế theo ngành còn có ý nghĩa trong việc phân bổ các đối tượng lựa chọn theo ngành, tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn cho ngành. Trên thực tế, việc đánh giá rủi ro theo ngành có thể gặp khó khăn vì trong xu thế hiện nay, rất nhiều DN chuyển sang kinh doanh đa ngành.

Quy mô DN có ảnh hưởng lớn đến số tiền thiệt hại có thể xảy ra khi đối tượng nộp thuế có sai sót, gian lận về thuế. Do đó, trong chiến lược đánh giá rủi ro sai lệch thuế luôn phải xem xét đến quy mô của DN. Cùng một khả năng xảy ra như nhau, các DN lớn thường được đánh giá có rủi ro cao hơn vì số tiền nếu thất thu sẽ lớn hơn nhiều so với một DN quy mô nhỏ. Tuy nhiên, việc quá chú ý đến DN quy mô lớn sẽ dẫn đến việc kiểm tra, thanh tra thuế giảm mất mục tiêu thúc đẩy sự tuân thủ.

1.2.3.3/ Đánh giá rủi ro sai lệch thuế theo hướng tinh lọc dần.

Để hạn chế được đồng thời cả hai loại sai lầm đánh giá cao và đánh giá thấp rủi ro sai lệch thuế người ta thường sử dụng phương pháp tinh lọc dần.

- Trước hết một nhóm khá lớn các đối tượng được chọn vào danh sách thô. Qúa trình này nhấn mạnh đến việc hạn chế rủi ro đánh giá thấp.

- Sau đó, trên danh sách thô sẽ tiến hành loại bỏ các đối tượng nộp thuế có rủi ro sai lệch thuế thấp hơn. Qúa trình này chủ yếu nhằm vào hạn chế khả năng đánh giá cao.

1.2.3.4/ Đánh giá rủi ro sai lệch thuế trên cơ sở phân nhóm đối tượng Căn cứ trên ảnh hưởng của các sai lệch thuế đến BCTC, có thể ghi nhận những nhóm đối tượng sau:

Các đối tượng không ưu tiên.

- Tình hình kinh doanh ổn định và tăng trưởng, không có những biến động bất thường trong các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thuế phải nộp.

- Khả năng sinh lợi trên vốn chủ cao hơn mức hợp lý

Các đối tượng này có thể vẫn có rủi ro sai lệch thuế nhưng ở mức độ thấp hoặc không đáng ưu tiên bằng các đối tượng khác.

Các đối tượng có biến động bất thường

Biến động bất thường theo chiều hướng giảm xuống của kết quả kinh doanh và số thuế phải nộp là dấu hiệu có thể có sai sót hoặc gian lận trong số thuế phải nộp.

Thông tin tham khảo thêm là tình hình kinh doanh của ngành, các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN ( thu hẹp mặt bằng, quy mô sản xuất kinh doanh, thay đổi sản phẩm, ngành nghề kinh doanh..)

Các đối tượng có khả năng sinh lợi thấp kéo dài (DN ”gầy”)

Khả năng sinh lời thấp trên vốn chủ kéo dài cho thấy khả năng có sai lệch cao trong nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế theo hướng để ngoài sổ sách những hoạt động kinh doanh của DN.

Yếu tố tham chiếu thêm là tình hình kinh doanh của ngàng, các hoạt động đầu tư mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các DN ẩn mình

Là những DN để phần lớn hoạt động kinh doanh và tài sản, vốn đầu tư liên quan ngoài sổ sách kế toán. Điều này dẫn đến các biểu hiện trên BCTC hoàn toàn tương tự như các DN thuộc nhóm đối tượng bình thường.

Các kỹ thuật phân tích thông tin trên BCTC không phát hiện được các DN này. Để phát hiện các DN này cần:

- Thu thập thông tin từ các bên liên quan: khách hàng, ngân hàng, nhà cung cấp...

1.2.3.5/ Một số nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố trên có những nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro sai lệch thuế. Tuy nhiên, nó thường không hoàn toàn rõ nét nên chỉ dùng để tham khảo thêm:

- Hình thức sở hữu. Một số hình thức sở hữu thường được xem là có rủi ro sai lệch thuế thấp hơn, thí dụ các công ty cổ phần niêm yết hoặc các DN nhà nước.

- Lần kiểm tra gần nhất. Nếu DN mới được kiểm tra, thanh tra trong thời gian gần thì rủi ro sai lệch thuế có thể giảm xuống.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học phân tích báo cáo tài chính (Trang 32 - 36)