1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài luận Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân trong bệnh viện

20 425 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 81,52 KB

Nội dung

Con xin cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng đã tặng cho chúng con một món quà ý nghĩa về quản lý và kinh tế trong y tế. Sau này, nó sẽ giúp cho con rất nhiều trong công việc chuyên môn và mối quan hệ môi trường làm việc. Khác với một bác sĩ đơn thuần, thầy cho con thấy được những thăng trầm, kinh nghiệm quý báu trên cương vị một nguời quản lý nghành y tế thành phố, chống dịch, mua sắm trang thiết bị… Thời gian không nhiều nhưng thầy đã cố gắng truyền đạt cho chúng con hăng say, nhiệt huyết và sắp xếp thầy cô tài năng và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực giảng dạy module. Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã chia sẻ những cái nhìn mới mẻ về quản lý và kinh tế y tế. Thầy đã cho em thấy được cách nhìn nhận một vấn đề trên những phương diện khác nhau: nhân viên y tế, nhà kinh tế…Và sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy trong module. Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô đã dành thời gian đến giảng dạy và chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong module. Bài giảng cho em thấy được thực tiễn hiện tại và những công việc mà ngành y tế đang phải thực hiện.Cảm ơn bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia module nhiều ý nghĩa này.

Trang 1

KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUAN HỆ THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN

TRONG BỆNH VIỆN

HỌ VÀ TÊN: TRẦN VI ĐIỂN

MSSV:125272018

Tp HCM, 08/2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Con xin cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng đã tặng cho chúng con một món quà ý nghĩa vê quản lý và kinh tế trong y tế Sau này, nó sẽ giúp cho con rất nhiêu trong công việc chuyên môn và mối quan hệ môi trường làm việc Khác với một bác sĩ đơn thuần, thầy cho con thấy được những thăng trầm, kinh nghiệm quý báu trên cương vị một nguời quản lý nghành y tế thành phố, chống dịch, mua sắm trang thiết bị… Thời gian không nhiêu nhưng thầy đã cố gắng truyên đạt cho chúng con hăng say, nhiệt huyết và sắp xếp thầy cô tài năng và kinh nghiệm trong nhiêu lĩnh vực giảng dạy module

Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã chia sẻ những cái nhìn mới mẻ vê quản lý và kinh tế y tế Thầy đã cho em thấy được cách nhìn nhận một vấn đê trên những phương diện khác nhau: nhân viên y tế, nhà kinh tế…Và sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy trong module

Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy, cô đã dành thời gian đến giảng dạy và chia sẻ nhiêu kinh nghiệm trong module Bài giảng cho em thấy được thực tiễn hiện tại và những công việc mà ngành y tế đang phải thực hiện

Cảm ơn bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điêu kiện cho chúng em được tham gia module nhiêu ý nghĩa này

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2

2.1/ Ảnh hưởng của bệnh tật đến người bệnh 2.1.1/ Khái niệm sức khỏe và bệnh tật 2 2.1.2/ Ảnh hưởng của bệnh đến bệnh nhân 2

2.1.3/ Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh 2

2.2/ Những nguyên tắc cơ bản của người thầy thuốc 3

2.3/ Quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân 4 2.3.1/ Quan hệ cống hiến- thụ hưởng 5

2.3.2/ Quan hệ Xin-cho 5

2.3.3/ Quan hệ đối tác- phối hợp 5

2.3.4/ Quan hệ mua- bán 6

2.4/ Quy định của nhà nước vê quan hệ của thầy thuốc và bệnh nhân 2.4.1/ Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông tư 07/2014 6

2.4.2/ Quyên và nghĩa vụ của người bệnh theo luật khám- chửa bệnh số 40/2009/ QH12 7

2.5/ Tầm quan trọng của quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân 9

Trang 4

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13

4.1/ Kết luận 13 4.2/ Kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 15

Trang 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề:

Khi đến bệnh viện, người bệnh luôn nhìn các thầy thuốc với con mắt kính trọng và nể phục Nhiêu yếu tố để tạo nên thái độ đó Bước chân vào bệnh viện là vào nơi mà sự sống và cái chết cách nhau chẳng bao xa, nỗi đau và hy vọng luôn đan xen, kiến thức y khoa là thứ khá xa lạ với đa số người bệnh… đã tạo nên một mối quan hệ phụ thuộc của người bệnh với các thầy thuốc Mối quan hệ thay đổi tùy theo nên văn hóa và hoàn cảnh cụ thể

Do đó, người thầy thuốc khi khám chữa bệnh họ đại diện cho ngành khoa học đặc biệt, ngành khoa học nhân văn, bởi liên quan tới tính mạng và sức khỏe của con người

Không thể biết rõ vê chuyên môn, nhưng người bệnh cần phải thấy họ được chăm sóc bởi những người tài giỏi và cũng muốn được chia sẻ sự hiểu biết vê bệnh tật mà mình đang mang và lo lắng vì nó, hướng điêu trị, tiên lượng vê kết quả trị bệnh Song, ở các cơ sở y tế hiện nay, nhất là công lập, điêu này là thứ xa xỉ Tình trạng quá tải bệnh nhân, cơ sở hạ tầng bệnh viện xuống cấp, thầy thuốc phải làm việc quá sức…, đã khiến không ít thầy thuốc chỉ khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn như một cái máy

Sự cần thiết:

Sự quá tải tại các bệnh viện đã cuốn hút mọi nguồn lực và tâm trí vào đó, các vấn đê phát sinh khác thường chưa được quan tâm đến nơi đến chốn Sự quá tải đã gây ra hệ lụy trên nhiêu phương diện, bao gồm chất lượng chuyên môn và tinh thần phục vụ Bên cạnh đó, không ít y bác sĩ vẫn chưa sẵn sàng thay đổi để giao tiếp cho phù hợp, do vậy vẫn thường xảy ra các xung đột

Những tiêu cực, yếu kém nhiêu mặt của ngành y hiện tại và trong những năm gần đây đã gây bất lợi cho nhân viên y tế Sự cao quý của ngành y ngày càng giảm dần trong suy nghĩ của bệnh nhân, thay vào đó là những ấn tượng không tốt vê nhân viên y tế, sự trân trọng của bệnh nhân đối với y bác sĩ đã không còn nhiêu mà thường bắt gặp những ánh mắt nghi ngờ Niêm tin của cộng đồng đối với y bác sĩ ngày càng giảm sút, người dân có tâm lý rất sợ mỗi khi phải đến bệnh viện và ngại tiếp xúc với nhân viên y tế

Nếu có nhiêu thời gian khám cho mỗi người mà mình cần phải chăm sóc thì những lời nói

ân cần và cụ thể, ánh mắt chia sẻ và cảm thông, sẽ có thời gian để tư vấn, nâng cao kiến thức y học cho bệnh nhân

Mục tiêu và phạm vi của bài thu hoạch.

Nhằm cung cấp các kiến thức hiểu biết vê các sai sót chuyên môn, sự cố trong mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân, các nguyên nhân và các giải pháp để hạn chế các sai sót chuyên môn và sự cố tới mức thấp nhất có thể trong các cơ sở khám chữa bệnh

Trang 6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.

2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH TẬT ĐẾN NGƯỜI BỆNH

2.1.1 Khái niệm Sức Khỏe và Bệnh Tật

- Khái niệm sức khỏe của tổ chức Y tế Thế giới: "Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn vê thể chất, tâm thần và xã hội Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế, mà là sự toàn vẹn vê cấu trúc và chức năng của các cơ quan và hệ thống con người, là khả năng thích nghi cao nhất của cơ thể đối với điêu kiện bên trong và bên ngoài"

- Bệnh tật là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một bộ phận hay nhiêu bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người, làm cho con người khó chịu, đau đớn Có nhiêu bệnh tự qua khỏi nhưng có nhiêu bệnh nếu không cứu chữa đúng mức thì bệnh càng phát triển dẫn đến những hậu quả tai hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và cả đến tính mạng người bị bệnh

2.1.2 Ảnh hưởng của bệnh đến bệnh nhân

- Bệnh ảnh hưởng đến tinh thần nhân cách bệnh nhân: Bất kỳ một bệnh gì dù nhẹ hay nặng đêu cũng có ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh, các hiện tượng tâm lý bị ảnh hưởng do đó người bệnh thường lo âu , buồn phiên , nhân cách bị thay đổi, thường thì vui vẻ, dễ gần gũi nhưng khi bị bệnh trở nên khó tính ,đến cầu cứu thầy thuốc trong trạng thái không vui, yêu cầu đòi hỏi cao, thầy thuốc phải biết tâm lý bệnh nhân, khi bị bệnh thì thần kinh ảnh hưởng sớm nhất và nặng nê nhất

- Bệnh ảnh hưởng đến người xung quanh:Trước nhất là gia đình và người thân rất lo âu cho bệnh tật và tính mạng người thân, bệnh nhân thì lo bệnh có thể lây cho người thân ,lo ảnh hưởng kinh tế, sinh hoạt, hạnh phúc gia đình, Đối với xã hội có sự ảnh hưởng xã hội, thương tiếc lo lắng cho một thành viên của xã hội

2.1.3/Ảnh hưởng đến Tâm lý của người bệnh

Bệnh tật là một sự cố không ai muốn vì vậy khi có bệnh tật mọi người đêu có sự lo lắng nhất định, mức độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh Thông thường mối lo xoay quanh các vấn đê:

+ Bệnh nặng hay nhẹ: Nếu bệnh nhẹ thì nổi lo tất nhiên ít, nếu bệnh nặng, ác tính, khả năng tử vong cao, thì tất nhiên lo lắng nhiêu thậm chí tuyệt vọng

+ Bệnh phải chữa lâu hay mau: Tâm lý của bệnh nhân khi mắc bệnh ai cũng muốn mau lành, gặp trường hợp mau khỏi, tâm lý ít bị ảnh hưởng Nếu lâu khỏi hay mãn tính thì ảnh hưởng tâm lý không phải là nhỏ Ngoài việc lo lắng bệnh có thể chuyển biến nặng hoặc ác tính thì những trường hợp phải điêu trị lâu dài có thể ảnh hưởng đến công ăn việc làm, tốn kém tiên bạc , đảo lộn mọi sinh hoạt của gia đình, mức sống gia đình giảm sút Sự thay đổi đó làm cho bệnh nhân suy nghĩ mình làm phiên gia đình và trở thành gánh nặng của

Trang 7

gia đình, đặc biệt khi người thân vô tình nói những điêu xúc phạm hoặc phàn nàn ca cẩm, vì thế mọi biện pháp đêu tỏ ra bất lực

+ Ai là người chạy chữa cho mình: Mối băn khoăn này khá phổ biến ở nhiêu người bệnh, tất nhiên ở mức độ khác nhau, do muốn khỏi bệnh, muốn khỏi nhanh do vậy họ muốn được thầy giỏi và thuốc tốt Theo tâm lý chung họ mong muốn là được thầy thuốc vừa giỏi, vừa tốt chăm sóc

Do đó, một bệnh gì dù nhẹ hay nặng đêu cũng có ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh, các hiện tượng tâm lý bị ảnh hưởng do đó người bệnh thường lo âu , buồn phiên , nhân cách bị thay đổi, thường thì vui vẻ, dễ gần gũi nhưng khi bị bệnh trở nên khó tính ,đến cầu cứu thầy thuốc trong trạng thái không vui, yêu cầu đòi hỏi cao, thầy thuốc phải biết tâm lý bệnh nhân, và các yếu tố đã ảnh hưởng tâm lý của họ, phải biết cách giao tiếp trong quá trình khám và chữa bệnh, đồng thời phải có phương pháp hiệu quả để tác động tốt tâm lý người bệnh góp phần chữa bệnh một cách tối ưu

Trừ trường hợp đặc biệt không mấy bệnh nhân muốn nằm viện, nằm viện đã là một sự khổ tâm đối với người bệnh Càng khổ tâm hơn khi bệnh viện không đủ sức đảm đương mọi việc mà phải cần người nhà vào chăm sóc, tự lo việc ăn uống , tự lo chạy thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cảm thấy mình làm phiên lòng quá nhiêu người, nghĩ ngợi không an tâm điêu trị, trong điêu kiện đó hiển nhiên là điêu trị ít kết quả và phần nào trái với nguyên tắc điêu trị Vì vậy tuy còn khó khăn nhưng phải phấn đấu để giảm mức tối đa những băn khoăn lo lắng của người bệnh vê ăn uống, chăm sóc và chạy thuốc men

Từ trước đến nay ta thiên vê giáo dục một chiêu, yêu cầu thầy thuốc , nhân viên phải phục

vụ bệnh nhân vô điêu kiện, nhưng ngược lại chưa làm cho bệnh nhân thấy được đầy đủ hơn thái độ cần có của họ đối với thầy thuốc, nhân viên y tế vì lợi ích của chính bản thân họ.Tuy vậy cũng cần hiểu rằng khi bị bệnh tính tình và tâm lý của nhiêu bệnh nhân thay đổi và sau khi khỏi bệnh tâm lý trở lại bình thường và cũng có nhiêu người cảm thấy ân hận vê thái độ của mình khi nằm viện Vì vậy nhiêu thầy thuốc lâu năm trong nghê họ thường tỏ ra thông cảm với hiện tượng trái tính trái nết của người bệnh và mọi suy nghĩ hành động của họ đêu tập trung vào chữa chạy sao cho có hiệu quả nhất

2.2 Những nguyên tắc cơ bản của người thầy thuốc:

+ Không làm điêu có hại (Non-maleficence) “ Trước hết, không làm điêu có hại” (“Primum non nocere” “First, do no harm”)

Không gây hại cho người bệnh xuất hiện từ quan điểm có lợi cho người bệnh, áp đặt trách nhiệm thầy thuốc không gây hại, gây ra hoặc cho phép tổn thương xảy ra cho bệnh nhân Tôn chỉ được biết nhiêu nhất “Trước hết, không làm điêu có hại” (“Primum non nocere”

“First, do no harm”) xuất phát từ nguyên tắc y đức này Điêu này cũng bao hàm trách nhiệm của thầy thuốc để duy trì khả năng khám chữa bệnh thông qua học tập, áp dụng, tăng cường kiến thức y học, kỹ năng cũng như nhấn mạnh và cải tạo bất cứ hành vi nào làm suy giảm khả năng của thầy thuốc trong thực hành, chẳng hạn như lạm dụng một

Trang 8

thuốc nào đó Hơn nữa, thầy thuốc nên tránh bất cứ phân biệt trên cơ sở vê chủng tộc, màu da, tôn giáo, nguồn gốc của quốc gia, quan điểm chính trị, tình trạng tài chính hoặc bất cứ yếu tố nào khác, cũng như tránh bất cứ xung đột quyên lợi Áp dụng nguyên tắc này bao gồm cân bằng giữa lợi ích và tác hại, cả hai tác hại do cố ý và tác hại có thể được tiên đoán có thể xảy ra mặc dù có ý tốt (ví dụ tác dụng phụ không mong muốn của thuốc hoặc là biến chứng của phẫu thuật)

+ Làm điêu có lợi cho bệnh nhân (Beneficence)

Lợi ích cho người bệnh là trách nhiệm để tăng cường sức khỏe bằng cách giúp người bệnh thực hiện quyết định chọn lựa xử trí bằng phẫu thuật hoặc nội khoa tốt nhất, theo nghĩa đen nghĩa là làm tốt Đó là trách nhiệm của thầy thuốc luôn luôn hành động theo lợi ích của bệnh nhân Trong việc cân bằng lợi ích với tính tự chủ của bệnh nhân, thầy thuốc nên xác định mối bận tâm nhất của người bệnh một cách khách quan

+Tôn trọng sự tự chủ (Autonomy):

Tôn trọng tính tự chủ của bệnh nhân cho biết rằng: quyên cơ bản của 1 cá nhân để giữ quan điểm, chọn lựa, hành động dựa trên niêm tin của người bệnh, hoặc dựa trên giá trị độc lập với các giá trị, niêm tin từ thầy thuốc, hệ thống y tế, xã hội cũng nhưng không bị ảnh hưởng từ những chi phối kiểm soát bên ngoài và từ những hiểu biết hạn chế Tôn trọng tính tự chủ tạo ra cơ sở đạo đức vững chắc trong quá trình viết cam đoan trong đó bệnh nhân, được cung cấp đầy đủ thông tin vê bệnh tật của cô ta và phương pháp điêu trị hiện có, tự do chọn lựa điêu trị cụ thể hoặc không cần điêu trị Cố gắng áp đảo quyên tự

do của bệnh nhân để thúc đẩy những gì mà thầy thuốc đã cảm nhận được xem là vấn đê mà người bệnh quan tâm nhất, người bệnh gọi là thầy thuốc gia trưởng, do đó vi phạm nguyên tắc độc lập của bệnh nhân Độc lập không loại thầy thuốc ra khỏi việc khuyến cáo phương pháp điêu trị dựa vào y học chứng cớ, dựa vào kinh nghiệm và đánh giá của thầy thuốc, song song với việc hiểu biết 1 cách rõ ràng rằng, thầy thuốc không mong chờ hoặc đòi hỏi bệnh nhân nghe theo khuyến cáo Thay vào đó, điêu này có thể được xem như là một yếu tố, là một phần của quá trình tạo quyết định của bệnh nhân

+ Công minh (Justice)

Công minh là trách nhiệm của thầy thuốc để đáp lại bệnh nhân vê cái gì mà họ phải có Đây là phần phức tạp nhất, một phần bởi vì vai trò của thầy thuốc trong việc phân bố nguồn nhân lực y tế hạn chế Công minh là trách nhiệm thầy thuốc phải đối xử mọi người một cách công bằng dù họ có khác hoặc giống theo tiêu chuẩn được chọn lựa nào đó Mọi bệnh nhân nên được điêu trị công bằng, trừ khi bằng chứng khoa học và lâm sàng chỉ ra bệnh nhân nào phù hợp với phương pháp điêu trị cần quan tâm

2.3 Quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân

Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là nhiêu mối quan hệ đan xen mà mục đích của những mối quan hệ đó chính là sức khỏe của người bệnh, được liệt kê ra sau đây:

2.3.1 Quan hệ Cống hiến – Thụ hưởng

Trang 9

Đây là quan hệ mà cả giai đoạn dài xây dựng nên y tế xã hội chủ nghĩa chúng ta đã cố gắng thiết lập Trong mối quan hệ này, thầy thuốc là người cống hiến toàn bộ còn bệnh nhân là người thụ hưởng toàn bộ Mô hình này có nguồn gốc xa xưa từ các bệnh viện, dưỡng đường của các tu viện ở châu Âu thời xưa, trong đó các Thầy thuốc – Thầy tu cống hiến tất cả cho bệnh nhân Ngay cả thời nay vẫn còn những vĩ nhân sắn sàng hy sinh cả cuộc đời mình vì sức khỏe của nhân dân: Alecxandre Yersin, Jess W Lazear, Đặng Văn Ngữ, vv

Mô hình này đòi hỏi điêu kiện là người thầy thuốc phải chấp nhận hy sinh quyên lợi của mình hoặc họ được Nhà nước đảm bảo cuộc sống toàn bộ Việc nhà nước đảm bảo cuộc sống toàn bộ cho các y bác sĩ là không khả thi hiện nay vì mức lương cơ bản nhà nước quy định chỉ đảm bảo 60-65% đời sống tối thiểu, trong khi ở xã hội nào thì bác sĩ cũng được coi là giới trí thức thượng lưu và xứng đáng được hưởng mức sống cao hơn so với những người làm nghê lao động khác Họ cũng có gia đình, con cái, cũng phải lo cái ăn, cái mặc, phải đối mặt với các nhu cầu và áp lực kinh tế hàng ngày, tuy vậy trong từng hoàn cảnh đặc biệt, họ cũng có thể thể hiện tinh thần cống hiến hy sinh cao cả không toan tính đến quyên lợi cá nhân Trong vụ dịch SARS ở Việt nam năm 2003, mọi người đêu biết đến bác sĩ Carlo Ubani hy sinh thân mình trong vụ dịch, nhưng cũng ít người biết rằng có hàng trăm nhân viên bệnh viện Việt pháp Hà nội, bệnh viện Nhiệt đới trung ương mặc dù biết đối mặt trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm, tử vong nhưng cũng không ai chối

bỏ nhiệm vụ Tuy vậy tinh thần hy sinh này có thể xuất hiện trong từng thời khắc, từng con người chứ không thể đòi hỏi rộng rãi ở tất cả mọi người mọi lúc Việc áp dụng cưỡng bức mô hình quan hệ này một cách rộng rãi gây loại bỏ toàn bộ các động lực kinh tế trong hoạt động của người thầy thuốc, tất yếu sẽ dẫn đến sự thoái hóa thành mối quan hệ xin – cho

2.3.2 Quan hệ Xin – Cho

Biến tướng của quan hệ Cống hiến – Thụ hưởng khi có áp đặt mệnh lệnh hành chính, khi đó người thầy thuốc có vai trò ban phát, người bệnh đi xin ấn huệ ban phát này Điêu này khiến xã hội hình thành các nhóm lợi ích, biểu hiện rõ trong giai đoạn bao cấp, mối quan hệ chủ cửa hàng thực phẩm, bác sĩ, người bệnh là dân đen Bác sĩ được ưu ái thực phẩm,chủ cửa hàng được ưu ái khám bệnh và chọn thuốc, còn dân đen phải quỵ lụy xin

xỏ thầy thuốc Do đó, mặc dù tiêu chuẩn bao cấp của nhà nước ai cũng như ai nhưng nhìn chung bác sĩ, y tá vẫn dễ sống Quan hệ Xin – Cho sẽ bị xóa bỏ khi thị trường tự do và sòng phẳng được hình thành

2.3.3 Quan hệ Đối tác – Phối hợp

Là mối quan hệ trong đó mỗi bên đêu có quyên lợi của mình trong quá trình khám chữa bệnh Rất ít khi hình thành mối quan hệ này mà thường nó chỉ xuất khi bệnh nhân tham gia vào một chương trình nghiên cứu của bác sĩ, trong đó người bệnh được ích lợi chữa khỏi bệnh, thầy thuốc có lợi ích thu thập được thông tin cho nghiên cứu của mình Hoặc

Trang 10

cũng có thể có những trường hợp người thầy thuốc trong giai đoạn nào đó cần nâng cao

uy tín, địa vị nghê nghiệp bằng những ca thành công vang dội nên tận tụy ngày đêm để cứu chữa thành công bệnh nhân Tuy nhiên, trong cuộc đời người thầy thuốc không chỉ cần có uy tín tiếng tăm hay kết quả nghiên cứu cao siêu mà còn cần phải kiếm tiên để sống và ngay cả để mua váy cho vợ, mua tã cho con nữa thế nên mối quan hệ này dù khá tốt nhưng cũng thể nhân rộng

2.3.4 Quan hệ Mua – Bán

Trong thời kinh tế thị trường, các quy luật của thị trường xâm nhập vào tất cả các mối quan hệ xã hội Ngành y tế cũng là một ngành dịch vụ nên khó có thể thoát ra khỏi các quy luật này Trong mối quan hệ này, bệnh nhân là người trả tiên dịch vụ, thầy thuốc là người bán dịch vụ Ở một thị trường minh bạch và ổn định người mua đóng vai trò là

“thượng đế” trả tiên nuôi sống người bán Người bán xuất phát từ lợi ích kinh tế của mình, cố gắng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc để thu hút khách hàng Mối quan hệ này đảm bảo sự bình đẳng giữa thầy thuốc trong vai trò người cung cấp dịch

vụ và bệnh nhân là người thụ hưởng dịch vụ

Tuy nhiên, khi chấp nhận thị trường thì tất yếu phải chấp nhận mặt trái của nó Điêu dễ xảy ra nhất là sự rối loạn cân bằng cung cầu Khi cung thấp, cầu cao thì sẽ dẫn đến sự tăng giá trong ngắn hạn và sự dịch chuyển vốn, nhân lực vê phía ngành đó trong dài hạn và ngược lại để đạt tới cân bằng cung cầu Ngành Y là một ngành đòi hỏi nhân lực phải được đào tạo rất lâu nên sự đáp ứng lâu dài rất chậm trong khi nhu cầu ngắn hạn lại thay đổi rất nhanh chóng do biến động bệnh dịch, các thảm họa tai nạn Khi nguồn cung giảm hoặc nhu cầu tăng đột biến như trong các vụ dịch bệnh, tai nạn có thể dẫn đến xu thế tăng giá dịch vụ và điêu đó có thể gây tổn thương nhóm dân cư nghèo Những hành vi chộp giật, lừa đảo sẽ có thể xuất hiện đòi hỏi các chính sách và chế tài quản lý xã hội phải đủ mạnh và hiệu quả

2.4/ Quy định của nhà nước về quan hệ của thầy thuốc và bệnh nhân

2.4.1/ Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông tư 07/2014.

1 Thực hiện nghiêm túc 12 Điêu y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế

2 Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:

a) Niêm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;

b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định;

Ngày đăng: 16/09/2017, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế số 07/2014/TT-BYT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế
[4] Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật khám bệnh, chữa bệnh
[5] SONG ANH ( 12-5-2011).Thầy thuốc-bệnh nhân , mối quan hệ hữu cơ, nhân văn.Nihbt.org.vn.Truy cập ngày 01/08/2017 từ https://www.nihbt.org.vn/tin-trong-nuoc/thay-thuoc-benh-nhan--moi-quan-he-huu-co--nhan-van/p124i5030.html Link
[6] Hoc, N.( 03-07-2014 ). Y đức, trách nhiệm, an toàn cho bệnh nhân trong sản phụ khoa (Tài liệu dịch). Docsachysinh.Truy cập ngày 01/08/2017 từ http://www.docsachysinh.com/tin-tuc/y-duc-trach-nhiem-toan-cho-benh-nhan-trong-san-phu-khoa-tai-lieu-dich/ Link
[2] TRUYEN, N.( 2000 ) . Quan hệ thầy thuốc -bệnh nhân với tác động của những yếu tốkinh tế xã hội. Tạp chí Xã Hội Học số 2 (70) , 24-29 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w