Như vậy sức khỏe có 3 yếu tố: - Thể chất: thể lực tốt, không có bệnh tật, ổn định sinh lý - Tâm thần thỏa mái thích ứng mọi hoàn cảnh - Xã hội: quan hệ lành mạnh, cá nhân, gia đình, cộng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA Y
BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ
QUAN HỆ THẦY THUỐC - BỆNH NHÂN TRONG
BỆNH VIỆN
PHẠM THỊ THẢO QUYÊN
MSSV: 125272085
Tp HCM 08/2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kính gửi Ban Chủ Nhiệm Khoa Y, Quý Thầy Bộ Môn “Quản Lý Bệnh Viện – Kinh Tế Y Tế”, Quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy em xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô đã cho chúng em những khái niệm về quản lý bệnh viện – kinh tế y tế, giúp cho chúng em có cái nhìn rộng hơn đối với ngành Y, lĩnh vực mình đang theo đuổi và là hành trang cho bước đường đi sau này hành nghề của em
Để hoàn thành bài thu hoạch này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :Thầy Nguyễn Thế Dũng ,Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt – phụ trách liên modules “Quản Lý Bệnh Viện – Kinh Tế Y Tế” và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy: Thầy Nguyễn Thế Dũng , Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, Thầy Nguyễn Hoan Phú,Thầy Bùi Minh Trạng,Thầy Lê Trúc Phương, Thầy Đặng Thanh Hùng, Cô Phạm Thị Lượm, Thầy Ông Lê Trúc
Phương, Thầy Trương Trọng Hoàng, Cô Lưu Thị Thanh Huyền, Thầy Nguyễn Minh Quân, Thầy Đặng Quang Mỹ và Thầy Nguyễn Thanh Hiệp đã hướng dẫn chúng em thật tận tình
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho chúng em có nơi để học tập
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn hẹp, trong quá trình làm bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
Tp HCM, ngày 1 tháng 8 năm 2017
Sinh Viên Phạm Thị Thảo Quyên
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Hình ảnh 02
Một thạc sĩ ngành quản lí Y Tế Phan Tấn Đức viết về vấn đề giám sát phong bì, một vấn đề còn bức bối của
xã hội
6
Hình ảnh 03 Người nhà chửi bác sĩ thờ ơ với bệnh nhân 8
Trang 4
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, sức khỏe được định nghĩa là một trạng thái thỏa mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ bao gồm có trình trạng không có bệnh hay không có thương tật
Như vậy sức khỏe có 3 yếu tố:
- Thể chất: thể lực tốt, không có bệnh tật, ổn định sinh lý
- Tâm thần thỏa mái thích ứng mọi hoàn cảnh
- Xã hội: quan hệ lành mạnh, cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội
Cùng với sự tiến bộ của Y học các ngành khoa học khác liên quan đến con người (tâm
lý học, xã hội học) quan niệm về sức khỏe và đối tượng của thầy thuốc mỗi ngày có tính chất toàn diện hơn
Như vậy nếu như trước đây đối tượng của thầy thuốc chỉ đơn thuần là bệnh tật thì ngày nay đối tượng của họ là người bệnh, một người cụ thể với những tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh khác nhau
Từ những quan điểm toàn diện trên, quan niệm mới và toàn diện hơn trong cách thăm khám và điều trị, trong đó mối quan hệ thầy thuốc và người bệnh giữ vai trò hết sức quan trọng Vì thế ngày nay ở bất kì chuyên khoa nào, ngoài kiến thức chuyên môn nào đều cần hiểu rõ mối quan hệ và vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất cho việc điều trị V.M BETCHEREP, nhà phẫu thuật thần kinh Nga, lúc sinh thời đã nói: “Nếu sau khi được thăm khám và trò chuyện với thầy thuốc mà bệnh nhân không thấy dễ chịu hơn thì đó không phải là thầy thuốc”
1.2 Sự cần thiết của vấn đề:
Theo dòng lịch sử, nhân gian đã có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, ta cũng đã thấy tầm quan trọng ở một nụ cười, của một tình thần tốt tác động rất nhiều đối với sức khỏe bệnh nhân như thế nào Vì vậy mà trên một người bệnh mà phương pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có mối quan hệ tốt với người bệnh và cùng một phương pháp điều trị giống nhau, nếu thầy thuốc có quna hệ tốt với người bệnh, tạo được sự tôn trọng, tin tưởng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn nhiều
Người thầy thuốc có khi không chữa lành bệnh nhưng luôn luôn nâng đỡ và an ủi người bệnh Cho dù sau này có kĩ thuật xét nghiệm và phương pháp điều trị có tiến bộ đến mức nào đi nữa, thì tầm quan trọng của mối quan hệ trên cũng không thể vì thế mà giảm sút
Theo một cuộc điều tra gần đây của Pháp: đối với dân chúng, những đức tính được xem là quan trọng nhất của thầy thuốc là:
- Lương tâm nghề nghiệp (66%)
- Sự chính xác trong chuẩn đoán (62%)
- Nhiệt tình (51%)
Hiểu được vai trò của mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân quan trọng như thế nhưng tại sao nó vẫn là một vấn đề tốn nhiều giấy mực trên báo chí, những vụ cãi
Trang 5nhau, đâm chết Bác Sĩ, kiện tụng vẫn xảy ra kinh niên như vậy Nên đây là vấn đề cấp bách và cần thiết mà tại sao chúng ta cần tìm hiểu và đưa ra phương pháp giải quyết Hơn thế, sự phát triển của một bệnh viện ngày nay ngoài việc nâng cao chất lượng cơ
sở vật chất, trình độ chuyên môn nhân viên y tế thì việc tiếp đón, thái độ chăm sóc cũng cần phải đặc biệt quan tâm Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, nên hôm nay em xin được phép đề cập trong vốn khả năng hiểu biết của mình
1.3 Phạm vi bài thu hoạch:
Bài thu hoạch đề cập đến mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân từ thuở sơ khai đến hiện tại (ở Việt Nam) Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng, tác động đến mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân cũng như những thực trạng còn tồn tại Và từ đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT:
2.1 Mối quan hệ thầy thuốc -bệnh nhân:
Quan hệ Thầy thuốc-Bệnh nhân là một quan hệ hết sức đặc biệt bởi lẽ thầy thuốc đã được xã hội giao phó, thầy thuốc có nhiều quyền đặc biệt trên bệnh nhân:
- Người thầy thuốc được hỏi những vấn đề nhạy cảm, riêng tư nhất liên quan đến bệnh của bệnh nhân: có quan hệ tình dục chưa, có dùng bao cao su không, … Thậm chí những vấn đề mà bệnh nhân không thể kể với
ai như tiêm chích, nghiện ma túy, quan hệ nhiều bạn tình, …
- Có quyền được thăm khám, nhìn sờ gõ nghe trên thân thể bệnh nhân và
kể cả trên những bộ phân nhạy cảm của bệnh nhân nhằm mục đích xác định chuẩn đoán để đưa ra phương hướng điều trị
- Có quyền can thiệp trên thân thể bệnh nhân như tiểu phẫu, đại phẫu, … với mục đích điều trị
- Có quyền biết được tình trạng sức khỏe toàn diện của bệnh nhân, nắm được hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
Và cũng do đó mà thầy thuốc có nhiều nghĩa vụ đối với bệnh nhân
Thầy thuốc có khả năng ảnh hưởng, quyết định tới tính mạng của bệnh nhân, nên từ việc chuẩn đoán, chữa bệnh cả đến từng cử chỉ, thái độ, lời nói đều ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, do đó người thầy thuốc không chỉ những giỏi về nghề mà còn phải hết sức để ý đến lời nói và cả những biểu lộ không lời
Tầm quan trọng mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân: Giúp thầy thuốc có được niềm tin
và sự hợp tác của bệnh nhân, giúp bệnh nhân được giải quyết những thắc mắc, được thấu cảm, có niềm tin từ đó mà sớm hồi phục, sức khỏe được chăm sóc một cách toàn diện hơn, chất lượng y tế cũng được nâng cao, tạo điều kiện để thu hút cũng như phát triển cơ sở Y Tế đó
2.2 Những nguyên tắc cơ bản của Y Đức:
- Không làm điều có hại
- Làm điều có lợi cho bệnh nhân
Trang 6- Tôn trọng sự tự chủ: người thầy thuốc cần cung cấp đủ thông tin để bệnh nhân quyết định
- Nói sự thật
- Bảo mật
- Công minh
- Không kì thị
- Trung thành với vai trò của mình
2.3 Y Đức trong Luật khám, chữa bệnh số 40/2009/QH12: [2]
Y Đức được thể hiện qua Điều 03: Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh
2. Tôn trọng quyền của người bệnh, giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, em dưới
6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai
5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ
[2] Điều 03, Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11
năm 2009
2.4 Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: [3]
1 Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT
2 Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định;
c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định
Trang 7[3] Điều 06, Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức,
người lao động làm việc tại các cơ sở y tế số 07/2014/TT-BYT
3 Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
a) Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, qui định của bệnh viện và của khoa;
b) Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
d) Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
đ) Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật
4 Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
a) Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; b) Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế
mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
c) Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định;
d) Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến
5 Những việc không được làm:
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh
2.5 Một số phát hiện khoa học về quan hệ Thầy thuốc – bệnh nhân:
Một nghiên cứu của Hickson và cộng sự năm 1992 cho thấy những thầy thuốc thường
bị kiện cũng là những người thường hay bị than phiền về mối quan hệ TT-BN như:
Trang 8+ Đối xử thiếu tế nhị
+ Bỏ mặc
+ Thiếu giải thích về các thủ thuật, xét nghiệm
Theo một nghiên cứu khác của Beckman và cộng sự năm 1994, có đến 71% các vụ khiếu kiện trong bệnh viện là do vấn đề trong quan hệ Thầy thuốc- bệnh nhân, cụ thể:
+ Bỏ mặc bệnh nhân
+Xem thường bệnh nhân và/hoặc gia đình bệnh nhân
+ Ít cung cấp thông tin
+ Không hiểu được góc nhìn của bệnh nhân và/hoặc gia đình bệnh nhân
Patrick Byrne và Barrie Long (1976) đã phân tích 2.500 băng ghi âm/ghi hình các cuộc khám bệnh ở nhiều nước và ghi nhận có 2 cách tiếp cận chính
+ “Thầy thuốc trọng tâm” (67%)
• Dùng những thuật ngữ chuyên môn
• Chỉ quan tâm đến mặt sinh học, không quan tâm đến tâm tư hoặc những vấn đề liên quan của bệnh nhân, áp đặt các quyết định lên bệnh nhân + “Bệnh nhân trọng tâm” (33%)
• Dùng từ ngữ nôm na, dễ hiểu
• Quan tâm đến tâm tư và những vấn đề liên quan của bệnh nhân để bệnh nhân tham gia vào các quyết định
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG
3.1 Tác động của công nghệ truyền thông:
Trong những năm vừa qua không khó để mọi người nhận ra càng ngày dường như
càng có nhiều bài báo đưa tin về mối quan hệ, cách giao tiếp, ứng xử giữa người thầy thuốc và bệnh nhân và nhiều hệ lụy của nó
Rõ ràng một sự khác biệt to lớn về quan hệ thầy thuốc bệnh nhân giữa xưa và nay xảy
ra bởi sự phát triển của công nghệ thông tin Mạng internet lớn mạnh và rộng khắp khiến tin tức đến với người dân nhanh chóng Bất kỳ một điểm nhỏ xảy ra ở một nơi nào đó gần như ngay lập tức có thể trở thành điểm nóng mà cả nước biết đến Nhưng thông tin báo chí về ngành y rất đa chiều, bao gồm những thông tin thuận lợi và bất lợi, nhưng cũng có một số phóng viên đưa tin thiếu khách quan ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành hoặc cá nhân bác sĩ
Những tin tức như “Bác sĩ bị người nhà hành hung lỗi tại ai [3]”, “Bác sĩ giẫm chân lên giường bệnh nhân” [4], “vụ nữ sinh bị cắt chân” [5] đều là những tin “nóng” được lan truyền rộng rãi
Trang 9Với những tin tức truyền thông như thế, đầu tiên phải nhắc đến là niềm tin của người dân, người bệnh vào các y, bác sĩ đang bị xói mòn Việc các bác sĩ “giữ” bệnh nhân lại
để điều trị nhưng lại vượt khả năng chuyên môn của mình dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã từng xảy ra Trường hợp của nữ sinh ở Đắk Lắk bị cưa mất một chân là một ví
dụ điển hình Nếu em được chuyển viện kịp thời, nếu em được các bác sĩ quan tâm chữa trị, và còn rất nhiều thứ “nếu” nữa thì em đã không phải chịu cảnh tàn tật như hiện nay
Khi xảy ra những tai biến y khoa, chết người…thì các kết luận của Hội đồng y khoa hầu như coi tai nạn đó là bất khả kháng trong y học và người nhà bệnh nhân phải chấp nhận Điều này khiến cho người nhà và bệnh nhân khi vào khám bệnh ở tuyến cơ sở đều cảm thấy bất an, chỉ muốn mau chóng được chuyển viện
3.2 Quan hệ bác sĩ và bệnh nhân ngày nay còn mang tư tưởng xin cho
Tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh trong bệnh viện diễn ra khá phổ biến Nên nếu có một tình huống nào đó xảy ra giữa bác sĩ và bệnh nhân thì đều được mọi người suy đoán là “có lẽ chưa có phong bì”
Một thạc sĩ ngành quản lí Y Tế Phan Tấn Đức ngày 188̸78̸2017 đã có bài viết về vấn đề giám sát phong bì, một vấn đề còn bức bối của xã hội
Trang 10Nhiều người cảm nhận rằng khi đến các bệnh viện, họ như là người đang cầu ơn từ các bác sĩ chứ không phải họ là người chi trả tiền để nhận được dịch vụ y tế tương xứng
Từ những bất đồng nhỏ, lâu rồi tích tụ thành những mâu thuẫn khiến cho mối quan hệ giữa những người làm trong ngành y với bệnh nhân trở nên “cơm không lành, canh chẳng ngọt”, dễ dẫn đến “động chân, động tay” mỗi khi có những bất đồng Chỉ cần một sai sót nhỏ, một cử chỉ khiến người nhà bệnh nhân không thấy hài lòng cũng có thể dẫn tới xô xát, hành hung y bác sĩ
Người Việt ta có câu “Tại anh tại ả tại cả đôi bên” Để xảy ra những hành động côn đồ, hung hãn trong bệnh viện, ngoài sự thiếu kiềm chế của người nhà bệnh nhân thì cũng
có một phần nguyên nhân không nhỏ từ phía bác sĩ Để hạn chế tình trạng này, cả hai phía đều phải xem xét lại mình và có những tiết chế, hành động phù hợp
3.3 Kiến thức y khoa của người dân được nâng cao
Cùng với kinh tế phát triển, ngày nay người ta không còn lo về miếng ăn, cái mặc mà
lẽ dĩ nhiên là quan tâm về chất lượng cuộc sống mà sức khỏe cũng là một mối quan tâm lớn Những kiến thức y khoa phổ biến khắc các trang web, các kênh tin tức truyền hình, báo chí… khi có vấn đề về sức khỏe, người ta có thể lên mạng tìm kiếm Hiển nhiên kiến thức về y khoa của người dân bây giờ cao hơn trước nhiều
Những thông tin họ có được có những thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có những thông tin không chính xác Với sự hiểu biết này, bệnh nhân sẽ cộng tác với bác sĩ tốt hơn trong quá trình khám chữa bệnh và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, nhưng có những bệnh nhân sử dụng hiểu biết của mình để phản ứng các chỉ dẫn của bác sĩ, những ý kiến của bệnh nhân có khi hợp lý và cũng có lúc không đúng, trong cả hai tình huống đều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý từ hai phía
3.4 Quyền của bệnh nhân ngày càng mở rộng
Xã hội đã có sự thay đổi, khác với trước đây, bệnh nhân có quyền được biết về các thông tin bệnh tật của họ, nhân viên y tế không còn truyền thống áp đặt một chiều mà ngày càng phát huy vai trò tư vấn trong quá trình khám chữa bệnh Mô hình khám chữa bệnh hiện nay lấy “Bệnh nhân là trung tâm”
Luật khám chữa bệnh đã mở rộng hơn quyền của bệnh nhân, dần dần bệnh nhân có những đòi hỏi các y bác sĩ, bệnh viện phải đáp ứng những yêu cầu theo luật định Đáp ứng đầy đủ các quyền lợi của bệnh nhân cũng là một áp lực rất lớn, trong số đó cũng