1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ thầy thuốc bệnh nhân

67 305 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 733,34 KB

Nội dung

Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tới Ban Chủ nhiệm Khoa Y, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, Ban Điều phối liên Module Quản lý Bệnh viện – Kinh tế Y tế đã xây dựng một khóa học hữu ích cho sinh viên Y5 chúng em. Có thể nói đây là một niềm tự hào khi là sinh viên khoa y – ĐHQG, vì hiện tại chỉ có Khoa Y mới đưa chương trình này vào giảng dạy cho sinh viên.Khi bắt đầu Module, em đã tự hỏi rằng “ những nội dung học này liệu rằng có cần thiết đối với một sinh viên y không?”. Và đến lúc này, em cảm thấy thật hạnh phúc và sung sướng khi mình đã được tiếp thu những kiến thức mới mẻ và vô cùng hấp dẫn, thiết thực. Đây sẽ là hành trang cơ bản để em có thể mở rộng tầm nhìn về các vấn đề trong hệ thống y tế và giúp em tiến xa hơn trong tương lai.Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thế Dũng – một Người thầy đáng kính đã truyền lửa, truyền đam mê cho bao thế hệ sinh viên. Mỗi tiết học của Thầy thật khác biệt, Thầy dẫn dắt chúng em qua những câu chuyện và vô hình dung những câu chuyện đó ăn sâu vào đầu chúng em. Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tận tâm điều phối liên Module. Qua các buổi nói chuyện, em thật sự học tập được ở Thầy không những tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc mà còn là nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong mối quan hệ xã hội.Và em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến quý thầy cô đã dày công xây dựng bài giảng và hết lòng truyền những kiến thức đến tất cả sinh viên bằng tất cả nhiệt huyết và cảm hứng tuyệt vời để chúng em có cái nhìn cơ bản về “ Quản lý Bệnh viện – Kinh tế Y tế”. Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và các phòng chức năng luôn hết lòng tạo điều kiện cho khóa học. Các anh chị trong bộ môn Vi sinh – Ký sinh dù bận rộn với công tác điều trị trong lâm sàng nhưng vẫn hỗ trợ chúng em hết sức nhiệt tình trong công tác chuẩn bị phòng, loa và các trang thiết bị khác.Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này. Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô.Trân trọng.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUAN HỆ THẦY THUÔC - BỆNH NHÂN

VÕ THỊ TÁM MSSV: 125272087

Tp HCM, 07/2017

Trang 2

Khi bắt đầu Module, em đã tự hỏi rằng “ những nội dung học này liệu rằng có cầnthiết đối với một sinh viên y không?” Và đến lúc này, em cảm thấy thật hạnh phúc vàsung sướng khi mình đã được tiếp thu những kiến thức mới mẻ và vô cùng hấp dẫn, thiếtthực Đây sẽ là hành trang cơ bản để em có thể mở rộng tầm nhìn về các vấn đề trong hệthống y tế và giúp em tiến xa hơn trong tương lai.

Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thế Dũng – một Người thầy đángkính đã truyền lửa, truyền đam mê cho bao thế hệ sinh viên Mỗi tiết học của Thầy thậtkhác biệt, Thầy dẫn dắt chúng em qua những câu chuyện và vô hình dung những câuchuyện đó ăn sâu vào đầu chúng em

Đồng thời, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tậntâm điều phối liên Module Qua các buổi nói chuyện, em thật sự học tập được ở Thầykhông những tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc mà còn lànghệ thuật giao tiếp ứng xử trong mối quan hệ xã hội

Và em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến quý thầy cô đã dày công xây dựng bài giảng

và hết lòng truyền những kiến thức đến tất cả sinh viên bằng tất cả nhiệt huyết và cảmhứng tuyệt vời để chúng em có cái nhìn cơ bản về “ Quản lý Bệnh viện – Kinh tế Y tế” Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới vàcác phòng chức năng luôn hết lòng tạo điều kiện cho khóa học Các anh chị trong bộ môn

Vi sinh – Ký sinh dù bận rộn với công tác điều trị trong lâm sàng nhưng vẫn hỗ trợ chúng

em hết sức nhiệt tình trong công tác chuẩn bị phòng, loa và các trang thiết bị khác

Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhấtđịnh, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, cáccô

Trân trọng

Bình Định ngày 30 tháng 7 năm 2017

Võ Thị Tám

Trang 3

TÓM TẮT

Qua các buổi học đầy thú vị, có rất nhiều vấn đề được đặt ra, đó đều là những vấn đềnổi bật trong ngành y tế song điều làm em trăn trở nhất là “mối quan hệ thầy thuốc – bệnhnhân” Đây có lẽ là một chủ đề không quá mới nhưng nó chưa bao giờ nguội đối với cácnhà báo, với xã hội

Với kiến thức còn hạn chế của mình, qua bài thu hoạch em muốn nêu lên một cáchkhái quát quát mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân hiện nay cũng như đi sâu vào phân tíchbạo hành y tế Em sẽ trích dẫn từng trường hợp cụ thể, lý giải nguyên nhân, các yếu tốảnh hưởng và đề ra những giải pháp phòng ngừa theo quan điểm cá nhân

“Bạo hành y tế” không còn là vấn đề của cá nhân, tập thể mà là vấn đề của toàn xãhội Bởi lẽ, một nền y tế không thể phát triển nếu vấn đề này không được giải quyết

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu

Trang 7

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CBYT: Cán bộ y tế.

NB: Người bệnh.

NNNB: Người nhà người bệnh.

BYT: Bộ Y tế.

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI

THIỆU

Nghề Y được xã hội ghi nhận và tôn vinh là nghề Cao quý Để có được sự tôn vinh

đó, biết bao thế hệ Thầy thuốc đã thầm lặng cống hiến, thậm chí hy sinh cả tính mạng củamình trau dồi Y đức, Y lý, Y thuật vì sức khoẻ cộng đồng

Trong nhân gian, hình ảnh người Thầy thuốc là hiện thân của trí tuệ, lòng nhân từ và

sự đồng cảm Để giữ gìn và làm đẹp thêm hình ảnh người Thầy thuốc, trong thư gửi chocán bộ nhân viên Y tế, Bác Hồ đã dạy: "Thầy thuốc phải như Mẹ hiền"

Người bệnh (NB) và người nhà người bệnh (NNNB) khi vào viện luôn mang tâm trạngbuồn, lo lắng, đau đớn, thậm chí chán nản nên đòi hỏi CBYT ngoài việc phải có trình độ

về chuyên môn còn cần phải có kỹ năng, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử

Ngày nay giao tiếp cũng là một trong ba yếu tố làm tăng hiệu quả của việc chăm sóc

và điều trị NB vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế(sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu,…) mà còn phải được chăm sócbằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của CBYT với NB

Ngoài sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự áp dụng các máy móc và trang thiết bịhiện đại trong chẩn đoán, điều trị thì khâu giao tiếp trong bệnh viện là yếu tố quan trọng,góp phần làm cho NB yên tâm, hợp tác điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyếtđịnh sự thành công trong việc chữa bệnh cho NB

Tính nhạy cảm, lòng nhân ái, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của CBYT nói chung, bác

sĩ và điều dưỡng nói riêng thể hiện nhân cách, trình độ và sự tin cậy của NB để NB yêntâm, tin tưởng giao phó tính mạng cho chúng ta

Kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc với NB và thân nhân của họ là vấn đề gần như bắtbuộc để tạo sự đồng cảm, chia sẻ Chính sự đồng cảm, chia sẻ có thể giúp thân nhân và

NB giải tỏa nỗi lo bệnh tật, tạo sự thông cảm giữa NB và thầy thuốc Đó cũng là nét vănhóa trong ứng xử, để NB cảm thấy hài lòng và muốn quay trở lại bệnh viện khi chẳngmay bị đau ốm

Vì vậy giao tiếp, ứng xử với NB trong bệnh viện là một trong những nội dungchuyên môn mà các thầy thuốc cần quan tâm trong khám bệnh, chữa bệnh

Từ xưa đến nay, trong xã hội hình tượng người thầy thuốc luôn là hình ảnh mẫu mực

về lòng nhân đạo, vậy mà trong những năm qua hình ảnh nghề này đã trở nên méo mó vớihàng loạt vụ tai tiếng động trời Vậy nguồn cơn cơ sự ở đâu?

Một đêm trực giữa tháng 8 ở bệnh viện Tân Phú (TP HCM), mẹ của một bệnh nhi đãgiang tay đánh nữ bác sĩ đang khám cho con mình Người có trách nhiệm của bệnh việnchia sẻ với tôi rằng, người mẹ này giải thích hành động như vậy vì bức xúc chuyện nhà.Còn chị này nói với truyền thông rằng vì sốt ruột con đang sốt cao, phải chờ đợi và làm

Trang 9

gặp nhiều trường hợp tương tự Nhiều người nhà bệnh nhân ngay từ khi vào viện đã cóthái độ hống hách Họ không thèm hợp tác với nhân viên y tế, chỉ biết đòi hỏi và thườnggây sự để đạt được những thứ mình muốn Khi bác sĩ khám, cho thuốc và đề nghị theodõi, thì nhiều thân nhân bệnh nhân cứ muốn bác sĩ phải làm gì đó ngay lập tức Khi bác sĩgiải thích bệnh nhân cần được theo dõi thì họ không tin.

Ai cũng luôn cho mình là người bị bệnh nặng nhất, cho mình quyền được ưu tiên sốmột mà không hiểu rằng, ngay cả những bệnh viện không quá tải ở các nước tiên tiến,như Mỹ chẳng hạn, người ta cũng phải phân loại bệnh nhân cấp cứu, ai bị nguy hiểm hơncấp cứu trước, ít nguy hiểm hơn cấp cứu sau Và hậu quả là tình trạng bạo hành nhân viên

y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ thương tâm Đơn cử, tháng8/2011, tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện huyện Vũ Thư, Thái Bình, người nhà của mộtbệnh nhân chết trước khi vào viện đã đâm chết một bác sĩ giàu kinh nghiệm và đâm trọngthương một bác sĩ 30 tuổi [2]

Ngoài những thiệt hại mà nhân viên y tế phải gánh chịu do những vụ bạo hành manglại, NB và xã hội cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả Không nhân viên y tế nào có thểtoàn tâm toàn ý vào việc phục vụ bệnh nhân khi luôn phải phòng thủ trước thân nhân,bệnh nhân Và như vậy, khả năng sai sót y khoa xảy ra sẽ tăng cao Sẽ có nhiều hệ lụy khólường xảy ra nếu sự an toàn của nhân viên y tế khi đang hành nghề không được bảo đảm

Trang 10

CHƯƠNG 2: TỔN

G QUAN LÝ THUYẾT

2.1 Nhận diện các mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, Quan hệ bệnh nhân – thầy thuốc là mối quan hệ hỗn tạp, baohàm tất cả các mối quan hệ trên Về mặt đạo đức, người thầy thuốc vẫn muốn đóng vai trò

là người cống hiến, tuy nhiên do áp lực của cuộc sống, do nhu cầu kinh tế của gia đình vàbản thân nên thầy thuốc phải đóng vai trò là người bán dịch vụ Việc định giá dịch vụ y tế

là điều rất khó khăn vì lao động y tế là lao động phức tạp Giá trị của lao động y tế kếttinh từ lao động hiện tại là mức độ vất vả, khó khăn trong công việc hàng ngày của thầythuốc cộng với lao động quá khứ là quá trình học tập, đào tạo và kinh nghiệm của mỗithầy thuốc Giá cả dịch vụ y tế là kết quả tương tác giữa giá trị và nhu cầu thị trường.Hiện nay giá cả viện phí do nhà nước quy định Nó không căn cứ vào thị trường mà lạixuất phát từ ý chí của nhà quản lý trong việc duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa vàthường so sánh tương quan với các lao động giản đơn khác nên xuất hiện nhiều nghịch lý:Tiền bồi dưỡng bác sĩ mổ nối ruột thấp hơn tiền công thợ sửa xe vá săm xe Chính vì dịch

vụ được bán rẻ dưới giá trị và giá cả nên quan hệ mua bán bị đẩy thành quan hệ xin cho

và xuất hiện tình trạng cửa quyền, hách dịch của thầy thuốc và việc hình thành nhóm lợiích và tệ nạn: NB có phong bì được ưu tiên hơn NB không có phong bì Tiền công khámbệnh bị định quá thấp thì bù đắp bằng việc lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, thậmchí cả tình trạng nhân bản xét nghiệm như ở đâu đó đã xẩy ra

Về phía NB cũng trong tình trạng mâu thuẫn: Xã hội cũng chưa biết thực sự giá trịcủa lao động y tế là bao nhiêu và do tàn dư của thời bao cấp nên thường định giá giá trịlao động y tế khá thấp Người ta có thể chi vài triệu, thậm chí vài chục triệu cho một cáiđiện thoại đời mới nhưng lại xót xa khi chi vài triệu cho một đơn thuốc của chính mình.Một bà mẹ thương con tha thiết, có thể hài lòng khi trả dăm bảy trăm ngàn tiền công làmtóc cho mình lại thấy hình như tiền công khám bệnh kê đơn cho đứa con yêu bị viêm phổitới một hai trăm ngàn là quá đắt Người ta dễ dàng chấp nhận rằng tiền thay thước lái, đènpha cho một cái ô tô tai nạn thường cao hơn tiền chữa gãy xương chân, dập mặt của ôngchủ lái xe NB muốn được làm “thượng đế” nhưng lại không có sẵn dịch vụ có chất lượng

do các bệnh viện trung ương quá tải, việc mua “Nụ cười” của nhân viên y tế khá khó khăn

vì giá cả dịch vụ y tế nhà nước quy định quá thấp nên bệnh nhân cũng chưa thực sự là

“thượng đế” đem lại thu nhập cho họ mà đôi khi trở thành tội nợ nếu quá tải quá nhiều.Chính vì thế những NB có tiền thường chọn giải pháp chạy ra nước ngoài chữa bệnh hoặcsẵn lòng chi trả thêm bằng phong bì để nâng giá cả lên tương xứng với dịch vụ mìnhmong muốn Với NB nghèo, không có khả năng chi trả cho dịch vụ tốt thì có tâm lý muốnđược làm NB “thụ hưởng” và trông mong thầy thuốc là người “cống hiến” nhưng thầythuốc bị gánh nặng áo cơm níu kéo nên không thể cống hiến vô điều kiện được Có sựphân biệt đối xử giữa người có chi trả thêm cho đúng giá (người có phong bì) với nhữngngười chi trả thấp theo giá quy định (không phong bì) điều này làm xuất hiện tâm lý thất

Trang 11

chúng có thể giúp việc điều chỉnh các chính sách, điều chỉnh tâm lý xã hội để đạt tới cácquan hệ tốt nhất nhằm phát triển y tế Việt nam Trong đó quan hệ Cống hiến – Thụ hưởng

và quan hệ Mua – Bán là hai quan hệ cơ bản Quan hệ Cống hiến – Thụ hưởng phải đượcđảm bảo bằng việc đảm bảo đời sống của nhân viên y tế tương xứng với người cùng trình

độ ở các ngành nghề khác Sử dụng hợp lý các công cụ phi kinh tế như việc tuyên truyền

y đức và sự tôn vinh phù hợp của xã hội đối với ngành này Trong thời gian qua sự kỳ thịcủa xã hội và các dư luận xã hội tập trung chĩa mũi nhọn vào những vấn đề y tế, dù có vaitrò sửa chữa những khiếm khuyết của ngành y tế nhưng đồng thời cũng đã làm xuất hiệntâm lý chán nghề, gây tổn thương sâu sắc đến lý tưởng cống hiến của nhiều thầy thuốcchân chính và có thể tạo ra trào lưu “Săn phù thủy” trong cộng đồng gây nguy hại đối vớicán bộ ngành y Quan hệ Mua – Bán phải được đảm bảo trên cơ sở tôn trọng quy luật thịtrường, không áp đặt tư duy duy ý chí Việc đảm bảo định hướng vì người nghèo phảithông qua các công cụ quản lý, các chính sách xã hội phù hợp và hiệu quả, nguồn lực tàichính hỗ trợ thỏa đáng cho các nhóm người nghèo, người dễ tổn thương tránh được khánhkiệt do chi phí chữa bệnh

2.2 Lời thề Hippocrates [3]

Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thềHippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề Lời thề này được các sinh viên Y khoađọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp

“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôiminh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩmđịnh của tôi, lời thề sau đây:

Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy

và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họmôn học này

Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, vàkhông bao giờ làm hại ai

Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một

kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụphá thai

Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi

Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnhnày; tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này

Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôikhỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữhay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ

Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, màkhông nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ

Trang 12

Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thựchành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và viphạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.

2.3 12 điều y đức [3]

Đây là Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theoquyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế Nộidung của các điều này gồm:

1 Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý Khi đã tự nguyện đứngtrong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nângcao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc Không ngừng học tập và tích cực nghiêncứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn Sẵn sàng vượt qua mọi khókhǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

2 Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, khôngđược sử dụng NB làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của NB

3 Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân Tôn trọng những bímật riêng tư của NB; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.Quan tâm đến những NB trong diện chính sách ưu đãi xã hội Không được phânbiệt đối xử với NB Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp vàgây phiền hà cho NB Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh,chữa bệnh

4 Khi tiếp xúc với NB và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trangphục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho NB Phải giải thích tình hìnhbệnh tật cho NB và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ vềchế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của NB; động viên an ủi, khuyếnkhích NB điều trị, tập luyện để chóng hồi phục Trong trường hợp bệnh nặnghoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồngthời thông báo cho gia đình NB biết

5 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩyNB

6 Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn;không vì lợi ích cá nhân mà giao cho NB thuốc kém phẩm chất, thuốc khôngđúng với yêu cầu và mức độ bệnh

7 Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các

Trang 13

2.4 Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới [3]

Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc

1 Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất

[4]

2 Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc

3 Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệtđối xử

4 Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân

5 Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp Báo cáo cho giới chức cótrách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừađảo

6 Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chínhhay quà cáp

7 Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân

8 Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học,nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòngthử nghiệm

9 Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích chobệnh nhân và cộng đồng

Trang 14

10 Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.

11 Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia

Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân

12 Tôn trọng sinh mạng của con người

13 Hành động vì lợi ích của bệnh nhân

14 Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hayxét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến mộtchuyên gia khác

15 Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân Không tiết lộ bất cứ thông tin nào vềbệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân

16 Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp

17 Không quan hệ tình dục với bệnh nhân Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc– bệnh nhân

2.5 Y đức trong Luật khám bệnh, chữa bệnh được hiện qua điều 3 [4]

Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

1 Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với NB

2 Tôn trọng quyền của NB; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tưđược ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8,khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này

3 Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4 Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cáchmạng, phụ nữ có thai

5 Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề

6 Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ

2.6 Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề [4]

Cán bộ nhân viên y tế có quyền được đảm bảo an toàn trong hành nghề theo Điều 35 Luật khám chữa bệnh

Trang 15

giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp.

2 Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể

3 Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phéptạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khámbệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất

2.7 Nghĩa vụ của NB [4]

Tôn trọng người hành nghề ,chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnhđược thể diện qua điều 14, 15 Luật khám chữa bệnh

Điều 14 Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề

Tôn trọng và không được có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tínhmạng của người hành nghề và nhân viên y tế khác

Điều 15 Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh

1 Cung cấp trung thực thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình, hợptác đầy đủ với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

2 Chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp quyđịnh tại Điều 12 của Luật này

3 Chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh

2.8 Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh [4]

Điều 5 Luật khám chữa bệnh:

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

2 Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khámbệnh, chữa bệnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyềnban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh,chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh,chữa bệnh;

b) Chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bảnquy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quyhoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấyphép hoạt động;

Trang 16

d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật

về khám bệnh, chữa bệnh;

f) Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực;hướng dẫn việc luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoahọc và công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉhành nghề giữa các nước; hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợptác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới

3 Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện

và hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộcthẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này và phù hợp với điều kiện thực tếcủa quân đội

4 Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữabệnh

5 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung làcấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhànước về khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương

Trang 17

CHƯƠNG 3: THỰ

C TRẠNG

3.1 Tình hình bạo hành y tế hiện nay

Bạo hành nhân viên y tế gồm nhiều hình thức khác nhau từ việc chửi mắng, sỉ nhụcđến các hành vi bạo lực, đe dọa sử dụng bạo lực, biểu tình, đòi tiền bồi thường cho đếntống tiền nhân viên y tế

Tại Việt Nam, hiện tại dường như chưa có nghiên cứu nào công bố cụ thể các hìnhthức bạo hành, số lượng cũng như nguyên nhân gây nên hiện tượng bạo hành nhân viên ytế

Tất cả thông tin chỉ được phản ánh bằng một số vụ việc điển hình trên báo chí màphần lớn người dân đổ lỗi cho nhân viên y tế có cử chỉ, hành vi gây bức xúc cho bệnhnhân cũng như người nhà bệnh nhân

Theo thống kê của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tính từ năm 2010 đến nay,

cả nước ghi nhận có ít nhất 20 vụ việc điển hình về mất an ninh trật tự ở bệnh viện Các

vụ việc chủ yếu xảy ra chủ yếu ở tuyến tỉnh chiếm 60%, tuyến trung ương chiếm 20%.Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ chiếm 70%, điều dưỡng 15% Có đến 90% các vụviệc xảy ra trong khuôn viên bệnh trong khi các thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho

NB (chiếm tới 60%) 30% số vụ việc là xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho NB,người nhà người bệnh [5]

Có thể kể ra một số vụ việc nghiêm trọng như:

- Tháng 8 năm 2011, bác sĩ Hoàn tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, Thái Bình

đã bị em trai bệnh nhân dùng dao bấm đâm tử vong khi đang giải thích chongười nhà bệnh nhân về trường hợp tử vong của thân nhân họ [2]

- Ngày 22/5/2015, BS Phạm Văn Kiên, 30 tuổi bệnh viện Đa khoa huyện KimThành, tỉnh Hải Dương, đang khâu vết thương cho nạn nhân bị chém, bị chínhtên côn đồ này chém đứt 3 ngón tay [6]

- Tháng 8 năm 2015, mẹ của một bệnh nhi đã đánh vào vai một nữ bác sĩ khi đangthăm khám cho con của mình chỉ vì bức xúc do con không được vào viện điềutrị vì sốt nhẹ [1]

- Ngày 5/1 năm 2017, một bác sĩ đang tiến hành kiểm tra vết thương cho bệnhnhân thì bị chính bệnh nhân đó đạp mạnh vào bụng [7]

- Ngày 16/4/2017, bác sĩ Lê Quang Dương, Bệnh viện đa khoa Thạch Thất, HàNội bị người nhà bệnh nhân dùng cốc thủy tinh đánh vào đầu gây chảy máu khibác sĩ đang xem xét hồ sơ để chuyển viện cho bệnh nhân Bác sĩ bị ngất tại chỗ

và phải nhập viện theo dõi chấn thương sọ não [6]

- Ngày 3/5/2017, Phạm Lê Tùng, sinh viên năm 3, Đại học Y Dược Thái Nguyênđang trực lâm sàng bị người nhà người bệnh hành hung tại khoa Cấp cứu, Bệnhviện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên [6]

Trang 18

- Ngày 7/5/2017, hơn 20 đối tượng đem hung khí đến khống chế bác sĩ và nhânviên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tấn công một NB vừa được đưa vào đây cấpcứu [6]

- Cũng ngày 7/5/2017, tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) bọn côn đồmang theo súng, bắn thẳng vào một bảo vệ BV, viên đạn sượt qua đầu anh ấy vàxuyên thủng kính một chiếc ô tô đỗ gần đó [6]

- Chiều ngày 17/6/2017, BS Vinh, làm tại khoa Đông y, BV Thể thao Việt nam, bị

2 đối tượng hành hung từ ngoài cổng vào trong bệnh viện, bắt bác sĩ quỳ xuốngxin lỗi [6]

Thực trạng hiện nay, bạo hành y tế đang ở mức báo động Đại biểu Quốc

hội-PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu phát biểu trước Quốc hội 24/5/2017: “Kính thưa Quốc Hội,

trong thời gian vừa qua tình hình bạo hành đối với nhân viên y tế đã gia tăng ở mức báođộng, ví dụ như chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay tại BV Bạch Mai chúng tôi đã có 23 vụphạm pháp hình sự bị bắt quả tang tại BV, còn BV Thanh Nhàn riêng trong năm 2016 có 8trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung (tất nhiên các con số này chỉ là rất nhỏ

so với thực tế vì rất nhiều các trường hợp không báo cáo, thống kê), đã có nhân viên y tế

bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng, đã có những côn đồ manh động vào tận bệnhviện truy sát, cắt cổ giết người…” [8]

3.2 Nguyên nhân nào làm cho các vụ bạo hành y tế ngày càng gia tăng

Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là sự xuống cấp của đạo đức xã hội Không chỉriêng bạo hành y tế, nạn bạo lực nói chung trong xã hội thời gian qua gia tăng một cáchrất đáng ngại Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt vụ giết người dã man xảy ra khắpnơi trên đất nước ta Tệ nạn hành hung công an, hành hung nhà báo cũng rộ lên Sự xuốngcấp của đạo đức xã hội còn thể hiện ở những việc có một bộ phận những người giấu mặt,lên mạng chửi bới nhân viên y tế với những lời lẽ rất vô văn hóa Đây là một trang trênmạng xã hội facebook với những thông tin sai lệch về ngành y tế ấy vậy mà có tới 112

630 lượt thích, 109 366 lượt theo dõi Những người trong trang này đăng những bài báosai lệch về ngành y tế những trang mạng này cứ lớn dần rồi gieo rắc vào đầu người dâncái nhìn xấu về y tế Và sẽ đến một lúc nào đó, họ sẽ sẵn sàng trút giận lên đầu nhân viên

y tế [9]

Trang 19

Hình ảnh 01 Trang Facebook xuyên tạc ngành y tếNguyên nhân tiếp theo phải kể đến là sự đưa tin thiếu thận trọng của một bộ phậntrong giới truyền thông về những vấn đề liên quan đến y tế “Bác sĩ làm bệnh nhân tàn

phế do mổ sỏi thận” đây là tiêu đề của bài báo trên http://kienthuc.net.vn nói về vụ việc

bà Trần Thị Hu (SN 1961, ngụ xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM) đi mổ sạn thận

ở Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi 09/01/2009 được chẩn đoán là sốc nhiễm trùng từđường niệu do sỏi niệu quản bên trái Sau phẫu thuật, trong thời gian nằm hồi sức thì bệnhnhân có biến chứng tắc mạch chi, được chuyển lên Chợ Rẫy và bị cắt cụt chi [10] Theocác chuyên gia đầu ngành thì các y bác sĩ trong ekip đã làm đúng theo chuyên môn và hếttrách nhiệm - GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh, tổng thư ký hội tiết niệu – Thận học Việt Namtrả lời phỏng vấn báo tuổi trẻ

Em xin được trích dẫn lời của Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh-Trường Đại học Y khoa

Phạm Ngọc Thạch nêu quan điểm về vụ việc

“ Đây không phải ngẫu nhiên mà SSC (Surviving Sepsis Campaign) đã khuyến cáo

1 trong 6 biện pháp can thiệp hàng đầu là phải giải quyết dẫn lưu ổ nhiễm trùng càng sớmcàng tốt nếu có, tốt nhất là trước 12 giờ sau khi nhập viện (khuyến cáo mức độ 1C) Nhưvậy chỉ định phẫu thuật dẫn lưu bể thận ở đây hoàn toàn đúng, và tôi cho rằng chính độngtác mổ dẫn lưu bể thận của các bác sĩ tại bệnh viện Củ Chi đã cứu sống bệnh nhân…Nếusốc nhiễm khuẩn mà do mủ bể thận (trường hợp bệnh nhân này) thì tỷ lệ tử vong còn cóthể tăng lên tới 76%” [11]

Trước sự việc đáng tiếc như thế này, thay vì mọi người nên an ủi nhau xoa dịu nỗiđau thì các nhà báo lại đưa ra những thông tin sai lệch rồi tạo nên làn sóng dư luận chỉtrích ngành y tế

Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là những nguyên tắc ngành nghềkhông cho phép nhân viên y tế phản kháng lại, ví dụ như đánh lại người hành hung mình

để tự vệ, từ chối khám chữa bệnh cấp cứu, đình công, bãi công Nhân viên y tế cũngkhông có bất cứ phương tiện tự vệ nào, từ vũ khí cho đến luật pháp

Trang 20

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những nguyên nhân do ngành y hoạt độngkém hiệu quả, và một số cá nhân tiêu cực trong ngành cũng gây những bức xúc cho NB.

3.3 Chống bạo hành y tế đã thực sự hiệu quả và đi vào thực tiễn chưa?

Cho đến thời điểm này, phong trào chống bạo hành y tế đã đạt được thành côngbước đầu là tạo sự chú ý của dư luận Nhiều cơ quan truyền thông đã có thay đổi trongcách đưa tin về y tế Đặc biệt, gần đây, đã bắt đầu có sự phản biện trong xã hội về cácthông tin liên quan đến y tế Những thành công này một phần do tác động cộng hưởng của

vụ dịch sởi, của hàng loạt vụ giết người dã man xảy ra liên tiếp gần đây, hàng loạt vụhành hung công an, nhà báo đã làm gia tăng ý thức trách nhiệm với xã hội của một bộphận của giới truyền thông và người dân

Một số biện pháp bước đầu đã đi vào thực hiện: Ngày 26/9/2013, Bộ Công an và Bộ

Y tế đã tổ chức Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về công tác đảm bảo

an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu về chống bạo hành nhân viên y tế,ngày 19/6/2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý “Bổ sung điều 134 về tình tiếttăng nặng khi hành hung người đang chăm sóc sức khỏe cho mình” Đây sẽ là cơ sở, làkhung pháp lý đầu tiên giúp cho những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực y tếcảm thấy được bảo vệ, được có một môi trường làm việc an toàn

Bên cạnh đó, TS.BS Võ Xuân Sơn cùng một nhóm bác sĩ đã lập trang web vàfanpage chống bạo hành y tế Theo ông : “Mục đích chính của trang web và fanpage làkhuấy động phong trào chống bạo hành nhân viên y tế, cung cấp thông tin, phân tíchnguyên nhân, tạo ra một kiến nghị về việc phải có các quy định pháp luật để chống nạnbạo hành nhân viên y tế, tạo môi trường an toàn cho nhân viên y tế phục vụ.”

Đây là giao diện của trang web [12]

Hình ảnh 02 Trang web “kiên quyết chống bạo hành y tế”

Đồng thời TS.BS Võ Xuân Sơn và hơn 1000 cán bộ y tế đã đồng loạt ký tên vàođơn thư kính gửi lên Bộ y tế về việc phòng và chống bạo hành trong ngành y tế Qua đó,

Bộ y tế đã có phản hồi tích cực [12]

Trang 21

Hình ảnh 03 Thư phản hồi của BYT về kiến nghị luật chống bạo hành y tế

Để có thể làm giảm, tiến tới triệt tiêu nạn bạo hành y tế, ngoài những cố gắng liêntục không ngừng nghỉ của nhân viên y tế, phong trào chống bạo hành y tế cần có sự ủng

hộ mạnh mẽ của dư luận, của hệ thống truyền thông và của toàn xã hội Và đồng thời, rấtmong mọi người dân và dư luận hiểu rằng, chống bạo hành y tế là một trong các bướcchống lại nạn bạo lực trong xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội này

Trang 22

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân ngày càng xấu đi, nạn bạo hành y tế khôngnhững không giảm mà có xu hướng được xã hội chấp nhận Do vậy cần sự quan tâm sâusát hơn từ các nhà chức trách để giải quyết vấn đề này

Về phía giao tiếp của CBYT nói chung, bên cạnh những thầy thuốc giỏi, tận tâm vớinghề, hết lòng vì bệnh nhân thì cũng có một bộ phận nhỏ thầy thuốc đạo đức kém, hạchsách NB, chạy theo giá trị của đồng tiền mà nhận bao thư, quà cáp Những con sâu làmrầu nồi canh ấy không hoàn thành lời thề Hippocrates, 12 điều y đức của BYT cần đượccác cơ quan quản lý bệnh viện phát hiện và nghiêm trị để mang lại sự trong sạch chongành y tế

Về phía NB, người nhà với tư tưởng có bao thư phong phì mới được quan tâm chămsóc tốt tự bao giờ ăn sâu vào trong nhận thức và vô hình dung dẫn đến suy nghĩ tiêu cực

về toàn bộ CBYT Những thanh niên uống rượu say xin hoặc những người có hành động

lỗ mãng ngang nhiên hành hung bác sĩ, điều dưỡng, điều ấy làm cho họ hoang mang,không thể tập trung vào công tác chăm sóc NB

Về cơ quan Quản lý nhà nước, tư lệnh ngành hiện nay vẫn chưa có Bộ luật nào banhành để bảo vệ CBYT

4.2 Kiến nghị

1 Mỗi một nhân viên y tế, từ Bảo vệ cho tới Giám đốc bệnh viện cần phải học về

kỹ năng giao tiếp trong y khoa từ việc chào hỏi thế nào, thái độ, ánh mắt, cường

độ giọng nói ra sao,… để tạo sự thiện cảm với NB và thân nhân của NB; bệnhviện cần tuyên truyền, giáo dục nhân viên của mình về những hình ảnh nào làvăn minh, lịch sự, hình ảnh nào không đẹp khi giao tiếp

Những giao tiếp không lời: Tác phong, thái độ, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt, điệu

bộ, nét mặt, … cần thể hiện một sự quan tâm nhiệt tình đối với NB Tất cả sẽkhiến NB cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng NB mộtcảm giác ấm áp

Hình thức, tác phong của CBYT:

- Nghiêm túc nhưng dễ gần, mặc đồng phục sạch đẹp đúng quy định, khôngnhàu nát và đeo biển tên đầy đủ

- Trang phục phù hợp với chức danh theo quy định, phải được là phẳng

- Móng tay cắt ngắn, tóc gọn gàng, không nhuộm tóc với những màu rực rỡ

Trang 23

Khi tiếp đón NB thái độ phải lịch sự, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, hòa nhã biểu hiện

sự quan tâm, yêu thương, cảm thông, chia sẻ Sẵn sàng giúp đỡ NB: Luôn nhớtới thông điệp: “Hãy để tôi giúp bạn một tay” Dù chỉ là những hành động, cửchỉ giúp đỡ rất nhỏ đối với NB như: dìu NB từ trên xe xuống hay đơn giản là mởcửa giúp, …

Những cử chỉ của CBYT như gật đầu, mỉm cười, … sẽ có tác dụng tích cực tớicuộc giao tiếp, vì nó thể hiện sự hài lòng, khuyến khích NB cung cấp thông tin

Tránh những cử chỉ không tôn trọng NB (hất hàm, phẩy tay, động tác thô bạo,không giơ tay quá đầu, không đập bàn mạnh, không khua tay trước mặt NB,không chỉ tay vào NB, …)

Nét mặt thân thiện và phù hợp với hoàn cảnh, vui vẻ khi NB được điều trị và cótiến triển tốt; không tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu, mệt mỏi hay thờ ơ với NB trongbất kỳ hoàn cảnh nào; không nên cười đùa khi NB có diễn biến xấu; tránh bộmặt lạnh lùng như tiền, vô cảm xúc, hay nóng nảy, quát nạt hoạnh họe, nguyêntắc cứng đờ máy móc

Ánh mắt nhìn NB phải đàng hoàng, lịch sự, chân thành, chia sẻ CBYT cần nhìnthẳng vào mắt NB khi giao tiếp và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt trong suốtcuộc nói chuyện Tránh những ánh mắt thiếu sự tôn trọng và chia sẻ, cảm thôngvới NB (nhìn trừng trừng, nhìn chằm chằm hoặc trợn mắt, …)

Một số tình huống cần sự khéo léo trong giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế:

Trang 24

Bảng 01: Giao tiếp của CBYT khi NB, NNNB phàn nàn, bức xúc [13]

- Xin được lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của Bác và gia

đình về những điều chưa hài lòng?

Trước khi NB cungcấp thông tin

- Chúng cháu xin được tiếp thu ý kiến của Bác để báo cáo Lãnh

đạo Khoa/Bệnh viện Sau đó sẽ thông tin trả lời sớm lại cho Bác

(trong trường hợp đã giải thích nhưng không được NB hoặc

NNNB chấp nhận)!

- Mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của Bác và gia đình

Sau khi NB ngừngcung cấp thông tin

- Xin Cảm ơn Bác An ! (tùy ngữ cảnh và thời điểm mà chọn câu

cảm ơn hoặc xin lỗi NB cho thích hợp).

- Chào Bác!

Kết thúc cuộc giaotiếp

Ghi chú:

- Thái độ lắng nghe, cảm thông, chia sẻ, tôn trọng NB, NNNB

- Sẵn sàng giúp đỡ nếu NB cần, tìm cách khắc phục ngay những tồn tại

- Có trách nhiệm báo cáo với cấp trên trực tiếp hoặc bác sĩ điều trị để khắc phục kịp thời

1Đại từ nhân xưng của Người bệnh: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội

để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

2 Đại từ nhân xưng của NVYT: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

3 Tên riêng của NVYT

Trang 25

Bảng 02: Giao tiếp của điều dưỡng khi NB tiên lượng nặng/tử vong [13]

- Chào Cô5 Mai6!

- Cháu7 tên là Ðiều dưỡng Lan8!

- Xin được trao đổi với Bác một số thông tin về bệnh nhân An!

(hướng dẫn các nội dung cụ thể).

- Bệnh viện và chúng cháu đã cố gắng hết sức nhưng do bệnh

của Bác An quá nặng nên không qua khỏi, xin được chia buồn

cùng gia đình!

- Chúng cháu xin phép được hướng dẫn gia đình một số điều

cần lưu ý khi làm các thủ tục cuối cùng cho Bác An (cung cấp

thông tin cần thiết và tư vấn đưa ra những giải pháp cuối giúp

đỡ gia đình bệnh nhân lựa chọn cách xử trí tốt nhất,…)!

- Một lần nữa, xin thay mặt tập thể thầy thuốc của Khoa Nội

được chia buồn cùng Gia đình!

Chủ động ngay khi

NB có tiên lượngnặng (hoặc tử vong)

và theo y lệnh củaBác sĩ

Ghi chú:

- NB hoặc NNNB phải biết được diễn biến của bệnh

- Thái độ bình tĩnh, cảm thông và chia sẻ để giảm lo lắng và đau đớn quá mức.

5Đại từ nhân xưng của NNNB: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

6Tên riêng của NB

7Đại từ nhân xưng của Điều dưỡng: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội

để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

8Tên riêng của Điều dưỡng

Trang 26

Bảng 03: Giao tiếp, ứng xử của Bác sĩ khi NB Tiên lượng nặng/tử vong [13]

- Chào Bác9 Mai10!

- Tôi11 tên là Hùng12, Bác sĩ của Khoa Nội13!

- Xin được trao đổi với Bác một số thông tin về bệnh nhân An!

(hướng dẫn các nội dung cụ thể).

- Bệnh viện và chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng do bệnh của

Bác An quá nặng nên không qua khỏi, xin được chia buồn cùng

gia đình!

- Chúng tôi xin phép được hướng dẫn gia đình một số điều cần

lưu ý khi làm các thủ tục cuối cùng cho Bác An (cung cấp thông

tin cần thiết và tư vấn giúp đỡ gia đình bệnh nhân những khó

khăn,…)!

- Một lần nữa, xin thay mặt tập thể thầy thuốc của Khoa Nội

được chia buồn cùng Gia đình!

Chủ động ngay khi

NB có tiên lượngnặng (hoặc tử vong)

Ghi chú:

- Thái độ cảm thông, chia sẻ với tinh thần “còn nước còn tát”, hết sức cứu chữa.

- Trình bày cho NB và NNNB biết diễn biến của bệnh.

- Lắng nghe nguyện vọng của NB, NNNB để có phương pháp giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết.

- Hướng dẫn Điều dưỡng chăm sóc, tiên lượng NB và hướng xử trí.

9Đại từ nhân xưng của NNNB: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

10 Tên riêng của NB

11 Đại từ nhân xưng của Bác sĩ: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ: Tôi/Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

12 Tên riêng của Bác sĩ

Trang 27

Bảng 04: Giao tiếp của Bác sĩ khi thông báo tin xấu cho NB [13]

- Chào Bác14 An15!

- Tôi16 tên là Hùng17, Bác sĩ của Khoa Nội18!

Chủ động ngay khicần cung cấp và tưvấn thông tin choNB

- Hôm nay Bác có cảm thấy dễ chịu hơn hôm qua không?

Trước khi bắt đầucung cấp thông tin

- Xin được gặp và trao đổi với Bác một số thông tin về bệnh của

Bác! (quan sát thái độ và phản ứng của NB).

- Thưa Bác An, XN tế bào gan của Bác cho thấy kết quả không

như chúng ta mong đợi(quan sát thái độ và phản ứng của

NB, 19 nếu NB có những thay đổi về tâm lý, hành vi, CBYT cần

tạm dừng cung cấp thông tin)!

Khi bắt đầu cungcấp thông tin

- Chúng ta chuyển sang vấn đề khác nhé Bác có ngủ được

không20? Khi NB có thay đổitâm lý, hành vi khi

tiếp nhận thông tinxấu

- Chúng ta đã trao đổi về tình trạng bệnh của Bác Bác có thể

nhắc lại cho tôi nghe những thông tin tôi vừa nói không ?21 Sau khi đã cung cấp

thông tin

14Đại từ nhân xưng của Người bệnh: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ Bác/Cô/Chú/Anh/Chị/Em/cháu…

15 Tên riêng của NB

16 Đại từ nhân xưng của Bác sĩ: chọn một trong những đại từ nhân xưng phù hợp với tuổi, quan hệ xã hội để giao tiếp với NB và NNNB: ví dụ: Tôi/Cháu/Anh/Chị/Em/Cô/Chú/ …

17 Tên riêng của Bác sĩ

18 Đơn vị nơi CBYT đang trực tiếp làm việc.

19 Thông tin xấu cần được cung cấp thành các câu ngắn, rõ ràng.

20 Ngững cung cấp thông tin, hỗ trợ tâm lý, cảm xúc cho NB (chia sẻ, động viênvà chuyển chủ đề khác)hoặc

đề nghị gia đình hỗ trợ, động viên khi NB có thay đổi tâm lý, hành vi khi tiếp nhận thông tin xấu

Trang 28

- Bác có cần tôi giải thắch thêm gì nữa không!

- Cảm ơn Bác An! Mong Bác đừng quá lo lắng, Ầ! (tùy ngữ

cảnh và thời điểm mà chọn câu động viên NB cho thắch hợp).

- Chào Bác!

Kết thúc cuộc giaotiếp

Ghi chú:

- Trong quá trình điều trị tại viện, nếu biết hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn có thể xin

hỗ trợ của bệnh viện tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình bệnh nhân.

- Trả lời đầy đủ các câu hỏi của NB, NNNB và khách với thái độ ân cần, quan tâm

và lịch sự.

- Phải tỏ thái độ cảm thông động viên NNNB khi lo lắng và đau đớn

- Phải bình tĩnh trong mọi tình huống tiếp xúc.

- Luôn sẵn lòng giúp NNNB dù chỉ là việc nhỏ nhất.

2 Nhân viên y tế cần được hướng dẫn kĩ năng nhận biết nguy cơ bạo hành Tất cảcác cơ sở y tế cần xây dựng qui trình nhận biết nguy cơ, phòng ngừa xung đột,đồng thời, có phương án để nhân viên y tế ở những khu vực "nóng", luôn có lốithoát hiểm Lực lượng bảo vệ tại chỗ phải được huấn luyện kĩ năng khống chếngay những kẻ sử dụng bạo lực, nhận biết và cách ly những kẻ có nguy cơ sửdụng bạo lực (vắ dụ như có vũ khắ gây sát thương)

3 Lãnh đạo các cơ sở y tế phải xem việc bảo vệ nhân viên khỏi nạn bạo hành y tế

là trách nhiệm của mình Điều quan trọng nhất là các cấp chắnh quyền, các cơquan chức năng phải coi nhân viên y tế là người thi hành công vụ và có quyềnđược bảo vệ tắnh mạng, danh dự ngang với những công dân khác trong xã hội

4 Làm lành mạnh hóa đạo đức xã hội là biện pháp cơ bản và lâu dài, việc này phảibắt nguồn từ những vấn đề lớn hơn như chống tham nhũng, phải có một cơ chếbảo đảm phát hiện chắnh xác và loại bỏ những nhân viên y tế tha hóa, vòi vĩnh.Bên cạnh đó, siết chặt kỉ cương, đưa ra và thực hiện nghiêm túc các biện phápchế tài đối với các hành vi bạo hành y tế

21 Kiểm tra lại thông tin mà BS vừa thông báo xem NB có hiểu đúng không, nếu hiểu sai, cần thông báo lại

Trang 29

việc các nhà báo đưa tin không đúng về y tế gây kích động dư luận

6 Cơ quan Quản lý nhà nước phải thực sự coi y tế là một lĩnh vực quan trọng, tháo

gỡ các bất cập để giải quyết nạn quá tải, thực sự xóa bỏ cơ chế xin cho, coi y tế

là một ngành dịch vụ, vừa tăng chất lượng dịch vụ, vừa bảo đảm đời sống chonhân viên y tế

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nam Anh (21-08-2015) Một nữ bác sĩ bị mẹ bệnh nhi đánh khi đang khám bệnh.Công an thành phố Hồ Chí Minh

Truy cập vào ngày 27-7-2017 từ bac-si-bi-me-benh-nhi-danh-khi-dang-kham-benh_6253.html

http://congan.com.vn/doi-song/suc-khoe/tphcm-mot-nu-[2] Hà Anh (16-8-2011) Bác sĩ bị đâm chết ngay tại bệnh viện Vnexpress

Truy cập vào ngày 27-7-2017 từ ngay-tai-benh-vien-2202868.html

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bac-si-bi-dam-chet-[3] Lời thề Hyppocrate Yduochoc.vn

Truy cập vào ngày 30-7-2017 từ hippocrate.html

http://yduochoc.vn/nhip-song-nganh-y/loi-the-[4] Nghị quyết số 51/2001/QH10 Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh[5] Ban Biên tập CTTĐT BYT (15-05-2017) Bộ y tế cung cấp thông tin…khu vựcphía Nam Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

Truy cập vào ngày 28-7-2017 từ

[8] PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu Đề nghị Quốc hội ban hành luật về phòng chống bạohành nhân viên y tế

Truy cập vào ngày 31-7-2017 từ de-nghi-quoc-hoi-ban-hanh-luat-ve-phong-chong-bao-hanh-nhan-vien-y-te.html

http://vientimmach.vn/vi/tin-tuc/pgsts-nguyen-lan-hieu-[9] Truy cập vào ngày 2-8-2017 từ https://www.facebook.com/botruongytetuchuc/

[10] Một thế giới (9-9-2015) Bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế do mổ sỏi thận.kienthuc.net

Truy cập vào ngày 1-8-2017 từ nhan-tan-phe-do-mo-soi-than-555531.html

http://kienthuc.net.vn/tai-bien-y-khoa/bac-si-lam-benh-[11] Bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh (10-9-2015) Phản biện bài viết: “Mổ…bệnh nhân

Trang 31

[12] Nhóm chống bạo hành y tế (11-12-2015) Cùng nhau chống bạo hành y tếTruy cập ngày 30/7/2017 từ http://www.kienquyetchongbaohanhtrongnganhy.com/thong-tin/CUNG-NHAU-CHONG-BAO-HANH-Y-TE-1449825599.html

[13] Vụ Tổ chức cán bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam Tài liệu "Hướng dẫn thựchiện giao tiếp, ứng xử của CBYT"của BYT trang 58-59, 71-72,76,77-78

Trang 32

Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh,

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh,chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khámbệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trongkhám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh;sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh,chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh

Điều 2 Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần

thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉđịnh phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận

2 Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận

và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng chongười bệnh

3 Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4 Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đâygọi chung là chứng chỉ hành nghề)

Trang 33

thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy địnhcủa Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).

6 Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành

nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề)

7 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy

phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

8 Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm

khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặckhông dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông ytrung ương hoặc Hội đông y cấp tỉnh

9 Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là

người sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòngtộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất địnhđược Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh

10 Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc người hành nghề tham gia các khóa

đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa thuộc lĩnh vực hành nghề theochương trình do Bộ Y tế phê duyệt hoặc công nhận và được cấp giấy chứng nhận theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Y tế

11 Người bệnh không có người nhận là người bệnh đang ở trong tình trạng cấp cứu,

bị bệnh tâm thần hoặc bị bỏ rơi, bao gồm cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh mà không có giấy tờ tùy thân, không xác định được địa chỉ cư trú

12 Hội chuẩn là hình thức thảo luận giữa những người hành nghề về tình trạng bệnh

của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời

13 Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính

mạng của người bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặcrủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuânthủ các quy định chuyên môn kỹ thuật

Điều 3 Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1 Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh

2 Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe vàđời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này

3 Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

4 Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ

có thai

Ngày đăng: 16/09/2017, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w